Triệu chứng của bệnh H5N1

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Triệu chứng của bệnh H5N1

19/04/2015 11:54 AM
214


Cúm gia cầm là bệnh do vi rút cúm A H5N1 gây ra. Bệnh có diễn biến nhanh và dễ gây tử vong. Chúng ta cùng điểm lại những triệu chứng của bệnh H5N1 để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé!


TRIỆU CHỨNG CỦA CÚM A H5N1


Cúm gia cầm (còn gọi là cúm gà) là bệnh do vi rút cúm A H5N1 gây ra. Bệnh có diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể cứu sống bệnh nhân, do vậy cần đặc biệt lưu ý khi ở vùng có nhiều gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) chết, lại xuất hiện những người có biểu hiện ho, sốt cao, đau đầu, đau mỏi người...

            Thời gian ủ bệnh với những bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm thường kéo dài 2 - 5 ngày kể từ sau khi tiếp xúc với nguồn lây, tuy nhiên có những bệnh nhân có thể có thời gian ủ bệnh kéo dài hơn tới 17 ngày.

            Nguồn lây nhiễm thường gặp hiện nay là gia cầm nhiễm bệnh.

            Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng

Triệu chứng toàn thân

-Sốt: sốt thành cơn hay sốt liên tục cả ngày. Nhiệt độ có thể lên tới 40- 410c; có những trường hợp chỉ sốt nhẹ 38- 38,50c, những trường hợp này thường xảy ra ở những bệnh nhân sức đề kháng giảm nhiều như: suy giảm miễn dịch, người già, trẻ nhỏ, có các bệnh mạn tính kèm theo.

-Da nóng, đỏ xuất hiện ở những bệnh nhân sốt cao, khi có suy hô hấp có tím môi, đầu chi.

-Bệnh nhân thường có cảm giác đau đầu, đau mỏi người, có thể thấy đau quanh hốc mắt

-Trường hợp nặng bệnh nhân có thể có rối loạn ý thức.         

Triệu chứng cơ năng

-Ho: là triệu chứng xuất hiện sớm, ho thành cơn, hoặc ho thúng thắng; thường là ho khan, một số trường hợp ho có đờm, thường có màu trắng, dính. những trường hợp bệnh nhân có khạc đờm màu vàng hoặc đờm màu xanh thường do nguyên nhân bội nhiễm thêm vi khuẩn.

-Đau ngực: đau vùng tổn thương, đau ít hoặc nhiều, tuy nhiên hầu hết các trường hợp không có đau ngực.

-Khó thở: những trường hợp viêm phổi nhẹ, bệnh nhân không có khó thở. tuy nhiên hầu hết các trường hợp viêm phổi do vi rút cúm gia cầm đều có diễn biến nặng lên nhanh chóng. bệnh nhân có thở nhanh nông, có thể có co kéo cơ hô hấp.

Khám bệnh nhân thấy

-Tần số thở tăng, có co kéo cơ hô hấp hoặc không.

-Khám phổi có rung thanh tăng, rì rào phế nang giảm, gõ đục; nghe phổi thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương.

Chụp X quang phổi

-Trên phim x quang phổi thẳng, tổn thương thường gặp ở các bệnh nhân viêm phổi do vi rút cúm gia cầm thường thấy là các nốt mờ thâm nhiễm rải rác vùng phổi tổn thương, có thể thấy các dạng tổn thương khác như đám mờ hình tam giác, tổn thương dạng lưới nốt hoặc hình ảnh kính mờ...

-Tổn thương trên x quang phổi tiến triển nhanh theo từng ngày, trường hợp nặng có thể xuất hiện mờ cả 2 trường phổi.

Xét nghiệm tế bào máu:

            Số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm. trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn có thể gặp bạch cầu máu tăng.

10 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ H5N1

Cả thế giới đang đứng trước nỗi lo ngại về dịch cúm gia cầm ngày càng lan rộng. Theo WHO, từ năm 2003 đến nay, có hơn 160 người đã bị nhiễm vi-rút H5N1.

Hiện H5N1 đã xuất hiện tại Châu Á, Âu và Phi, bất chấp mọi nỗ lực tiêu hủy hàng triệu gia cầm nhằm ngăn chặn vi-rút lây lan. Tại Việt Nam, từ năm 2005 đã có một số trường hợp tử vong do nhiễm vi-rút cúm nhóm A H5N1.

Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, ông Lê Trường Giang, cho biết, đây là lần đầu tiên xuất hiện loại vi-rút H5N1 với độc tính và tốc độ lây lan khủng khiếp.

Dưới đây là những điều bạn cần biết về vi-rút cúm H5N1

1. Ở nông thôn, vi-rút H5N1 lây lan nhanh chóng từ các trang trại gia cầm qua phân gà và chim hoang dã. Vi-rút H5N1 có trong thịt, xương, đặc biệt là có nhiều trong phân, nước dãi của gia cầm bị bệnh.

Khi có dịch bệnh, một số người đã nhiễm vi-rút cúm H5N1 do giết mổ ăn thịt gia cầm hoặc tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh như chăm sóc gà đá. Vì thế, cần phải biết hết sức lưu ý, tránh những hành vi gây nguy cơ lây nhiễm.

2. Trứng gia cầm cũng có cũng có chứa vi-rút H5N1 cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế, tại những nơi có dịch bệnh, người tiêu dùng không được ăn trứng ốp-la hoặc chưa nấu chín kỹ. Chẳng hạn, như ăn món trứng lòng đào hoặc thức uống trứng gà khuấy với mật ong.

3. Vi-rút H5N1 có thể sống 4 ngày ở nhiệt độ 22 độ C và hơn 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Nếu ở trong băng, chúng có thể sống vô thời hạn. Vì thế, các phương pháp bảo quản thực phẩm như đông lạnh, ướp lạnh không tiêu diệt được vi-rút H5N1.

4. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Science của Pháp gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện loại protein đặc biệt có thể là nguyên nhân gây chết người trong vi-rút cúm gia cầm H5N1.

Loại protein đặc biệt này là NS1, hoạt động trong các tế bào nhiễm vi-rút và phá vỡ tiến trình hình thành của các tế bào quan trọng. Khi hoạt động cùng với các protein cúm gia cầm khác, NS1 có thể là thành phần độc tố quan trọng trong H5N1 khi chúng lây lan sang người.

5. Vi-rút H5N1 rất nhạy cảm với độ nóng. Thông thường, vi-rút sẽ bị chết khi thực phẩm nấu hícn ở nhiệt độ 70 độ C. Đến nay, chưa có chứng cức cho thấy trường hợp nào nhiễm vi-rút H5N1 vì ăn thịt gia cầm hoặc sản phẩm gia cầm đã nấu thật chín.

Thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm tại những vùng không có dịch bệnh có thể tiêu thụ bình thường mà không sợ bị nhiễm vi-rút H5N1.

6. Khi buộc phải tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm H5N1, cần trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng hộ như quần áo bảo hộ, nón, kính, bao tay và khẩu trang y tế ba lớp. Các trang bị cá nhân này đếu dùng một lần. Dùng xong phải đưa đi tiêu hủy ngay.

7. Các gia đình nằm trong vùng đang có dịch cúm gia cầm hoặc có người thân mắc bệnh viêm phổi do vi-rút H5N1 cũng cần có biện pháp phòng triệt để.

Đồ dùng của người bệnh cần được ngâm dung dịch tẩy trùng 20 phút. Sau đó giặt sạch, phơi khô mới đưa vào sử dụng. Giữ vệ sinh nhà cửa.

8. Các triệu chứng của người bị nhiễm vi-rút cúm gia cầm H5N1 là: sốt cao trên 38 độ C, ho, đau họng, đau toàn bộ cơ thể. Một số bệnh nhân còn có biểu hiện đau mắt, viêm phổi, bệnh hô hấp cấp nguy kịch và các biến chứng nặng nguy hiểm.

9. Nước, dịch tiết ra từ thịt gà sống hoặc các sản phẩm gia cầm cũng có chứa mầm bệnh. Do đó, không nên để dây hoặc vương vãi dịch ra trong suốt quá trình chuẩn bị thực phẩm hoặc trộn với các loai thực phẩm ăn sống khác.

Khi chế biến thức ăn, cần phải rửa tay thật sạch trước và sau khi tiếp xúc với thịt hoặc các sản phẩm gia cầm. Tẩy uế dụng cụ, nơi chế biến bằng xà phòng hoặc nước đun sôi.

10. Điểm phân biệt người nhiễm cúm thông thường và nhiễm vi-rút cúm H5N1 là những yếu tố dịch tễ như: tiếp xúc với gia cầm bệnh hoặc gia cầm chết, đặc biệt là ăn thịt gia cầm không rõ nguồn gốc. Vì thế, khi có những biểu hiện những biểu hiện của bệnh và liên quan đến các yếu tố dịch tễ, người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Hiện thế giới đã có thuốc chống cúm dùng phòng ngừa nhiễm cúm gà và để điều trị những người đã nhiễm cúm gà.

Ở Việt Nam, các bác sĩ đã đưa thuốc chống vi-rút Tamiflu vào điều trị bệnh nhân nhiễm H5N1 và có hiệu quả rõ rệt. Bệnh nhân dùng thuốc này sẽ làm cho vi-rút cúm không có cơ hội nhân lên và kìm hãm sự phát triển của vi-rút H5N1. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự điều trị bằng thuốc này tại nhà mà chỉ được sử dụng dưới sự theo dõi của thầy thuốc.

MỘT VÀI LƯU Ý TRONG PHÒNG CHỐNG H5N1 TẠI GIA ĐÌNH


Để ngăn ngừa H5N1 cho tất cả các thành viên trong gia đình, quan trọng nhất là không giết mổ và ăn gia cầm bệnh, không tiếp xúc với khu vực có dịch...


Nguy cơ H5N1 xộc vào từng nhà

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại khu vực Đông - Nam Á đã có 4 nước có người nhiễm cúm H5N1, Thái Lan 17 người, 12 người tử vong; Campuchia 4 người và cả 4 người đều tử vong; Indonesia 5 người, 3 người tử vong; Việt Nam 91 người, 41 người tử vong. Như vậy, Việt Nam có số người nhiễm cúm nhiều nhất và số người chết cũng nhiều nhất.

WHO cảnh báo rằng, nếu đại dịch xảy ra thì Việt Nam sẽ là vùng nóng nhất hành tinh, sẽ có khoảng 8,2 triệu người nhiễm bệnh và 820.000 người chết. Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Trịnh Quân Huấn nói rằng nếu đại dịch nổ ra thì các trường học cũng có thể trở thành bệnh viện dã chiến vì hiện cả nước mới chỉ có 127.236 giường bệnh. Vì thế, việc phòng chống dịch tại gia đình là rất quan trọng.

Mọi người, mọi nhà cần áp dụng nghiêm ngặt bốn biện pháp sau:

- Tuyệt đối không giết mổ và ăn thịt gia cầm bị bệnh.

- Trong trường hợp bị sốt, khó thở, ho mà có yếu tố tiếp xúc với gia cầm thì lập tức phải đến ngay các cơ sở y tế.

- Phải giữ vệ sinh cá nhân, không tiếp xúc với khu vực có gia cầm bị bệnh.

- Các gia đình có nuôi gia cầm phải thường xuyên tẩy uế các khu vực chung quanh nhà, chung quanh chuồng trại bằng hóa chất khử trùng.

Không chủ quan và không hoảng hốt

Có ba điều kiện để một virus có thể gây ra một nạn dịch lớn: Đột biến thành một virus mới, có khả năng tái tạo trong con người, có khả năng lây từ người sang người. Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy virus H5N1 có thể lây từ người sang người, còn hai điều kiện trên thì đã hội đủ.

Với nạn dịch này, Việt Nam có nguy cơ cao vì ý thức phòng chống dịch của người dân còn rất kém. Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng ra rả cảnh báo nguy cơ về đại dịch cúm H5N1 nhưng nhiều người vẫn ăn tiết canh thản nhiên, vẫn giết mổ gia cầm bị bệnh, gà, vịt, chim cảnh vẫn bán đầy ở các chợ mà không được kiểm định. Thậm chí khi bị sốt, khó thở, nghi nhiễm cúm gia cầm vẫn không đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị. Trường hợp bệnh nhân ở Hà Nội bị tử vong là do đến bệnh viện quá muộn.

Trong khi nhiều người còn chủ quan, thờ ơ với nạn dịch thì một bộ phận khác lại hoảng hốt, cuống cuồng đi mua Tamiflu với giá cắt cổ. Chính phủ đã cấp kinh phí để mua 1.000.000 viên Tamiflu nhưng hiện chúng ta mới nhập được 599.000 viên nên việc các gia đình tích trữ Tamiflu gây nên cơn sốt thuốc giả tạo. Hiện giá Tamiflu đã lên tới gần 1.000.000 đồng/hộp.



Cách làm tiết canh ngan vịt ngon đúng điệu
Khẩu trang chống say tàu xe hương thảo dược
Cách chọn diều hòa theo diện tích phòng tốt nhất
Những thực phẩm không nên ăn nhiều
Phòng tránh cảm cúm khi mang thai


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý