Triệu chứng của bệnh ho gà

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng của bệnh ho gà

19/04/2015 11:54 AM
290

Ho gà hoặc ho lâu ngày thường bắt đầu với chứng cảm lạnh. Chúng ta cùng điểm lại những triệu ch���ng của bệnh ho gà để có phương án điều trị kịp thời nhé!


TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH HO GÀ


Tình trạng ho gây cản trở quá trình thở và do đó có thể gây nên chứng nôn mửa ở người bệnh. Khi người bệnh bị ho lâu ngày sẽ dẫn đến những vấn đề phức tạp về sức khỏe, đồng thời có thể gây nguy hiểm đến cuộc sống. Triệu chứng ho gà thường diễn tiến nhẹ hơn ở những người lớn. Việc nhận biết được các triệu chứng của ho gà có thể giúp bạn chẩn đoán và điều trị sớm căn bệnh này.

Triệu chứng của ho gà
 

Tuần 1

Triệu chứng ho và cảm thông thường. Sốt nhẹ

Tuần 2

Ho nặng hơn với những cơn ho kéo dài tới 1 phút lập lại nhiều lần sau cơn ho, bé phải gắng sức mới thở được. Nếu bé khoảng trên 18 tháng tuổi, bé có thể học cách cố gắng hít vào với tiếng “cót’ cuối cơn. Ói mửa sau cơn ho.

Ho gà dễ lây nhiễm

Vi khuẩn ho gà có tên Bordetella, có hình dáng như cây que, thường trú ngụ ở trên lông, bên trong hệ hô hấp. Chúng được truyền đi bằng những giọt nước bọt nhỏ li ti khi người bệnh ho và nhảy mũi. Một người bị ho gà rất dễ lây nhiễm sang người khác vào ngay sau thời điểm khi triệu chứng ho bắt đầu xuất hiện. Khoảng thời gian lây nhiễm bệnh thực sự kéo dài ba tuần sau khi tình trạng ho bắt đầu.

Che chắn khi ho

Mọi người trong nhà nên biết cách làm thế nào để phòng tránh mầm bệnh lây nhiễm. Che miệng khi bạn ho hoặc nhảy mũi vẫn được xem là phương pháp tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm sang người khác. Bạn cần nhớ phải rửa tay thật sạch sau khi dùng tay che miệng. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đề xuất, bạn nên ho hay nhảy mũi vào phần trên cánh tay áo, nếu không có khăn giấy, tốt hơn là che bằng hai bàn tay của bạn.

Điều trị cho cả gia đình

Những loại thuốc kháng sinh như erythromycin đã từng được sử dụng để chữa bệnh ho gà. Chúng cũng giúp rút ngắn thời gian lây nhiễm, sau khoảng thời gian năm ngày sau khi người bệnh bắt đầu điều trị. Bất cứ ai đã bị nhiễm bệnh ho gà nên uống thuốc kháng sinh để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm bệnh sang người khác.

Đừng để vi khuẩn phát tán

Không nên trì hoãn việc điều trị. Việc điều trị càng sớm, người bệnh càng mau chóng ngừng việc phát tán vi khuẩn sang người khác. Không nên quay lại nơi làm việc hoặc trường học cho tới khi bác sĩ thông báo cho bạn biết tình trạng sức khỏe của bạn đã thực sự tốt. Hãy nhớ, ho gà có thể gây tử vong và đặc biệt những đứa bé dưới 7 tuổi đối diện với nguy cơ này rất cao.

Tiêm phòng để bảo vệ trẻ

Vắc xin DTaP là một loại vắc xin an toàn, có thể bảo vệ những đứa trẻ chống lại bệnh ho gà. Bạn nên lưu giữ hồ sơ tiêm chủng của trẻ cẩn thận, ở một nơi an toàn. Vì bạn có thể sẽ cần tới những hồ sơ này để cung cấp cho nhà trường, trong trường hợp đứa trẻ bị nhiễm bệnh ho gà sau đó. Những đứa trẻ cần được tiêm phòng bệnh ho gà vào các thời điểm 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15-18 tháng, và từ 4-6 tuổi.

Tăng cường bảo vệ trẻ tuổi thanh thiếu niên

Tình trạng miễn nhiễm của cơ thể sẽ bị giảm dần theo thời gian. Vào thời điểm năm 1980 đã có một sự gia tăng đều số lượng các trường hợp bị ho gà trong số trẻ thanh thiếu niên, thuộc độ tuổi từ 11 – 18. Vắc xin DTaP là một loại vắc xin trợ lực, được chứng minh có tác dụng tốt cho nhóm tuổi này. Hãy bảo vệ trẻ bằng cách lên lịch tiêm chủng cho chúng vào thời điểm từ 11-12 tuổi.

Cần bảo vệ chính bạn

Sự miễn nhiễm của cơ thể cũng giảm dần ở người lớn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêm chủng vắc xin DTaP cho chính bạn. Với một liều tiêm chủng, bạn có thể bảo vệ không chỉ cho bạn mà còn cho cả gia đình bạn trước nguy cơ bệnh ho gà.

Nhắc nhở mọi người cùng tiêm chủng

Tạo ra một không gian miễn nhiễm xung quanh để bảo vệ trẻ. Nhắc nhở mọi người thường tiếp xúc với trẻ về tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin, để ngăn ngừa bệnh ho gà trong cộng đồng.

Tham khảo ý kiến bác sĩ về các trường hợp ngoại lệ

Trên thực tế, có một số người không nên tiêm phòng vắc xin DTaP. Chẳng hạn, bất cứ ai bị chứng động kinh hoặc bị các vấn đề khác về hệ thần kinh không nên tiêm loại vắc xin này. Những người đang mắc các chứng bệnh nghiêm trọng có thể phải chờ ý kiến của bác sĩ. Và bất cứ đứa trẻ nào khi cơ thể có phản ứng mạnh với những liều vắc xin DTaP đầu tiên cũng không nên tiêm thêm những liều sau đó. Hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như những phản ứng của cơ thể chúng, trước khi tiến hành tiêm chủng vắc xin ngừa bệnh ho gà.


CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HO GÀ

Ho gà là gì ?

Ho gà là  bệnh truyền nhiễm làm chết nhiều người nhất trong các loại bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Ho gà là một chứng ho nặng và dai dẳng, là một trong những bệnh nặng nhất của trẻ nhỏ.


2. Nguyên nhân gây ho gà.

Tác nhân gây bệnh là trực khuẩn ho gà có tên Bordetella pertussis. Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng đường hô hấp qua các giọt chất tiết ra từ miệng có chứa vi khuẩn ho gà. Mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh nhưng trẻ em từ 1-6 tuổi dễ bị hơn. Trẻ càng nhỏ tuổi, bệnh ho gà càng nặng

3. Triệu chứng ho gà.

Tuần 1

Triệu chứng ho và cảm thông thường. Sốt nhẹ

Tuần 2

Ho nặng hơn với những cơn ho kéo dài tới 1 phút lập lại nhiều lần sau cơn ho, bé phải gắng sức mới thở được. Nếu bé khoảng trên 18 tháng tuổi, bé có thể học cách cố gắng hít vào với tiếng “cót’ cuối cơn. Ói mửa sau cơn ho.

Tuần 3 đến 10

Bớt ho những có thể ho tệ hơn nếu con bạn bị cảm. Con bạn ít có nguy cơ lây nhiễm bệnh sau tuần thứ ba.

4. Điều trị ho gà.

Dùng thuốc kháng sinh (thí dụ: erythromycin, azithromycin, co-trimoxazole) 3-4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Vì sử dụng quá trễ, thuốc có thể làm giảm khả năng lây bệnh sang người khác nhưng có lẽ không thay đổi mấy thời gian bị bệnh.

Những người ở gần người bị
ho gà (thí dụ: sống chung gia đình, làm việc chung văn phòng v.v…) nếu kịp uống thuốc kháng sinh phòng ngừa trong một hai tuần khi mới nhiễm bệnh có thể tránh được các triệu chứng nặng của ho gà.

THUỐC HAY CHỮA BỆNH HO GÀ

Ho gà thường gặp ở trẻ em và có tính truyền nhiễm rất rộng. Đặc điểm của bệnh này là ho từng cơn, từng hồi, sau còn có tiếng rít như tiếng gà cho nên được gọi là ho gà. Đặc điểm của bệnh này là ho dai dẳng, lâu khỏi nên còn có tên là “bách nhật khái”, tức là ho trăm ngày

Ho gà chia làm 3 thời kỳ và thể chứng:

Thể phế hàn: Triệu chứng ho từng cơn, từng hồi, từ nhẹ đến nặng, từ ít thêm nhiều dần, ban đêm ho nhiều hơn ban ngày kèm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc ho như ho cảm. Đó là phong hàn bó chặt ở phổi, thuộc thời kỳ sơ phát.
Nguyên liệu làm bài thuốc hay để trị trong trường hợp này gồm: Lá tử tô 12 g, vỏ quýt 10 g, lá hẹ 8 g, cam thảo dây 10 g, lá xương sông 8 g, gừng tươi 2 g. Các vị trên nấu chung với 300 ml nước, sắc còn 150 ml, lọc lấy nước trong, chia làm 3 lần uống khi không no, khi không đói và khi đi ngủ (trẻ nhỏ quá thì chia làm 4 – 5 lần uống). Chú ý không nên uống nguội quá và nóng quá.
Thể phế nhiệt: Triệu chứng là cơn ho phát lên có tính căng thẳng, khi ho kịch liệt phải nôn ra hết đờm dãi hoặc thức ăn mới có thể nhẹ người. Nếu nặng quá thì mặt bừng, mắt đỏ, chảy máu mũi hoặc ho ra máu lẫn đờm, xuất huyết ở khóe mắt, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc vàng nhờn, chất lưỡi đỏ. Đó là nhiệt uất ở phổi, thuộc thời kỳ trung gian.
Thể phế hư: Triệu chứng là cơn ho từ nhiều giảm xuống ít, từ nặng giảm xuống nhẹ, tiếng rít trong cổ không rõ rệt, ho có ý mỏi mệt, hơi ngắn tiếng yếu, dễ ra mồ hôi hoặc khát nước, thỉnh thoảng có cơn sốt, rêu lưỡi sạch mỏng, chất lưỡi đỏ hoặc nhợt nhạt. Đó là ho lâu thương tổn đến phổi, thuộc thời kỳ cuối cùng của ho gà.
Nguyên liệu để làm phương thuốc chung chữa cho cả 3 thể trên, gồm: Lá chanh 100 g, lá táo 100 g, cỏ gà 100 g, cỏ sữa nhỏ lá 100 g, gừng tươi 50 g, vỏ rễ dâu (tẩm mật sao) 100 g, củ sả 50 g, hoa đu đủ đực 50 g. Các vị rửa sạch, xắt nhỏ sao vàng hạ thổ, nấu thành cao dưới dạng si rô (hoặc sắc uống thì bớt liều lượng còn 1/5), cứ 20 phút uống một lần, mỗi lần một muỗng cà phê với nước đun sôi để nguội.


XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ HO GÀ


Bé bị ho mỗi lúc một nặng, bé phải gắng sức mới thở được. Bé ho nhiều vào khoảng thời gian về đêm và gần sáng. Mỗi cơn ho kéo dài chừng 2-3 phút, bé ho nặng nhất vào tuần thứ 3, thứ 4 sau khi nhiễm bệnh.

Các dấu hiệu khác

- Bé bị ho kèm theo sốt nhẹ.

- Bé có thể bị nôn trớ sau mỗi cơn ho.

- Sức khỏe của bé trở nên yếu, bé xanh xao, có biểu hiện sưng mi mắt, loét lưỡi…

- Bé có thể bị chảy máu cam, chảy máu giác mạc, chảy máu tai…
Biến chứng

- Với bé dưới 3 tháng tuổi, ho gà nặng có thể gây tử vong.

- Ngoài ra, ho gà còn để lại những biến chứng nguy hiểm khác như viêm phổi, viêm kết mạc, thiếu oxy não, viêm não…

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, chứng bệnh ho gà càng được điều trị sớm, bé càng ít có biến chứng.

- Bạn nên thường xuyên giữ ấm cho cơ thể bé, tránh bé bị lạnh đột ngột. Nên để bé nằm nghỉ trong phòng yên tĩnh, thoáng khí, đảm bảo đủ ánh sáng và không có bụi bặm…

- Bạn nên chú ý giữ vệ sinh răng miệng, mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý pha ấm hàng ngày.

- Quần áo, khăn… của bé cần được giặt sạch...

- Bạn nên ngủ chung phòng với bé để kịp thời phát hiện khi bé lên cơn ho nặng hoặc xuất hiện các dấu hiệu khó thở.

- Cách ly bé với môi trường khói thuốc lá vì khói thuốc lá sẽ khiến những cơn ho ở bé trầm trọng hơn.

- Bạn không nên tự ý cho bé sử dụng bất kỳ một loại thuốc ho nào, kể cả những loại siro có chiết xuất an toàn từ thảo dược.

- Nếu bé bị ho và nôn trớ liên tục khi ăn, bạn có thể cho bé ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày (với bé đã bước vào độ tuổi ăn dặm).

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám

Bạn nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt nếu phát hiện ra bé mắc chứng ho gà. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc cắt cơn ho cho bé. Với bé dưới 6 tháng tuổi, bạn nên cho bé nhập viện hoàn toàn để bác sĩ theo dõi và chữa trị. Với bé lớn hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc và cho bé dùng tại nhà.

Phòng ngừa

- Bạn nên cho bé tiêm đủ 3 mũi phòng ho gà theo đúng lịch tiêm chủng: Mũi một khi bé 2 tháng tuổi, mũi hai khi bé đủ 3 tháng tuổi và mũi 3 khi bé đủ 4 tháng tuổi. Bé được tiêm chủng có khả năng phòng được ho gà đến 90%.

Trường hợp bé chưa được tiêm đủ 3 mũi sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhưng nhẹ hơn so với các bé không được tiêm chủng. Sau khi tiêm, bé có thể bị sốt nhẹ do chỗ tiêm bị nổi mẩn đỏ, sưng đau… bạn nên lưu ý chăm sóc cho bé.

Trường hợp bé bị sốt cao, nhiễm khuẩn, rối loạn thần kinh… bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật cẩn thận khi muốn tiêm chủng ho gà cho bé.

- Bạn nên cách ly bé với những người nhiễm bệnh ho gà, đặc biệt là trong khoảng 7 ngày bệnh khởi phát.



Trẻ bị ho nên ăn gì
Các bài thuốc dân gian chữa ho cực kỳ hiệu quả
Bí quyết nuôi gà chọi
Bệnh sùi mào gà khi mang thai
Cách làm cơm gà Quảng Ngãi


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý