Triệu chứng của bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng của bệnh kiết lỵ ở trẻ em

19/04/2015 12:01 PM
13,337

Bệnh tiêu chảy cấp là căn bệnh mà trẻ em rất dễ mắc. Chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh kiết kỵ, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để phòng và chữa bệnh tốt nhất nhé!



NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KIẾT LỴ Ở TRẺ NHỎ



Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có hai loại. Một loại chỉ nôn ói và tiêu chảy kéo dài mà phần lớn do rotavirus gây nên. Một loại đi tiêu có dịch nhầy và máu, đó là bệnh kiết lị theo cách gọi của dân gian.

Hiểu biết về kiết lị

Kiết lị là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Vi khuẩn Shigella được tống ra cùng với phân, và nếu không rửa tay sau khi đi cầu, tay có thể trở nên nhiễm trùng. Vi khuẩn sau đó sẽ do tiếp xúc và truyền đi.

Theo thường lệ cứ đến tháng 6, 7 là vào mùa bệnh tiêu chảy dạng kiết lị.

Kiết lị đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em, do có nguy cơ bị mất nước.

Kiết lị ở trẻ nhỏ: những kiến thức cơ bản - Chăm sóc bé - Bệnh tiêu chảy ở trẻ em - Chăm sóc sức khỏe - Chăm sóc trẻ em - Sức khỏe trẻ em

Các tác nhân xâm nhập qua đường miệng có thể khiến trẻ bị kiết lỵ

Nguyên nhân

Bệnh có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh mọc răng. Trẻ bị đau, sinh ra chán ăn và có sự thay đổi hệ tiêu hóa có thể dẫn đến phân lỏng và chảy nước.

Thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến bệnh lỵ. Có một số thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các enzym tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm tiêu hóa.

Tiêu thụ nước, thức ăn không sạch, không hợp vệ sinh.

Bệnh lây qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả… bị ôi, thiu; thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo); ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm; tay bẩn bốc thức ăn, đưa vi trùng vào mồm.

Triệu chứng

Tiêu chảy dạng kiết lị không nôn ói nhiều mà đau bụng và mót rặn.

Bệnh biến chuyển nhanh, sau 24 giờ đau bụng và đi ngoài thì phân có dịch nhầy và máu. Trẻ đi ngoài rất nhiều lần, thậm chí không muốn rời bô vì luôn cảm thấy mắc rặn.

Nếu không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip…

Việc bạn cần làm là gì?

Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, nếu thấy có chất nhớt, máu hay mủ trong phân tiêu chảy của trẻ.

Điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng như mất nước. Trong trường hợp bị kiết lị nghiêm trọng, trẻ có thể được nhập viện và cho truyền dịch để đối phó lại tình trạng mất nước.

Điều trị Oresol là một kỹ thuật chăm sóc dễ dàng tại nhà để bù nước cho trẻ bị kiết lị.

Giữ vệ sinh kỹ lưỡng mỗi khi con bạn đi cầu.

Đề phòng

Luôn chú ý nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” cho trẻ.

Nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn.

Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Trước khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh, hãy chắc chắn rằng con bạn đã ăn no.

Khi có người nhà bị bệnh phải kiểm tra những người thân còn lại trong gia đình để điều trị người lành mang bào nang.


CHỮA KIẾT KỴ BẰNG BÀI THUỐC DÂN GIAN

Từ xưa tới nay, trong dân gian có nhiều phương thuốc chữa bệnh ít tốn kém, đem lại niềm vui, sức khỏe cho con người.
 
Rau sam chữa được kiết lỵ

 Mùa hè, dịch bệnh tiêu chảy, kiết lỵ thường có cơ hội “manh nha” phát triển, nhất là ở trẻ nhỏ. Bệnh kiết lỵ thường gây triệu chứng đi cầu nhiều lần trong một ngày và có một đặc điểm rất khác với đi vệ sinh bình thường là mót rặn. BS. Lê Hoàng Kầm (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) cho biết: “Mót rặn thường gây nỗi khổ cho người bệnh vì phân đã ra xong nhưng vẫn có cảm giác muốn đi cầu. Nhưng có một nghịch lý là dù mót rặn nhưng vẫn không đi cầu được nên lúc nào cũng gây cảm giác tưng tức, khó chịu ở bụng dưới cho con người. Nếu bệnh nặng thì khi đi cầu phân có lẫn đàm hoặc máu. Do mót rặn nên luôn đau rát hậu môn và kèm theo nhu cầu đại tiện một cách cấp thiết. Muốn phòng ngừa bệnh kiết lỵ, trước tiên chúng ta phải giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ. Đặc biệt là ăn chín uống sôi. Tập thói quen cho mọi người trong gia đình rửa tay sau khi đi vệ sinh cũng như trước khi ăn. Thức ăn phải được cất giữ cẩn thận tránh ruồi nhặng, gián. Rửa sạch các loại rau sống bằng nước muối để tránh vi trùng xâm nhập trực tiếp vào cơ thể. Chú ý những nơi sống tập thể như các chung cư, trường học bán trú người phục vụ ăn uống, bảo mẫu cấp dưỡng phải vệ sinh sạch sẽ tránh lây lan”.
 
Tuy nhiên, trong dân gian cũng có nhiều loại thuốc để chữa trị căn bệnh này. Theo y học cổ truyền, rau sam có vị chua tính hàn trị được kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt. Có thể phòng ngừa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ bằng cách hằng ngày ăn rau sam luộc hoặc nấu cháo. Khi có triệu chứng đau bụng thì hái rau sam cùng với cây cỏ sữa tươi sắc thành nước để uống. Nếu đi cầu ra máu thì sắc thêm với rau má, cây nhọ nồi cũng có tác dụng tốt. Ở Nam bộ trái sabôchê (còn gọi là trái lồng mứt) mà miền Bắc gọi là quả hồng xiêm cũng có tác dụng chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Cách chế biến vô cùng đơn giản: Cắt trái sabôchê xanh thành nhiều lát mỏng sau đó phơi khô, sao vàng để dùng dần. Khi người nhà bị tiêu chảy, lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống mỗi ngày 2 lần bệnh sẽ thuyên giảm.
 
Và nhiều cách khác…

Đặc biệt trong dân gian, lá mơ lông (miền Trung và Nam bộ gọi là lá thúi địt) được coi là vị thuốc hữu hiệu để chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Theo y học cổ truyền lá mơ lông có vị đắng chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Bài thuốc phổ biến nhất là hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ trộn với một quả trứng gà ta nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy. Lưu ý là không được chiên với dầu mỡ vì kiết lỵ kỵ với chất béo chất dầu. Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày sẽ khỏi. Hiện nay, tại các nhà hàng ở Hà Nội, đây là món đặc sản có nhiều thực khách ưa thích. Nếu người nào hợp khẩu vị hoặc chịu được mùi của lá mơ lông thì sắc nước uống trực tiếp cũng rất tốt. Nói về các loại cây lá chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, BS. Lê Hoàng Kầm cũng cho biết là đừng nên bỏ qua lá ổi, nụ hoa sim vì đây là những giống “cây nhà lá vườn” sẵn có khắp nơi có thể tận dụng làm thuốc bất kỳ lúc nào cũng được. 
 
Ngoài ra, uống nước lá diếp cá cũng chữa được bệnh tiêu chảy, kiết lỵ. Cách làm cũng giống như sắc các loại lá ổi, lá mơ lông với nước rồi uống mỗi ngày từ 2-3 lần.


MÓN ĂN BÀI THUỐC CHỮA KIẾT LỴ

Bệnh kiết lỵ thường do nhiễm khuẩn đường ruột, do vậy nên dùng những thực phẩm có tính đắng, chát và điều đặc biệt để phòng bệnh cần ăn chín, uống sôi, tránh đồ ôi thiu, đặc biệt vào mùa nóng.

Chữa kiết lỵ bằng quả trắc bá

Trắc bá là cây cảnh được trồng phổ biến ở khắp nơi. Kinh nghiệm chữa kiết lỵ bằng quả trắc bá có từ lâu đời. Loại quả này chín vào tháng 9, được thu hái, phơi khô, giã bỏ vỏ cứng, lấy nhân. Dược liệu này được dùng trong y học cổ truyền với tên gọi là bá tử nhân, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm se, sát khuẩn, nhuận táo.

Khi dùng, người lớn lấy 6-10 nhân, trẻ em tùy tuổi 3-5 nhân, giã nát, thêm nước, gạn uống. Có thể ăn sống rồi chiêu với nước đun sôi để nguội, ngày 2 lần.

Lá mơ hấp trứng gà:

chua benh kiet ly khong dung thuoc

Lá mơ hấp trứng gà tốt cho bệnh kiết lị

Lá mơ lông có vị đắng chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Bài thuốc phổ biến nhất là hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ trộn với một quả trứng gà ta hấp cách thủy hoặc xào không cho dầu mỡ cũng rất hiệu nghiệm.

Quả sung:

chua benh kiet ly khong dung thuoc

Nhựa sung có thẻ trị bệnh ký sinh trùng đường ruột

Trong quả sung có nhiều thành phần dinh dưỡng như  đường glucoza, gluco, axit citric, các axit hữu cơ, nhựa sung có thể trị được bệnh ký sinh trùng đường ruột. Vì thế, khi bị kiết lỵ có thể ăn vài quả sung cũng tốt nhưng phải rửa sạch trước khi ăn.

Quả chuối xanh

Bạn có thể ăn quả chuối xanh, vỏ và nhựa chuổi xanh có tác dụng diệt nấm, vi khuẩn, nếu thấy chát có thể chấm thêm ít muối cũng có thể chữa khỏi. Khi ăn nên ăn chuối tiêu.

Cháo rau dền, ý dĩ

chua benh kiet li khong dung thuoc

Cháo rau dền – ý dĩ tốt cho đường ruột

Có thể dùng 2 thứ này nấu cháo, ăn nóng, ngày 1 lần.

Canh rau sam

Theo y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, trị được kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt. Có thể phòng ngừa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ bằng cách, hằng ngày ăn rau sam luộc hoặc nấu cháo. Nếu đi tiểu ra máu thì sắc rau sam thêm với rau má, cây nhọ nồi cũng có tác dụng tốt.

Bệnh kiết lỵ ở người lớn
Nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em
Bài thuốc dân gian chữa bệnh kiết lỵ
Tác dụng chữa bệnh của cây nhót
Bài thuốc dân gian chữa bệnh tiêu chảy hiệu quả


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con nhà em một ngày đi khoảng 5- 6 lần.Đi phân nhày màu xanh. em cho uong men rồi cóm tiêu chảy nhưng không ăn thua gì. Bác nào có biết trị bằng cách gì thì cho em biết với
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Ve 1 cho that gay xong dem dot thanh tro hoa voi nuoc soi de nguoi cho chau uong la khoi ngay.vi cho gay la do doi. Nen vao bung no se an het cut la het di ie thoi
bạn xay lá mơ nấu cháo cho con ăn 3 ngày là đỡ nhe
con nha em moi 4thang tuoi bu me hoan toan,may hom nay di phan nhay mau xanh,co mau.ngay di hon chuc lan,xin hoi do la benh gi chua ntn
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý