Cách thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn

seminoon seminoon @seminoon

Cách thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn

19/04/2015 01:01 PM
1,890

Làm sao thuyết phục được khách hàng ? Cách  thuyết phục khách hàng thế nào cho hiệu quả ? Sau đây Bít Tuốt mình xin chia sẻ với các bạn các là sao để thuyết phục được khác hàng nhé






CÁCH THUYẾT PHỤC KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ NHẤT

Làm sao thuyết phục được khách hàng ?

Làm sao thuyết phục được khách hàng ?




Làm thế nào để bạn thuyết phục được khách hàng tin tưởng ngay cả khi họ không nhìn thấy hay cảm nhận được sản phẩm ?

Để thuyết phục được khách hàng chúng ta cần chú ý những điều sau :


1. Thu thập thông tin cơ bản về khách hàng

Trước buổi gặp gỡ, bạn nên thu thập thông tin về đối tác. Việc thu thập thông tin có thể qua tờ gấp, catalogue, gọi điện thoại, v…v.. để biết được họ là ai và họ muốn gì. Sau đó, bạn lập một danh mục những biện pháp, đề nghị để chứng minh sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng tốt cho đối tác.

2. Đặt mục tiêu có tình khả thi

Bạn cần đưa ra những mục tiêu cụ thể của từng bước đàm phán, làm sao để đối tác tiến dần đến quyết định mua hàng hoặc dịch vụ của bạn. Ví dụ đối với dịch vụ tư vấn thì mục tiêu đầu tiên là hẹn được gặp để trình bày đề xuất thực hiện dịch vụ của bạn. Nếu là máy móc, trang thiết bị thì mục tiêu là cơ hội được trình diễn, giới thiệu những tính năng, lợi ích của sản phẩm.

3. Chuẩn bị tốt những tài liệu cần thiết 


Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những tài liệu giới thiệu về công ty và sản phẩm của bạn như danh thiếp, tờ gấp, catalogue, đề xuất thực hiện, báo giá… và những công cụ trình bày như máy tính, đèn chiếu…
Kiểm tra kỹ lưỡng những tài liệu này trước khi giới thiệu với khách hàng. Ví dụ như nó đã được viết tốt chưa, màu sắc, cách thức trình bày có ấn tượng, dễ hiểu và mang tính chuyên nghiệp không? Nên nhớ sau cuộc gặp gỡ, chúng sẽ được khách hàng dùng để phân tích, so sánh với các đối thủ cạnh tranh của bạn.

4. Tập dượt cách trình bày

Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu bạn chưa thể trình bày những tài liệu này trước đông người một cách suôn sẻ. Do đó, bạn hãy cố gắng tập dượt nhiều lần cho đến khi thành thục cả về tư thế, giọng nói, sử dụng các tài liệu thuyết minh và các thiết bị hỗ trợ. Bạn nên tập trước với một vài đồng nghiệp để họ góp ý, thậm chí đưa ra những câu hỏi chất vấn có thể xảy ra trong thực tế.

5. Xây dựng mối thiện cảm qua cách quan sát tinh tế

Hình dung bạn đang ở trong văn phòng của khách hàng. Bạn thấy cây vợt tennis dựng cạnh bàn làm việc, một bức tranh về phố cổ Hà nội treo trên tường. Với những quan sát như vậy, bạn đã có hai cơ hội để xây dựng mối thiện cảm một cách rất tự nhiên với đối tác. Bạn hãy khéo léo nói chuyện – những xúc cảm của bạn khi đi dọc những phố cổ Hà Nội, một vài cảm nhận hứng thú về tennis. Những câu chuyện này sẽ phá vỡ sự lạnh lùng, tạo ra mối quan hệ thân thiện dựa trên sự hiểu biết và tin cậy.

6. Quan sát khi đàm phán
Bạn cần quan sát kỹ lưỡng và cảm nhận tinh tế những của chỉ và hàng động của đối tác để có những phản ứng thích hợp.

7. Đặt những câu hỏi và lắng nghe

Bạn cần cân nhắc khi đưa ra câu hỏi. Đừng bao giờ hỏi những câu như: “Anh có phải là người ra quyết định cuối cùng về vấn đề này không?” Các câu hỏi cần tinh tế và có ý nghĩa. Bạn cần chú ý lắng nghe và ghi chép cẩn thận các câu trả lời. Nên nhớ, lắng nghe là cách đối thoại tốt nhất.

8. Đưa ra những dẫn chứng tình huống
Nên chuẩn bị từ 10 đến 12, những dẫn chứng tình huống để định vị sản phẩm, dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Lưu ý tránh việc chỉ trích, chê bai trực tiếp đối thủ của mình. Thay vào đó, đưa ra bình luận, nhận xét của khách hàng về những lợi ích và sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn.

9. Đưa ra những giải pháp hiệu quả

Nhiệm vụ của bạn là phải làm cho khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng như những gì bạn đã cam kết. Kết thúc cuộc giao dịch, bạn nên tóm tắt lại những yêu cầu và giải pháp thực hiện, sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào của đối tác để làm vững chắc thêm quyết định của họ

Nghệ thuật thuyết phục khách mua hàng

Bán hàng là cả một “nghệ thuật”. Muốn thuyết phục được khách mua hàng, bạn phải hiểu được động cơ mua hàng của người tiêu dùng, và dựa trên cơ sở đó, đưa ra những lời thuyết minh hợp lý cho mặt hàng bạn bán

2

Sau đây là vài động cơ phổ biến nhất khiến cho người mua bỏ tiền ra sắm cho mình một mặt hàng nào đó.

1. Để thu được lợi nhuận

Đây là mục đích của các doanh nghiệp, các vị lãnh đạo, hay những khách mua buôn. Mục đích thu lại lợi nhuận là động lực chính thúc đẩy hoạt động của bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào.

Bởi thế, một nhân viên bán hàng có tài là người biết cách thuyết phục cho khách hàng rằng mặt hàng này sẽ làm tăng lợi nhuận và giảm chi phí cho họ - điều mà bất kỳ thương gia nào cũng mong muốn hướng tới.

Đôi khi, trong  quá trình thương thảo với đối tác là người bán sỉ, cần nhấn mạnh tới nhu cầu của khách mua lẻ, bởi chính thị hiếu của khách hàng này cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của người bán buôn.

Những câu kiểu như “Loại nước gội đầu này có vỏ hộp rất đẹp mắt, chúng tôi bán rất chạy. Loại bao bì sặc sỡ hấp dẫn như thế sẽ giúp cho anh (chị) bán được hàng với số lượng lớn và thu lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất”… rất nên bằng cách nào đó lọt vào tai khách hàng.

2. Tiết kiệm thời gian

Ngày nay, với nhịp sống bận rộn của thời hiện đại, khái niệm “tiết kiệm thời gian” càng ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. “Thời gian là vàng bạc”- và câu này không chỉ đúng với các nhà kinh doanh, mà còn áp dụng cả với các bà nội trợ.

Những cách nói tương tự như “Sơ đồ vận tải của chúng tôi đã được thử nghiệm qua một thời gian dài và tỏ ra rất hiệu quả, đối với công ty của các anh (chị), điều này có nghĩa là hàng hóa sẽ được đưa tới địa điểm cần thiết trong khoảng thời gian ngắn nhất” chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt với khách mua hàng.

3. Vì vẻ hấp dẫn của hàng hóa

Nhiều khách hàng bỏ tiền sắm một đồ vật nào đó chỉ bởi vì bề ngoài đẹp đẽ của mặt hàng, chứ chưa hẳn do tác dụng thực sự của nó. Một lượng đông đảo các khách hàng loại này là chị em phụ nữ.

Nhân viên bán hàng tinh ý sẽ biết gợi những câu kiểu như “Trên bề mặt của loại vải này có những sợi đặc biệt tạo nên vẻ bóng mờ rất sang. May váy dạ hội bằng vải này, chị sẽ thành bà hoàng của bất kỳ buổi dạ hội nào”.

4. Vì cảm giác thoải mái và dễ chịu khi sử dụng

Khi chọn mua quần áo, phần lớn khách hàng thường tự hỏi: “Không biết mặc quần áo này có thoải mái, dễ đi lại, thoáng mát… không?” Hay khi mua bàn ghế, chúng ta cũng thích chọn loại đi văng mềm mại, êm ái.

Bởi thế nếu bạn là người bán hàng giỏi, bao giờ cũng nên chú ý hỏi khách mua “Anh (chị) mặc vào cảm thấy thế nào?” hay “Loại ghế nào thì anh (chị) ngồi thấy thoải mái hơn?”.

5. Vì muốn khác lạ với mọi người

Nhiều người muốn đồ dùng mình sắm phải khác lạ, để tách ra nổi bật giữa xung quanh. Bởi vậy những câu thuyết minh kèm theo khi bán hàng kiểu như “mặt hàng này rất độc đáo, bán với số lượng hạn chế”… sẽ gây tác dụng rất mạnh với khách hàng.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cách thuyết phục những khách hàng đã “im hơi lặng tiếng


loa-Totem-Model-1-Signature


Có những khách hàng quen thuộc của bạn, bỗng dưng họ trở nên ” im hơi, lặng tiếng” không sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn nữa. Làm cách nào thuyết phục họ trở lại chính là một trong nhữngnghệ thuật kinh doanh.

Lý do làm khách hàng “im hơi, lặng tiếng”:

Họ đã gặp phải vấn đề trong giao dịch.
Họ không cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nữa.
Họ nghĩ là doanh nghiệp bạn sẽ không thể đáp ứng được những gì họ cần.
Họ quá bận và đã quên bạn.
Do “xa mặt cách lòng”, nên việc duy trì tiếp xúc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để khách hàng nhớ đến bạn và quay trở lại với bạn khi dịch vụ seo website họ có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ nào đó mà bạn cung cấp. Tuy nhiên, cũng có những đối tượng “khách hàng xấu” (tính chung, chiếm khoảng 5 – 10% tổng số khách hàng) mà bạn cần loại bỏ vĩnh viễn, bởi những người này gần như không bao giờ có thể đem lại điều gì tốt đẹp cho doanh nghiệp bạn.

Lập danh sách các khách hàng mục tiêu

Rà soát toàn bộ cơ sở khách hàng để đưa ra danh sách những khách hàng đã có giao dịch với doanh nghiệp trong quá khứ, nhưng xem ra không còn mua sản phẩm/dịch vụ của bạn nữa. Sau đó, loại bỏ những đối tượng mà bạn không có nhu cầu khôi phục. Bước tiếp theo, phân loại các đối tượng còn lại theo các thông số:

Không biết tại sao họ không mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nữa.
Đã có vấn đề trong giao dịch trước đây, song bạn cho rằng, việc này có thể khắc phục được.
Đã có vấn đề nhưng bạn không giải quyết và bạn vẫn muốn khách hàng đó quay trở lại.
Xác định khách hàng sẽ chi bao nhiêu tiền khi giao dịch với bạn.
Thời gian mua lần gần đây nhất (trước hết, bạn nên tập trung vào những khách hàng giao dịch gần đây hơn)
Biện pháp kích hoạt

1. Nhận biết cái khách hàng muốn:

Trước khi tiếp xúc với những khách hàng “im hơi, lặng tiếng” do bất bình, điều quan trọng là bạn cần dành chút thời gian để tìm hiểu dịch vụ seo website về họ, phân tích lý do của việc không tiếp tục hiện diện. Bạn cần chuẩn bị và lường trước phản ứng của họ khi tiếp xúc. Các khách hàng bất bình có những nhu cầu nhất định cần được đáp ứng trước khi họ có thể quay lại với bạn. Dưới đây là những vấn đề bạn cần xem xét trước khi liên lạc với họ:

Họ muốn được quan tâm và tôn trọng.
Họ muốn bạn xử sự đúng.
Họ muốn được nghe và lĩnh hội những gì bạn nói.
Họ muốn đảm bảo rằng vấn đề trước đó sẽ không tái diễn.
Họ muốn bạn hiểu vấn đề và hiểu lý do tại sao họ bực mình với vấn đề đó.
2. Tiếp xúc:

Bước tiếp theo là liên lạc với những khách hàng đó. Có thể, bạn gọi điện thoại cho họ và đề nghị gặp gỡ. Bạn nên đảm bảo với họ rằng, họ là khách hàng được trân trọng và bạn muốn biết liệu có cái gì đó ngáng trở giao dịch giữa họ với doanh nghiệp bạn hay không. Bạn cần giao tiếp một cách thật sự chân tình và cởi mở.

Nếu khách hàng đã gặp phải vấn đề trong lần giao dịch trước với doanh nghiệp, bất luận đó có phải là lỗi của bạn hay không, bạn cần xoa dịu sự bất bình của khách hàng bằng cách đưa ra chiết khấu nhất định dịch vụ seo website trong lần giao dịch tiếp theo của khách hàng đó, đồng thời cố gắng để sự cố tương tự không tái diễn. Hãy xin lỗi khách hàng, bất luận lỗi của ai, bởi nghệ thuật kinh doanh là “khách hàng luôn luôn đúng”.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị cho thực tế là bạn sẽ không thể giải quyết được mọi vấn đề, tức là trong một số trường hợp, sẽ không có khả năng kích thích khách hàng quay trở lại giao dịch với doanh nghiệp.


Bí quyết tạo niềm tin cho khách hàng


1. Sự thật thà 

Khách hàng đánh giá cao sự trung thực khi làm việc với một công ty dịch vụ. Họ muốn một người bán hàng thẳng thắn về mọi vấn đề, xác định rõ điều gì là có thể và không thể. Đặc biệt, họ ấn tượng trước những nhân viên sẵn sàng trả lời rằng: "Tôi không có câu trả lời chính xác cho ông/ bà ngay bây giờ nhưng tôi sẽ có sau một tiếng ( hay một ngày ) sau”. Và tất nhiên sau đó, khách hàng nhận được lời giải thích đầy đủ từ nhân viên.

2. Khả năng 

Khách hàng luôn muốn được phục vụ bởi một nhân viên có năng lực. Họ cần cảm thấy gặp ít rủi ro nhất khi làm việc với bạn. Do đó, bạn cần chứng tỏ khả năng của mình bằng kĩ năng giao tiếp, thuyết phục cũng như sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm.

3. Sự quan tâm 

Khách hàng muốn bạn nắm được cảm nhận của họ. Bạn cần quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng, ngay cả về những vấn đề không liên quan tới sản phầm bạn muốn bán.

Đây thường là yếu tố bị nhân viên bỏ qua khi thuyết phục khách hàng dù nó là một nhân tố rất quan trọng. Dưới đây là một số lí do khách hàng cho rằng bạn không quan tâm tới họ:

Bạn chỉ lắng nghe những điều mình có thể đáp ứng được chứ không phải là những điều quan trọng với khách hàng.

Bạn nóng lòng tìm cách giải quyết trong khi chưa xác định rõ vấn đề của khách hàng là gì. => Bạn không hiểu khách hàng.

Có thể nói sự quan tâm là yếu tố quyết định bạn có bán được sản phẩm hay không. Do đó, hãy đặt mình trong hoàn cảnh của khách hàng và chú ý tới cảm nhận của họ nhiều hơn. 

Đây là một số điều chú ý để bạn có thể thuyết phục được khách hàng,tuy nó chưa đầy đủ nhưng mong sao cũng giúp ích được bạn

Những nhà quản lý trẻ thường gặp khó khăn khi tiếp xúc bán hàng cho công ty, đặc biệt là buổi gặp gỡ đầu tiên với khách hàng, bạn cần có những kỹ năng cần thiết.



Tiếp cận khách hàng mới như thế nào
Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
Kỹ năng tiếp cận khách hàng tiềm năng
Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng

Nghệ thuật ứng xử với khách hàng
Bí quyết thuyết phục khách hàng qua điện thoại



(ST)

Nghệ thuật thuyết phục khách hàng

Viết ngày bởi admin

Nghệ thuật thuyết phục khách hàng ‘kẹt chân trong cửa’

Trong cuộc sống, sẽ có những việc làm bạn cần nhờ ai đó giúp đỡ, muốn người khác tin vào lời bạn nói hoặc đồng ý hợp tác với bạn trong công việc. Khi ấy, bạn cần có kĩ năng mềm, cụ thể là khả năng thuyết phục, nhưng phải bắt đầu từ đâu khi bạn vốn chưa đầu tư vào học giao tiếp nên không có tài ăn nói?

Hãy tham khảo bài viết của Gockynang.vn về lí thuyết “foot-in-the-door” sẽ giúp bạn thuyết phục khách hàng tốt hơn.

thuyết phục khách hàng


 Giới thiệu sơ nét về lí thuyết “kẹt chân trong cửa”

Đây là một lí thuyết vô cùng nổi tiếng thuộc về phạm trù tâm lí học, thường được các nhân viên bán hàng, chuyên viên quảng cáo, các tư vấn viên…áp dụng triệt để. Lí thuyết “foot-in-the-door” (kẹt chân trong cửa) còn được biết đến với tên viết tắt là FITD, được đưa ra và phát triển bởi J.L.Freedman và S.C.Fraser — hai nhà nghiên cứu tâm lí học nổi tiếng người Mỹ, năm 1966.

Về mặt lí thuyết, “kẹt chân trong cửa” có thể được miêu tả sơ lược như sau: “Các nghiên cứu cho thấy: khi nhận được một yêu cầu nhỏ và chấp nhận thực hiện nó, một người sẽ dễ dàng chấp nhận một yêu cầu lớn hơn — thực chất chính là yêu cầu mà chúng ta muốn người đó thực hiện. Nếu không có yêu cầu nhỏ và anh ta cũng không muốn thực hiện nó, thì anh ta chẳng có lí do nào để làm yêu cầu tiếp theo” (trích dẫn từ quyển sách “Đọc vị bất kì ai” của tiến sĩ David J.Lieberman).

Thực tế, bản chất của hiện tượng tâm lí này có thể hiểu đơn giản là: khi đã chấp nhận một yêu cầu nhỏ, chúng ta thường có khuynh hướng hòa hợp và thích nghi với điều đó, để rồi khi yêu cầu ấy được “nâng tầm”, chúng ta vẫn chấp nhận được và cho rằng đó là điều đúng đắn, là hành động nên làm. Chính bản thân chúng ta đã tự điều chỉnh nhận thức để hòa hợp với hoàn cảnh. Cảm giác hòa hợp và thích nghi sẽ xuất hiện khi chúng ta đã tin vào một nền tảng cơ bản nào đó.

Một nhân viên bán hàng muốn thuyết phục khách hàng mua sản phẩm sữa rửa mặt của công ty mình. Ban đầu, cô này cho biết, khách hàng chỉ cần trả 30 ngàn – một số tiền bằng phân nửa giá trị của sản phẩm là có thể sở hữu được sản phẩm với nhiều ưu đãi hấp dẫn, nếu không chất lượng, khách hàng sẽ được hoàn tiền. Khi khách hàng có vẻ ấn tượng, cô nhân viên này tư vấn tiếp: “Nhưng với 50 ngàn, ngoài sản phẩm, khách hàng còn được tặng một hộp khăn bông lau mặt trị giá 25 ngàn”, khách hàng nghe thấy thế, sẵn sàng mua sản phẩm với giá 50 ngàn nhưng cô nhân viên nói tiếp: “Trả đúng 60 ngàn, khách hàng còn được đăng kí thẻ thành viên của công ti với ưu đãi hấp dẫn”. Vậy là, chỉ áp dụng thuyết “kẹt chân trong cửa”, cô nhân viên đã thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm đúng giá trị.

Nhà tuyển dụng PG, tuyển dụng nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng nên chú ý lý thuyết kẹt chân này để đạt được mục đích kinh doanh phát triển của mình.

Ông A chuẩn bị xây nhà, nhưng nhà tận trong hẻm, di chuyển vật liệu xây dựng khó khăn, ông A tính cách nhờ ông B cho mượn khoảng sân đầu hẻm để chứa vật liệu. Ban đầu, ông A sang nhà ông B mở lời: “Cảm phiền bác cho tôi mượn tạm khoảng sân nhỏ này để đựng tạm gạch và đá. Còn xi măng và đất tôi sẽ tự vận chuyển vào nhà mình, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bác”. Ông B đồng ý. Vài ngày sau, ông A nhờ thêm ông B cho mình để xi măng và đất, với lí do: “Hiện tại các thiết bị xây dựng đã choán chỗ, thợ không thể xây tiếp khi diện tích quá túng thiếu”, ông B vẫn vui vẻ nhận lời.

Vài điều lưu ý khi áp dụng

Lí thuyết là một chuyện, nhưng để “từ trang sách bước ra đời thực”, bạn cần áp dụng thêm nhiều kĩ năng mềm khác. Vì vậy, hãy lưu ý những điều sau:

Bên cạnh việc dùng thủ thuật “foot-in-the-door”, Nhà tuyển dụng yêu cầu phải tạo sự thân thiện hòa nhã, luôn nở nụ cười và có giọng nói nhẹ nhàng.

Không nên quá lạm dụng thủ thuật này để chèn ép người khác với mục đích nhờ họ giúp bạn. Khi họ khước từ và không thể giúp, hãy tôn trọng điều đó.

Nên biết cách áp dụng đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm. Nếu bạn học cách thuyết phục chỉ để có lợi cho bản thân và muốn người khác giúp đỡ, thì sau một thời gian, thuyết này sẽ trở nên “vô tác dụng” khi bạn quá “lắm chiêu”. Khi nhờ lần 1, họ giúp, nhờ lần 2, họ miễn cưỡng giúp, nếu tiếp tục nhờ lần 3 mà họ không giúp, hãy vui vẻ với điều đó.

Thi thoảng phải biết giúp đỡ ngược lại, khi người khác cần bạn.

 Làm thế nào để tổ chức công việc bộ phận một cách hiệu quả

Tổ chức là quá trình xác định những công việc cần phải làm và phân công cho các đơn vị cá nhân đảm nhận các công việc đó, tạo ra mối quan hệ ngang dọc trong nội bộ doanh nghiệp. Theo nghĩa hẹp: tổ chức là việc sắp xếp các công việc được giao. Là người lãnh đạo, ngoài kỹ năng lãnh đạo, bạn cần có kỹ năng sắp xếp và điều phối công việc một cách hiệu quả!

Quy trình tham khảo dưới đây từ

Góc Kỹ Năng

sẽ là vô cùng hữu ích nếu bạn biết cách áp dụng!

1. Xác định chức năng, nhiệm vụ

1.1 Xác định chức năng:

Nhiều công ty nhầm lẫn giữa khái nhiệm chức năng và nhiệm vụ.

Chức năng có thể được hiểu là những nhiệm vụ lớn nhất của một bộ phận.

Chức năng có thể hiệu là những sản phẩm/dịch vụ mà bộ phận của bạn cung cấp. Khi hiểu theo khái niệm khách hàng nội bộ, bộ phận của bạn sẽ phải cung cấp các sản phẩm…cho bộ phận tiếp theo. Sản phẩm..đó là gì? Đó chính là chức năng của bạn.

1.2  Xác định quy trình:

Từ những chức năng đó, bạn đặt câu hỏi: làm thế nào để thực hiện được nó.

Ví dụ: bạn có chức năng phải tuyển nhân sự cho công ty, vậy làm thế nào để tuyển dụng: bạn có câu trả lời là quy trình tuyển dụng là gì?

Mỗi bước trong quy trình đó, bạn hãy đặt câu hỏi theo phương pháp 5W1H.

PHƯƠNG PHÁP 5W1H

Who: Ai làm việc đó?

Where: Làm việc đó ở đâu?

When: Làm việc đó khi nào?

How:  Làm bằng cách nào?

Ghi chú: bạn không cần trả lời: what (là cái gì) và why: tại sao?

LÀM GÌ VỚI HOW?

Bạn cần chú ý kỹ hơn với HOW, có thể mở rộng ý nghĩa của nó là:

Bằng cách nào? Với câu hỏi này bạn xây dựng các hướng dẫn công việc hay hướng dẫn vận hành cho máy móc..

Đo lường như thế nào? Bạn hãy xây dựng tiêu chuẩn cho từng công việc trong quy trình.

2. Định biên công việc

Bây giờ bạn hãy lập một list các công việc mà bộ phận bạn phải thực hiện.

Hãy nhớ là liệt kê cả các công việc của quản lý, như hoạch định – tổ chức – lãnh đạo – kiểm tra.

Hãy ước lượng thời gian thực hiện cho từng công việc đó trong một năm

Tổng cộng thời gian và chia cho số ngày làm việc trong năm. Bạn sẽ biết mình cần bao nhiêu người.

Hãy nhóm các công việc có cùng tính chất vào một chức danh công việc.

Đảm bảo rằng tổng số thời gian phù hợp với tổng số thời gian của mỗi chức danh.

Lưu ý cộng thêm 10% thời gian cho mỗi chức danh. Điều này giúp bạn tạo sức ép cho nhân viên và điều chỉnh số lượng công việc co giãn sau này.

3. Xác định bản mô tả công việc

Bây giờ thì bạn hãy lập bản mô tả công việc cho từng chức danh.

Bản mô tả công việc gồm các nội dung: thông tin về công việc (mã số, chức danh, bộ phận, người quản lý trực tiếp), mục tiêu – yêu cầu công việc, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ, tiêu chuẩn công việc, điều kiện làm việc.

Lên sơ đồ tổ chức bộ phận.

4. Sắp xếp công việc cho NV.

Công việc của nhân viên gồm các công việc thường xuyên và công việc không thường xuyên.

Công việc thường xuyên là các công việc lặp lại, đã được ghi nhận trong bản mô tả công việc. Công việc thường xuyên phải có tính lặp lại.

Công việc không thường xuyên do bạn giao cho nhân viên thực hiện.

Đối với công việc thường xuyên: Hãy đảm bảo là trong quy trình của bạn đã có đầy đủ các tài liệu hướng dẫn cho nhân viên thực hiện, bao gồm:

Cách thức thực hiện (how).

Nguồn lực để thực hiện (5M).

Tần suất thực hiện.

Tốt hơn hết, hãy yêu cầu NV vẫn ghi nội dung công việc thường xuyên vào kế hoạch làm việc tuần của họ.

Công việc không thường xuyên:

Hãy thể hiện nội dung giao việc cho nhân viên bằng sổ giao việc.

Giái thích cho nhân viên về lý do thực hiện công việc (why).

Giải thích các yêu cầu, mục tiêu, thời hạn (when) của công ty.

Giải thích phương pháp thực hiện (how).

Khi phát sinh công việc thường xuyên, bạn hãy lưu ý

Xác định công việc đó có lặp lại trong tương lai hay không?

Trường hợp nó lặp lại, hãy thiết lập một số tài liệu để hướng dẫn cho NV khi nó xuất hiện trong tương lai.

Như vậy, bạn đã chuyển công việc không thường xuyên thành công việc thường xuyên.

- See more at: http://gockynang.vn/tong-hop/nghe-thuat-thuyet-phuc-khach-hang#sthash.GaL5U0Nt.dpuf
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
minh muon hoc di ban hang theo dich vu cong ty
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Bán hàng có thể học được nhưng quan trọng là bạn phải có năng khiếu và có duyên nữa nhé
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý