Viêm giác mạc

seminoon seminoon @seminoon

Viêm giác mạc

18/04/2015 03:48 PM
1,879
Viêm giác mạc là bệnh gì, có nguy hiểm không? Ccahs điều trị viêm giác mạc an toàn hiệu quả?

Viêm giác mạc: Điều trị sớm tránh mù lòa

Viêm giác mạc: Điều trị sớm tránh mù lòa

Khi giác mạc bị viêm loét sẽ dẫn đến các di chứng và biến chứng như sẹo giác mạc, teo nhãn, lồi mắt cua và làm giảm thị lực, thậm chí mù loà.

Giác mạc là một mảnh mô mỏng, trong suốt nằm phía trước con ngươi mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt. Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut hoặc nấm xâm nhập.

Khi giác mạc bị viêm loét sẽ dẫn đến các di chứng và biến chứng như sẹo giác mạc, teo nhãn, lồi mắt cua và làm giảm thị lực, thậm chí mù loà. Đây là loại bệnh có nguy cơ gây mù khá cao, chỉ sau bệnh đục thủy tinh thể và glôcôm.

Tại sao giác mạc bị viêm?

Nguyên nhân gây viêm loét giác mạc thường do sau một chấn thương trong sinh hoạt, lao động như bị bụi, côn trùng, mảnh kính vỡ nhỏ bắn vào mắt;... hạt thóc, lá lúa, cọng rơm, bụi đá mài, cành cây quệt vào mắt,...

Sau các bệnh lý như: viêm kết mạc, hở mi, do liệt thần kinh, rối loạn chuyển hoá, viêm loét giác mạc do thiếu vitamin A (thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng); Hoặc do dùng kính sát tròng không đúng cách, tự ý dùng thuốc nhỏ mắt kéo dài mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa...

Biểu hiện nhận biết

Người bệnh bị viêm loét giác mạc sẽ có các biểu hiện sau:

- Đau nhức mắt: Mắt đau nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau (ánh sáng, va chạm).

- Chảy nước mắt: Khi người bệnh tự mở mắt, hoặc vành vi mắt nước mắt sẽ chảy ràn rụa.

- Chói, sợ ánh sáng: Người bệnh luôn nhắm nghiền mắt, mi mắt nhắm chặt lại. Trẻ nhỏ thì luôn chúi đầu vào lòng mẹ, không dám mở mắt.

- Mắt nhìn mờ: Thị lực giảm tuỳ theo mức độ của bệnh

- Mắt đỏ, đặc biệt đỏ nhiều quanh tròng đen. Đôi khi sẽ thấy một ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen.

- Xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ ở trên giác mạc, nhưng thường ở trung tâm giác mạc.

Bệnh viêm loét giác mạc nếu tiến triển nặng, vết loét càng rộng sẽ dẫn đến biến chứng như sẹo giác mạc, teo nhãn, lồi mắt cua, giảm thị lực thậm chí mù lòa nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách.

Viêm giác mạc: Điều trị sớm tránh mù lòa, Sức khỏe đời sống, viem giac mac, suc khoe, di ung, giam thi luc, teo nhan, mu loa

Cần phát hiện và điều trị sớm

Tuy bệnh viêm loét giác mạc sau khi điều trị khỏi vẫn thường để lại di chứng, đó là các vết sẹo đục, trắng làm cho giác mạc mất tính trong suốt nhưng việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm di chứng, cải thiện tốt thị lực.

Sẹo giác mạc mỏng hay dày, to hay nhỏ phụ thuộc tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Nếu bệnh nhẹ sau khi khỏi sẽ để lại sẹo mỏng, nông ít ảnh hưởng đến thị lực. Nếu bệnh nặng hơn sẽ để lại sẹo đục, dày, rộng không những làm thị lực mờ đi mà còn gây ra viêm loét tái phát, đặc biệt khi cơ thể giảm sức đề kháng.

Người bệnh có các triệu trứng của viêm loét giác mạc khi đến cơ sở y tế sẽ được các bác sĩ chuyên khoa mắt khám và làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp.

Phòng viêm loét giác mạc như thế nào?

Theo thống kê của các cơ sở y tế chuyên khoa mắt các bệnh nhân bị viêm loét giác mạc nguyên nhân thường do chấn thương trong sinh hoạt và lao động bị bụi, dị vật, côn trùng, cành cây, hạt lúa... văng vào mắt, người bệnh không biết cách xử trí, dụi mắt liên tục khiến giác mạc bị tổn thương (trầy xước) tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut hoặc nấm xâm nhập gây viêm loét.

Ngoài ra một số người bệnh bị viêm kết mạc, đau mắt hột đã tự ý dùng thuốc nhỏ mắt mà không chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc nhỏ mắt có chứa prednisolon, dexamethason hay hydrocortison khiến bệnh ngày càng nặng gây thủng, hoại tử giác mạc, gần như mù lòa... Do đó cách phòng tránh các tác nhân gây bệnh và điều trị các bệnh lý về mắt có thể dẫn đến viêm loét giác là vô cùng quan trọng

Trong sinh hoạt và lao động sản xuất, đặc biệt là thời điểm ngày mùa như hiện nay, bà con nông dân khi gặt lúa, sử dụng máy tuốt lúa cần chú ý: Tránh để hạt lúa văng vào mắt hay lá lúa quệt vào mắt, nên sử dụng kính bảo vệ mắt khi dùng máy tuốt lúa.

Khi ra đường nên đeo kính để tránh bụi, dị vật, côn trùng bay vào mắt. Nếu chẳng may bị dị vật, côn trùng bay vào mắt không nên dụi mắt liên tục mà ngay lúc đó cần nhúng mắt trong một cốc nước sạch và nháy liên tục dị vật nhỏ hoặc côn trùng có thể sẽ trôi ra.

Nếu cảm thấy vẫn còn dị vật trong mắt, mắt cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa mắt để các bác sĩ kiểm tra. Tuyệt đối không nên dùng các loại lá cây, côn trùng đắp vào mắt theo mách bảo sẽ rất nguy hiểm.

Khi được khám xác định là viêm loét giác mạc người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ và tái khám theo định kỳ để phòng ngừa bệnh tái phát. Vì thường sau mỗi lần viêm loét tái phát, sẹo giác mạc sẽ dày hơn và thị lực giảm nhiều hơn so với lần trước hoặc có thể tiến triển trầm trọng hơn.

Nếu bị các bệnh về mắt như viêm kết mạc (đau mắt đỏ), lông quặm,... người bệnh cần đi khám để được điều trị đúng cách, tránh biến chứng dẫn đến viêm loét giác mạc.


C ần điều trị sớm viêm giác mạc

Tôi bị đau mắt, đã chữa nhưng không khỏi. Vừa qua đi khám, kết quả ghi viêm giác mạc mạn tính. Mong bác sĩ tư vấn về bệnh này?


Viêm giác mạc chia ra làm hai nhóm chính: dạng viêm nông là viêm loét giác mạc và viêm giác mạc sâu là viêm nhu mô. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh: do chấn thương rách, xước giác mạc, dị vật. Do vi khuẩn: tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu, các loại virut. Trong đó adeno virut ban đầu gây viêm kết mạc cấp, nếu sau 7-10 ngày dễ gây viêm giác mạc chấm nông; virut herpes gây viêm giác mạc rất khó điều trị; nấm cũng gây viêm giác mạc khó điều trị và gây biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra còn gặp các nguyên nhân do hở mi, do sẹo, do liệt thần kinh, do dị ứng, rối loạn chuyển hóa, do suy dinh dưỡng khô mắt, thiểu tiết nước mắt, thiếu vitamin A cũng gây viêm giác mạc…
Ảnh minh họa (nguồn Internet).
Triệu chứng của bệnh gồm: đau nhức âm ỉ, đau dội lên khi có kích thích như ánh sáng, vận động mắt. Bệnh nhân luôn nhắm nghiền mắt vì sợ ánh sáng. Chảy nước mắt: khi bệnh nhân mở mắt thấy nước mắt chảy giàn giụa. Giảm thị lực nhiều so với trước khi đau mắt là một triệu chứng để chẩn đoán phân biệt với viêm kết mạc. Bệnh có thể dẫn đến: thành sẹo làm giảm thị lực; loét sâu hoại tử đến hết lớp nhu mô, viêm mủ nội nhãn… Do các hậu quả nặng như thế nên việc phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm loét giác mạc rất quan trọng để hạn chế tổn thương vĩnh viễn và giảm thị lực. Vì vậy bạn phải đi khám chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.



Dùng thuốc nhỏ mắt trong điều trị bệnh viêm kết mạc
Tùy theo nguyên nhân gây viêm kết mạc để lựa chọn loại thuốc nhỏ mắt.

Dùng thuốc nhỏ mắt trong điều trị bệnh viêm kết mạc

Bệnh viêm kết mạc (VKM, còn gọi là bệnh đau mắt đỏ) thường gây ra cảm giác khó chịu ở mắt và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh VKM là một bệnh thông thường hay gặp ở nước ta, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc.

Các nguyên nhân gây viêm kết mạc

- Do nhiễm khuẩn bởi các loại vi khuẩn trong điều kiện vệ sinh kém.

- Do nhiễm virút với các chủng virút như: adenovirus, enterovirus.

- Do dị ứng với phấn hoa, bụi, phấn trang điểm…

- Do kích ứng với các hóa chất như: chất chlorine trong hồ bơi, khói thuốc lá, dầu gội đầu…

Bệnh VKM do nhiễm khuẩn và nhiễm virút thường lây lan rất nhanh từ người này sang người khác.

Các triệu chứng

- Kết mạc đỏ (kết mạc là màng niêm mạc bao phủ phía trước của mắt và phía bên trong của mi mắt).

- Xuất hiện ghèn dính chặt hai mi mắt lại với nhau sau khi ngủ dậy.

- Chảy nước mắt nhiều.

- Ngứa mắt.

- Xốn mắt.

- Mắt mờ.

- Tăng sự nhạy cảm với ánh sáng.

Dùng thuốc nhỏ mắt trong điều trị bệnh viêm kết mạc, Sức khỏe đời sống, suc khoe, viem ket mac, dau mat do, thuoc nho mat, bao

Thuốc nhỏ mắt là một dung dịch vô trùng, đẳng trương dùng để điều trị hay giúp khám chẩn đoán các bệnh về mắt. (Ảnh minh họa).

Thuốc nhỏ mắt trong điều trị bệnh viêm kết mạc

Thuốc nhỏ mắt là một dung dịch vô trùng, đẳng trương dùng để điều trị hay giúp khám chẩn đoán các bệnh về mắt. Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh VKM mà các thầy thuốc sẽ chọn lựa loại thuốc nhỏ mắt thích hợp để điều trị:

Thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn: loại thuốc nhỏ mắt dùng để điều trị VKM do nhiễm khuẩn, trong thành phần là các kháng sinh phổ rộng như: choramphenicol, neomycin, tobramycin, offloxacin, sulfocetamid, polymycin B... Nên lưu ý với loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh không được sử dụng với thời gian quá một tuần.

Thuốc nhỏ mắt kháng viêm: loại thuốc nhỏ mắt mà trong thành phần là các corticoid như: dexamethason, fluoromethason, prednisolon... hay thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) như diclofenac. Do có tính chất kháng viêm hay vừa kháng viêm vừa kháng dị ứng (nhóm thuốc corticoid) nên thuốc nhỏ mắt loại này thường được sử dụng để làm giảm bớt sưng đỏ ở mắt do VKM. Cần lưu ý với loại thuốc nhỏ mắt có corticoid khi dùng trong một thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…

Thuốc nhỏ mắt kháng dị ứng: loại thuốc nhỏ mắt dùng để điều trị VKM do dị ứng. Trong thành phần là các kháng histamin H1, như: chlorpheniramin, antazoline, diphenhydramin... nên rất hiệu quả để làm giảm triệu chứng ngứa mắt do dị ứng

Thuốc nhỏ mắt kháng kích ứng: thuốc nhỏ mắt mà thành phần là các chất bôi trơn và nước mắt nhân tạo như: glycerin, polyvidon, polyvinyl alcohol… giúp ngăn ngừa tình trạng khô, xốn mắt hay chất co mạch cục bộ như: naphazoline, tetrahydrozoline… có tác dụng chống sung huyết mắt do kích ứng

Thuốc nhỏ mắt kết hợp: trong thành phần là sự kết hợp hai hay nhiều nhóm thuốc với nhau như kháng sinh, kháng viêm corticoid… giúp tăng hiệu quả điều trị.

Trong bệnh VKM cần phòng ngừa bệnh như việc giữ vệ sinh thật tốt: không dùng chung khăn mặt, nước rửa mặt không nhiễm khuẩn, không chạm tay bẩn lên mắt, mang kính để bảo vệ mắt…. là vấn đế rất quan trọng giúp bảo vệ mắt khỏi bị bệnh.


Một số phương pháp điều trị viêm giác mạc


Bệnh nhân bị viêm loét giác mạc có thể tham khảo một số phương pháp điều trị dưới đây:

Lý tưởng nhất là điều trị theo nguyên nhân

- Viêm loét giác mạc do vi khuẩn: Điều trị bằng kháng sinh theo kháng sinh đồ, nên phối hợp 2-3 loại kháng sinh, đường dùng toàn thân và tại chỗ .

- Virus: Có những loại thuốc chống tất cả các virus nói chung như Idoxuridine (dung dịch 0,1%, mỡ 0,5%), Vira - A (mỡ 3%), Trifluridine (Viroptic - dung dịch 1%) ... Riêng với virus herpes , thuốc thường dùng là Acyclovir (zovirax ) 200 mg x 4 - 5 lần uống/ngày cách quãng đều nhau trong 24h kết hợp tra mắt mỡ Zovirax 3% cũng với nhịp độ như đường uống.

- Nấm: Ở nước ta, loét giác mạc hay gặp do 2 loại nấm Aspergilus fumigatus và Cephalosporium falciformits. Bệnh cảnh loét giác mạc do Cephalosporium cấp diễn gần như loét do trực khuẩn mủ xanh vì chủng nấm này có tiết men chollagenase gây hoại tử giác mạc nhanh chóng.

+ Kháng sinh chống nấm thường dùng hiện nay là Sporan (Itraconazole) 100 mg x 2 viên/ngày uống 1 lần x 21 ngày kết hợp tra mắt dung dịch Natamycin (Natacyn) 5% cách 1h một lần .

+ Các kháng sinh chống nấm khác có thể kể tới như Nizoran, Amphotericin B, Nystatin ... nhưng tác dụng kém nhiều so với Sporan .

Phối hợp với kháng sinh chống nấm, cần dùng thêm

- Dung dịch IK 5% uống liều 2g/ngày tăng từng bậc 0,5g cho tới liều 5g/ngày trong vòng 2-5 tuần. Dung dịch IK hơi khó uống vì vậy nên chia ra nhiều lần trong ngày và uống vào lúc no. IK còn dùng dưới dạng dung dịch 1-2% để tra mắt hoặc điện di .

- Dung dịch Lugol 5% dùng để chấm ổ loét hàng ngày. Lưu ý khi trước khi chấm Lugol cần thấm thật khô nước mắt để tránh lan thuốc ra vùng giác mạc lành .

Miễn dịch dị ứng

- Khi chưa biết rõ nguyên nhân cần dùng kháng sinh toàn thân và tại chỗ:

- Đường toàn thân: Tiêm hoặc uống.

Tại chỗ

- Tiêm dưới kết mạc 100.000-200.000 đv Penicilin hoặc1/10g Steptomycin hoặc 40mg Gentamycin (1ml dung dịch) x 1lần/ngày hay cách ngày. Kết hợp tra mắt càng nhiều lần càng tốt các dung dịch kháng sinh, sát trùng. Thuốc mỡ tra mắt vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Thuốc nam : Lá rấp cá giã nhỏ đắp lên mắt qua một miếng gạc trong tư thế bệnh nhân nằm ngửa, mắt khi đó như được ngâm trong nước ép của lá rấp cá - một vị thuốc dân gian đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn tương đối tốt .

Chống hoại tử

- Dùng 0,5 ml huyết thanh tự thân hoặc máu tự thân pha lẫn dung dịch kháng sinh tiêm dưới kết mạc hàng ngày hoặc cách ngày. - macroglobulin ở trong huyết thanh có tác dụng ức chế hoạt động của men chollagenase. Cũng với mục đích này người ta còn dùng dung dịch EDTA 3% (etyl-diamin-tetra acetat) hoặc Acetylcysteine 10 – 20 % tra mắt, uống hoặc tiêm vitamin C liều cao 1g/ngày...

Chống dính và giảm đau

- Atropin 1% tra mắt 1lần/ ngày.

- Uống các thuốc chống nề phù như Danzen, Amitase, Alphachymotripsine...

- Các thuốc giảm đau thông thường khác .

Tăng cường dinh dưỡng

- Uống các loại vitamin A, B2, C...

- Tra dầu A,dung dịch CB2, băng che, đeo kính mát để giảm kích thích cho mắt.

Loại trừ các yếu tố sang chấn

- Mổ quặm, lông siêu, lấy sạn vôi ...

- Tạo hình điều trị hở mi, nhiều trường hợp mi hở mà chưa tạo hình được cần phải khâu cò mi...

Xử trí các biến chứng

- Phồng màng Descemet: Khâu cò hoặc khâu phủ kết mạc.

- Thủng giác mạc:

+ Tốt nhất là ghép giác mạc nóng.

+ Nếu không có điều kiện ghép giác mạc thì tiến hành khâu cò hoặc khâu phủ kết mạc tạm thời.

+ Ghép giác mạc còn được chỉ định khi các biện pháp điều trị bằng thuốc không có kết quả .

- Mủ nội nhãn, thị lực ST (-):

+ Buộc phải chỉ định múc nội nhãn sau khi đã dùng kháng sinh tích cực, nhiều đường, kể cả đường tiêm vào buồng dịch kính .

+ Loét giác mạc là một bệnh nặng, điều trị khó khăn và thường để lại di chứng là sẹo đục giác mạc gây giảm thị lực. Cần phải đặc biệt lưu ý nhấn mạnh vấn đề phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.

+ Đối với các thày thuốc, có một điều cần nhớ là việc lạm dụng các chế phẩm chứa corticosteroid tra mắt (Polydexa, Dexachlor, Maxitrol,Tobradex...) hoặc dùng kéo dài những thuốc loại này sẽ gây giảm khả năng đề kháng của mắt đưa tới nguy cơ viêm loét giác mạc do nấm, do herpes. Chỉ định dùng những loại thuốc này phải thật chặt chẽ và thận trọng .

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xin hỏi em bị bệnh viêm giác mạc nhưng cũng đã lâu rôi mà vẫn chưa khỏi.em đi khám bác sĩ kê đơn thuốc cho em.đên giờ em thấy mắt em vẫn đang còn đỏ và thỉnh thoảng bị ngữa.xin hỏi bệnh của em có được xem là bị nặng rồi không ạ.và em phải làm như thê nào ạ.em cảm ơn bác sỹ a.
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
em xin hỏi bác sỹ:e bi viêm giác mạc ăn sâu,khiến em bị mờ mắt,vậy có ảnh hưởng gì đến sau này k thưa bác sỹ?hiện tại em đang điều trị bằng thuốc,em cần kiêng nhưng thứ gì thưa bác sỹ?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Như em nói thì em cũng đã đi khám rồi và đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ phải không. Hãy yên tâm điều trị theo liệu trình để sớm khỏi bệnh nhé
chào bác sĩ, cho cháu được hỏi năm nay cháu dg học lớp 10 cách đây 4-5 tháng cháu có đi khám bác sĩ, ng ta bảo cháu bị viêm giác mạc(không nói cụ thể là loại j) có cho cháu thuốc, nhg cháu uống không những không khỏi mà còn bị đỏ mắt một bên, nhức mắt, khó chịu, học bài hay xem tivi mọt tí là ko chịu dk. xin bác sĩ cho lời khuyên.cảm ơn bs
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
cho e hỏi là viêm giac mạc sau khi diều trị khỏi thì sau bao lâu mắt xẽ hết mờ?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
em bi viem ket mac, da duoc 11 ngay roi .nhung chu mat em van con hap .chu em phai lam sao de mat minh tro lai binh thuong ?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
bệnh viêm giác mạc sợi sau khi lột có ảnh hưởng gì không bác sĩ?
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Em cư đên thang hanh kinh thi lai bi k biêt nguyên nhân la vi sao bac si
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Nghe lạ quá. Bạn đi khám xem sao
em chi het roi nhung e hay thuc khya choi may tinh va hay diu mat khong biet co xao khong ma mat e ngay cang yeu.phai lam xa
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Bạn hạn chế ngồi máy tính, thứ nhất ngồi máy tính nhiều sẽ làm mờ mắt, thứ 2 bức xạ máy tính sẽ khiến mắt bạn ngày càng mờ.tốt nhất nên chăm sóc mắt thường xuyên và ít thức khuya ngồi máy tính nếu không muốn mắt ngày càng kém khi còn trẻ nhé
Thua bac si,chau di kham thj bao la viem giac mac,nhung 6ngay sau khi kham chau lai bi phu giac mac.gio mat chau dau,côm mat,nhieu ri mat,sung.chau phai lam sao a
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Bạn nên đi khám tại cơ sở khác, tốt nhất là đến bệnh viện chuyên về mắt để khám lại cho chắc chắc lần nữa nhé.Nghi ngờ viêm giác mạc nhiều hơn bạn à
Bạn nên đi khám tại cơ sở khác, tốt nhất là đến bệnh viện chuyên về mắt để khám lại cho chắc chắc lần nữa nhé.Nghi ngờ viêm giác mạc nhiều hơn bạn à
Co phai kieng quan he tinh duc khi trong nha co nguoi bi benh ve mat o?
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
hang nay dien anh
Chưa thấy kiểu kiêng này bao giờ.Sợ bị lẹo cả nhà sao
Co phai kieng quan he tinh duc khi trong nha co nguoi bi benh ve mat o?
me chau bi vien giac mat co nam di benh vien mat o tphcm nhung khong khoi mat van mo ..em phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
bác sĩ cho hỏi tôi bị viêm giác mạc do virus hespec,mắt hết đỏ,chói,chảy nước mắt rồi...bây giờ tròng đen có vệt trắng,mắt nhìn mờ lắm...chỉ giúp tôi !
hơn 1 tháng trước - Thích (23) - Trả lời
Bạn nên tái khám để điều trị tiếp nhé. Đó là lựa chọn tốt nhất. Chúc bạn mau khỏe!
Bi viem giac mac hinh cay an kieng gi bac si chi giup chau voi a
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý