Hiểu biết về bệnh viêm gan B

seminoon seminoon @seminoon

Hiểu biết về bệnh viêm gan B

18/04/2015 06:58 PM
561

Viêm gan siêu vi B là một số dạng bệnh viêm gan do vi rút (siêu vi trùng) viêm gan B (HBV) gây ra,truyền nhiễm theo đường máu và sinh dục lây đến gần 1 phần 3 dân số trên toàn thế giới, nhiều nhất tại các nước đang phát triển.


- Nguy hiểm và biến chứng:
Viêm gan B có hai thể: cấp tính kéo dài dưới 6 tháng và mạn tính kéo dài hơn 6 tháng. Nếu bệnh cấp tính, người có miễn dịch tốt có thể loại trừ hoàn toàn virut ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân hệ miễn dịch kém không thể chống lại virut, dẫn đến nhiễm HBV mạn tính với các biến chứng nặng nề như như xơ gan và ung thư gan.
- Biểu hiện:
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh là mệt mỏi, chán ăn, sợ mỡ, nôn hoặc buồn nôn, vùng gan đau hoặc đầy tức vùng thượng vị, nhiều bệnh nhân vàng da và sốt, gan to ấn đau kèm theo suy giảm chức năng gan...
Một số người bị bệnh không có triệu chứng rõ ràng
- Chẩn đoán bệnh:
Bệnh nhân được xét nghiệm máu, nước tiểu để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và biết được chức năng gan bị ảnh hưởng như thế nào, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Bệnh nhân viêm gan B nên ăn uống thanh đạm dễ tiêu.
Hạn chế thịt mỡ, ăn nhiều ra quả, không uống rượu bia.

Bệnh nhân có thể điều trị băng đông y hiệu quả khá cao.
Thuốc Đông y bạn tham khảo bài thuốc sau:
+ Phương 5 :  
- Thành phần: Đảng sâm 20~30g; Hoàng kỳ, Đan sâm, Ngũ vị tử, Câu kỉ tử, Phục linh mỗi vị 15g, Cam thảo 6g, Xuyên khung 10g, Đương qui 10~15g.  
- Gia giảm: Nếu người vùng gan đau nhức, gia thêm Huyền hồ sách, Viễn chí mỗi vị 10~15g, nếu người bị bụng nước gia Trư linh 20g, Trạch tả 15g.
- Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, phân 2 lần uống, mỗi tuần uống liên tục 5 thang, ngừng 2 ngày. 8 tuần là 1 liệu trình.
- Chứng thích ứng: Viêm gan B mạn tính.
- Hiệu quả điều trị: Dùng thuốc trên điều trị bệnh nhân viêm gan B mạn tính 71 ca, trong đó cơ bản trị khỏi 41 ca, hiệu quả rõ 14 ca, hữu hiệu 10 ca, vô hiệu 6 ca. So sánh với nhóm đối chiếu Tây dược có khác biệt rõ rệt (P< 0,5). Hiệu quả trị liệu tốt hơn đối với nhóm đối chiếu Tây dược.
+ Phương 6:   Kiện Tỳ Sơ Can Ẩm
- Thành phần: Thương truật 9g, Bạch truật 9g, Quế chi 3g, Phục linh 9g, Hậu phác 6g, Uất kim 6g, Mộc qua 6g; Cốc, Mạch nha đều 12g, Bán hạ 9g, Cam thảo 3g, Thanh bì 6g,Trần bì 6g.
- Công năng: Kiện Tỳ táo thấp, sơ can lý khí.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Chủ trị: Viêm gan mạn tính, xơ gan (thời kỳ đầu).
- Gia giảm:
*Hoàng đản gia Nhân trần 30g, Chi tử 12g.
*Sườn phải chướng đau gia Khương hoàng 5g, Bạch thược 9g.
*Tiểu ít gia Trư linh, Phục linh đều 15g, phòng ngừa viêm gan tái phát, mỗi tháng uống 7 thang hoặc chế viên hoàn thường uống.  

+ Phương 7:
Dùng riêng Bồ công anh phối ngũ với Ô mai, Đại hòang, Ngũ vị tử v.v…sắc nước uống, điều trị 44 ca viêm gan B, 36 ca HBsAg chuyển âm tính, hiệu quả tốt.
(Bắc Kinh Trung y dược đại học học báo, 1995, 5 : 43).
Bạn cần tới các phòng khám Đông y, tư vấn  các thầy thuốc có kinh nghiệm để hướng dẫn điều trị có hiệu quả cao.

Nhiễm siêu vi B mạn tính là nguyên nhân thường nhất đưa đến tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.

Hiện nay trên toàn thế giới, có 350 triệu người  bị viêm gan mạn tính. Người Á Châu có tỷ lệ bị nhiễm siêu vi gan B cao nhất trong số tất cả các nhóm chủng tộc.

Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B rất cao, khoảng 15% dân số, tức khoảng 10-12 triệu người đang mang mầm bệnh.

Bệnh do siêu vi viêm gan B (HBV = Hepatitis B virus) gây ra. Sau khi nhiễm, siêu vi theo đường máu đến gan nhưng HBV tự nó không gây tổn thương gan trực tiếp, mà do hoạt động của hệ miễn dịch chống lại HBV trong tế bào gan.

Gan

HBV bao gồm phần lõi ở trung tâm và lớp vỏ bao phủ bên ngoài. Lớp vỏ chứa một protein mang tên kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg = hepatitis B surface antigen). Phần lõi chứa HbcAg (hepatitis B core antigen), HBeAg (hepatitis B e antigen), HBV DNA và DNA polymerase.

cấu trúc dna gan

HBV được tìm thấy số lượng lớn trong máu. Ngoài ra còn hiện diện trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo, sữa mẹ, và nước bọt, nhưng rất ít trong nước tiểu và không có trong phân. Lây truyền qua 04 đường, do tiếp xúc với máu hay dịch tiết của người có chứa siêu vi viêm gan B :

  1. Mẹ truyền sang con: trẻ sơ sinh, con của bà mẹ bị nhiễm siêu vi B. Ðây là đường lây quan trọng nhất.
  2. Ðường tình dục:hoạt động tình dục cùng giới đồng tính nam hoặc khác giới với người nhiễm siêu vi B.
  3. Truyền máuhoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng tay với người bị nhiễm siêu vi B, kim chích xăm mình hay xỏ lỗ tai không đảm bảo vô trùng. Nhân viên y tế bị tai nạn chạm phải kim tiêm nhiễm siêu vi B.
  4. Tiêm chích ma túy: dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B

 Không lây qua đường tiếp xúc thông thường  như :

-         hôn trên má

-         ho hoặc hắt hơi

-         ôm nựng hoặc nắm tay nhau

-         ăn thực phẩm từ một người bị nhiễm bệnh nấu

-         chia sẻ đồ dùng ăn uống như đũa hoặc muỗng

đồ diễn tiến của bệnh viêm gan siêu vi B

sơ đồ diễn biến viêm gan B

Triệu chứng bệnh viêm gan siêu vi B

Chỉ khoảng 30 – 50% người lớn có triệu chứng, ở trẻ nhỏ tỷ lệ này còn ít hơn < 10% .

   1.      Viêm gan cấp

-         Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Sốt thường nhẹ, ít khi sốt cao, giống cảm cúm.

-         Mệt mỏilà triệu chứng rõ rệt hơn.

-         Vàng dasẽ xuất hiện vài ngày sau khi sốt, mệt, kèm vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.

-         Ngoài ra, có thêm một số triệu chứng khác như chán ăn, đầy bụng, nôn ói, đau bụng vùng trên rốn, đau khớp v.v...

Đợt cấp chỉ kéo dài khoảng 2-3 tuần. Sau đó, nếu không có biến chứng, các triệu chứng bớt dần, người bệnh hồi phục hoàn toàn.

   2.      Viêm gan tối cấp

Hiếm khi viêm gan B cấp diễn tiến thành suy gan cấp, các triệu chứng xuất hiện đột ngột hơn, nặng hơn và tử vong > 80% do

-         Hôn mê gan

-         Xuất huyết: người bệnh nôn ói ra máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, các vết hoặc các đám đỏ bầm dưới da, chảy máu chỗ chích thuốc.

   3.      Viêm gan mạn

Giai đoạn nhiễm HBV mạn tính kéo dài nhiều năm, có thể không có triệu chứng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan…Hoặc chỉ có các triệu chứng âm ỉ nhưng kéo dài.

Viêm gan mạn có thể xuất hiện dưới 2 thể bệnh:

-         Thế tiềm ẩn (thể dai dẳng)  thường chỉ có những triệu chứng không rõ rệt như mệt mỏi, ăn uống chậm tiêu, táo bón...

-         Thể hoạt động (thể tấn công) thì các triệu chứng rõ rệt hơn: người bệnh suy nhược, rất yếu, chán ăn, no hơi, đầy bụng... thường bị dị ứng, nổi mề đay, ngứa, và thỉnh thoảng lại có đợt sốt tự nhiên.

Chẩn đoán

Muốn xác định tình trạng nhiễm HBV cũng như phân biệt giai đoạn cấp hay mạn tính hoặc người lành mang mầm bệnh, cần phải xét nghiệm máu.

Ý nghĩa của các kết quả xét nghiệm

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm viêm gan siêu vi B

-         HbsAg: thời gian trung bình từ khi nhiễm HBV đến khi HBsAg (+) là 30 ngày (có thể từ 6-60 ngày). Hiện nay với xét nghiệm PCR (phản ứng chuỗi polymerase) là phương pháp nhạy cảm nhất để xác định mức HBV DNA, có thể phát hiện HBV DNA 10-20 ngày trước khi HBsAg (+). Ở những người hồi phục sau viêm gan B cấp, ức chế hay đào thải được virus thì HBsAg chỉ có trong 4 tháng kể từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Nhiễm viêm gan B mạn được định nghĩa là sự tồn tại HBsAg hơn 6 tháng.

-         HbeAg: tiếp theo sự hiện diện HBsAg trong máu, xuất hiện HBeAg và anti-HBc. HBeAg (+) nghĩa là virus đang hoạt động và có khả năng lây nhiễm cho người khác. Nếu có cả hai HBeAg và HBsAg bệnh nhân có khả năng lây cao, và dễ dẫn đến viêm gan mạn tính với biến chứng xấu về sau như xơ ganvà ung thư.

-         anti-HBe (+) là dấu hiệu tình trạng virus không hoạt động và ít nguy cơ lây nhiễm hơn.

-         anti-HBccó hai loại: IgM trong thời kỳ bị nhiễm trùng cấp tính và IgG trong thời kỳ chuyển tiếp. Nếu anti-HBc IgG không hạ xuống và HbsAg (+) có nghĩa bệnh nhân đang bị dạng viêm gan mạn tính.

-         anti-HBs:khi HBsAg biến mất, thì kháng thể chống HBsAg (anti-HBs) mới xuất hiện, lúc này người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không lây bệnh qua người khác được. Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg, sẽ có thể lây cho người khác.

-         HBV DNA có nồng độ cao cho thấy virus đang ở giai đoạn sinh sản và hoạt động.

Bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính, cần được theo dõi định kỳ. Tầm soát sớm ung thư gan bằng xét nghiệm AFP và siêu âm gan mỗi 6 tháng.

Điều trị viêm gan siêu vi B

Liệu pháp kháng virus không được khuyến cáo trong giai đoạn viêm gan B cấp bởi vì tình trạng nhiễm trùng tự thoái lui ở hấu hết bệnh nhân có triệu chứng.

Trong trường hợp bị viêm gan siêu vi B mạn tính có men gan tăng và số lượng siêu vi nhiều thì có chỉ định dùng thuốc ức chế siêu vi (như vậy không phải trường hợp HBsAg (+) nào cũng phải dùng thuốc ngay).

Mục đích trực tiếp của liệu pháp kháng virus là làm giảm sự sinh sản (ức chế HBeAg và HBV DNA trong máu) và cải thiện chức năng gan (ALT và AST về bình thường). Do đó, ngăn ngừa tổn thương và sẹo hóa mô gan, làm ngừng tiến trình đến xơ gan và ung thư gan.

Các nhóm thuốc điều trị viêm gan siêu vi B được FDA công nhận gồm:

1. Interferon alfa (1992)

2. Lamivudine (1998)

3. Adefovir dipivoxil (2003)

4. Entecavir (2005)

5. PEG-Interferon alfa 2a (2005)

6. Telbivudine (2006)

Xét nghiệm định lượng siêu vi B có thể thực hiện mỗi 3 -6 tháng để đánh giá sự đáp ứng với điều trị.Số lượng siêu vi B tốt nhất được thực hiện bằng xét nghiệm Real-time PCR do kỹ thuật này có khỏang dao động rộng từ 100 bản sao/mL đến 109 bản sao/mL.

Phòng ngừa nhiễm viêm gan siêu vi B

-         Không dùng kim chung với người khác.

-         Quan hệ tình dục an toàn.

-         Không dùng chung các vật dụng  vệ sinh cá nhân có dính máu và dịch tiết của người khác.

-         Nhân viên y tế phải thận trọng khi tiếp xúc với máu, giữ gìn vệ sinh an toàn.

-         Giữ gìn sức khỏe tổng quát.

-         Từ bỏ bia rượu.

-         Cách tốt nhất là tiêm chủng vaccin phòng viêm gan B.Chích ngừa không chỉ giúp phòng ngừa bệnh này mà còn gián tiếp phòng ngừa ung thư gan. Tuy nhiên, do nước ta có tỉ lệ nhiễm HBV cao, nên trước khi chích ngừa cần phải thử máu xem đã bị nhiễm hay chưa. Xét nghiệm tối thiểu cần làm là HBsAg và anti-HBs. HBsAg cho biết có bị nhiễm hay không, còn anti-HBs cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa. Khi cả hai xét nghiệm này âm tính thì mới chích ngừa. Còn HBsAg (-), antiHBs (+), nghĩa là bệnh nhân đã nhiễm nhưng đã khỏi bệnh, cơ thể đủ sức tạo được kháng thể bảo vệ thì không cần thiết phải chích ngừa.

Những ai cần chính ngừa vaccin viêm gan siêu vi B

-         Tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em.

-         Các nhân viên y tế.

-         Những người có quan hệ tình dục không an toàn.

-         Những người nghiện chích ma túy.

-         Những người sống chung nhà với người bị nhiễm siêu vi B.

-         Những người đi du lịch tới vùng có tỷ lệ nhiễm siêu vi B cao.

-         Bệnh nhân đang được thẩm phân phúc mạc hay chạy thận nhân tạo.

-         Bệnh nhân có rối loạn đông máu, cần truyền các yếu tố đông máu.

Lịch chích ngừa vaccin viêm gan siêu vi B

-         Lịch chích ngừa cơ bản: 3 mũi 0, 1 và 6 tháng (mũi thứ hai cách mũi đầu 1 tháng, mũi thứ ba cách mũi đầu tiên 6 tháng)

-         Lịch chích ngừa nhanh: 4 mũi 0, 1, 2 và 12 tháng.

-         Đối với người lớn, khi cần có hiệu quả bảo vệ nhanh thì chích vào các ngày 0, 7, 21 và một mũi tiêm nhắc lại sau mũi đầu tiên 12 tháng.

-         Trẻ em: chủng ngừa ngay sau sinh (tốt nhất trong 24 giờ sau sinh,) và nhắc lại vào tháng thứ 2, 4, 6, và năm 12-13 tuổi. Cần chủng ngừa trong vòng 24 giờ sau sinh ở những bé có mẹ bị nhiễm HBV.

Hiệu quả của chính ngừa vaccin viêm gan siêu vi B

-         Kiểm tra hiệu quả thường nên thực hiện một hoặc hai tháng sau khi chích ngừa đủ ba mũi (trừ trường hợp các bé sinh bởi mẹ bị đã bị nhiễm viêm gan B, thì thử ở tuổi từ 9 đến 15 tháng) bằng cách thử mức HbsAb. Cho tới nay, nếu mức kháng thể HBsAb này cao hơn 10 IU/L, thì bệnh nhân được coi nhưđã được bảo vệ. Nếu không có đáp ứng hoặc kháng thể thấp thì có thể chích bổ sung 1-2 lần nữa.

-         Chích đủ liều, đúng thời gian thì hơn 90% người đã chích được bảo vệ ít nhất 10-15 năm do đó không cần phải chích nhắc lại sớm hơn.

-         Mức độ kháng thể chống với viêm gan B thường giảm theo thời gian. Tỉ lệ đáp ứng với thuốc chủng giảm đi một cách đáng kể ở những bệnh nhân bị xơ gan, suy thận mạn tính, suy giảm miễn dịch và những người được cấy ghép các bộ phận cơ thể. Ở những bệnh nhân lọc máu kinh niên, tỉ lệ đáp ứng với thuốc chủng chỉ có khoảng 50 đến 60%. Do đó, ở những bệnh nhân này cần phải kiểm tra mức HBsAb hàng năm để chích nhắc khi HBsAb giảm xuống dưới 10 IU/L.

Tại hội nghị truyền thông với chủ đề "Nâng cao nhận thức về bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính", vừa diễn ra hôm 29.10 tại Hồng Kông, báo cáo của PGS Nancy Leung (trường ĐH Chinese - Hồng Kông) cho biết: Nghiên cứu, khảo sát trên bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính tại 10 nước thuộc khu vực châu Á vừa kết thúc hồi tháng 5.2007 cho thấy, có đến 38% bệnh nhân viêm gan B mãn tính không biết về nguyên nhân, đường lây của bệnh viêm gan B; 54% bệnh nhân khác thì hiểu biết không đúng về nguyên nhân gây viêm gan B. Nhiều người cứ tưởng nhầm viêm gan siêu vi B lây qua đường ăn uống, là do thức ăn bị nhiễm trùng! + Viêm gan siêu vi B lây qua đường máu; đường tình dục; và từ mẹ sang con (nhiều nhất là trong lúc sinh và sau sinh). Nên cẩn thận bằng cách dùng bàn chải đánh răng riêng, dao cạo râu riêng; còn việc ăn uống chung, tiếp xúc không làm lây bệnh, trừ khi có chảy máu. Đối tượng dễ bị lây nhiễm là nhân viên y tế (gặp nhiều nhất); cô giáo nhà trẻ... Việt Nam là nước nằm trong vùng dịch tễ nhiễm bệnh cao.

+ Nếu bà mẹ đang mang thai phát hiện mình bị nhiễm bệnh, thì con sinh ra phải được tiêm ngừa sớm trong vòng 12 giờ đầu sau sinh và không cho bé bú mẹ, để tránh bị lây nhiễm bệnh. Đây là điều rất quan trọng, bởi nhiều bà mẹ mang thai không biết mình bị bệnh, nên không có biện pháp phòng cho con, khiến trẻ bị lây nhiễm (70% trẻ bị lây nhiễm trong năm đầu).

Theo báo cáo tại hội nghị, hiện thế giới có khoảng 2 tỉ người nhiễm vi-rút siêu vi B, trong đó có 360 triệu người đã bị viêm gan B mãn tính - với 75% trong số này là người bệnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Có 1,2 triệu người tử vong mỗi năm trên thế giới là do viêm gan B mãn tính, xơ gan và ung thư gan (trong số người bệnh xơ gan, ung thư gan chiếm 60%-80% là do viêm gan B mãn dẫn đến).

Mệt mỏi kéo dài: triệu chứng thường gặp

Theo PGS Nancy Leung, thường những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêu vi B không có biểu hiện triệu chứng gì nhiều ở giai đoạn sớm của bệnh. Vì vậy, rất nhiều trường hợp biết mình mắc bệnh là tình cờ qua việc đi khám một bệnh khác, hay khám sức khỏe định kỳ... Tuy nhiên, có khoảng 40% bệnh nhân sẽ bị các biến chứng nặng về sau như: xơ gan, suy gan và ung thư gan.

Mệt mỏi kéo dài là triệu chứng thường gặp nhất trên những người bệnh viêm gan siêu vi B; các triệu chứng thường gặp khác gồm chán ăn, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày... Bệnh gây ảnh hưởng đến công việc hằng ngày, chất lượng cuộc sống và cả hôn nhân của người bệnh.

PGS Leung nói: "Người bệnh viêm gan B mãn tính cần tuân thủ điều trị triệt để theo hướng dẫn của bác sĩ đúng chuyên môn để giúp giảm nguy cơ bệnh diễn tiến đến xơ gan và ung thư gan".

HBV (hepatitis B virus) là loại virus duy nhất có cấu trúc AND có khả năng lây truyền chủ yếu qua đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con. Khả năng lây lan của HBV mạnh gấp 100 lần virus HIV. Vì vậy, chỉ cần một xây xát nhỏ trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với máu người nhiễm virus (kim tiêm, kim châm cứu, dụng cụ y tế, cắt móng tay, bàn chải đánh răng...) cũng là lối vào rất thuận lợi cho mầm bệnh.

Tuy nhiên, không phải ai nhiễm virus HBV cũng đều trở thành người bệnh. Điều này còn tùy thuộc vào khả năng tự bảo vệ của từng cơ thể. Có nhiều người đã chung sống với HBV cả đời nhưng không hề bị viêm gan. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 1,5 - 3 tháng và có khả năng trở thành mạn tính (5% ở người lớn và 100% ở trẻ em). Ngoài các biểu hiện lâm sàng dễ nhận thấy (đau, sốt, vàng da), việc chẩn đoán bệnh chủ yếu phải căn cứ vào các xét nghiệm huyết thanh.

Phòng bệnh và điều trị

- Tiêm chủng vaccin: Sau khi tiêm vaccin, để đánh giá được hiệu quả bảo vệ của chúng cần làm xét nghiệm anti-HBsAg để phát hiện kháng thể chống virus đã được hình thành. Khi người bệnh xét nghiệm HbsAg(+) thì không được tiêm vaccin nữa. Hiện Việt Nam đã có vaccin viêm gan thế hệ III mới nhất Sci-B-Vac có độ an toàn và tính hiệu quả cao hơn trước rất nhiều.

- Tuyệt đối không dùng chung các dụng cụ có thể gây xây xát da, niêm mạc (dao cạo, bàn chải răng, dụng cụ y tế... hoặc truyền máu) để tránh lây lan từ người bệnh.

- Quan hệ tình dục có bảo vệ có thể ngăn chặn sự lây nhiễm HBV.

Khi nhiễm bệnh, cần tăng cường sức khỏe và tính đề kháng của cơ thể bằng chế độ ăn. Việc điều trị chủ yếu là ngăn chặn sự sinh sôi, nhân lên của virus hoặc các chất làm rối loạn quá trình tổng hợp, tự nhân lên của virus. Trong điều trị, các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc có tác dụng điều hòa cơ chế miễn dịch; bảo vệ và tăng cường chức năng gan (như Artichaux, Methionin, Arginin, Ornithine Silymarin, Nissen, Omitan, các vitamin B, C, E...).

Hiện nay các loại thuốc mới như Zeffix, Hepsera (10 mg/ngày), VEGF-1, HAP... có tác dụng tốt chống lại viêm gan B mạn tính và tương đối rẻ hơn.

Các bài thuốc cổ truyền:

+ Thuốc nam Siro Hebevera với thành phần chủ yếu là cây chó đẻ răng cưa, cà gai leo đã góp phần chữa khỏi được 27 - 59% người bị nhiễm HBV.

+ LIV-94 là loại thuốc bổ gan tiêu độc hoàn toàn từ dược liệu Việt Nam đã được thử nghiệm thành công và bắt đầu được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị viêm gan.

- Hạn chế uống rượu vì rượu không những gây ra xơ gan mà còn hỗ trợ quá trình sao chép, sinh sản của virus viêm gan nên làm tăng nhanh số lượng virus có trong máu và làm giảm khả năng chịu đựng của tế bào gan trước sự tấn công của virus.

Bệnh viêm gan là một loại bệnh khó chữa khỏi và để lại nhiều di chứng về lâu dài nên việc phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng. Virus viêm gan có thể lây truyền được cho trẻ qua nhau thai của người mẹ. Do vậy, nếu mẹ bị viêm gan thì chưa nên sinh con. Trường hợp có thai rồi mới nhiễm bệnh thì cần sử dụng các biện pháp tiêu diệt virus hữu hiệu hơn vì tỷ lệ lây cho con là 44 - 94%.

Silymax điều trị viêm gan B

Bệnh viêm gan B ở trẻ em

Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B

Mẹ bị viêm gan B có nên mang thai?

Bé bị viêm gan

Chữa viêm gan cấp tính khi mang thai

Cách làm bánh mousse hawaii mát lịm, không bị ngán

Cách làm bánh Nhật Bản khiến bạn mê mẩn

Cách làm bánh nếp xào ớt của người Hàn Quốc

Cách làm thính gạo đảm bảo an toàn

Cách làm nước gạo rang, thức uống bổ dưỡng cho cơ thể

Cách làm nước cốt dừa, bí quyết không thể thiếu trong các món ăn

Tự làm túi xách đơn giản tiện lợi

Cách làm các món nhậu bình dân hấp dẫn không thể bỏ qua

Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể

Chăm sóc móng tay đơn giản hiệu quả

Cách làm các loại bánh từ bột mì vừa ngon vừa bắt mắt

Cách làm các loại bánh ngon hấp dẫn cả nhà

Cách làm muối ớt ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Cách làm tinh dầu gừng tuyệt đối an toàn

Những kiểu tóc bới dự tiệc đơn giản khiến bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đẹp

Những kiểu tóc đi dự tiệc không bao giờ lỗi mốt

Cách xào măng tây theo nhiều công thức khác nhau

Cách nhuộm tóc tự nhiên vừa an toàn lại tiết kiệm mà vẫn cực đẹp

Cách làm kem phủ bánh gato theo công thức cực chuẩn

Cách muối cà xổi ngon trong tích tắc

Cách làm cua rang muối ớt ngon ngây ngất

Những kiểu tóc búi Hàn Quốc dễ thương giúp bạn đẹp hơn bao giờ hết

Cách làm tinh dầu cam an toàn

Những kiểu tóc búi cao dự tiệc giúp bạn nổi bần bật giữa đám đông

Cách làm tinh dầu hoa hồng an toàn, thoải mái dưỡng da

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Bệnh viêm gan siêu vi B cữ ăn những thứ gì ?
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý