Quả trứng gà nhỏ nhắn, xinh xắn là thế, nhưng sử dụng đúng cách, bạn sẽ nhận ra công dụng tuyệt vời của nó.Trứng gà là món ăn bổ dưỡng, có tác dụng lớn với những người đang trong tình trạng suy yếu về sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy trứng gà có tới 8 loại a-xít amin cần thiết cho cơ thể mà trong gạo hay mì không có.
Trứng gà là món ăn bổ dưỡng
Do đó, nếu mỗi ngày bạn ăn một quả trứng gà sẽ giúp nâng cao chất lượng của các albumin để cơ thể dễ hấp thụ hơn.
Ngoài ra, đây cũng là một loại thực phẩm có giá trị sinh học cao bởi lượng protein trong trứng rất cần cho quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
Bên cạnh đó, y học dân tộc còn dùng trứng gà trong những bài thuốc tiêu biểu sau:
Trứng gà ngải cứu: bạn thường ăn trứng gà rán với lá mơ để chữa chứng đau bụng, táo bón Ngoài lá mơ, trứng gà kết hợp với ngải cứu sẽ rất tốt trong viêc điều trị truỵ thai ở phụ nữ, hay hiện tượng đẻ non nay đã trở thành quán tính.
Khi thai nhi từ tháng thứ hai trở đi, mỗi tuần bạn nên ăn một bát canh trứng gà nấu ngải cứu. Tỷ lệ: 2 quả trứng gà nấu với 12-14g ngải cứu.
Khi thai sang tháng thứ ba, cứ mỗi hai tuần bạn nên ăn món canh này một lần. Sang tháng thứ tư, ăn một lần/tháng.
Trứng gà có thể kết hợp với ngải cứu hay mật ong sẽ tạo ra một món ăn ngon vô cùng bổ dưỡng
Sử dụng bài thuốc này điều độ, đúng liều lượng, khi sinh em bé, bạn sẽ tránh được sự suy nhược của sức khoẻ.
Lòng đỏ trứng gà quyện mật ong: Ai cũng biết trứng gà là loại thực phẩm quý và rất bổ dưỡng. Trong Đông y, lòng đỏ trứng còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất.
Bạn nên ăn 1-2 lòng đỏ trứng đánh với khoảng 10-20ml mật ong vào buổi sáng.
Nên dùng món này khoảng 2 lần/tuần, sẽ rất tốt đối với những người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, lao phổi, hay bị tụt huyết áp, suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
Trứng gà ngâm giấm: Món này có thể chữa được các bệnh như: viêm loét dạ dày, viêm da thần kinh, ngứa da trâu Theo nghiên cứu của Đông y, giấm là gia vị được sử dụng từ rất lâu. Kết hợp giấm với một số thực phẩm khác sẽ tạo ra những bài thuốc công hiệu: Cách thực hiện như sau: Bạn rửa sạch 5 quả trứng gà, rửa bằng cồn càng tốt, cho vào lọ, sau đó đổ giấm vào, đậy kín nút, ngâm chỗ ít ánh sáng khoảng một tuần.
Sau một tuần, bạn bóc bỏ vỏ trứng, khuấy tan trứng cùng nước giấm là có thể dùng được.
Canh trứng táo tàu: Món này thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị 2 quả trứng gà cùng khoảng 50-100g táo tàu, đường đỏ, cho nước vào nấu thành canh.
Món này thích hợp với người suy nhược thần kinh, tinh thần hoảng hốt, mất ngủ, bổ khí huyết, trị bệnh thiếu máu
Chữa bệnh bằng vỏ trứng gà: Người ta vẫn dùng vỏ trứng gà, nhất là trứng được ấp sau khi đã nở thành gà con để chữa bệnh.
Bạn lấy 50-100g vỏ trứng rửa sạch, bóp nát, cho vào ấm. Sau đó đổ từ 3-5 bát nước, đun khoảng 1-2 tiếng trên lửa liu riu. Lấy nước để uống. Dùng chữa sốt cao, sốt nóng, mê sảng.
Trứng gà ngải cứu là món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó, trứng gà kết hợp với ngải cứu cũng sẽ rất có ích trong viêc điều trị trụy thai ở phụ nữ, hay hiện tượng đẻ non.
Cây ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu... Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, trị bệnh nội thương, ngoại cảm, kinh nguyệt không đều, còn được dùng để băng bó sai khớp... Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn. Vì vậy, ngải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ.
Trứng gà ngải cứu là món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Có thể dùng 1 - 2 quả trứng/ngày xào ngải cứu ăn lúc còn nóng.
Ngoài ra, trứng gà kết hợp với ngải cứu sẽ rất tốt trong việc điều trị truỵ thai ở phụ nữ, hay hiện tượng đẻ non.
Khi thai nhi từ tháng thứ hai trở đi, mỗi tuần bạn nên ăn một bát canh trứng gà nấu ngải cứu. Thai sang tháng thứ ba, cứ hai tuần bạn nên ăn món canh này một lần. Sang tháng thứ tư chỉ nên ăn một lần/tháng.
Cây ngải cứu rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, bởi nó vừa dễ ăn lại dễ tìm. Song có rất nhiều công dụng chữa bệnh cũng như các món ăn từ ngải cứu, bạn đã biết chưa? Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ cúc. Quanh năm đều có ngải cứu nhưng tốt nhất là hái cành và lá vào tháng 6 (gần tương ứng với mồng 5 tháng 5 âm lịch), phơi khô trong râm mát. Có khi hái về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu. Ngải cứu có tính ôn, hơi cay, dùng điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, động thai, thổ huyết... Ngải cứu chữa bệnh - Làm điếu ngải : lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ. Có thể dùng điếu ngải theo mấy cách sau : - Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm dễ chịu (cứu ấm), dùng để trị các bệnh hư suy đau yếu. - Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò). Thực hiện 3-5 lần, cách cứu này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát). - Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách cứu này để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt. Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai. Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn. - Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. -Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi (hoặc khô), rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe. -Trị mụn trứn cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng. -Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất. Trứng gà ngải cứu - món ăn quen thuộc bổ dưỡng của nhiều gia đình Món ăn với ngải cứu - Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng. - Trứng gà tráng ngải cứu: Giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín. - Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ. - Cháo ngải cứu có thể chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp. Cách nấu : lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
Có nên ăn nhiều trứng gà rán ngải cứu?
ừ xưa nhân dân ta đã có tập quán dùng trứng gà để bồi bổ sức khoẻ (người ốm, phụ nữ sau sinh, trẻ em) và dùng trứng chế biến thức ăn. Y học phương đông cũng có nhiều bài thuốc dùng trứng gà trong đó có món trứng xào ngải cứu.
Đông y gọi lòng đỏ trứng gà là “kê tử hoàng” có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh: tâm, tì, vị. Có tác dụng dưỡng âm, minh tâm, vỗ tỳ vị, trị mất ngủ do âm hư, nôn mửa do vị khí nghịch. Protein của lòng đỏ trứng có thành phần axit amin tốt nhất và hoàn thiện nhất.
Chất ovovidtelin trong protein của trứng khi phân giải sẽ chuyển thành một protein có nhiều phốt pho và sắt gọi là hemantogen có tác dụng chống thiếu máu. Trong lòng trắng trứng có chất lecithin có tác dụng phòng chống các chứng suy nhược, rối loạn thần kinh, lao lực.
Trứng gà xào ngải cứu cũng là món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Có thể dùng 1-2 quả/ngày xào ngải cứu ăn lúc còn nóng. Tuy nhiên nếu ăn nhiều trứng quá cũng không tốt, càng không nên ăn ngày này qua ngày khác. Tốt nhất nên ăn cách ngày hoặc 7-10 ngày là một liệu trình.
Chú ý người bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành nên hạn chế ăn trứng. Với tuổi già thì trứng xào ngải cứu là thức ăn bổ dưỡng, dễ ăn. Khi xào với ngải cứu tăng thêm tác dụng hoạt huyết bổ huyết. Nếu không có bệnh như nói ở trên thì cụ nên ăn cách ngày một quả là tốt nhất để dành ăn thêm các loại thực phẩm khác xen kỹ như cá, thịt... sẽ tốt hơn.
Ngãi cứu hay còn gọi là ngải diệp, nhả ngải, thân cỏ sống và mọc hoang nơi tường rào, trong các góc vườn thôn quê.
Ngải cứu là một vị thuốc tốt, chữa được nhiều bệnh như: đau đầu, cảm mạo thông thường, bệnh của phụ nữ như khí huyết trì trệ…
Từ lâu trong dân gian đã biết tới ngải cứu như một phương thuốc chữa bằng cách dùng lá giả ngỏ, vắt lấy nước (hòa thêm với đường hoặc muối tùy theo sở thích của từng người). Uống nóng hay nguội tùy theo thời tiết, có thể chữa được những cơn cảm cúm, sỗ mũi, nhức đầu thông thường.
Ngải cứu với trứng là món ăn nhà quê ngon, bổ được nhiều người biết và thích ăn khi trong người có dấu hiệu mệt mỏi, đâu đầu... Ngải cứu chỉ việc rửa sạch, thái nhỏ cho vào trong chén, đập thêm trứng gà vào, đánh đều nêm chút gia vị, muối cho dễ ăn. Hấp cách thủy trong nồi khoảng 15 phút là được. Hoặc có thể rán hay ốp chín trên lá chuối tươi. Món này nếu đã ăn quen và ăn nhiều lần sẽ nghiện. Nghiện chính cái hương vị thơm thơm, đăng đắng, bùi bùi không gì lẫn được.
Ngải cứu vừa là món ăn tẩm bổ (cách thủy với thịt gà), vừa là món rau nấu canh (nấu với thịt nạc) nên ngải cứu được trồng nhiều trong các gia đình nông thôn, rồi xuất hiện trong các bữa ăn gia đình như một món ăn bài thuốc ngon bổ, hữu ích.
Một số món ăn kết hợp với ngải cứu:
Canh rau ngải cứu: Ngải cứu rửa rạch thái nhỏ, nấu canh như các loại rau thông thường cùng với thịt nạc. Nêm gia vị ăn nóng, món canh này rất tốt cho chị em phụ nữ trong những ngày mệt mỏi.
Ngải cứu cách thủy gà: Ngải cứu chọn những ngọn già rửa sạch, nhồi vào trong bụng gà cùng với gia vị tiêu, bột nêm. Hấp cách thủy gà trong nồi khoảng từ 1 - 2 giờ. Khi dùng ăn cả thịt gà và rau ngải cứu. Món này thích hợp cho người già bồi bổ cơ thể, người mới ốm dậy.
Canh cá nấu măng chua
Cách làm bánh canh cá lóc Huế
Canh cá nấu hoa chuối
Canh cá chép lá chè
Cách nấu canh chua cá cực ngon
Canh cá nấu chuối xanh
(ST).