Hành tây là loại thực phẩm có nhiều công dụng hữu hiệu dùng trong Đông y lẫn trong ẩm thực hàng ngày. Loại củ này có vị thơm, ngọt đặc biệt tốt đối với sức khỏe mỗi người.
Hành tây - Allium cepa L., thuộc họ Hành - Alliaceae.
Mô tả: Cây thảo, nhẵn, sống dai do một hành phình to mà ta thường gọi là củ hành, có kích thước thay đổi, gồm nhiều vẩy thịt tức là các bẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Củ hành có hình dạng tròn đều (hình cầu) hoặc tròn hơi dẹp hình bầu dục hoặc hình bầu dục dài, thường có màu vàng hay màu tím hoặc màu trắng. Thân chính thức nằm ở dưới giò mang nhiều rễ nhỏ. Lá dài hình trụ, nhọn, rỗng ở giữa. Hoa họp thành tán giả nằm ở đầu một cán hoa hình ống tròn, phình ở giữa. Hoa màu trắng có cuống dài. Quả hạch, có màng; 3 góc với 3 ngăn, bên trên có núm nhuỵ còn tồn tại. Hạt có cánh dày, đen nhạt, ráp.
Bộ phận dùng: Củ - Bulbus Allii Cepae.
Nơi sống và thu hái: Hành tây có nguồn gốc từ vùng Trung Á, được trồng từ thời Thượng cổ. Hành tây chịu lạnh giỏi ở nhiệt độ dưới 10oC. Nhưng yêu cầu nhiệt độ không khí nơi trồng chỉ trong phạm vi 15-25oC. Thường nhân giống bằng hạt. Tốc độ nảy mầm của hạt biến động trong phạm vi 7-15 ngày, có khi tới 20 ngày nhưng nếu gieo hạt vào những tháng có nhiệt độ cao thì hạt mau nảy mầm hơn. Hiện nay, các vùng trồng Hành tây chủ yếu ở nước ta dùng một trong hai giống Grano và Granex nhập từ Pháp và Nhật. Hành Grano có củ hành tròn cao, vỏ ngoài màu vàng đậm, thịt trắng; còn hành Granex có hình tròn dẹp, dáng dẹp, vỏ ngoài màu vàng nhạt, thịt trắng, có đường kính củ lớn hơn; cả hai giống đều có chất lượng ngon, đã thích hợp với hầu hết các vùng trồng hành lớn ở đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải miền Trung cũng như vùng Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Thành phần hóa học: Hành tây giàu về đường, vitamin A, B, C, muối khoáng, Na, K, P, Ca, Fe, S, l, Si, H3PO4, acid acetic, disulfur allyl và propyl, dầu bay hơi, glucokinin, oxydase và diastase. Ở Ấn Độ, người ta cho biết trong cây Hành có tinh dầu (0,05%) và sulfit hữu cơ, các acid phenolic. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là allyl propyl disulfit. Hoạt chất là acid glycollic. Vẩy chứa catechol và acid protocatechuic. Ở nước ta, Viện vệ sinh dịch tễ và Viện nghiên cứu kỹ thuật ăn mặc Việt Nam đã cho biết, trong 100g Hành tây có 88g nước; 1,8g protid; 8,3g glucid; 0,1g chất xơ; 0,8g tro và 38mg calcium, 58mg phosphor; 0,8mg chất sắt; 0,03mg caroten; 0,03 mg B1; 0,04mg B2; 0,2mg PP và tới 10mg vitamin C.
Tính vị, tác dụng: Hành tây khi dùng trong, có tính chất kích thích chung, lợi tiểu mạnh, hoà tan và làm giảm urê và các chlorur, chống thấp khớp, chống bệnh hoại huyết, sát khuẩn và chống nhiễm khuẩn, gây tiết, trị ho, làm dễ tiêu hoá, cân bằng tuyến, chống xơ cứng, chống chứng huyết khối, kích dục, chống đái đường, chống tràng nhạc, trị giun, gây ngủ nhẹ, trị bệnh ngoài da và hệ lông. Được dùng ngoài để làm dịu và tan sưng, sát khuẩn, chống đau, xua muỗi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hành tây là loại rau được sử dụng phổ biến ở châu Âu trong bữa ăn hàng ngày. Ở nước ta, Hành tây cũng thường được sử dụng để xào với các loại thịt, dùng chế dầu giấm và để ăn sống rất được ưa chuộng. Để làm thuốc, Hành tây được chỉ dẫn dùng trong để trị mệt mỏi, suy nhược cơ thể và thần kinh, chứng ít nước tiểu; bí dịch, thuỷ thũng, thừa urê huyết, tăng chlorur huyết, lên men ruột, đau sinh dục tiết niệu, đau ngực, cúm, mất trương lực tiêu hoá, mất cân bằng tuyến, béo phì, xơ cứng động mạch, đề phòng chứng huyết khối, đề phòng sự già yếu, mệt lả, bất lực, đái đường, viêm hạch, tạng bạch huyết, ký sinh đường ruột. Dùng ngoài để trị áp xe, chín mé, nhọt, ong vò vẽ đốt, cước nứt nẻ, đau nửa đầu, sung huyết não, đau dây thần kinh răng, mụn cóc, vết thương, loét và trừ muỗi.
Cách dùng: Thông thường nhất là ăn sống, cũng có thể ngâm trong nước nóng (trị cảm cúm) hoặc đun sôi 10-15 phút (trị ỉa chảy, thấp khớp) hoặc ngâm độ một tuần trong rượu trắng (trị vật ký sinh đường ruột). Người ta còn làm thuốc (ngâm Hành tây trong cồn 90 độ), làm rượu thuốc 20%. Dùng ngoài dưới dạng thuốc đắp trị thấp khớp, đau đầu, sung huyết não, viêm màng não, bí tiểu tiện, rệp đốt, mụn nhọt, áp xe, trị nứt nẻ, vết thương v. v.., thuốc xoa (trị chín mé, tàn nhang), dịch chiết (nhỏ trị ù tai, tẩm bông đặt vào răng sâu) hoặc cắt đôi củ Hành đặt cạnh giường ngủ để xua muỗi.
Hành tây ngâm rượu vang đỏ
- Ngâm theo tỷ lệ: 3 củ hành tây + 750ml rượu vang đỏ.
- Cách chế biến: Rửa sạch hành tây, bóc lớp vỏ khô, cắt dọc thành 8 phần, cho vào bình thuỷ tinh, rồi đổ rượu vào; cho cả lớp vỏ vàng của hành vào càng tốt. Đóng kín nắp bình rượu, để chỗ mát khoảng một tuần. Sau đó lấy hành tây ra, chắt rượu vào chai, cất vào tủ lạnh.
- Cách dùng: Mỗi lầ uống chừng 50ml, người cao tuổi nên dùng khoảng 20 ml; mỗi ngày uống 1- 2 lần. Ăn cả lát hành đã ngâm càng tốt. Người thích ngọt có thể pha thêm vào rượu chút mật ong.
- Công dụng: Theo tài liệu tham khảo, rượu vang đỏ ngâm hành tây có thể trị bệnh đau nhức đầ gối, giảm trí nhớ ở người già…Ở Nhật Bản, người ta dùng loại rượu ngâm này chữa chữa bệnh cao huyết áp ( huyết giảm sau đó ổn định), giảm lượng đường trong máu, cải thiện tật viễn thị ở người cao tuổi, chữa chứng tiểu đêm, khó ngủ, mắt mờ và mệt mỏi, chữa bệnh nước tiêu đục, trướng bụng do bí đại tiện…
Nhiều người dùng loai rượu trên cho biết sau 3-5 ngày thấy kết quả ngay: da căng hồng, ngủ ngon, chân tay linh hoạt hơn…
Hiệu quả kỳ diệu của món hành tây ngâm rượu vang đỏ
Ảnh minh họa |
- Chứng mất ngủ: thái nhỏ để cạnh gối khi ngủ;
- Cảm mạo: canh nóng cho nhiều hành;
- Nghẹt mũi: cắt một khoanh hành nhỏ đặt vào trước hai lỗ mũi rồi hít vào một lúc;
- Ho: lấy khăn xô bọc một ít hành băm nhỏ đắp từ yết hầu đến ngực một lúc…
- Ngâm theo tỷ lệ: 3 củ hành tây + 750 ml rượu vang đỏ.
- Cách chế biến: Rửa sạch hành tây, bóc lớp vỏ khô, cắt dọc thành 8 phần, cho vào bình thủy tinh, rồi đổ rượu vào; cho cả lớp vỏ vàng của hành vào càng tốt. Đóng kín nắp bình rượu, để chỗ mát khoảng một tuần. Sau đó lấy hành tây ra, chắt rượu vào chai, cất vào tủ lạnh.
- Cách dùng: Mỗi lần uống chừng 50 ml, người cao tuổi nên dùng khoảng 20 ml; mỗi ngày uống 1-2 lần. Ăn cả lát hành đã ngâm càng tốt. Người thích ngọt có thể pha thêm vào rượu chút mật ong.
- Công dụng: Theo tài liệu tham khảo, rượu vang đỏ ngâm hành tây có thể trị bệnh đau nhức đầu gối, giảm trí nhớ ở người già... Ở Nhật Bản, người ta dùng loại rượu ngâm này chữa bệnh cao huyết áp (huyết áp giảm sau đó ổn định), giảm lượng đường trong máu, cải thiện tật viễn thị ở người cao tuổi, chữa chứng tiểu đêm, khó ngủ, mắt mờ và mệt mỏi, chữa bệnh nước tiểu đục, trướng bụng do bí đại tiện...
Nhiều người dùng loại rượu trên cho biết sau 3-5 ngày thấy kết quả ngay: da căng hồng, ngủ ngon, chân tay linh hoạt hơn..
Bạn dọn nhà và tình cờ tìm thấy mấy chai rượu vang uống dở để quên từ bao giờ. Nghe nói “rượu càng để lâu càng thơm”, bạn băn khoăn liệu có uống được nữa không?
Mặt kính sẽ sáng bóng khi được lau với rượu vang
Theo các chuyên gia, kinh nghiệm “rượu càng để lâu càng thơm” thường chỉ áp dụng với rượu có độ cồn trên 20%. Đối với những loại rượu này, nếu được bảo quản tốt, càng để lâu càng có thêm vị thơm đặc biệt. Tuy nhiên, đối với rượu có độ cồn dưới 20%, phần lớn là các loại rượu vang, nếu để lâu sẽ sinh ra vị chua, nhất là chai đóng không kín dễ bị vi khuẩn xâm nhập và biến chất. Chính vì vậy, rượu vang quá hạn nếu uống có thể gây hại cho đường ruột.
Nếu vẫn cảm thấy tiếc, bạn có thể tận dụng rượu vang quá hạn nhưng chưa bị chua vào các việc sau:
- Mặt nạ dưỡng da: Pha 10ml rượu vang với 2-3 thìa mật ong, đánh đều, thoa lên mặt để chừng 8 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
- Tẩy vết tiết trên thịt:
Trước khi nướng thịt bò, ngâm vào rượu vang, khi thịt chín bề mặt sẽ không bị vết tiết loang lổ.
- Khử mùi: Rượu vang chứa tannins, có thể làm mềm mỡ, đánh bay các mùi gây khó chịu trên thịt. Hương thơm của rượu cũng có thể khử mùi tanh trên thủy, hải sản nếu bạn ngâm vào trước khi chế biến.
- Làm giấm: Hành tây thái miếng lớn, ngâm vào cùng với rượu vang, để trong bình thủy tinh 30 ngày, có thể làm thành giấm hồng rất ngon.
- Tắm: Ngâm mình trong bồn tắm pha rượu vang, không chỉ giúp da mềm mại, mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng cường sức khỏe.
- Làm sạch đồ gia dụng: Rượu vang quá hạn có thể dùng lau sàn gỗ sẫm màu, bàn ghế gỗ, giúp màu gỗ càng ngày càng sáng. Dùng lau cửa kính cũng có tác dụng tương tự.
Cách uống rượu vang đúng cách
Thịt thỏ nấu rượu chát
Làm đẹp da với rượu trắng
Thưởng thức rượu Rum
Cách ngâm rượu cá ngựa
Cách ngâm rượu táo mèo ngon
Thưởng thức rượu Gin
(ST).