Thời gian gần đây chó trở thành 'thú cưng' trong mối gia đình. Tuy nhiên,những chú chó có vẻ khá đỏng đảnh khi mắc bệnh và chết mà chủ nhân không biết lý do. Cùng tham khảo một vài bệnh thường gặp dưới đây để chăm sóc những chú cún cưng của bạn thật tốt nhé!
1. Bệnh viêm ruột ở chó
Đây là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm ruột, chúng tôi xin giới thiệu về nguyên nhân triệu chứng và các phương pháp phòng trị để bạn đồng nghiệp và người chăn nuôi tham khảo.
Về nguyên nhân gây bệnh có thể có rất nhiều song có một số nguyên nhân đặc trưng như:
- Do Virút: Có thể do Parvovirut, virut gây bệnh carê, virut gây viêm gan truyền nhiễm v.v ...
- Do Vi trùng như coli, Leptospira, Salmônella.
- Cũng có thể do ký sinh trùng
- Ngoài ra cũng có thể do nấm hoặc do ngoài vật không tiêu hoá được, do ăn phải chất dộc.
Triệu chứng bệnh: Điển hình nhất là hiện tượng tiêu chảy đi đôi với nôn mửa, ở trường hợp này thường do chó bị viêm đoạn trước ruột non. Khi con vật biểu lộ đau vùng bụng, lúc đó biểu hiện viêm có thể đã lan xuống ruột già.
Con vật đi phân lỏng có mùi tanh hôi khó chịu và có thể có màu xanh đậm hoặc đen do xuất huyết ở phần sau ruột già. Con vật có thể bị sốt nếu do nguyên nhân nhiễm trùng, lúc đó thường thấy thành bụng căng lên.
Một số chó có biểu hiện đau bụng con vật sẽ nằm ở tư thế hai chân trước chống lên, bụng sôi hoặc chướng nhẹ.
Điều trị bệnh: Điều đầu tiên là cần tìm nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phác đồ điều trị bệnh có hiệu quả.
- Nên ngừng cho chó ăn trong vòng 24 giờ đầu, chỉ cho chó uống đủ nước.
- Nếu chó bị nôn dùng Anticholinergic và thuốc an thần như Chlopromazin hoặc Metoclopramil
- Truyền dịch để bù lượng nước và chất điện giải đã mất (đây là biện pháp tốt nhất, nếu không truyền được thì dùng chất điện giải cho uống)
- Nếu thấy cho bị đau bụng nhiều thì có thể dùng thuốc giảm đau như Perimidine
- Trị tiêu chảy bằng một số loại thuốc như hỗn hợp Kaolin và Pectin, hoặc Bismuth Subcarbonate ....
- Nếu nghi là do vi trùng thì dùng các loại kháng sinh thông thường như Kanamixin, Têtramixin
Trong quá trình điều trị kết hợp dùng thuốc bổ trợ như vitamin B1, Bcomlex, ADE Bcomlex và chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức để khắng cho con vật.
2. Ký Sinh Trùng
Bệnh viêm tai ngoài do ve Otodectes cynotis là rất phổ biến mà chó, mèo, cáo, thỏ đều có thể nhiễm ve này. Ve sống ở mặt ngoài ống tai, ăn lớp da ký chủ và hút chất bạch huyết ký chủ để sống. Từ đó kích là cho ký chủ ngứa ngáy khó chịu, viêm, tiết dịch và hình thành vãy trong tai. Ngoài ve trên còn có loài Otobius megnini ký sinh trên chó và một số loài gia súc khác như bò, ngựa, cừu.
Triệu Chứng::
Ve ký sinh ở tai kích thích con vật lắc đầu thường xuyên rồi quào hay chà, cọ chỗ tai bị nhiễm ve. Thường xuyên có chất tiết từ ống tai, có màu nâu sậm như sáp, đôi khi chất tiết bông ra. Khi khám tai có thể thấy những ve có màu trắng, nhỏ, lẫn trong rái tai màu sậm, ta có thể láy rái tai đặt dưới kính hiển vi để tìm ve.
Điều Trị: :
Dùng một loại dầu như dầu khoáng bôi nhẹ vào ống tai rồi lau để làm sạch tai, chất tiết từ tai sẽ giúp lấy được ve ra. Sau khi làm sạch tai dùng một loại thuốc diệt cái ghẻ như là rotenone, diethyl phtalate, hay pyrethrins để bôi mỗi ba ngày một lần, lập lại trong 4 lần. Khi tai có hiện tượng viêm mãn tính thì phải bôi thuốc khaáng sinh có corticoisteroide hay thuốc mỡ có kháng sinh. Hoặc dùng ivermectin với liều 200-300 mg/kg tiêm dưới da.
3. Bệnh mò bao lông trên chó
Bệnh mò bao lông do một ký sinh trùng da sống trong nang lông gây ra ngứa ở các mức độ khác nhau. Bệnh ở chó phổ biến hơn ở mèo.
Ký Sinh Trùng::
Ký sinh trùng có tên là Demodex canis sống trong nang bao lông của chó, thân dài 0,25 mm. Có thể tìm thấy trên da con vật khỏe.
Triệu Chứng::
Bệnh ghẻ mò bao lông thường phát sinh ở phía trước mắt, hoặc khủy chân. Bệnh có thể thay đổi từ rất nhẹ như chỉ một mảng nhỏ, cho đến nặng như toàn thân đều có bệnh tích rướm máu, có mủ. Với trường hợp bệnh nhẹ thì có thể chỉ bị một khu vực tách biệt, bị rụng lông ở mặt, quanh mắt hay chân trước hoặc cả chân sau. Những trường hợp này được xem là bệnh nhẹ, không gây viêm da thứ phát. Còn trường hợp nặng thì da bị mẫn đỏ lên, có mụn mủ, có máu và huyết thanh rỉ ra từ những vùng nhiễm bệnh, kế đó là nhiễm trùng thứ phát mà thường thấy là Staphylococcus aureus, thỉnh thoảng cũng thấy Pseudomonas spp.
Chẩn Đoán: :
Dùng dao tẩm dầu cạo chỗ có bệnh tích cho đến khi thấy đỏ lên, bắt đầu chảy máu rồi soi dưới kính hiển vi để tìm ký sinh trùng.
Điều Trị: :
· Ký sinh trùng: Khi bệnh khu trú có giới hạn thì thường tự khỏi, tuy nhiên để đề phòng bệnh lan ra toàn thân ta nên điều trị sớm ở những trường hợp này bằng:
- Amitra với nồng độ 0,025% trong nước, mỗi tuần bôi một lần, cho đến khi dứt các bệnh tích, rồi tiếp tục bôi mỗi hai tuần một lần, cho đến khi xét nghiệm không còn ký sinh trùng.
- Rotenone (C23H22O6) 1% pha trong cồn bôi trong ba ngày liên tục.
- Benzyl benzoat.
- Trypanbleu.
- Tẩm bằng các xà bông sát trùng.
· Trị nhiễm trùng thứ phát với : chloramphenicol, lincomycin.
4. Bệnh ve kí sinh
Ve là một loại ký sinh trên chó, nó không chỉ tranh chấp chất dinh dưỡng của ký chủ mà còn truyền một số bệnh nguy hiểm cho chó.
Ký Sinh Trùng::
Ve ký sinh trên chó có nhiều loại thường thấy nhất là Rhipicephalus sanguineus, có hình quả lê và màu nâu đen. Ve này phân bố khắp nơi trên thế giới. Ngoài chó, ve còn thấy trên trâu, bò, heo. Chu kỳ phát triển 7 tháng đến 1 năm. Ve có thể nhịn đói 19 tháng. Ve phát triển qua các giai đoạn trứng, ấu trùng, thiếu trùng và ve trưởng thành. Ve cái và đực giao phối trên cơ thể ký chủ. Sau khi giao phối ve cái hút no máu rồi rời ký chủ, đẻ trứng trên mặt đất. Mỗi giai đoạn phát triển là sau khi ve hút no máu lại rời ký chủ biến thái trên mặt đất, lại bám vào ký chủ mới. Khi bám vào da ve chích chất kháng đông vào máu ký chủ, mỗi ve cái có thể hút 0,5ml máu.
Triệu Chứng::
Ve thường bám ở trong và ngoài vành tai, vùng cổ và ở kẻ ngón chân. Nhiễm nặng thì thấy ve bám khắp cơ thể, có khi hàng ngàn ve trên một ký chủ, gây tổn thương sinh ra phản ứng viêm, làm chó ngứa ngày khó chịu, gãi thường xuyên có thể tạo nhiễm trùng thứ phá, áp xe hay loét. Nếu nhiều thì làm cho ký chủ bị thiếu máu, một số chỗ của da xù xì, dày lên, chó cứ gậm, liếm, cào cấu thường xuyên. Khi loại trừ được ve thì các triệu chứng trên giảm ngay. Nguy hiểm nhất là ve truyền các bệnh truyền nhiễm như: rickettsia, leptospirosis, babesiosis.
Điều Trị: :
Các loại thuốc có thể dùng điều trị như:
- Frontline với các hoạt chất fipronil xịt và xoa lên lông chó, mèo, mỗi lần trừ ve được một tháng.
- Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml cho 2 lít nước tắm hay xịt cho chó.
- Vòng đeo cổ Preventef (diazenon) trừ được ve trong 4 tháng.
Phòng Bệnh: :
Để kiểm soát ve ta có thể định kỳ xịt thuốc sát trùng vào chỗ ở của chó như chuồng, góc nhà, vách tường, kẻ tường, sân. Nhưng phải tách người và thú vật ra khỏi khu vực này cho đến khi thuốc hết tác dụng. Dùng vòng đeo trừ ve.
5. Bệnh rận kí sinh
Rận ký sinh ở chó phổ biến có 2 loại: Rận ăn lông và Rân hút máu.
· Rận ăn lông: gồm các loại như: Trichodectes canis, Trichodectes latus Heterodoxus spiniger, các loại này không hút máu chỉ ăn lông. Vòng đời chỉ trãi qua trên ký chủ, con cái đẻ trứng, màu trắng đầu có nắp dính trên lông ký chủ, 5-12 ngày nở thành ấu trùng rồi lột xác 3 lần trong 12-16 ngày để trở thành con trưởng thành.
· Rận hút máu: Phổ biến là Linognathus selosus, rận đẻ trứng trên lông, trứng nở ra thiếu trùng và qua 3 lần lột xác thành con trưởng thành, toàn bộ vòng đời mất 2-3 tuần.
Triệu Chứng::
Trước hết rận bò trên da làm con vật ngứa ngáy không nghỉ ngơi được. Nhiễm rận nhiều gây kém ăn, chậm lớn, vết đốt gây viêm biểu bì, bao lông, gây ngứa ngáy, rụng lông lỗ chỗ. Rận ăn lông Trichodectes còn là ký chủ trung gian cho sán dây Dipylidium caninum.
Điều Trị: :
Các loại thuốc có thể dùng điều trị như:
- Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml cho 2 lít nước tắm hay xịt cho chó.
- Để tiêu diệt mầm bệnh ta có thể lập lại sau 14 ngày.
6. Bệnh bọ chét kí sinh
Đây là một loại ký sinh truùng ngoài rất phổ biến ở chó, bọ chét không gây hại nặng trực tiếp nhưng lây lan rất nhanh và khó tiêu diệt mầm bệnh.
Ký Sinh Trùng::
Bọ chét có nhiều loài: Ctenophalides canis, C. felis felis, C. felis orientis. Bọ chét có thân hình dẹp, chân dài nên di chuyển rất nhanh như bò trên da ký chủ hoặc bằng những bước nhảy rất xa. Bọ chét trưởng thành hút máu ký chủ, nhưng ấu trùng thì ăn phân của cha mẹ chúng, bọ chét trưởng thành có thể sống đến 2 tháng mà không cần phải hút máu. Con cái đẻ trứng, trứng rớt xuống đất hoặc sàn nhà, trứng nở thành ấu trùng dạng vòi, rồi thành nhộng. Ở môi trường thuận lợi bọ chét hoàn thành vòng đời khoảng 3 tuần.
Triệu Chứng::
Thấy dễ dàng ở vùng không lông hay ít lông như bụng, háng. Gây cho ký chủ ngứa ngáy, viêm da, mụn loét, rụng lông. Nguy hiểm nhất là truyền những bệnh khác như: sán dây Dipyllidium caninum, vi trùng bệnh dịch hạch.
Điều Trị: :
Các loại thuốc có thể dùng điều trị như:
- Dipterex 0.3-0.5 %.
- Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml cho 2 lít nước tắm hay xịt cho chó.
- Vòng đeo cổ Preventef (diazenon) trừ được bọ chét trong 4 tháng.
- Frontline với hoạt chất fipronil xịt và xoa lên lông chó, mèo trừ được bọ chét 2 tháng.
- Program (lufenuron) mỗi tháng một viên.
Về sức khỏe cộng đồng: :
Trẻ em có thể nhiễm sán dây Dipylidium caninum mà nguyên nhân là do nuốt phải bọ chét mang ấu trùng sán dây.
7. Bệnh giun ở mắt
Bệnh giun ở mắt chó, mèo thường gây ra do hai loài Thelazia californiensis và T. callipaeda, chúng thường ký sinh trong túi giác mạc hay trong giác mạc của chó và mèo, giun có thể tìm thấy ký sinh ở trên mắt người. Ngoài ra bệnh có thể xảy ra ở những loài khác. Giun có lớp biểu bì hình răng cưa, dài khoảng 10-15 mm. Ruồi nhà Musca domestica, Fannia sp và ruồi Musca autumnalis là những ký chủ trung gian. Từ chó, mèo bệnh được ruồi ăn chất tiết của mắt có ấu trùng L1, vào cơ thể ruồi ấu trùng phát triển thành L3 và di hành đến miệng ruồi để sẵn sàng truyền cho chó khác khi ruồi đậu vào mắt. Từ đây ký sinh trùng trực tiếp phát triển thành con trưởng thành, giun có thể sống trong mắt vài ba năm, giun non có biểu bì hình răng cưa và di chuyển nhanh trong mắt ký chủ gây ra viêm kết mạc.
Triệu Chứng::
Viêm kết mạc và tiết rất nhiều nước mắt, sợ ánh sáng. Trong trường hợp nhiễm nặng có thể gây loét và đục giác mạc. Giun trưởng thành có thể tìm thấy trong túi kết mạc và ấu trùng thường có trong nước mắt.
Chẩn Đoán: :
Có thể chuẩn đoán bằng cách quan sát trực tiếp ký sinh trùng trong túi giác mạc hoặc là ở trên giác mạc sau khi gây tê cho chó. Tìm trứng chứa ấu trùng hoặc ấu trùng trong nước mắt chó hay mèo bệnh.
Điều Trị: :
Có thể trị bằng các phương pháp sau.
- Trực tiếp lấy giun ra khỏi mắt.
- Nhỏ dung dịch levamisole 2% vào giác mạc.
- Dùng thuốc mỡ tra mắt levamisole 1%.
8. Bệnh viêm miệng do nấm
Là một bệnh nhiễm trùng của xoang miệng, bệnh này không phổ biến lắm.
Nguyên Nhân::
Nguyên nhân gây bệnh là do nấm men Candida albican. Bệnh thường xảy ra ở chó, mèo non hoặc ở những con lớn tuổi. Những điều kiện khác thường là do dùng kháng sinh kéo dài, cơ thể suy giảm miễn dịch, suy nhược, làm biến đổi hệ vi khuẩn trong xoang miệng là nhnữg điều kiện cho nấm phát sinh bệnh.
Triệu Chứng::
Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi những vãy trắng, hay màng giả trên niêm mạc miệng hay lưỡi, đôi khi lan cả đến môi, bệnh tích thường nổi lên với sự sung huyết ở xung quanh và bên ngoài còn ở dưới thì lóet, những bệnh tích này có thể lan tràn đến hầu hoặc thực quản. Bệnh làm cho con vật đau. Có thể phân lập định danh nấm C. albican từ những bệnh tích.
Điều Trị: :
Nên phân biệt với những bệnh gây viêm lóet khác. Các thuốc có thể dùng là:
- Ketoconazole 10 mg/kg, cho uống ngày 2 lần cho đến khi bệnh khỏi.
- Bôi potassium permanganate 1/3000 trong nước ngày một lần.
- Bôi dung dịch nystatin ngày bốn lần.
- Cố gắng cho chó ăn thức ăn lỏng dễ tiêu để chó dễ nuốt, và bổ sung các vitamine A, B, C trong khẩu phần.
9. Bệnh ca rê
Bệnh ca rê gây tác hại trên nhiều hệ nhưng trên hệ tiêu hóa là nặng nhất và rõ nhất. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất của chó. Bệnh xảy ra trên hầu khắp thế giới, giết hại rất nhiều chó không được tiêm phòng. Bệnh có thể xảy ra trên tất cả các lứa tuổi chó nhưng tác hại nặng trên chó con. Các cơ quan bị virus tấn công nhiều nhất là hệ tiêu hóa, hô hấp, da, thần kinh.
Nguyên Nhân::
Bệnh do virus thuộc nhóm paramyxovirus. Virus xâm nhập vào chó qua đường hô hấp, tiêu hóa, da. Đầu tiên khi xâm nhập vào virus nhân lên ở mô bạch huyết đường hô hấp trên, sau đó nhiễm vào máu và virus tiếp tục nhân lên ở mô bạch huyết của các cơ quan khác. Mầm bệnh được thải ra qua dịch tiếït mắt mũi, nước bọt, phân, nước tiểu.
Triệu Chứng::
Xảy ra ở tất cả các lứa tuổi nhưng thường ở chó con vài tuần tới 12 tháng tuổi. Chó bắt đầu bệnh sốt 40o - 40,5o, chó ủ rũ bỏ ăn, sau 24 - 48 giờ thì hạ sốt, ăn lại. Vài ngày sau lại bỏ ăn, sốt, bệnh tiến triển trầm trọng. Chó bệnh thường hay trải qua hai đợt sốt nên người ta còn gọi là dạng sốt hai thì. Vì virus thường tác hại chính trên đường tiêu hóa và hô hấp nên chó bị tiêu chảy có máu, cũng như viêm đường hô hấp, ho vớiï dịch tiết mũi có mũ.
Một số trường hợp khá phổ biến chó bệnh có mụn mũ ở vùng da mỏng như bụng, háng, với diển tiến lúc đầu viêm đỏ sau thành mũ rồi vở ra khô lại. Ở những trường hợp bệnh nặng người ta thấy chó thể hiện triệu chứng thần kinh như co giật, run từng cơn, hoặc hai chân trước giật từng hồi như bơi trong không khí. Mỗi trường hợp có một dạng co giật khác nhau, giai đoạn cuối chó bị liệt. Hầu hết chó xuất hiện dạng thần kinh thường chết. Một số ít có thể vượt qua được thì mang di chứng thần kinh.
Một số trường hợp khác thì thể hiện triệu chứng gan bàn chân dầy và cứng, khi ta sờ tay vào cảm giác rất nhám. Đôi khi cũng xảy ra hiện tượng dày và cứng mũi.
Chẩn Đoán: :
Nên nghĩ đến bệnh Ca rê khi chó con sốt, nhất là dạng sốt hai thì. Các triệu chứng điển hình như viêm hô hấp, viêm ruột, mụn mủ ở da, cứng bàn chân, các cơn co giật. Nhưng đôi khi những dấu hiệu đặc trưng thường không phát hiện ở giai đoạn sớm mà chỉ thấy được ở giai đoạn quá trể.
Điều Trị: :
Nguyên tắc điều trị là giới hạn sự nhiễm trùng thứ phát, truyền dịch tạo lại cân bằng điện giải, giới hạn những cơn co giật và chăm sóc cẩn thận.
· Giữ chó bệnh ở nơi khô ấm, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, atropine dể giới hạn co thắt ruột.
· Dùng kháng sinh hoạt phổ rộng để chống nhiễm trùng thứ phát
- Trimethoprim + sulphamethoxazole
- Streptomycine 5-10 mg/kg, ngày hai lần tiêm thịt hay dưới da.
- Gentamicin 2mg/kg ngày 2 lần dùng tối đa 5 ngày.
- Kanamycin 10-20 mg/kg ngày bốn lần cho uống, hoặc 5-7,5 mg/kg ngày hai lần tiêm thịt hoặc dưới da.
· Truyền dịch: dung dịch điện giải, dung dịch protein, và thuốc chống co giật.
Phòng Bệnh: :
Vaccin virus sống nhược độc có thể bắt đầu tiêm ở 6 tuần tuổi và cách 2 - 4 tuần cho tới khi chó được 16 tuần tuổi. Chủng lập lại vaccin vào 12 - 16 tuần tuổi, và hàng năm.
(ST)