BÀNG QUANG VIÊM
Viêm bàng quang là một tình trạng viêm tấy của bọng đái.Chứng viêm tấy có th�� do một tình trạng nhiễm trùng hay một chấn thương cơ học và làm bầm dập gây nên. Gần như mọi bệnh nhiễm trùng vào tới được bàng quang là do các vi khuẩn xâm nhập niệu đạo từ bên ngoài. Chúng lan lên phía trên từ âm đạo, hậu môn và lớp da vùng đáy chậu và làm viêm tấy niêm mạc lót bàng quang.
Trong trường hợp bệnh nhiễm trùng lan từ bàng quang lên thận và sinh ra bệnh viêm bể thận và thận, chứng đau có thể lan tỏa ra hai bên hông. Nếu có chứng sốt, thì cũng có thể buồn ói và nôn mửa.
Nước tiểu màu vàng sậm cho tới vàng cam, thậm chí có mùi rất khai, không phải là dấu hiệu bị nhiễm trùng. Cả hai đặc tính này (vàng sậm và khai) có thể đơn giản chỉ xảy ra vì bạn uống ít nước vì ói mửa hay đổ mồ hôi quá nhiều. Cũng có thể là bạn đã ăn một số thức ăn, măng tây chẳng hạn, có thể khiến cho nước tiểu đổi màu, nếu đã ăn với số lượng lớn.
Nếu bạn có cảm giác rát khi đi tiểu, đó có thể là bệnh viêm niệu đạo, tức tình trạng viêm tấy niệu đạo. Nếubạn cũng bị đau nghiêm trọng hơn và chứng đau này bao giờ cũng tệ hơn khi dòng tiểu chấm dứt, đó là viêm bàng quang. Thành bàng quang bị viêm tấy co thắt lại để tống khứ các giọt nước tiểu sau chót, siết chặt các mô bị viêm tấy trong động tác này.
Bệnh viêm bàng quang rất thường gặp, phiền toái và bất tiện, nhưng không nguy hiểm đối với tình trạng sức khỏe tổng quát. Đa số phụ nữ mắc phải bệnh này vào một lúc nào đó trong cuộc đời. Bệnh này đặc biệt thường gặp trong thời gian mang thai và nhất là trong vài tháng đầu tiên. Thời kỳ mang thai là một yếu tố dễ dẫn tới bệnh này, không phải bởi vì niệu đạo bớt căng thẳng dưới ảnh hưởng của hormone thai nghén là chất progesterone và do đó các bệnh nhiễm trùng đi ngược dòng lên dễ dàng hơn. Một thời gian sau trong thời kỳ mang thai, sức éo của tử cung ngày một lớn hơn có tể khiến cho một lượng nhỏ nước tiểu còn sót lại có thể lưu lại trong bàng quang sau khi đi tiểu... Nước tiểu trở nên ứ đọng và hiện tượng thiếu lưu thông có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Nguyên nhân
Vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất là con E.coli, là một vi khuẩn sống bình thường trong ruột và xung quanh hậu môn, thường không gây ra vấn đề rắc rối nào cả. Vi khuẩn lan từ trực tràng ra vùng đáy chậu và ngược lên niệu đạo người phụ nữ, là một ống ngắn hơn nhiều so với niệu đạo đàn ông, và tới bàng quang.
Chấn thương cơ học như do giao hợp mạnh là một nguyên nhân thông thường của bệnh viêm bàng quang. Trong trường hợp việc giao cấu dẫn tới một đợt tấn công của bệnh viêm bàng quang, người ta cũng còn gọi đó là hội chứng niệu đạo. Trong Thế Chiến thứ II, các cô gái phục vụ trong bộbinh ngồi ghế máy kéo không có nhíp nhún cũng hay khai bệnh bị viêm bàng quang do chở máy kéo bị xóc. Vào những thời kỳ hiện đại hơn, sự xuất hiện của quần lót bó sát và những quần jeans bó sát đã gây ra bệnh viêm bàng quàng do áp lực lên niệu đạo, thậm chí các tác động làm bầm dập bộ phận này.
Ở phụ nữ lớn tuổi hơn, hiện tượng sa trệ của vách âm đạo phía trước, làm cho niệu đạo bị xoắn lại, có thể kết hợp với bệnhh viêm bàng quang vì lưu lượng nước tiểu thấp và có khả năng bệnh nhiễm trùng dội ngược lên.
Thỉnh thoảng, bệnh viêm bàng quang có thể do thói quen sử dụng thuốc sát trùng trong nước bồn tắm hay việc sử dụng quá nhiều các thuốc khử mùi âm đạo. Thói quen thụt rửa âm đạo cũng có thể gây nên bệnh viêm bàng quang. Khi phụ nữ thêm tuổi và đạt tới thời kỳ mãn kinh, một tình trạng thiếu hormone nữ là estrogen và progesterone có thể dẫn tới hiện tượng tất cả các bộ phận sinh dục và đáy chậu thu nhỏ lại và mất đi tính vẹn toàn và bằng một cách không giải thích được, điều này có thể dẫn đến bệnh kiểu viêm bàng quang của tuổi mãn kinh
Nếu vì bất cứ lý do nào một người phụ nữ cần có ống thông đặt luôn vào bàng quang, vì có lẽ là mắc phải chứng đi tiêu, tiểu không kiềm chế được do một căn bệnh như bệnh xơ cứng rải rác chẳng hạn, thì tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Tuy nhiên, người ta có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nếu áp dụng một kỹ thuật vô trùng thật thận trọng khi đặt ống thông.
Trái với điều nhiề người tin tưởng, những thói quen đi cầu thiếu vệ sinh tự chúng không gây ra bệnh viêm bàng quang, trừ phi có một yếu tố khác thiên về phía đó, dù sao thì bạn cũng luôn luôn phải tự chùi từ đằng trước ra đằng sau, về phía hậu môn.
Tôi có phải đi bác sĩ không?
Trong trường hợp những biện pháp tự lực không mang lại sự dễ chịu và làm giảm chứng đau, lúc đó bạn hãy nhờ tới bác sĩ. Bệnh viêm bàng quang cần tới việc chữa trị bằng thuốc kháng sinh nên bạn phải liên hệ với bác sĩ điều trị của bạn và sớm xin một cái hẹn. Hơn tất cả, cách làm giảm đau hữu hiệu nhất là nhờ uống thuốc kháng sinh. Một số phụ nữ thuật lại rằng ngay từ lúc thuốc kháng sinh xuất hiện trong nước tiểu, tức là khoảng nửa giờ sau khi uống thuốc, chứng đau sẽ giảm đi rồi.
Bác sĩ sẽ làm gì?
Trước khi kê toa thuốc kháng sinh, bác sĩ phải lấy một mẫu nước tiểu cho đi cấy vi khuẩn tìm xem loại vi khuẩn nào đã gây ra các triệu chứng và tìm ra tính nhạy cảm cảu nó đối vơi một loạt thuốc kháng sinh. Tuy nhiên ngay sau khi lấy mẫu, bác sĩ có thể kê cho bạn một đợt thuốc dưới dạng sulfamid hay một dẫn xuất của penicilin.
Điều tuyệt đối thiết yếu là bạn phải uống hết một đợt trị liệu ngày dù các triệu chứng có thể hoàn toàn thuyên giảm sau 24 giờ. Nếu không làm như vậy, các vi trùng gây bệnh có thể trở nên kháng thuốc kháng sinh và căn bệnh viêm bàng quang của bạn có thể trở thành kinh niên. Nếu diệt trừ, nên các bác sĩ thường khuyên là nên chữa trị bệnh viêm bàng quang đủ một đợt bảy đến mười ngày kháng sinh.
Nếu bệnh viêm bàng quang tỏ ra khó trị, điều thiết yếu là bạn theo toàn bộ quy trình điều tra tìm nguyên nhân ở bệnh viện để xem có nguyên nhân bên trong nào tạo khuynh hướng hay không. Các thử nghiệm có thể bao gồm một hình bàng quang. Một thuốc phẩm màu cản quang được đưa vào bàng quang và người ta đưa bạn đi chụp X-quang trong lúc bạn đi tiểu, để bác sĩ có thể quan sát các phản xạ bàng quang của bạn.
Nếu vẫn không tìm thấy dấu vết vi khuẩn nào, có thể là bạn mắc phải chứng bàng quang dễ kích thích nhiều khi do những yếu tố cảm xúc gây nên.
Tôi sẽ phải làm gì?
Bạn hãy uống thật nhiều nước khi có dấu hiệu đầu tiên của các triệu chứng. Điều quan trọng là cho nước tiểu chảy xuống thật mau nên bạn hãy uống thật nhiều nước vào. Sau đó, bạn hãy cố uống tương đương với một ly nước hay nước ép trái cây và rau, cứ nửa giờ hãy uống nước một lần.
Bạn hãy làm cho nước tiểu hóa kiềm. Nước tiểu kiềm ngăn cản vi khuẩn sinh sôi phát triển. Vì nước tiểu thường lại có tính acid, bạn hãy biến nó thành kiềm bằng cách thêm một chút bicarbonat soda vào các nước uống của bạn. Bạn sẽ khám phá rằng làm vậy làm giảmchứng đau bàng quang rất nhiều.
Để giảm đau, cứ bốn giờ một lần, bạn hãy uống thuốc acetaminophen. Một túi chườm nóng ấm hay những chai nước nóng trước bụng có thể làm giảm đau..
Làm sao tôi tránh được bệnh tái phát?
* Lúc nào bạn cũng nên uống nhiều nước.
* Khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, bạn hãy tăng lượng nước uống vào và hãy làm cho nước tiểu hóa kiềm bằng cách thêm một chút bicarbonat soda vào các đồ uống của bạn. Chớ tiếp tục làm như vậy quá lâu nếu không bạn sẽ bị những tác dụng phụ khó chịu, như đầy hơi chẳng hạn.
* Trong trường hợp bạn giao hợp rất thường xuyên, bạn hãy “bao bọc” cuộc giaohoan bằng cách uống nhiều nước và giữ cho nước tiểu lưu thông. Bạn đi tiểu trước và sau khi giao hợp.
* Bạn hãy sử dụng băng vệ sinh thay vì đeo khố vệ sinh vì băng ít có khả năng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sống; tuy nhiên, một số phụ nữ thấy rằng băng vệ sinh còn kích thích bàng quang hơn.
* Nếu bạn nghi ngờ rằng việc đeo màng chắn là một nguyên nhân đóng góp, bạn hãy hỏi thăm về một hình thức tránh thai khác.
* Bạn hãy mặc đồ lót bằng bông sợi.
* Bạn đừng sử dụng thuốc sát trùng trong nước bồn tắm, phương tiện thụt rửa âm đạo hay những sản phẩm khử mùi âm đạo.
* Bạn đừng bị ám ảnh về việc rửa vùng đáy chậu bằng nước và xà bông một cách quá thường xuyên.
* Tùy thuộc và các thức thuốc bác sĩ đã kê toa cho bạn, bạn có thể giúp cho thuốc có hiệu quả hơn, bằng cách điều chỉnh độ acid hay độ kiềm của nước tiểu. Bạn hãy hỏi bác sĩ thuốc kháng sinh cho bạn là thuốc gì.
Triệu chứng oHay mót đi tiểu mặc dù mỗi lần đi chỉ tiểu ra rất ít nước tiểu. oĐau nghiêm trọng thường có đặc điểm chạy lan xuống phía dưới, đằng trước bụng, nhưng đau nhiều khi lan tỏa lên hai bên hông và sau lưng oCảm giác nóng hay rát khi đi tiểu có thể có máu oĐi tiểu ra máu, nước tiểu có thể có mầu hồng đỏ hoặc đơn giản chỉ có vài vệt máu. oCần phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu ngay dù chỉ để đi ra rất ít nước tiểu. |
Niệu đạo ở người nam và người nữ
Niệu đạo của người nữ vốn ngắn, cho phép các vi trùng xâm phạm tiếp cận dễ dàng tới bàng quang và cả tới thận trong những trường hợp nghiêm trọng không có thuốc men. Ở đàn ông, tuyến tiền liệt phì đai có thể dẫn tới bệnh viêm bàng quang