Ngũ cốc là món ăn chính truyền thống của Trung Quốc. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống ngày càng nâng cao, mọi người đang có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các món ăn động vật, nhưng vẫn nên duy trì các món ăn từ ngũ cốc là chính, đồng thời phải chú ý ăn xen kẽ giữa các loại thô và tinh vì chúng chính là nguồn cung cấp cacbon hydrat, protein (đạm), vitamin B1 và axit nicotinic. Đây cũng chính là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong bữa ăn của người Trung Quốc.
2. Ăn nhiều rau, hoa quả và các loại khoai
Rau, hoa quả đều có nhiều vitamin C, các loại khoai chứa nhiều chất tinh bột, chất xơ, nhiều loại vitamin và chất khoáng. Những loại thực phẩm này sẽ làm cho tim mạch khỏe mạnh, tăng sức đề kháng bệnh tật, giảm thiểu các bệnh ở trẻ em và người đứng tuổi, có tác dụng rất quan trọng phòng ngừa bệnh ung thư.
3. Hàng ngày uống một số các loại sữa, ăn một số loại đậu và các chế phẩm khác.
Các loại sữa ngoài giàu protein và các loại vitamin ra, còn có hàm lượng canxi khá cao, mức hấp thụ của cơ thể con người rất cao, đây chính là nguồn cung cấp tốt nhất cho trẻ nhỏ và người đứng tuổi.
Mức canxi trong bữa ăn của người dân hiện nay rất thấp, bình quân chỉ đạt một nửa yêu cầu cần có. Các loại trứng chủ yếu cung cấp protein và chất béo cho cơ thể, hàm lượng phốt pho béo trong trứng càng cao càng có tác dụng lớn đến việc phát triển của trẻ nhỏ và dưỡng sinh phòng bệnh của người đứng tuổi. Các loại đậu là món ăn truyền thống vì nó có nhiều protein tốt, các axit không bão hòa, canxi và nhiều loại vitamin, vì thế cần tăng cường tuyên truyền việc sản xuất và ăn nhiều các loại đậu hoặc thực phẩm làm từ đậu.
4. Thường xuyên ăn cá, các loại gia cầm, trứng, thịt nạc, hạn chế ăn thịt mỡ
Các loài cá, gia cầm, trứng, thịt nạc đều chứa nhiều protein cao cấp và nhiều loại vitamin A, vitamin B, vitamin D, và các khoáng chất. Còn thịt mỡ thuộc dạng thực phẩm có năng lượng và chất béo cao, vì thế nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến béo phì, đồng thời cũng là mầm mống dẫn đến một số bệnh mãn tính, nên ăn ít thì hơn.
5. Mức độ ăn phải cân xứng với hoạt động thể lực và thích nghi với thể trọng
Mức độ ăn và hoạt động thể lực là hai nhân tố chính để khống chế trọng lượng cơ thể. Thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể còn hoạt động thể lực thì tiêu hao năng lượng. Nếu ăn nhiều quá mà hoạt động lại ít thì số năng lượng thừa sẽ tích tụ chất mỡ trong cơ thể làm cho người béo lên. Ngược lại, ăn ít quá nhưng lượng lao động hoặc vận động quá lớn thì sẽ thiếu năng lượng dẫn đến tình trạng gầy gò, sức lao động giảm sút.
6. Bữa ăn nên thanh đạm, ít muối
Bữa ăn thanh đạm, ít muối sẽ có lợi cho sức khỏe, cụ thể là bữa ăn không nên có nhiều dầu quá, không nên ăn nhiều thực phẩm động vật, dầu rán, thực phẩm hun khói. Theo điều tra cho thấy, lượng natri tỷ lệ thuận với mức sinh bệnh huyết áp cao, trong muối có natri, do đó không nên ăn nhiều.
7. Cần hạn chế uống rượu
Rượu có nồng độ cao thì năng lượng cũng cao nhưng không có chất dinh dưỡng. Nếu không hạn chế uống rượu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nhiều chất dinh dưỡng, nghiêm trọng hơn còn có thể gây nên xơ gan, huyết áp tăng cao và trúng cảm rất nguy hiểm.
8. Ăn những thực phẩm vệ sinh, chưa bị biến chất
Cần chọn ăn những thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh, không lẫn tạp chất, không biến màu và mùi vị.
Tám nguyên tắc chỉ đạo về ăn uống nói trên có thể tổng kết thành một câu như sau:
Thực phẩm phải đa dạng, có sự kết hợp giữa thô và tinh, ba bữa ăn phải hợp lý, đói, no phải đúng mực, ít ăn ngọt, không ăn nhiều mỡ, hạn chế uống rượu, hạn chế lượng muối.