Váng sữa là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất tốt cho trẻ nếu các mẹ biết cách cho con ăn đúng. Tìm hiểu về chủ đề này các mẹ nên chú ý để biết cách chăm con tốt nhất.
Váng sữa là gì?
Quan điểm váng sữa là những gì bổ dưỡng nhất của sữa, tương tự như sữa mẹ hay sẽ suy dinh dưỡng nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ trong thời gian dài là đúng? Dưới đây là giải đáp của ThS. BS Lê Thị Hải, GĐ TT Khám-Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng QG.
Dưỡng chất trong váng sữa rất ít
Váng sữa là một chế phẩm của sữa. Trước đây, váng sữa được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và cho làm lạnh. Ngày nay, nhà sản xuất sử dụng máy ly tâm để tách phần trên cùng của sữa, đó chính là váng sữa. Tuỳ thuộc vào cách chế biến, sẽ có nhiều loại váng sữa khác nhau. Ngoài ra, còn có váng sữa nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ…), bổ sung thêm casein (đạm sữa bò) và đường lactose (loại đường có trong sữa bò). Vì là chế phẩm của sữa nên thành phần của váng sữa cũng gồm có chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất dinh dưỡng này hoàn toàn khác trong sữa.
Trong váng sữa, thành phần chủ yếu là chất béo, chất đạm rất thấp, các vitamin và khoáng chất cũng thấp. Quan sát nhãn ghi trên hộp váng sữa, chúng ta sẽ thấy thành phần chủ yếu của váng sữa là chất béo. Lượng chất béo trong một hộp váng sữa chiếm đến trên 70% tổng năng lượng mà trẻ cần. Lượng chất béo này cao gấp đôi so với chất béo có trong một ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao. Điều này không đồng nghĩa với nhận định cho rằng “váng sữa có nhiều chất dinh dưỡng”. Trái lại, thành phần dưỡng chất trong váng sữa rất ít. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên dùng váng sữa để thay thế sữa cho trẻ.
Bảo quản váng sữa phải đúng cách Váng sữa rất dễ bị hư nên cần bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Không nên để váng sữa ở bên cánh cửa tủ lạnh, vì khi mở cửa tủ lạnh thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định. Sau khi mua, nên sử dụng càng sớm càng tốt. Chỉ nên mua váng sữa ở những đại lý có uy tín, có đủ điều kiện bảo quản tốt. Khi mua cần chú ý hạn sử dụng, thành phần ghi trên hộp. |
Dùng sao cho đúng?
Những trẻ nên dùng: như đã nói ở trên, váng sữa có thành phần chất béo cao, cung cấp nhiều năng lượng nên sẽ tốt cho: trẻ từ trên một tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng; trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng. Với những trẻ này, các bà mẹ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ, với lượng dùng hợp lý là 1 – 2 hộp/ngày.
Những trẻ không nên dùng: trẻ dưới sáu tháng tuổi, trẻ bị thừa cân – béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò…
Lưu ý, chỉ sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho trẻ. Lượng váng sữa có thể cho trẻ ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa được mua. Trung bình, trẻ 6 - 12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 - 1 hộp váng sữa/ngày, trẻ trên một tuổi có thể ăn 1 - 2 hộp/ngày, tuỳ vào mức độ dung nạp của trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao.
Không thể thay thế sữa mẹ
Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO), cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi, nhằm bổ sung thêm năng lượng, giúp trẻ tăng cân tốt hơn.
Không có một thực phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Váng sữa không thể thay thế sữa, nhất là sữa mẹ, vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như trong sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng đạm trong váng sữa thấp. Nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ, trẻ sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu… do thiếu các vi chất dinh dưỡng.
Có nên cho bé ăn váng sữa?
Đa phần các loại váng sữa này là sản phẩm nhập khẩu, và được bán với giá khá cao. Đây cũng chính là lý do khiến mặt hàng này trở nên hút khách vì tâm lý chuộng hàng ngoại nhập, mắc tiền của các bậc phụ huynh cha mẹ. Nhưng chất lượng của váng sữa có tương thích với cái giá bán ra?
Quan sát nhãn ghi trên hộp váng sữa, chúng ta sẽ thấy thành phần chủ yếu của váng sữa là chất béo. Lượng chất béo trong 1 hũ váng sữa chiếm đến trên 70% tổng năng lượng mà trẻ cần. Lượng chất béo trong 1 hũ váng sữa này cao gấp đôi so với chất béo có trong 1 ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc váng sữa có nhiều chất dinh dưỡng. Thực ra, thành phần dưỡng chất trong váng sữa rất ít. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên dùng váng sữa để thay thế sữa cho trẻ.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại váng sữa dành cho trẻ.(Ảnh minh họa).
Và cũng vì đây là một sản phẩm cao năng lượng nên cần hạn chế cho trẻ dưới 1 tuổi ăn váng sữa, và cả những trẻ dư cân, béo phì cũng nên hạn chế dùng sản phẩm này vì trẻ sẽ bị dư chất béo, dư năng lượng không cần thiết.
Tuy nhiên, không nên hoàn toàn tẩy chay sản phẩm này vì váng sữa là nguồn cung cấp chất béo và năng lượng rất tốt cho những trẻ gầy ốm, ăn ít hoặc bị suy dinh dưỡng. Với những trẻ này, cha mẹ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ cho trẻ, với lượng dùng hợp lý là 1 – 2 hũ/ngày.
Bên cạnh váng sữa, các ông bố bà mẹ cũng đang “sốt” với các sản phẩm phô mai tươi. Đây cũng là sản phẩm nhập khẩu và cũng được bán với giá khá cao. Các bậc phụ huynh thường được cho rằng “tươi” là tốt. Nhưng thực ra, thành phần dinh dưỡng từ loại phô mai tươi này hay phô mai thông thường (dạng viên hình tam giác) là như nhau. Do đó, không nên vì giá thành cao, hành nhập và vì chữ “tươi” mà cố gắng mua cho con ăn.
Ăn thế nào cho đủ?
bao nhiêu là đủ?
Một tuần nên cho bé ăn bao nhiêu ml sữa chua, váng sữa thì đủ? Có cách nào giúp trẻ uống sữa nhiều hơn không? (Kiều Vi - TPHCM)
Trả lời:
Váng sữa có thực sự tốt?
Làm công việc văn phòng nên chị Tuyết (Q.5, TP.HCM) ít có thời gian chăm sóc con. Nghỉ trưa được 1,5 giờ nên chị không thể về nhà cho con bú sữa mẹ. Nghe lời một người bạn, chị chọn váng sữa cho con bú thay thế sữa mẹ .Theo chị, váng sữa là những gì bổ dưỡng nhất của sữa và có thành phần dinh dưỡng tương tự như sữa mẹ.
Váng sữa là gì?
Theo Thạc sĩ- bác sĩ Hoàng Thị Tín, Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, váng sữa là 1 chế phẩm của sữa. Vào thế kỷ trước, váng sữa được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và cho làm lạnh. Ngày nay, nhà sản xuất sử dụng máy ly tâm để tách phần trên cùng của sữa, đó chính là váng sữa. Tùy thuộc vào cách chế biến sẽ có nhiều loại váng sữa khác nhau. Ngoài ra, còn có váng sữa nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ, …), bổ sung thêm casein (đạm sữa bò) và đường lactose (loại đường có trong sữa bò). Tại Việt Nam, hiện công ty Mộc Châu có sản xuất và bán váng sữa.
Ảnh: Internet
Thành phần dinh dưỡng của váng sữa
Thạc sĩ – bác sĩ Hoàng Thị Tín phân tích: váng sữa chứa nhiều chất béo và giàu năng lượng. Tỷ lệ chất béo dao động từ 10% - 40%. Dưới đây là một số váng sữa khác nhau trên thế giới.
- Váng sữa sản xuất tại Nga: Chất béo 10%-20%, đạm 3,5%, Carbonhydrat 4,3%, nhiều khoáng chất (Ca, Na, K..), vitamin A, E, B1, B2, C, PP…
- Váng sữa sản xuất tại Mỹ và một số nước châu Âu gồm nhiều chủng loại khác nhau:
. Half and half (10.5-18% chất béo): được chế biến bằng cách pha trộn sữa bò nguyên kem và váng sữa đồng thể tích.
• Light, coffee, or table cream: 18-30% chất béo
• Medium cream: 25% chất béo
• Whipping or light Whipping cream: 30-36% chất béo
• Heavy Whipping cream: ≥ 36% chất béo
• Extra-heavy, double, or manufacturer's cream: 38-40% chất béo hoặc nhiều hơn
• Extra light (or 'lite'): 12-12.5% chất béo.
• Light (or 'lite'): 18-20% chất béo
• Pure cream (váng sữa nguyên chất): 35-56% chất béo, không chứa chất làm sánh nhân tạo.
• Double cream: 48-60% chất béo
Chỉ sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho trẻ
Váng sữa là thức ăn giàu chất béo và năng lượng nên có thể sử dụng như một thực phẩm bổ sung cho trẻ. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi nhằm bổ sung thêm năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt hơn.
Những trường hợp trẻ bị dư cân hoặc béo phì thì không nên cho trẻ ăn váng sữa.
Váng sữa không thể thay thế sữa mẹ vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như trong sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng đạm. Nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ kéo dài cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng thể phù.
Đa số trẻ dung nạp tốt váng sữa. Riêng những bé có tiền sử dị ứng sữa bò hoặc bất dung nạp đường lactose, rối loạn chuyển hóa glycogen, phụ huynh cần thận trọng khi cho con ăn váng sữa do váng sữa có chứa đạm sữa bò và đường lactose.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng váng sữa
Váng sữa rất dễ bị hư nên cần được bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Không nên để váng sữa ở bên cánh cửa tủ lạnh vì khi mở cửa tủ lạnh thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định.
Sau khi mua, bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt.
Chỉ nên mua váng sữa ở những đại lý có uy tín, có đủ điều kiện bảo quản tốt. Khi mua cần chú ý hạn sử dụng, thành phần ghi trên hộp.
Tùy theo loại váng sữa mà có thể sử dụng cho từng món khác nhau. Loại váng sữa tráng miệng nhiều hương vị có thể cho trẻ ăn trực tiếp; váng sữa Light, coffee, or table cream thường được pha chế vào café; Medium cream, Whipping or light Whipping cream, Heavy Whipping cream, Pure cream có thể cho vào trong súp, sử dụng trong chế biến thức ăn, làm bánh, kẹo…
Thạc sĩ- bác sĩ Hoàng Thị Tín cũng lưu ý các bậc phụ huynh không nên thay thế sữa mẹ bằng bất cứ sản phẩm nào. Ngoài ra, dù tốt đến mấy, thực phẩm cũng luôn có hai mặt, sử dụng đúng và đủ sẽ mang lại lợi ích, nếu quá lạm dụng sẽ mang lại những hệ quả không mong muốn.
Chăm con từ trong trứng
Sinh tố bổ dưỡng cho bé giúp bạn chăm con tốt hơn
9 lỗi thường gặp của mẹ khi chăm bé
Nuôi con khỏe dạy con ngoan
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm
(ST).