Đau căng nhức đầu hoặc đau nhói một bên đầu khiến bạn lo lắng khi mang thai. Tình trạng đau đầu này có bình thường và phổ biến trong thai kỳ không? Đau đầu là chứng bệnh khá phổ biến khi mang thai gây khó chịu và mệt mỏi cho chị em phụ nữ.
Viêm xoang cũng dẫn tới đau đầu và thường tập trung ở phía xoang trán. Thỉnh thoảng, do áp lực của các dịch nhầy lên vùng quanh mắt, khả năng nhìn cũng có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng căng mắt, đau quanh vùng mắt cũng có thể dẫn tới đau đầu.
Dù vậy, tin tốt lành dành cho chị em là triệu chứng này chỉ diễn ra phổ biến ở ba tháng đầu thai kỳ và có xu hướng giảm dần trong những ngày tiếp theo của giai đoạn mang thai thứ 2.
Đau đầu là chứng bệnh khá phổ biến khi mang thai. (ảnh minh họa)
Đối phó với chứng đau đầu thai kỳ
Dưới đây là những mách nước giúp bạn cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn do chứng đau đầu thai kỳ mang lại:
Nghỉ ngơi và thư giãn
Hãy dành thật nhiều thời gian nghỉ ngơi bằng tất cả sự nỗ lực có thể. Tức là xin nghỉ việc nếu thấy cần thiết hoặc thu xếp công việc theo hướng linh hoạt hơn. Cố gắng đi ngủ sớm mỗi tối và nhờ mọi người làm giúp việc nhà hay chăm sóc các bé lớn, đi nằm ngay khi có thể.
Sắp xếp thời gian để có cơ hội nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập, hít thở không khí trong lành và làm tất cả những việc cá nhân hằng ngày khác.
Chế độ ăn uống
Ăn thường xuyên để duy trì mức đường huyết. Hãy chia nhỏ bữa ăn nếu không thể ăn nhiều cùng một lúc. Chú ý chế độ ăn cân bằng cho dù tình trạng nghén ngẩm có thể gây khó khăn cho việc thực hiện. Luôn mang theo các loại snack như hoa quả khô trong túi để có thể “ứng cứu” trong mọi hoàn cảnh.
Ăn thật nhiều loại thực phẩm và càng nhiều màu sắc càng tốt. Đây là một trong những cách đơn giản nhất để đảm bảo sự cân bằng tất cả các dưỡng chất.
Uống 8 cốc nước mỗi ngày và bỏ các loại đồ uống có cafein hay chất cồn một cách từ từ.
Tập thể dục
Nghiên cứu cho thấy, tập thể dục thường xuyên (đặc biệt là đi bộ, tập yoga) có thể hạn chế được chứng đau đầu khi bầu bí.
Ghi lại tất cả những nguyên nhân
Bạn nên có một quyển sổ nhỏ ghi lại tất cả những thức ăn, đồ uống bạn sử dụng hàng ngày và ghi lại thời gian trong ngày bạn hay bị đau đầu. Việc này rất cần thiết để bạn trao đổi trực tiếp với bác sĩ tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho bạn.
Massage nhẹ nhàng đôi chân cũng có thể giúp mẹ bầu giảm đau đầu. (ảnh minh họa)
Bấm huyệt chân
Trong các huyệt ở chân thì huyệt ở các ngón chân cái được xem là có liên quan trực tiếp với đầu vì vậy mát xa nhẹ nhàng ngón cái trong 1 - 2 phút cũng có thể giúp giảm cơn đau đầu. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy cơn đau đầu giảm đi trông thấy tuy nhiên không nên làm thường xuyên.
Chú ý đến tư thế ngồi, nằm
Hãy thử để ý tới điệu bộ của bạn, rất có thể nó là thủ phạm gây ra chứng đau đầu. Chẳng hạn như thế ngồi, vị trí màn hình, chỗ để chuột và bàn phím... khi làm việc. Ở nhà, những chiếc gối cao có thể là nguyên nhân khiến cổ bị vặn và gây đau.
Nếu đệm của bạn đã dùng được hơn 7 năm rồi thì có cũng có thể ảnh hưởng tới lưng, mặc dù bạn không hề cảm thấy đau lưng vì nó đã được chuyển lên đầu và cổ.
Massage
Nếu tình trạng đau đầu diễn ra thường xuyên và mức độ ngày một nghiêm trọng, bạn hãy thử dùng phương pháp massage với một nhân viên chuyên môn. Rất có thể, bệnh tình bạn sẽ thuyên giảm hơn.
Dùng một liều nhẹ thuốc
Một liều nhẹ acetaminophen thường là an toàn cho thai phụ để giảm đau đầu nhưng bạn không nên sử dụng aspirin và ibuprofen. Dù vậy, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi mang thai.
Có rất nhiều cách phòng ngừa chứng đau đầu trong thời kỳ mang thai mà không cần dùng thuốc, bạn hãy thử một số biện pháp sau:
- Xác định nguyên nhân gây đau đầu. Bạn nên theo dõi các bữa ăn, hoạt động và cơn đau đầu trong một vài ngày để xác định nguyên nhân và cố gắng tránh các yếu tố gây đau đầu.
- Tập luyện hàng ngày. Hãy thử đi bộ hoặc luyện tập các bài aerobic phù hợp với sức khỏe của bạn.
- Kiểm soát căng thẳng. Hãy tìm các giải pháp lành mạnh để kiểm soát áp lực trong cuộc sống như phân bổ công việc hợp lý và giành nhiều thời gian bên cạnh người thân.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Các bữa ăn nhỏ và đều đặn giúp bạn duy trì lượng đường huyết ổn định và ngăn ngừa cơn đau đầu.
- Uống nhiều nước. Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể sẽ mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái.
Đau đầu là chứng bệnh khá phổ biến khi mang thai. (ảnh minh họa)
- Đi ngủ đúng giờ. Ngủ chập chờn và thiếu ngủ sẽ dẫn đến đau đầu trong thời kỳ mang thai. Bạn nên đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ hàng ngày, kể cả ngày cuối tuần.
- Xem xét liệu pháp phản hồi sinh học. Với kỹ thuật tâm-thể, bạn có thể học cách kiểm soát các chức năng cơ thể - như căng cơ, nhịp tim và huyết áp- để phòng ngừa đau đầu và giảm đau. Nếu bạn muốn thử liệu pháp phản hồi sinh học để chữa trị cơn đau đầu trong thời kỳ mang thai, hãy xin tư vấn của bác sĩ trị liệu.
Khi cơn đau đầu tấn công, bạn hãy:
- Nghỉ ngơi. Bạn hãy nằm trong phòng tối, yên tĩnh và nhắm mắt lại để nghỉ ngơi.
- Chườm ấm. Đắp một miếng gạc ấm (hoặc một khăn ấm) lên mặt, mắt và thái dương của bạn hoặc đặt một miếng chườm lạnh phía sau cổ.
- Thử xoa bóp. Bạn hãy phiền ai đó xoa bóp vai và cổ để giảm căng thẳng, hoặc tự xoa bóp thái dương.
Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, bạn hãy đến gặp bác sĩ để điều trị chứng đau đầu trong thời kỳ mang thai.
Hầu hết phụ nữ mang thai có thể sử dụng thuốc acetaminophen và một số loại thuốc khác để chấm dứt cơn đau đầu. Bác sĩ có thể khám và kê đơn loại thuốc phù hợp với bạn.
Mang thai kiêng ăn gì
Mang thai kiêng các món ăn gì
Kiêng ăn gì sau sinh - Bà bầu nên biế
Sau khi sinh cần kiêng những gì
Bà bầu không nên ăn gì
Kiêng cữ sau khi sinh mổ
Ngày Tết, mẹ bầu cần kiêng kị gì?
(ST).