Lợi ích của vỏ quýt bạn không nên bỏ qua

seminoon seminoon @seminoon

Lợi ích của vỏ quýt bạn không nên bỏ qua

18/04/2015 10:19 PM
4,684

Cam, quýt là món quà quý để bạn có thể giải khát, giải nhiệt cho cơ thể, bên cạnh đó còn rất nhiều công dụng có thể bạn chưa biết đến.


Với chanh thì có thể “vắt chanh bỏ vỏ” nhưng với việc sử dụng trái cây để trị bệnh thì xin đừng, vì trong lớp vỏ của nhiều loại trái cây có hoạt chất núp kín.
Trái quýt là một thí dụ điển hình. Vỏ quýt, bên cạnh vai trò tàng trữ tinh dầu để quýt có mùi thơm độc đáo thì nó còn là một dược liệu đa năng. Vỏ quýt phơi khô, có tên hoa mỹ là trần bì, từ bao đời là vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Gừng già chưa biết sẽ cay thế nào chứ vỏ quýt càng “chai mặt” trong chốn phong trần thì càng cao giá.






Qủa quýt


Không cần phải phơi khô mới nên thuốc, quýt và một số trái cây khác (như tắc...), trước hết là nguồn cung cấp sinh tố C để phòng chống stress, giúp vết thương mau lành, khiến da lâu già.

Thành phần sinh tố C và tiền sinh tố A trong quýt có tác dụng cộng hưởng, nhờ đó cơ thể có thể trì hoãn quy trình lão hóa, cụ thể là tình trạng xơ vữa mạch máu và thoái hóa võng mạc. Dọn bữa ăn cho người cao tuổi mà quên trái quýt thì đúng là thiếu sót lớn.

Cụ thể hơn nữa, theo các chuyên gia ngành dinh dưỡng ở Canada, hai hoạt chất trong quýt mang tên Tangeretin và Nobiletin có công năng phòng ngừa ung thư vú với tác dụng mạnh gấp 250 lần hoạt chất trong đậu nành.

Quít nhờ đó nên được xem là món ăn tráng miệng nằm lòng cho quý bà vào tuổi mãn kinh cũng như cho phụ nữ đang bị rối loạn nội tiết tố.

Cũng theo các nhà nghiên cứu ở Canada, có thể tăng cường tác dụng ngừa ung thư vú nếu phối hợp hai nhóm hoạt chất trong quýt và đậu nành.

Thầy thuốc ngành ung bướu ở Nhật đi xa hơn nữa khi xác minh hoạt chất trong quýt có khả năng ức chế tiến độ phát triển của ung thư máu, với lợi điểm không gây hại trên tế bào bình thường.

Quýt ngọt ai mà không thích. Nhưng phần lớn hoạt chất chống ung thư của quýt lại nằm trong lớp vỏ.

Do đó, khi dùng quýt, chanh, tắc như món ăn nên thuốc thì ráng tìm cách vớt vát phần vỏ, càng nhiều càng tốt.

Tuy chưa hề qua lớp tu nghiệp về dinh dưỡng nhưng nhiều bà mẹ Việt Nam quá sành về cách ứng dụng hoạt chất trong vỏ tắc, vỏ chanh... nên dầm vỏ làm thuốc trị ho; giữ lớp vỏ lúc làm chanh muối, hay ô mai trần bì...

Quýt, tắc, chanh không bao giờ thiếu ở nước mình. Có thiếu chăng là thiếu lời khuyên của thầy thuốc có tầm nhìn rộng hơn phòng mổ, lớn hơn chiếc máy xạ trị, sâu hơn dược phẩm đặc hiệu.

Vỏ quýt rửa sạch cắt thành từng sợi nhỏ, phơi khô, để lẫn với trà. Khi pha trà, cũng cho lẫn vỏ quýt vào, nước trà sẽ có vị thơm mát, ngon miệng, có tác dụng khai vị, thông khí, hưng phấn tinh thần. Trong 100g vỏ quýt có 119mg Vitamin C.

Ngâm cùng trà trong nước sôi vài phút là Vitamin C trong vỏ quýt có thể tan hết trong nước. Trong vỏ quýt còn chứa Vitamin P, giữ cho mao quản khỏi bị vỡ, gây xuất huyết. Chất này kết hợp với Vitamin C có thế giúp cho việc chữa bệnh máu xấu.

Rửa sạch vỏ quýt, thái nhỏ, phơi khô, ngâm với rượu trắng, 3-4 tuần sau là có thể dùng được, mỗi tối uống ½ chén nhỏ, có tác dụng lọc phổi, tiêu đờm.

Khi hầm thịt bò, dê, cừu, cho lẫn ít vỏ quýt vào có thể làm thịt có mùi thơm ngon không bị gây.

Khi hấp bánh bao, cho ít vỏ quýt vào, bánh bao sẽ thơm ngon hơn.

Khi nấu cháo, cho vài miếng vỏ quýt vào, cháo nấu xong sẽ có mùi thơm như nấu với hạt sen.

Khi hầm thịt lợn và sườn, cho vào vài miếng vỏ quýt, thịt sẽ có mùi thơm ngon, lại không gây béo.

Khi rán thịt, rán cá, nếu cho vài miếng vỏ quýt vào có thể khử được mùi tanh, mà còn làm cho mùi vị của thịt, cá thơm ngon.

Khi nấu cơm, cho ít vỏ quýt thái nhỏ vào, mùi vị sẽ càng thơm ngon.

Khi làm bánh ngọt hoặc bánh nướng nhân thịt, cho ít vỏ quýt cắt nhỏ vào sẽ làm mùi vị bánh thơm ngon hẳn.

Chần qua vỏ quýt bằng nước muối loãng cho ra hết vị đắng rồi ngâm trong mật ong trong khoảng 10 ngày là có được một loại mật cực tốt.

Có thể rửa sạch, cắt nhỏ vỏ quýt, ngâm với lượng đường tương đương trong khoảng 1 tuần, đun cạn, trộn thêm ít đường trắng sẽ được một loại mứt thơm ngon.

Rửa sạch 500g vỏ quýt, đun trong 50 phút, cắt bỏ lớp màng trắng của vỏ đi, cắt nhỏ, cho ít nước sạch vào, đun trong 4-5 giờ. Sau đó chắt hết nước đi, giã nhuyễn, cho thêm 150g đường trắng, thêm ít nước sôi đun thêm nửa giờ là được tương quýt, Ngoài ra có thể trộn lẫn đường và 50g để làm mứt kẹp với bánh mỳ, rất thơm ngon.

Cắt vỏ quýt ngâm với mật ong hoặc đường trắng trong 2 tuần là có thể dùng để làm nhân bánh được. Bành làm bằng nhân này rất thơm ngon có hương vị đặc biệt.

Quýt chua không có lợi cho người già và người yếu răng. Nhưng có thể dùng phòng việc đau răng sau khi ăn quýt chua bằng cách ngâm vỏ quýt vừa ăn xong với nước sôi và uống ngay

Ngâm một ít vỏ quýt vào nước ấm. vừa có mùi thơm mát, vừa làm mềm da., chữa bệnh da khô.

Đốt vài miếng vỏ quýt trong phòng, vừa loại trừ được các mùi khó chịu, vừa đuổi được muỗi.

Đem đốt vỏ quýt lấy than làm phân bón cho các chậu hoa, không những là loại phân bón tốt làm cho cây hoa nở nhanh, mà còn phòng trừ sâu bệnh.

Lấy 6 miếng vỏ quýt phơi khô rồi bỏ vào tủ lạnh, tủ sẽ hết mùi hôi.

Cho mấy miếng vỏ quýt vào trong bồn nước tắm, sẽ có tác dụng làm mềm da và khiến da bớt xù xì.

Ngâm vỏ quýt hoặc nấu vỏ quýt rồi chắt ra lấy nước dùng để tẩy các vết đầu có tác dụng diệt khuẩn, phòng mục, dùng để giặt tẩy các vết dầu, phun vào các góc tường, cống rãnh để khử trùng.

Thường xuyên dùng vỏ quýt để gội đầu, sẽ làm cho tóc mềm và óng mượt.

Lấy 12g vỏ quýt tươi sắc lên uống có thể chữa được bệnh táo bón, hôi miệng.

Sắc vỏ cam, quýt lên uống có thể giã rượu, cũng có thể chữa dị ứng tôm, cá.

Ngâm vỏ quýt tươi vào nước sôi, cho một ít đường trắng vào làm thành nước chè vỏ quýt, uống xong sẽ khỏi đầy bụng, sẽ khỏi khô họng.

Vỏ quýt tươi, gừng sống chưng với đường đỏ, lấy nước uống, có thể chữa được bệnh cảm cúm, phong hàn, chống nôn và chữa ho.

Khi bị chó dại cắn, trước hết phải dùng nước sạch rửa cho thật sạch vết cắn, rồi lấy 50g vỏ quýt, sấy khô, tán nhỏ, đắp lên vết thương dùng băng băng lại cố định, đó là biện pháp cứu hộ cần kíp.

Lấy vỏ quýt thái thành sợi rồi phơi khô, dùng làm ruột gối, có tác dụng thuận khí, giảm huyết áp.


Thay vì xịt những hương thơm hóa học, hãy sử dụng những cách làm "tự nhiên" hơn cho ngôi nhà.

Tận dụng vỏ cam, quýt

Sau khi ăn cam, chanh hay quýt, bạn đừng vứt vỏ (hay lá) của chúng đi vì họ hàng các loài cây này có khả năng tạo hương rất tốt. Bạn có thể đặt chúng trong nước sôi để tạo mùi hương tươi mới trong phòng bếp. Ngoài ra, cũng có thể để vỏ của những loại cây trên vào túi hút bụi và sử dụng chúng để hút bụi thảm trong lần sử dụng tiếp theo.

Sau khi ăn cam, chanh hay quýt, bạn đừng vứt vỏ (hay lá) của chúng đi vì họ hàng các loài cây này có khả năng tạo hương rất tốt

Sau khi ăn cam, chanh hay quýt, bạn đừng vứt vỏ (hay lá) của chúng đi vì họ hàng các loài cây này có khả năng tạo hương rất tốt

Cam, quýt không chỉ là loại quả giải khát, có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều lợi ích khác nữa.

20100422_cam.jpg


Khi bị đau đầu


Bạn hãy đun sôi vỏ cam, quýt rồi xông mặt. Chỉ 10 phút sau, hơi nóng mang theo hương tinh dầu sẽ làm bạn thấy cơn đau dịu hẳn, cơ thể sảng khoái và tỉnh táo hơn.

Không chỉ có lượng vitamin trong quả rất tốt cho làn da và sức khỏe, vỏ cam quýt với lượng tinh dầu khá lớn cũng như mặt trong vỏ giúp bạn rất nhiều trong việc chăm sóc gia đình.

Làm sáng bóng vòi nước

Khi có vỏ cam, quýt, bạn hãy dành vài phút để lau lên trên vòi nước. Cách này sẽ giúp vòi nước nhà bạn luôn sạch và sáng bóng.

Lau sàn gỗ

Bạn hãy đun sôi vỏ cam, pha cùng với nước và dùng nước này lau sàn gỗ. Sàn gỗ nhà bạn sẽ rất sạch, lại có mùi tinh dầu thoang thoảng, giúp không khí thoáng đãng.


Giúp da tay mềm

Sau khi tiếp xúc với các hóa chất có trong xà phòng, nước rửa chén... da tay của bạn sẽ rất khô, ráp. Dùng vỏ cam, quýt (mặt trong) lau lên da, bàn tay bạn sẽ trở nên mềm mại hơn.



Lợi ích từ quả quýt


Còn được gọi là “ngọc màu vàng” hiện đang vào mùa nên bạn sẽ dễ dàng tìm mua để bổ sung cho món tráng miệng sau mỗi bữa cơm gia đình. Quýt chẳng những đẹp mắt, mùi thơm dễ chịu, mà lại ngon và bổ.


Theo tiếng Hán, quýt đồng âm với "cát" có nghĩa là may mắn và đoàn tụ. Ở nhiều địa phương Trung Quốc, trong đêm tân hôn, cô dâu chú rể tục ăn quýt với ý nghĩa mong sớm sinh ra quý tử.

Nguồn ảnh: homestead.com

Dưỡng chất trong quýt rất phong phú, trong 100 g thực phẩm hấp thụ, hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi gấp 5 lần lê, hàm lượng photpho gấp 5.5 lần lê, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần. Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dich, chống sự phát triển của u bướu. Ngoài ra, quýt còn có tác dụng chống lại tia bức xạ của máy tính, trong quýt chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có thể bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính. Hơn nữa, các thành phần dinh dưỡng trong quýt còn giúp chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể đặc biệt là người già mắc bệnh tim.

Nguồn ảnh: ridgeislandgroves.com

Vỏ quýt chứa vitamin D có thể duy trì tính dẻo của huyết quản mao mạch, phòng chống mạch máu vỡ và thấm máu. Vỏ Quýt xanh vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hành khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, giảm đau và tăng tiêu hoá. Vỏ Quýt chín vị đắng the, mùi thơm tính ấm; có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện tỳ, táo thấp. Nó kết hợp với vitamin C có thể tăng hiệu quả trị liệu đối với người mắc bệnh máu xấu. Cho nên người xơ cứng mạch máu và thiếu vitamin C nên thường xuyên uống nước vỏ quýt ngâm.

Múi quýt có các thành phần dinh dưỡng không thể thiếu được đối với sức khỏe, bao gồm đường, protein, lipid, vitamin, axit hữu cơ, chất khoáng... Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, đau dạ dày, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược sau khi ốm... ăn quýt rất có lợi.

Nguồn ảnh: flickr

Xơ quýt vị đắng, tính bình, có vitamin P, giúp phòng chữa cao huyết áp, rất có ích đối với người cao tuổi. Nó cũng có tác dụng điều hòa khí, tan đờm, thông lạc, thông kinh, thường dùng trị các chứng khí trệ kinh lạc, ho tức ngực, ho ra máu...

Nguồn ảnh:ehow.com

Hạt quýt vị đắng, tính bình, có công hiệu điều hòa khí, giảm đau, tan u cục, thường dùng chữa sa nang, sưng đau tinh hoàn, đau lưng, viêm tuyến sữa, ung thư vú giai đoạn đầu... Lá quýt vị đắng, tính bình, có tác dụng trợ gan, hành khí, tiêu thũng, tan u cục, dùng chữa các chứng đau mạng sườn, sa nang, đau vú, u cục ở vú.

Nguồn ảnh: tucsongardener.com

Tất cả các phần của quả quýt đều có thể dùng làm thuốc trị bệnh rất hiệu quả. Bởi vậy mà người ta gọi quýt là “Ngọc màu vàng”.

Những điều cần lưu ý khi ăn quýt:


1. Không nên ăn quá nhiều quýt, mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 3 quả là đủ. Ăn nhiều có thể bị nhiệt, từ đó gây viêm khoang miệng, viêm răng.

2. Trước bữa ăn hoặc lúc bụng đói không thích hợp để ăn

3. Trước và sau khi ăn quýt 1 tiếng không được uống sữa, vì protein trong sữa bò khi gặp acid hoa quả dễ ngưng đọng, ảnh hưởng đến tiêu hóa hấp thụ.

4. Ăn xong nên kịp thời đánh răng, xúc miệng để tránh các bệnh răng miệng.

5. Những người chức năng dạ dày đường ruột không tốt nên ít ăn.


Tham khảo thêm lợi ích từ.... vỏ hoa quả 

Vỏ táo có tác dụng chống oxy hoá

Nếu gọt vỏ khi ăn táo vô hình chung bạn đã làm mất đi những giá trị dinh dưỡng phong phú của chính trái táo! Và một số loại vỏ khác cũng có công dụng chữa bệnh rất tốt.

 

Vỏ táo chống oxy hóa 

Vỏ táo giàu chất xơ và có lợi cho hệ tiêu hóa. Hơn một nửa lượng vitamin C của quả táo đều nằm ở vỏ. Nhiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa ở vỏ táo hoạt động mạnh hơn thịt và nhiều hơn các loại hoa quả, rau củ khác. Nhiều nhà sản xuất đã sử dụng vỏ táo để chế suất các thực phẩm chức năng.


Vỏ lê nhuận phổi

 

Theo y học Trung Quốc, vỏ quả lê có giá trị chữa bệnh cao, có lợi cho tim và phổi, giúp tiêu độc hạ nhiệt. Vỏ lê rửa sạch giã nhỏ thêm chút đường có thể chữa ho. Khi làm kim chi cho một một ít vỏ lê giúp món ăn được giòn và thơm ngon hơn.

 

Vỏ nho có lợi cho bệnh máu nhiễm mỡ

 

Hàm lượng resveratrol trong vỏ nho phong phú hơn trong thịt và hạt nho, đồng thời có tác dụng giảm máu nhiễm mỡ, chống tụ huyết, phòng chống xơ vữa động mạch và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vỏ nho giàu pectin, cellulose và sắt. Hiện nay, người ta bắt đầu tiến hành cho sử dụng vỏ nho hỗ trợ điều trị tiểu đường và bệnh máu nhiễm mỡ.
 

Vỏ dưa hấu giúp thanh nhiệt

Vỏ dưa hấu có chứa hàm lượng carbohydrate, chất khoáng và vitamin phong phú. Có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, hạ huyết áp.


Vỏ bầu giúp lợi tiểu tiêu phù

Vỏ bầu ngoài vitamin và khoáng chất, còn chứa các thành phần dễ bay hơi khác. Có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu giảm phù nề, rất có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường. Ăn canh bầu trong mùa đông rất tốt cho sức khỏe.


Vỏ dưa chuột giải độc

Tố vị đắng trong vỏ chính là nơi chứa nhiều dinh dưỡng nhất của dưa chuột. Vỏ dưa giúp hấp thụ vitamin C tốt hơn và hỗ trợ tiêu độc trong cơ thể. Ngoài ra, vỏ dưa chuột còn có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm.

Vỏ cà chua phòng chống ung thư da

Lycopene trong vỏ cà chua là chất chống oxy hóa mạnh nhất được tìm thấy trong các chất tự nhiên, có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, cải thiện khả năng miễn dịch, ngừa ung thư. Ngoài ra, vỏ cà chua da còn giúp bảo vệ đường ruột.


Vỏ cà tím bảo vệ tim mạch

Cà tím là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người có bệnh về tim mạch, hàm lượng dinh dưỡng phần lớn đều nằm trong vỏ cà. Nếu gọt bỏ vỏ cà bạn đã làm mất đi giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và khiến hàm lượng sắt có trong cà tím bị oxy hóa dẫn đến cà bị đen và ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt của cơ thể.



Làm đẹp da bằng dưa chuột

Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe con người

Cách làm tinh dầu bưởi an toàn

Công dụng nước ép táo thơm phưng phức

Hoa quả và bệnh tật


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý