Làm gì khi chồng khó tính. Ứng xử thế nào khi có chồng khó tính để mọi chuyện êm đẹp.
Sốc khi chồng đổi nết sau ngày cưới
Trị chồng khó tính
"Đa số đàn ông lập gia đình từ 5 đến 10 năm đều thay đổi tính nết, trở thành người khó tính, hay gắt gỏng và dễ nổi nóng"
Đó là kết luận của Tiến sĩ Tâm lý học Jerry Gilles, Giảng viên Đại học Harvard khi nghiên cứu về vai trò người vợ trong những gia đình gặp người chồng hay cau có, gắt gỏng.
Và trong giai đoạn này, người vợ nếu không nhanh nhạy thích ứng với hoàn cảnh, đối phó một cách tế nhị là gia đình sẽ rất dễ bị đổ vỡ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, xung đột gia đình là điều tất yếu phải xảy ra, nhưng người vợ phải biết cách chấm dứt chiến tranh lạnh trước khi nó trở thành xung đột lớn. Nghĩa là người vợ phải chủ động tìm cách hoà giải, phải hiểu một điều là khi chồng gây gổ chẳng qua do họ phải làm việc quá mệt, gặp những trắc trở, thất bại trong công việc. Điều đó đòi hỏi người vợ phải thật bình tĩnh, kiềm chế không đổ dầu thêm vào lửa, khơi gợi chồng nói ra được những điều bực bội, ấm ức trong lòng. Chính sự cảm thông của người vợ sẽ làm cho không khí gia đình bớt căng thẳng.
Người vợ dù bực bội đến đâu, mặt mũi cũng luôn nên tươi tỉnh, luôn tạo cơ hội cho chồng có dịp tâm sự, nói ra những dồn nén trong lòng. Phải làm cho cơn thịnh nộ của chồng từ từ xẹp xuống, còn chồng nóng mà vợ cũng nóng thì hết thuốc chữa. Phương châm “một sự nhịn, chín sự lành” là nguyên tắc vàng để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Tiến sĩ Jerry quả quyết rằng, người vợ biết giữ hạnh phúc gia đình thì dù lấy phải ông chồng tự dưng trái tính trái nết, khó tính một cách vô lý sẽ nhìn ra nguyên nhân của vấn đề và cách giải quyết thấu đáo; hiểu chồng không chỉ tính nết mà còn cả công việc làm ăn nhưng không can thiệp vào khi chồng không hỏi ý kiến.
Ông cũng kết luận rằng sự cau có, khó chịu hay gây gổ của người đàn ông là một căn bệnh xã hội đang phát triển bởi áp lực của guồng máy công việc và cuộc sống hiện đại. Và người vợ tuyệt vời là người vợ hiểu tường tận được vấn đề ấy.
Với những trường hợp cụ thể:
Chàng là người hướng ngã
Ngoài xã hội, nếu cố gắng, Bình cũng có sức cuốn hút mọi người. Vấn đề ở chỗ anh ghét các cuộc hội họp, tụ tập đông người, anh chỉ mong được yên tĩnh ở nhà.
Trong cuộc sống riêng, anh ít nói, thích đọc một cuốn truyện hay xem một bộ phim hơn là ngồi tán gẫu.
Chẳng ích gì khi Nhàn muốn lôi kéo chồng vào kế hoạch sắp xếp lại nhà cửa hay tới gặp giáo viên của các con. Kết quả, Nhàn phải quyết định tất cả và điều đó làm chị thấy mệt mỏi.
Chị càng cố gắng thuyết phục anh sống cởi mở hơn, anh càng thu mình lại. Chị tìm mọi cách để anh nói nhiều hơn, tham gia nhiều hơn vào công việc gia đình nhưng vô ích. Chỉ duy cái tính hiền lành, thương yêu vợ con níu kéo mối quan hệ giữa anh và chị.
Cách giải quyết
Loại đàn ông này rất khó chịu với các mối quan hệ giao lưu xã hội. Anh ấy chỉ có duy nhất một niềm say mê (khoa học, tin học hay sửa chữa đồ đạc trong nhà...), và về khoản này, anh lại là người rất “ba hoa”. Điều khiến anh ấy khó chịu là phải nói về mình hay nghe người khác thổ lộ.
Mối xung đột thường xảy ra khi người vợ can thiệp vào sự yên tĩnh và anh ta coi đó là việc làm thiếu thiện chí. Trong thực tế, người có tính hướng ngã rất khó tự biểu đạt mình. Tốt nhất bạn đừng hy vọng biến anh ấy thành một mẫu người lý tưởng.
Xuất phát từ quan điểm đó, bạn có thể thương lượng các việc với chàng. Hãy giải thích với chồng rằng bạn chỉ cần anh ấy dành cho bạn vài phút vào buổi tối để tâm sự.
Hãy học cách đặt câu hỏi “gợi mở” để anh ấy có thể thổ lộ được dễ dàng hơn. Với câu hỏi “khép”, bạn sẽ chỉ nhận được câu trả lời “có” hoặc “không”. Một khi chàng hiểu rằng những gì bạn mong muốn không vượt ngoài khả năng, anh ấy sẽ dần dần đáp ứng được nhu cầu của bạn.
Chàng là người độc đoán
Ban đầu, tính quyết đoán của Tùng đã thu hút sự chú ý của Quỳnh. Theo cô, đó là một cách thể hiện rất đàn ông và có cá tính. Cô cảm thấy mình thật nhỏ bé trước Tùng và hy vọng được anh che chở.
Ít lâu sau, khi đã thành vợ chồng, cô mới nhận ra mặt trái của vấn đề: Tùng là một người rất độc đoán. Anh cho rằng mình có thể quyết định được mọi thứ, chẳng cần đến sự bàn bạc của vợ.
Điều anh cho là hợp lý, anh sẽ buộc mọi người phải theo. Nếu bị phật ý, anh tỏ thái độ phản ứng rất kiên quyết. Anh dị ứng với những câu nói làm tổn thương đến mình.
Mỗi khi có cuộc tranh luận giữa đám bạn, Quỳnh chỉ mong sao đừng có ai động chạm vào lòng tự ái của chồng và cũng đừng vui quá đẩy cuộc trò chuyện tới tranh luận hơn thua.
Đôi khi đi cùng cô đấy, nhưng anh cứ làm như không, ra vẻ ta đây là người quyết định. Ở nhà, Quỳnh thường hay nín nhịn để cho giông tố qua đi, nhưng cũng có lúc không thể chịu nổi, cô phản ứng kiên quyết. Kết quả, chẳng ai nói chuyện với ai mấy hôm liền.
Cách giải quyết
Đối với người chồng có tính độc đoán như thế, cần phải có thái độ kiên quyết, ngay lập tức phải xác định giới hạn và để anh ta hiểu rằng nếu vượt qua giới hạn đó, bạn sẽ phản công. Việc làm này sẽ rất khó đối với những người vợ quen chịu đựng, nhẫn nhục, nhưng cứ làm đi, bạn rất được hoan nghênh.
Có một nguyên tắc: Đừng phản công anh ta trước mặt mọi người. Khi chỉ có riêng hai vợ chồng với nhau, hãy khơi lại vấn đề để anh ta bình tâm suy nghĩ. Nên tránh thái độ khiêu chiến quá mức, động chạm đến lòng tự tôn của chàng, anh ấy sẽ nổi đóa lên và làm hỏng việc.
Chàng tính trẻ con
Các chàng thuộc loại này có rất nhiều kiểu:
Kiểu “gắn bó với mẹ”
Như Bảo là một ví dụ, từ nhỏ anh quen với sự che chở của mẹ, đến khi lấy vợ rồi, anh vẫn không thể bỏ được thói quen đó. Mỗi khi phải quyết định việc gì, anh đều hỏi ý kiến mẹ, bà có ảnh hưởng lớn đối với anh.
Mặc dù ở riêng nhưng tuần nào anh cũng dành phần về thăm bà chứ ít khi sang nhà ngoại. Vợ có làm trái ý việc gì anh lại lấy bà ra làm mẫu “mẹ anh không làm thế này...”. Nhiều khi bực quá, vợ anh phải nổi đóa lên: “Muốn vậy thì anh cứ sống với mẹ, lấy vợ làm gì!”.
Kiểu “gắn bó với bạn”
Là loại người thích đàn đúm, đi chơi với đám bạn của mình. Mỗi khi Hòa gợi ý đi ăn tối cùng nhau, Nguyên lại gạt đi, lấy lý do anh không thể bỏ cuộc nhậu ở nhà mấy ông bạn.
Bạn bè chiếm một phần lớn thời gian của Nguyên, mọi công việc gia đình anh giao cả cho Hòa tự xoay sở. Chạy trốn trách nhiệm, anh sẵn sàng bỏ mặc Hòa tất tưởi với đứa con đang ốm để bù khú với bạn bè và cho đó mới là cuộc sống. “Lấy vợ không có nghĩa là đem bán tự do của mình”, Nguyên thường say sưa thuyết giáo đám bạn như vậy.
Kiểu “trốn tránh trách nhiệm”
Mặc dầu rất muốn có con, nhưng Trường lại sợ cáng đáng trách nhiệm làm cha. Anh thấy cuộc sống của cặp vợ chồng son thật dễ chịu. Tan tầm có thể ở lại cơ quan tán gẫu. Tối tối hai vợ chồng lang thang, thả bộ mà không cần bận tâm đến con cái. Anh biết rằng nếu có con rồi, sẽ chẳng bao giờ được hưởng những giây phút tuyệt vời đến thế. Mỗi khi Dung thổ lộ mong muốn có đứa con cho vui cửa vui nhà, Trường lại gạt đi.
Cách giải quyết
Đây là loại đàn ông thiếu chín chắn, sợ trở thành “người lớn”, sợ con cái sẽ chiếm mất một phần tình yêu của vợ đối với mình. Những phụ nữ chọn loại người này làm chồng thường nuôi mộng thay đổi bản tính của anh ta, hy vọng cuộc sống gia đình sẽ làm anh ta tiến bộ hơn.
Thay vì chấp nhận ngay từ đầu sau đó mới thay đổi dần, bạn sẽ phải nói một cách thẳng thắn và rõ ràng với chàng những gì mình có thể chịu đựng được và dần dần bày tỏ mong muốn của mình.
Chàng là người hay ghen
“Ban đầu tôi cảm thấy rất hãnh diện khi thấy anh quan tâm đến mọi vấn đề của tôi như bạn bè, công việc, những lo lắng của tôi. Nhưng dần dần, tôi phát hiện ra rằng ẩn sau sự quan tâm đó là tính ghen tuông. Sống với một người hay ghen thật là khó chịu!”, chị Nhung thổ lộ.
Những người chồng có tính ghen tuông thường bắt đầu bằng việc kiểm tra thời gian biểu của vợ, đảm bảo theo sát nàng từng li từng tí. Một số chị em chấp nhận vì cho rằng điều đó cũng chứng tỏ mình là người đàng hoàng.
Nhưng có nhiều trường hợp ghen tuông thái quá, chồng cấm vợ không được mặc váy ngắn ra đường, không được nói chuyện hay giao du với người khác giới và luôn tạo cho người vợ cảm giác rằng mình là người mắc lỗi.
Cách giải quyết
Ghen tuông cũng như một căn bệnh, khi trở thành thái quá sẽ gây nên một kiểu “bạo lực tinh thần”. Anh ta luôn mang một ảo tưởng rằng mình có quyền sở hữu đối với người khác và cấm đoán vợ mọi chuyện. Người vợ vẫn tin tưởng rằng anh ta yêu nên mới ghen. Thực ra, đó là biểu hiện thiếu tự tin vào bản thân. Người vợ càng cố gắng làm anh yên lòng, lại càng nung nấu tính ghen tuông trong lòng anh ta.
Ngược lại, người vợ cần phải ít nhiều khẳng định chủ quyền của mình, có quyền tự do thiết lập các mối quan hệ xã hội khác ngoài gia đình, tất nhiên là các quan hệ đúng đắn.
Vai trò của người chồng trong gia đình
Đối xử với em chồng thế nào cho khéo
Quan hệ vợ chồng mới cưới
Cải thiện quan hệ mẹ chồng nàng dâu
Làm gì khi chồng có bồ
(St)