Đổi món thường xuyên với bữa mặn bữa ngọt, bữa thịt bữa cá và bổ sung rau xanh, bí đỏ liên tục hoặc chơi trò thi xem ai ăn nhanh hơn...
Có nhiều nguyên nhân khiến bé ăn ngậm, nhưng một phần có thể là do cách chế biến thức ăn. Nếu thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, hàm răng, sở thích… thì bé lại càng trở nên lười nuốt hơn. Vì thế, cần rất chú ý nấu ăn theo đúng độ tuổi của bé. Không ít người con đã lớn 2 - 3 tuổi mà vẫn cho ăn cháo xay, cháo hạt nấu kỹ… vô tình càng làm trẻ trở nên lười nhai, lười nuốt.
Ăn thức ăn được xay nhuyễn kéo dài quá lâu vì sẽ hình thành thói quen lười nhai và trẻ sẽ ngậm thức ăn. Khi không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.
Cha mẹ cũng không nên “ép” trẻ ăn trong một bữa. Với những trẻ hay ăn ngậm, việc chia bữa nhỏ rất có ý nghĩa để trẻ cảm thấy thoải mái và lượng thức ăn cần trong một ngày vẫn được “nạp” đủ dù mất công sức, thời gian nhiều hơn. Nhiều trẻ khi mới ăn vẫn chịu nuốt. Nhưng khi đã hơi lưng dạ mới bắt đầu lười nhai. Lúc này không nên cố ép trẻ vì dù bón được bé vẫn không chịu nuốt. Sau đó khoảng 1 - 2 tiếng hãy bón cho trẻ.
Ngoài ra, kết hợp nhiều món trong một bữa cơm, lúc thì miếng cơm, khi thì miếng bún, rồi quả trứng luộc, ít thịt băm rang… cũng có thể khắc phục tình trạng ăn ngậm của trẻ, do mỗi món có một mùi vị khác nhau, sẽ kích thích trẻ ăn hơn.
Cha mẹ cũng nên đổi món thường xuyên cho trẻ, bữa mặn, bữa ngọt, bữa thịt, bữa cá và bổ sung nhiều rau xanh. Khi ăn, nên cho trẻ ăn kèm 1 muỗng nước canh hoặc nước trái cây với 1 muỗng cháo, cơm để trẻ nuốt nhanh hơn.
Một cách khác để các bé khoảng một tuổi chịu ăn nhanh là chơi trò thi xem ai ăn nhanh hơn. Để áp dụng cách này, phải có một người đút và một người thi ăn với bé. Mẹ múc ra một muỗng thức ăn còn bố của bé thì giả vờ há miệng “giành” ăn trước nhưng luôn bị “hụt” để bé hào hứng hơn. Bé cũng sẽ nuốt ngay để còn tiếp tục thi ăn muỗng kế tiếp. Tuy có hơi mệt một chút nhưng thấy con ăn được thì bao nhiêu công sức cũng chẳng tiếc, phải không bạn?
Cách hay trị 'bệnh' ngậm cơm của trẻ
Thói quen này chẳng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhưng đôi khi lại khiến cha mẹ bực bội mỗi lần cho trẻ ăn.
Nhím nhà mình 5 tuổi, có thói quen ngậm cơm trong miệng rất xấu. Mỗi lần cho con ăn, hai vợ chồng ‘song kiếm hợp bích’ người bày trò, người lừa đút mất rất nhiều thời gian. Đôi khi công việc mệt mỏi, về nhà lại ‘đánh vật’ với bữa ăn của Nhím khiến mình quay ra quát chồng, cáu con làm con bé sợ không dám ngậm cơm nhưng ánh mắt nhìn mẹ lấm lét, sợ sệt như kiểu mẹ là ‘bà chằn’ hoặc vừa trệu trạo nhai cơm vừa khóc toáng lên trông rất tội nghiệp.
Mình đem ‘nỗi khổ’ trút bầu tâm sự với cô bạn thân là bác sỹ nhi khoa thì được ‘nàng’ chia sẻ, thực ra chẳng phải riêng gì Nhím nhà mình mà có rất nhiều trẻ khác cũng mắc phải thói quen ngậm cơm trong miệng. Do khi ngậm cơm lâu trong miệng, men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường. Vị ngọt của thức ăn ‘mê hoặc’ khiến trẻ càng ngậm lâu hơn.
Thói quen này không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ, nhưng lượng đường bám vào răng có thể khiến bé bị sâu răng.
Thói quen ngậm cơm có thể khiến trẻ bị sâu răng. (Ảnh minh họa).
Cô bạn gợi ý cho mình một số lời khuyên rất bổ ích để trị tật ngậm cơm của con, áp dụng với Nhím hiệu quả nên mình xin đưa ra để các mẹ cùng tham khảo.
Khi cho con ăn, tuyệt đối tránh để bé vừa ăn vừa chơivì trò chơi bao giờ cũng hấp dẫn trẻ con hơn bữa ăn ngon bày trước mặt. Thỉnh thoảng bạn có thể bày trò, cưng nựng bé để bé ăn ngon miệng, nhưng tránh việc làm này thường xuyên vì nó có thể hình thành thói quen xấu cho trẻ. Trẻ có thể sẽ mải chơi mà quên ăn hoặc không có đồ chơi nhất quyết không ăn.
Trong quá trình cho trẻ ăn, bạn nên:
- Làm mẫu và hướng dẫn cho bé cách nhai và nuốt. Trẻ thường bắt chước những động tác của cha mẹ, vì vậy khi thấy cha mẹ ăn uống một cách ngon miệng bé sẽ cố gắng để làm theo. Bạn nhắc con nhẹ nhàng: ‘nhìn mẹ/bố ăn này!’ để thu hút sự chú ý của bé.
- Dành tặng những lời khen và khuyến khích bé. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích nhận được những lời động viên, khích lệ của cha mẹ. Những câu nói như: “con mẹ ăn giỏi quá!’ hay “con ăn ngoan quá!” sẽ giúp trẻ ‘phấn khích’ hơn trong ăn uống.
- Tránh xa tivi khi cho bé ăn. Quá tập trung vào chương trình trên tivi khiến bé lơ là trong ăn uống.
- Tự xúc ăn sẽ giúp bé nhai nuốt tự giác và dễ dàng hơn. Ngoài ra, thay đổi khẩu vị để trẻ khám phá những món ăn cũng giúp trẻ ‘hứng thú’ hơn với vấn đề ăn uống.
Việc ép buộc trẻ phải ăn sẽ khiến trẻ sợ hãi mà lại không giải quyết được vấn đề. Vì vậy, khi con bạn có thói quen ngậm cơm, tốt nhất bạn nên kiên nhẫn để tập dần các thói quen mới và hình thành các phản xạ có điều kiện trong việc ăn cho trẻ.
Bổ sung kẽm trong bữa ăn của trẻ
Các mẹ nên chú ý bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống của trẻ. Các loại thực phẩm giàu kẽm như gan, thịt nạc, lòng đỏ trứng, hàu… Bổ sung thức ăn giàu kẽm tốt không chỉ dễ tiêu và hấp thụ mà còn tăng cường sự thèm ăn của trẻ.
Mùa hè đến, cha mẹ không phải sợ con của mình ăn lạnh nữa nhưng lại nảy sinh một nỗi lo lắng khác đó là các bé rất có thể mất cảm giác ngon miệng hay tiêu chảy bất ngờ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho những ông bố bà mẹ một "vũ khí" hỗ trợ giúp họ biết cách làm thế nào để con trẻ có được một mùa hè an toàn, lành mạnh.
Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con mình mất cảm giác ngon miệng hoặc chán ăn, nhức đầu, mệt mỏi vào mùa hè thường đổ lỗi:
- Do nhiệt độ mùa hè, mồ hôi tiết ra nhiều để làm mát cơ thể khiến lưu lượng máu đường tiêu hóa giảm tương đối, nước bài tiết của hệ tiêu hóa cũng ít đi, nên sự thèm ăn tự nhiên cũng thấp hơn. - Các em bé hoạt động nhiều, đổ mồ hôi nên uống rất nhiều nước khiến dịch vị dạ dày bị loãng, tiếp tục làm giảm sự thèm ăn của bé.
Vậy làm thế nào để cải thiện cảm giác ngon miệng cho bé trong mùa hè? Trước hết, cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ. Mùa hè là mùa phong phú các loại trái cây và rau củ như dưa chuột, cà chua, rau diếp… vốn là các loại rau quả rất giàu vitamin C, carotene, các muối vô cơ và các chất khác. Các loại rau không chỉ làm mới đường ruột, ngon miệng, kích thích sự thèm ăn mà còn hiệu quả trong công tác phòng chống bệnh đường ruột truyền nhiễm. Không sử dụng phương pháp nấu ăn nhiều dầu mỡ như chiên, rán… bởi vì thực phẩm có dầu mỡ quá nhiều, sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày của bé, dễ dẫn đến mất cảm giác ngon miệng. Vì vậy, mùa này các mẹ nên tăng cường phương pháp hấp, luộc, salad, cách thủy và phương pháp nấu ăn lành mạnh khi chế biến thức ăn cho các bé và cả gia đình nhé! Thứ hai, thay thế đồ uống bằng trái cây. Mùa hè, nước giải khát hấp dẫn các em bé nhưng nếu chúng uống nhiều sẽ gây kích ứng dạ dày, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng, nôn mửa, tiêu chảy. Các ông bố bà mẹ nên kiểm soát số lượng và tần số ăn uống thức ăn lạnh của bé. Ngoài ra, chú ý đến thông gió và làm mát trong nhà, để tạo ra một môi trường tốt cho em bé. Những phương pháp này tuy đơn giản nhưng có thể cải thiện đáng kể sự ngon miệng của các bé trong mùa hè. Thứ ba, các mẹ nên chú ý bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống của trẻ. Các loại thực phẩm giàu kẽm như gan, thịt nạc, lòng đỏ trứng, hàu… Bổ sung thức ăn giàu kẽm tốt không chỉ dễ tiêu và hấp thụ mà còn tăng cường sự thèm ăn của trẻ. Thứ tư, bổ sung kali cũng rất quan trọng. Nhiệt độ mùa hè cao khiến các bé đổ mồ hôi nhiều hơn, dễ dàng mất nước và một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như natri, kali, kẽm, canxi, đặc biệt là sự thiếu hụt kali sẽ làm cho em bé của bạn giảm sút tinh thần một cách đáng kể. Hứng thú ăn uống vì thế cũng bị kéo theo. Vì thế các mẹ nên cho bé ăn nhiều trái cây tươi và rau, đặc biệt là các loại trái cây (như chuối, cam, dâu tây, mơ, vải, đào, mận… ) và rau (bắp cải, cần tây, đậu Hà Lan, nấm, khoai tây, …) giàu kali. Thứ năm, bổ sung lượng nước đầy đủ, tốt nhất là đun sôi nước. Bạn cũng có thể cho bé uống một số nước khoáng nhưng dù loại nước nào cũng không thể thay thế được nước uống tinh khiết các mẹ ạ. Ngoài ra, đồ uống có ga cũng nên hạn chế, nếu không nó sẽ làm tăng tổn thất canxi. Thứ sáu, không nên bỏ qua việc cung cấp protein. Mùa hè các bé hoạt động nhiều, thời gian ngủ ít hơn tương ứng với năng lượng tiêu thụ nhiều hơn. Để đáp ứng sự tăng trường và nhu cầu phát triển của trẻ em, thì các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý không bỏ qua việc cung cấp thêm nhiều protein chất lượng cao cho cơ thể của trẻ. Các thực phẩm giàu protein như sữa, trứng, các sản phẩm đậu nành, thịt… Các loại này cũng rất giàu kẽm và canxi.
Thực đơn cho bé
Chuyển mùa, bạn hãy chọn những món ăn với các loại lá gia vị như lá lốt, cần tây... để tăng sức đề kháng cho cả nhà nhé
Thực đơn 1
|
Những ngày giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, món cà tím nấu đậu thịt nóng hổi với chút lá tía tô thơm lừng sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn. Kết hợp cùng canh thiên lý và salad bắp cải, bữa ăn nhẹ nhàng đủ chất mà dễ tiêu, không gây đầy bụng.
|
Cà tím nấu đậu thịt
Khi nấu yêu cầu quan trọng nhất của món này là nguyên liệu không bị nát, món ăn có vị chua dịu với hương thơm dễ chịu của hành lá và tía tô.
|
|
Canh thiên lý nấu tôm, đậu phụ
Vị ngọt thanh tao của hoa thiên lý kết hợp với vị béo của đậu phụ, kèm theo là vị ngọt thơm của tôm tươi làm cho món ăn đơn giản này có sức hấp dẫn đặc biệt.
|
|
Salad bắp cải cà rốt
Món này làm nhanh mà lại chua chua rất dễ ăn!
|
|
Tráng miệng: Nước cam ép
|
Thực đơn 2
|
|
Với thực đơn này, bạn có thể tranh thủ thời gian luộc thịt để xào khoai tây và sau đó dùng luôn nước luộc thịt để nấu món canh rau củ nếu không mua được bộ khung xương gà, thật tiện phải không?
|
Thịt luộc trộn lá chanh Đây không những là một món ăn ngon trong bữa cơm gia đình mà bạn còn có thể sử dụng trong những bữa cơm khách nữa đấy! |
|
Khoai tây xào xúc xích Bơ và khoai tây rất hợp nhau, lại có thêm xúc xích nữa, chắc hẳn các bé sẽ thích lắm! |
|
Canh xương gà nấu rau củ Món ăn có vị thanh thanh rất ngon, ngọt thơm vị thịt gà lại tốt cho sức khỏe bởi sự kết hợp giữa thịt gà và cần tây còn là vị thuốc chống cảm cúm vô cùng hữu hiệu. |
|
Tráng miệng: Quả hồng xiêm. |
Thực đơn 3
|
Nhắc đến mùa thu, không thể không nhắc đến món chả cốm hay món chè sen nhãn lồng. Với thực đơn này, gia đình bạn sẽ cảm thấy không khí mùa thu đã tràn ngập cả đến bữa ăn rồi!
|
Chả cốm Chả cốm dùng nóng vẫn còn giòn hạt cốm bên ngoài, bên trong thơm dẻo, vị chả béo tạo nên hương vị đặc trưng của mùa thu. |
|
Canh đậu hũ thịt viên Nước canh đậm đà ngọt thơm hương nấm, miếng đậu hũ mềm mượt sẽ giúp bữa cơm gia đình thêm ngon miệng. |
|
Tráng miệng: Chè hạt sen nhãn nhục Sen khô và nhãn khô đều có vị ngọt, thơm không thua gì nhãn tươi và sen tươi |
Tham khảo thêm Nguyên tắc 'mackeno'
Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cháo hay mẩu thịt.
Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cháo hay mẩu thịt. Và chắc bạn từng tự hỏi tại sao con người ta ăn uống dễ dàng thế kia, còn con mình thì khó khăn quá?! Đừng lo, vẫn còn nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống.
Chiến tranh bên bát ăn thường xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây, bé muốn thử "tự vệ". Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn để không bị đói.
Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn?
Có nhiều cách để bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống (Ảnh minh họa).
1. Nguyên tắc 'mackeno'
'Mackeno' chính là 'Mặc kệ nó'. Nếu nhóc tì không đói, đừng cố để ép bé ăn một món nào đó hay đồ ăn vặt. Đặc biệt, tuyệt đối không mua chuộc, dụ dỗ bé bằng bất kỳ hình thức nào, ví như: cho tiền hay thưởng quà... để dụ bé ăn. Vì hành động này có thể có hiệu quả trong một vài lần nhất định, nhưng vô tình lại tạo cho bé quyền được 'yêu sách' trước mỗi bữa ăn.
Trong một vài trường hợp, trẻ có thể chán ăn do mệt mỏi hoặc lo âu. Do đó, hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ, cho trẻ quyền được lựa chọn thực đơn cho mình để tăng cảm hứng ăn uống. Chất còn hơn lượng! Dù trẻ chỉ ăn vài thìa nhưng trong những thìa nhỏ đó cũng đã đảm bảo đủ các chất cho trẻ vẫn hơn là cố nhồi nhét.
2. Thiết lập thói quen
Cho trẻ thưởng thức bữa ăn chính và bữa ăn phụ vào một giờ nhất định để biết đói, đồng thời hình thành thói quen ăn uống tốt. Cung cấp nước trái cây, sữa xen kẽ đều giữa các bữa ăn chính và ăn vặt.
3. Kiễn nhẫn với các loại thực phẩm mới
Sau khi nếm hoặc ngửi một loại đồ ăn mới, trẻ có thể nôn ra ngay hoặc từ chối tức thì. Phản ứng này là hoàn toàn bình thường vì để làm quen và thích một món ăn nào đó, trẻ cần thời gian. Có tips đơn giản để khuyến khích trẻ là bạn hãy ăn món ăn mới thật ngon và thích thú trước mặt trẻ. Đồng thời, miêu tả cảm giác, màu sắc và vị của món ăn cho trẻ nghe. Đảm bảo, với một món ăn tuyệt hảo và hấp dẫn, không một đứa trẻ nào có thể từ chối.
'Dục tốc bất đạt', hãy ghi nhớ rằng, khi cho trẻ làm quen với một món mới, hãy khéo sắp xếp món mới xen vào món ăn mà bé yêu thích và cho bé thử từ từ thôi nhé!
Luôn thay đổi thực đơn giúp trẻ ngon miệng và hứng thú ăn uống hơn. (Ảnh minh họa).
4. Trẻ con ăn bằng mắt
Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Do đó, hãy biến tấu các món ăn phổ biến thành những hình thù nhìn là lạ. Ví dụ, món cơm được vẽ thêm hình mặt cười hoặc bông cải xanh được cắt tỉa ngộ nghĩnh...
5. Cho trẻ tự bốc
Cho trẻ tự bốc. Trẻ khóc toáng hay tìm cách lẩn tránh ăn khi thấy bát cháo, chén bột, thìa, ghế ăn. Bạn hãy thay đổi chiến lược xem sao. Nếu trẻ chưa thể bốc ăn được, bạn hãy cho trẻ ăn bằng ngón trỏ (bạn quẹt bột/cháo vào ngón tay và cho trẻ ăn, nhưng nhớ giấu chén bột/cháo đi). Với trẻ đã có thể sử dụng tay, bạn hãy để trẻ tự do dùng tay bốc thức ăn. Tuy nhìn khá lem nhem, nhưng trẻ sẽ thích thú và hào hứng ăn.
6. Cùng trẻ lựa thực phẩm
Không có gì hay ho bằng việc dụ trẻ đi shopping cùng và gợi ý cho chúng chọn thực phẩm hoặc món rau mà chúng thích. Sau đó, chế biến theo khẩu vị của chúng, chắc hẳn trẻ sẽ hài lòng lắm vì được cha mẹ nuông chiều!
Đặc biệt, với trẻ lớn hơn một chút, hãy khuyến khích trẻ cùng tham gia nấu nướng, như: rửa rau hoặc khuấy bột... Trẻ sẽ ngon miệng hơn khi cảm giác món ăn là một phần thành quả lao động của mình.
7. Nguyên tắc 3 không khi ăn
3 không: Không ti vi, không đi rong, không đồ chơi. Nguyên tắc 3 không này cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Một người mẹ chia sẻ: "Nếu trẻ chưa từng được ăn phải xem ti vi, được chơi đồ chơi, được đi rong thì làm sao biết giờ ăn là phải như thế. Tất cả đều do người lớn tạo thói quen".
Bữa ăn của trẻ chỉ lên kéo dài 15 - 30 phút. Nếu cho trẻ ăn khi đang xem tivi, hoặc chơi đồ chơi dễ khiến trẻ phân tâm. Không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
8. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn.
Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé một món, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi trẻ không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.
Làm gì khi bé không chịu bú mẹ
Trẻ ăn dặm đúng cách
Giúp trẻ hết biếng ăn mẹ yên tâm chăm bé
Bữa ăn đầu tiên của bé
Bữa ăn và sự phát triển của trẻ
Bé không biết nhai phải làm sao
(st)