Ai có con cũng hiểu cho con trẻ uống thuốc là việc chẳng dễ dàng. Nhiều người dùng mọi cách để dụ trẻ uống thuốc nhưng trẻ vẫn chối từ, thậm chí có trường hợp còn vô tình làm trẻ bị ngộ độc thuốc. Vậy nên để mặc trẻ hay cố ép trẻ nằm xuống mà đổ thuốc? Cả hai cách đều không thích hợp, bạn cần có cách ứng xử khoa học, phù hợp với tâm lý trẻ.
Đúng thuốc, đúng vị, đúng cách
Trước hết, đọc kỹ đơn thuốc và cho trẻ uống đúng liều. Nếu trẻ không chịu uống do thuốc có mùi vị khó chịu, hãy hỏi bác sĩ hay dược sĩ xem có thể đổi dạng thuốc khác hay pha thuốc với sữa, nước ép, sinh tố… để giúp trẻ dễ uống hơn.
Dạng thuốc thích hợp nhất với trẻ nhỏ là thuốc dạng lỏng như xirô hỗn dịch, bột pha xirô hỗn dịch, thuốc giọt vì chúng dễ chia liều và ngọt, dễ uống. Không phải thuốc nào cũng có thể pha với sữa, vì sữa có thể gây tương tác bất lợi với thuốc. Lượng canxi dồi dào trong sữa tạo phức hợp khó tan với kháng sinh ciprofloxacin, tetracyclin.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thuốc nên uống chung với sữa như thuốc kích ứng dạ dày (aspirin), hay cần chất béo để thuốc dễ hấp thu (vitamin A, vitamin D). Nên lưu ý: một số thuốc cần uống lúc đói để cho tác dụng tốt nhất như azithromycin, oxacillin, ciprofloxacin, cefaclor. Một số thuốc uống lúc no lại tốt hơn: cefpodoxim, cifixim.
Nên hỏi bác sĩ hay dược sĩ để được tư vấn. Bạn cũng có thể dùng một cây kem hay một viên nước đá nhỏ làm tê miệng trẻ trước và sau khi uống thuốc, vừa giúp trẻ bớt đi cảm giác thuốc đắng vừa có tác dụng dụ dỗ trẻ.
Dùng “quyền trợ giúp”
Thuốc dạng lỏng: sử dụng xylanh lường thuốc, ống nhỏ giọt, muỗng lường, cốc lường (những dụng cụ này đi kèm theo lọ thuốc) để lấy đúng liều.
Thuốc viên: nếu trẻ nhỏ không uống được cả viên thuốc, hãy hỏi bác sĩ hay dược sĩ xem có thể nghiền hay tán viên thuốc. Sau khi nghiền, tán thì pha thuốc với một lượng nước chín để nguội vừa đủ.
Bạn cũng phải hỏi bác sĩ hay dược sĩ trong những thuốc trẻ uống, thuốc nào uống lúc đói, thuốc nào uống lúc no, những thuốc nào có thể pha chung với nhau. Dùng xylanh uống (nếu sử dụng xylanh chích thì phải bỏ kim) rút lượng thuốc đã chuẩn bị.
Sáu chữ vàng: bóp nhẹ, bơm chậm, đẩy cằm
Giữ trẻ ở tư thế như khi trẻ bú hoặc đặt trẻ ngồi trên ghế cao. Bóp nhẹ nhàng hai má cho trẻ mở miệng ra. Bơm thuốc từ từ vào một bên má của trẻ, đừng bơm thẳng vào miệng vì bạn có thể làm trẻ sặc, rất nguy hiểm. Vẫn bóp má trẻ, tay kia đẩy nhè nhẹ cằm giúp trẻ nuốt hết thuốc.
Bạn cũng có thể cho thuốc của trẻ vào một cốc nhỏ, nhúng ngón tay bạn vào cốc cho trẻ mút thuốc (nhớ phải vệ sinh tay trước).
Mỗi khi bé ốm, việc cho con uống thuốc là điều khiến cho các bà mẹ dễ nổi giận bởi bé không chịu hợp tác. Tuy nhiên, một vài phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ vất vả hơn mỗi khi chăm sóc con mình.
Tất cả chúng ta đều bị ốm vào một thời điểm nào đó không lúc này thì lúc khác trong cuộc đời mình. Do đó, việc đi khám bác sĩ và uống thuốc là điều không thể tránh được, bất kể thuốc có đắng hay không đắng (rất hiếm khi thuốc không đắng), c biết rằng chúng ta phải uống thuốc và đó là việc chúng ta cần phải làm.
Tuy nhiên, cho bé uống thuốc lại là một việc khác hoàn toàn. Bé chưa đủ lớn cũng như chưa đủ nhận biết được như chúng ta. Vì thế, trách nhiệm của cha mẹ là phải giúp bé hiểu được lý do bé phải uống thuốc và đảm bảo rằng thậm chí một liều thuốc đơn cũng không được bỏ qua.
Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ một số bí quyết về cách thức giúp bé uống thuốc:
- Không bao giờ nói dối bé về vị của thuốc. Bé sẽ nhanh chóng biết được vị của thuốc. Bởi vậy, lần đầu bạn có thể cho bé uống thuốc, nhưng lần thứ hai sẽ trở nên rất khó khăn khổ sở nếu bạn nói dối bé.
- Luôn luôn chắc chắn về số lượng thuốc cho bé uống và số lần uống trong một ngày. Cùng lúc đó, hãy đọc chỉ dẫn bên trong thuốc để tránh bất kỳ những phản ứng gây dị ứng cho bé xảy ra sau đó.
- Trong trường hợp cho những bé nhỏ tuổi hơn uống thuốc, bạn có thể hoà thuốc với nước ép táo, nước ép thạch hoặc kem.
- Hãy sử dụng một ít điều tưởng tượng khi cho bé uống thuốc. Điều này có thể làm cho việc uống thuốc dễ dàng hơn.
- Trong trường hợp sử dụng thuốc viên, bạn có thể nghiền viên thuốc thành bột và trộn với bất kỳ loại thực phẩm nào, ví dụ như món tráng miệng, cho bé ăn.
- Đối với loại thuốc dạng nước, lắc đều trước khi sử dụng. Sau đó dùng ống nhỏ giọt, xy lanh bơm vào miệng, cốc hoặc thìa uống thuốc để cho bé uống.
- Luôn luôn kiên nhẫn khi cho bé uống thuốc. Tức giận sẽ chỉ làm cho bé thêm bướng bỉnh hơn.
- Nói cho bé lí do tại sao bé phải uống thuốc. Ví dụ, uống thuốc sẽ làm bé hết đau. Điều này có thể giúp bé dễ tiếp nhận việc uống thuốc hơn.
- Khi bé uống thuốc mà không gây om sòm ầm ĩ, hãy nhớ tán dương bé.
Kinh nghiệm thực tế
Nhiều lần, em cũng đã rất chịu khó hỏi han người thân, các bác sĩ nhi khoa và tham khảo nhiều trên các diễn đàn làm mẹ về các mẹo cho con uống thuốc mà không nôn trớ rồi song dường như tất cả các cách đều chưa có kết quả gì nhiều thì phải.
Kinkin nhà em đã được gần 24 tháng tuổi rồi nhưng con gái không bao giờ chịu uống thuốc. Chẳng thế mà mỗi khi con gái ốm mà phải uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc xi rô là em cực kỳ stress.
Thấy em cho Kinkin uống thuốc toàn nôn trớ hoặc khóc thét lên, ông xã nhà em cứ xót con quá lại đâm ra cằn nhằn mẹ cháu. Đã rất nhiều lần vì việc cho con uống thuốc mà em và ông xã em giận nhau, thậm chí cãi vã nhau nữa.
Do đó, cứ mỗi lần Kinkin ốm, chỉ nghĩ đến vụ cho con uống thuốc mà em đã cảm thấy stress quá thể. Có lúc em đành phải ép Kinkin uống nhưng trong lòng thương lắm. Tuy thế, dù có ép thế nào Kinkin cũng không chịu uống hết đủ liều. Vì không uống hết đủ liều nên mỗi lần ốm con gái em cứ ốm lai rai mãi không khỏi.
Đau đầu hơn là có rất nhiều lần Kinkin ốm mà phải điều trị kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Chẳng hiểu con nhạy cảm thế nào mà lần nào ép con uống thuốc kháng sinh con đều nôn trớ hết. Chỉ cần vừa cho con uống thuốc được 5-10 phút xong là Kinkin lại bắt đầu ậm ẹo. Em cũng đã dỗ ngon dỗ ngọt, mắng mỏ, đè con ra, đổ vào sữa, cho thuốc vào quả chuối chín, uống thuốc xong cho ăn kẹo ngọt, bóp mũi… vậy mà con vẫn rất khó uống thuốc.
Dù có ép thế nào Kinkin cũng không chịu uống hết đủ liều. Vì không uống hết đủ liều nên mỗi lần ốm con gái em cứ ốm lai rai mãi không khỏi.
Mà Kinkin thì rất hay bị ốm nên em là mẹ cứ hứng chịu hết đợt stress này đến đợt stress khác. Nhiều lúc em cảm thấy bất lực với vụ phải cho con uống thuốc lắm. Không biết mẹ nào có mẹo thông thái gì thì cứu nguy cho em với.
Hôm trước, có một mẹ có con gửi ở lớp của Kinkin cũng mách cho em một vài mẹo cho con gái uống thuốc không bị nôn trớ rồi. Chị ấy bảo rằng em có thể mua 1 hộp thạch hoa quả. Sau đó trộn thuốc bé cần uống vào một chút thạch rồi đánh nhuyễn ra. Nếu như bé thích ăn thạch thì sẽ ăn hết một cách ngon lành thôi mà không hề nôn trớ hay ậm ọe gì hết. Chị ấy cũng nói, bé nhà chị ấy lúc ốm thường làm cách này và thấy khá là ổn và dễ dàng trong việc cho con uống thuốc.
Có thể trộn thuốc với thạch hoa quả hoặc sữa chua hay bất cứ thức uống yêu thích nào của Kinkin không?
Một cách khác nữa chị ấy cũng tiết lộ thêm là trộn thuốc bé cần uống vào một ít sữa chua hay ít nước hoa quả hoặc có thể là những thứ mà bé thích. Vì thế thay vì uống, bé sẽ ăn nên sẽ bị đánh lừa cảm giác mà trở nên thích thú và không còn nghĩ tới việc bé phải uống thuốc nữa. Được biết, nhiều hàng xóm nhà chị ấy áp dụng cách này và khá thành công trong việc cho con uống thuốc.
Chị ấy cũng bảo rằng trộn thuốc vào sữa chua cũng khá hợp lý vì giảm bớt được độ ngọt nếu thuốc của bé là thuốc xi rô. Song chú ý là mẹ bé chỉ nên trộn thuốc với 1,2 thìa sữa chua thôi nhé vì sợ lúc ốm bé thường ăn ít hơn ngày thường. Nếu trộn quá nhiều mà bé không ăn hết thì bé sẽ không nhận được đủ liều thuốc như bác sĩ khuyến cáo.
Việc pha trộn thuốc với các loại thực phẩm như nước trái cây, sữa chua… sẽ làm biến chất thành phần của thuốc và thậm chí gây nguy hiểm cho Kinkin?
Mới nghe lời mách nước của chị phụ huynh lớp Kinkin mà em cũng thấy cách này khá hay ho. Nhưng trong một lần nói chuyện với cô bạn thân về biện pháp này thì cô bạn thân cũng có con nhỏ của em gạt đi ngay. Lý do cô ấy đưa ra là nếu phải pha trộn thuốc với các loại thực phẩm như nước trái cây, sữa chua… sẽ làm biến chất thành phần của thuốc và thậm chí gây nguy hiểm cho Kinkin nữa? Điều này lại khiến em bắt đầu cảm thấy lo lắng vì chúng có vẻ chưa an toàn tuyệt đối với sức khỏe của Kinkin nhà em.
Cô bạn thân em thì cứ bảo, tại sao em không áp dụng một cách cực kỳ đơn giản để giúp con uống thuốc. Đó chính là dùng cái ống bơm có đầu cao su mềm (thường có trong chai thuốc neopetin hoặc các loại thuốc khác có ống bơm) cho con uống thuốc. Theo đó, chỉ cần em pha thuốc vừa đủ tan và đảm bảo thuốc Kinkin sẽ uống đừng quá ngọt cũng như đừng quá đắng.
Cô bạn thân em thì cứ bảo, tại sao em không áp dụng một cách cực kỳ đơn giản để giúp con uống thuốc. Đó chính là dùng cái ống bơm có đầu cao su mềm bơm cho con uống thuốc
Trước khi cho bé uống thuốc, hãy dụ bé chơi trò chơi nào đó hấp dẫn và nhanh tay bóp từng ống thuốc vào khóe miệng và hướng vào bên trong má của bé. Bé cứ uống 1 ống thuốc thì cho bé uống 1 ống nước để bé dễ nuốt hơn. Vì 1 ống thuốc này khoảng 1 ml nên quá trình cho bé uống thuốc sẽ nhanh hơn so với khi dùng xilanh để cho bé uống.
Để bé chịu uống thuốc bằng cách nhẹ nhàng này, những ngày bình thường, mẹ bé có thể thỉnh thoảng pha nước ngọt ngọt bơm cho con uống để con thích. Vì thế khi con uống thuốc theo cách này thì việc uống thuốc của bé sẽ cực kỳ đơn giản và dễ dàng lắm.
Có lẽ em nên thử cá mấy cách vừa được mách nước trên cho Kinkin nhà em xem có cải thiện được chút nào không nhỉ?
Có lẽ em nên thử cá mấy cách vừa được mách nước trên cho Kinkin nhà em xem có cải thiện được chút nào không nhỉ? Nhưng không biết như cô đồng nghiệp của em nói có đúng không? Em có nên trộn thuốc với sữa chua, nước hoa quả để cho con uống không? Hay là em nên cho con uống thuốc bằng việc dùng ống bơm để bơm thuốc cho con đây? Mẹ nào có kinh nghiệm về vụ này, chỉ cho em với nhé! Em xin cảm ơn nhiều.
Dụ bé uống thuốc đắng một cách dễ dàng
Tí ho và sổ mũi hai tuần rồi mà mà không có cách nào “nhét” thuốc vào bụng con được. Mẹ cứ ép uống thuốc, Tí lại trớ ra ngay. Đến đêm con khó thở, mẹ không sao ngủ được.
Các bé thường coi việc uống thuốc là một “cực hình”. Còn các mẹ thì kêu: “Việc cho con uống thuốc là màn kịch bi đát”. Hiện nay, nhiều loại thuốc uống dành cho các bé được thêm mùi vị hay hương hoa quả vào, nhưng dường như chưa cải thiện được tình hình.
Mẹ hãy thử các mẹo sau, dụ bé uống thuốc nhé!
1. Để sẵn tất cả các loại thuốc cần uống trong tầm với tay. Thuốc bột được pha sẵn vào các cốc và một cốc nước nóng ấm. Dùng xilanh hút thuốc và bơm thuốc vào miệng bé. Các mẹ lưu ý không nên bơm trực tiếp vào cổ họng bé mà bơm vào thành má thôi để bé không bị sặc. Đây là cách mà các bác sỹ, y tá vẫn thường áp dụng cho bé uống thuốc.
2. Trước khi cho bé uống thuốc, mẹ hãy cho bé ngậm kẹo vị bạc hà và dâu tây. Vì nó sẽ làm giảm vị đắng của thuốc rất nhiều. Tốt nhất, mẹ chuẩn bị sẵn kẹo mút vị này và dỗ bé: “Con uống nước (thực chất là thuốc đã pha) rồi ăn kẹo tiếp nhé”.
3. Bé rất thích bắt chước và làm theo người lớn. Mẹ có thể pha thuốc ra một cốc nước và lấy một cốc nước có mầu giống như thuốc của bé đưa cho bố và nói: “Hai bố con cùng thi xem ai uống hết nước trước, sẽ được một phần thưởng là .... (phần thưởng tùy theo sở thích của bé)”. Chắc chắn, bé sẽ cầm cốc và uống một hơi hết liền cốc thuốc.
Mẹ nên cho bé uống thuốc bằng nước lọc ấm nhé!
4. Khi cho bé uống thuốc, mẹ hãy nhờ bố hoặc bà vỗ tay hoan hô, khích lệ bé uống nước nhanh và giỏi thế hoặc dùng một vật mà bé thích để thu hút sự chú ý của bé. Mẹ nhanh tay đút thìa nước thuốc cho bé uống.
Hoặc mẹ cho bé uống nước lọc trước. Đợi lúc bé không để ý, mẹ đút cho bé một thìa nước thuốc.
Lưu ý:
Bố mẹ và ông bà cũng tạo tâm lý thoải mái, nói cho bé biết việc uống thuốc là điều bình thường. Chỉ có uống thuốc, con mới có thể hết đau họng, hết sốt... Nếu con không chịu uống thuốc, không khỏi bệnh, sẽ không thể đi học, đi chơi được.
Việc bố mẹ dỗ dành, giải thích, khuyến khích bé cũng rất quan trọng, làm cho bé cảm thấy yên tâm và không sợ phải uống thuốc.
Khi pha thuốc cho bé, mẹ nên pha bằng nước lọc và pha thêm một chút nước ấm để làm giảm đi vị đắng của thuốc và giúp bé không có cảm giác muốn nôn/trớ khi uống thuốc.
Ngoài việc uống thuốc, mẹ nên chú ý đến cả chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại cho bé.
Những việc nên và không nên làm khi cho trẻ uống thuốc
Nên: rửa tay trẻ ngay nếu sơ ý bị dính thuốc. Sử dụng đồ chơi, hát cho trẻ nghe nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Nhờ người giúp đỡ khi cho trẻ uống thuốc. Ngay cả khi trẻ khoẻ hơn, bạn vẫn phải tiếp tục cho trẻ uống đủ liều như trong đơn thuốc. Đối với trẻ lớn: nói cho trẻ nghe trẻ bị bệnh như thế nào và tại sao phải uống thuốc. Thuốc sau khi pha phải bảo quản đúng theo hướng dẫn. Cha mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi cho trẻ uống.
Không nên: sử dụng những dụng cụ không thích hợp như muỗng càphê, muỗng ăn cơm để chia liều thuốc. Để thuốc trong tầm với của trẻ.
(ST)