Cùng phân tích những ưu nhược điểm của mỗi tư thế nằm để giúp bé nhà bạn vừa có giấc ngủ ngon, vừa có lợi cho sức khỏe của bé.
Nằm ngửa
Ưu điểm: Đặt bé nằm ngửa sẽ giúp bố mẹ có thể dễ dàng quan sát những biểu hiện trên nét mặt của bé khi đang ngủ. Mặt khác, nằm ngửa cũng giúp thả lỏng toàn bộ các cơ, làm giảm áp lực lên cơ quan nội tạng còn non nớt của bé. Tư thế này cũng có tính an toàn tương đối cao do hạn chế được khả năng mũi, miệng bé bị ngoại vật che lấp, gây khó thở.
Nhược điểm: Bé sơ sinh thường hay bị trớ sữa. Nguyên nhân là do sau khi thức ăn bị trào ngược lên từ dạ dày sẽ tích tụ lại ở bên ngoài yết hầu, không dễ đẩy ra khỏi miệng nên dễ dẫn đến nguy cơ bé bị sặc sữa vào khí quản và phổi. Thêm nữa, vì đầu của bé chưa định hình hoàn toàn nên luôn nằm ngửa sẽ khiến đầu bị bẹp, ảnh hưởng đến nét đẹp sau này của bé.
Nằm nghiêng
Ưu điểm: Tư thế nằm nghiêng giúp tiêu hóa và hô hấp tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ nôn trớ và sặc sữa – một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó thở cho bé. Nằm nghiêng về bên phải còn có thể tránh áp lực lên tim cho bé.
Nhược điểm: Bé thường không dễ duy trì tư thế nằm nghiêng trong suốt giấc ngủ nên bố mẹ phải luôn để mắt đến bé và hỗ trợ bé đổi tư thế. Nếu nằm nghiêng thường xuyên cũng sẽ dễ khiến đầu của bé bị bẹp hoặc hai bên má phát triển không cân đối.
Nằm sấp
Ưu điểm: Đối với bé sơ sinh chưa đầy tháng, tư thế nằm sấp rất có lợi cho sự phát triển của phổi và lồng ngực, giúp nâng cao được lượng hô hấp, đẩy nhanh sự hoàn thiện hệ thống hô hấp trong cơ thể bé. Tư thế nằm sấp cũng tương tự như tư thế của bé khi còn nằm trong bụng mẹ.
Nhược điểm: Chân tay bé không cử động dễ dàng khi nằm sấp. Khi nằm ở tư thế này, cơ thể của bé kề sát với mặt giường, vì vậy tản nhiệt kém khiến bụng và ngực dễ chảy mồ hôi, có thể dẫn đến nổi mẩn ngứa.
Lời khuyên của chuyên gia
Theo những phân tích trên đây, có thể thấy mỗi tư thế đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Vậy thì bé sơ sinh nhà bạn nên nằm theo tư thế nào là hợp lý nhất? Các chuyên gia y tế cho rằng đối với bé dưới 1 tuổi, tốt nhất cha mẹ nên cho bé nằm ngủ ở cả 3 tư thế trên, luân phiên thay đổi.
Nếu xung quanh không có người trông khi bé ngủ thì cho bé nằm ngửa là lựa chọn tốt nhất.
Ngược lại, nếu có người trông bé, hãy chọn tư thế nằm sấp.
Khi bé bị bệnh là lúc thể chất và các cơ tương đối yếu, bạn nên đặt bé nằm ngửa sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái nhất.
Thông tin thêm về tư thế ngủ nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh?
Nếu nghĩ: ngủ ở tư thế nào cũng không quan trọng, cốt sao bé ngủ ngon, thì bạn sai rồi đó!
Nằm sấp
Ở các nước phương Tây, các bác sỹ nhi khoa thường khuyên các bậc phụ huynh không nên cho con mình ngủ ở tư thế nằm sấp.
Bởi vì trẻ nằm sấp ngủ có nguy cơ đột tử cao hơn ở tư thế bình thường. Tuy nhiên tư thế ngủ không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên đột tử, nhưng ở một mức độ nào đó nó cũng có liên quan.
Là do ở giai đoạn này trẻ vẫn chưa có khả năng tự mình nhấc nổi đầu hay tự trở mình cho nên nằm ngủ ở tư thế này rất dễ khiến trẻ bị ngạt thở.
Ngoài ra, tư thế nằm sấp khi ngủ còn khiến cho phần nội tạng của bé bị chèn ép, rất bất lợi cho sự phát triển của bé.
Nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa).
Nằm nghiêng
Nếu như các bậc cha mẹ muốn cho hình dáng đầu của con mình tròn thì bạn có thể thử cho con nằm ngủ ở tư thế nghiêng.
Bình thường thì bé rất khó có thể tự mình nằm nghiêng, bạn có thể để chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này. Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng bạn nên đặt tay của bé về phía trước mặt. Có như vậy khi bé bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không thể trở thành tư thế nằm sấp được.
Chọn tư thế ngủ thế tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Nằm ngửa
Tốt nhất là nên để bé ngủ ở tư thế nằm ngửa, vì tư thế nằm này toàn bộ các phần cơ trên cơ thể bé đều được thả lỏng, áp lực lên nội tạng của bé như tim, dạ dày, đường ruột và bàng quang là rất ít.
Những em bé có thói quen nằm ngủ ở tư thế ngửa này phần lớn thường bị bẹp đầu. Có rất nhiều các bậc cha mẹ lo sợ con mình bị bẹp đầu nên đã thay đổi thói quen về tư thế ngủ của con.
Các bác sỹ khuyên rằng: Nếu bạn nuốn cải thiện hình dáng đầu cho bé, bạn có thể bắt đầu dần dần từ tư thế nằm nghiêng cho con.
Sau khi đầy tháng, bé lúc này đã có thể đủ sức để quay phần đầu. Thường thì sau khi bé ngủ được 1 tiếng bạn sẽ thấy đầu bé chuyển ra khỏi gối rồi, cho nên các mẹ cần chú ý hơn cho giấc ngủ của bé để tránh hiện tượng đầu bé trượt ra khỏi gối mà phát sinh sự cố ngoài ý muốn.
Cho trẻ ngủ tư thế nào tốt nhất?
Nhiều bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm rất băn khoăn về chuyện nên đặt bé sơ sinh nhà mình nằm ngủ ở tư thế nào sẽ tốt nhất?
|
Ảnh: minh họa - Internet |
Theo các chuyên gia y tế, tốt nhất là cha mẹ nên đặt trẻ ngủ nghiêng, luân phiên nằm bên phải rồi bên trái và ngược lại.
Ở tư thế này, trẻ sẽ đỡ bị sặc nếu trẻ không may trớ sữa ra. Cha mẹ lưu ý, dưới má trẻ có thể đặt một mảnh giấy hoặc một mảnh vải mềm để lót phòng trường hợp trẻ trớ sữa. Đồng thời, chèn thêm chăn để đỡ phía sau lưng trẻ để giúp bé duy trì được tư thế ngủ này.
Theo kinh nghiệm dân gian thì trẻ ngủ ở tư thế nghiêng thường có hình dáng đầu tròn hơn so với những trẻ khác. Ở tư thế nằm sấp có thể gây bất lợi cho sợ phát triển của trẻ vì đôi khi tư thế này khiến cho phần nội tạng của bé bị chèn ép và gây cảm giác tức bụng.
Bé ngủ ở tư thế khô g phù hợp sẽ ảnh hưởng thế nào?
Nhiều trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh là do tư thế ngủ không phù hợp. Vậy đâu là tư thế ngủ phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh?
Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng nằm ngửa khi ngủ là tư thế thích hợp và an toàn nhất cho trẻ sơ sinh.
Tại sao phải đặt bé nằm ngửa khi ngủ?
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Sức Khỏe Nhi Đồng và Phát Triển Con Người Hoa Kì ( NICHHD) đã nghiên cứu ra mối quan hệ giữa hiện tượng đột tử ở trẻ sơ sinh với việc ngủ nằm úp.
Đến năm 1991, khi đã đưa ra mọi chằng chứng đủ mạnh để chứng minh mối quan hệ này, thì Học Viện Nhi Khoa Hoa Kì (AAP) đã khẳng định lại một lần nữa và khuyên các bà mẹ nên cho bé nằm ngửa khi ngủ. Và trong năm 1992, ( NICHHD) và AAP đã thúc đẩy một cuộc vận động giáo dục sức khỏe cộng đồng trên phạm vi toàn quốc gia, có tên “Back to Sleep ( Nằm ngửa để ngủ). Và kể từ thời điểm đó, số lượng trẻ sơ sinh bị đột tử đã giảm 50% so với trước đó. Theo Thạc sĩ Karen Sadler của AAP thì “ Các nước tổ chức cuộc vận động này cũng thu lại những kết quả khả quan”. Đồng thời NICHHD và AAP vẫn nhấn mạnh rằng nằm ngửa khi ngủ vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của trẻ sơ sinh. 90% trẻ sơ sinh chết do SIDS là dưới 6 tháng tuổi và hầu hết là giữa 3-5 tháng tuổi.
Có một vài lí do giải thích tại sao trẻ nên nằm ngửa khi ngủ. Và lí do được đưa ra nhiều nhất chính là liên quan đến đường hô hấp của trẻ. Ví dụ như: Khi nằm úp ngủ, cơ thể trẻ sẽ tạo ra một túi khí nhỏ xung quanh mũi và miệng, giữ khí CO2 lại, làm giảm lượng oxy hít vào, gây nên hiện tượng tử vong. Mặt khác khi nằm ngửa ngủ, các đường hô hấp của bé không bị tắc nghẽn, thông thoáng hơn, giúp bé có thể dễ dàng hô hấp.
Quá nóng cũng có thể là một tác nhân gây đột tử. Không nên cho trẻ đắp quá nhiều chăn trên người, đồng thời khi ngủ nên cho bé mặc những bộ đồ thật thoáng mát và thoải mái.
Nói tóm lại mẹ nên cho bé nằm ngửa khi ngủ, cho dù đó là giấc ngủ trưa, ngủ tối hay thậm chí chỉ là giấc ngủ chợp mắt.
Nằm úp mặt xuống khi ngủ có thể dẫn đến đột tử ở trẻ ( Ảnh minh họa)
“Điểm trừ” nằm ngửa khi ngủ
Có thể “điểm trừ” lớn nhất khi cho bé ngủ ngửa đó chính là đầu của bé sẽ phát triển không tự nhiên. Ngủ ngửa có thể khiến cho đầu bé bị bẹt, liên quan đến thẩm mĩ của bé sau này. Theo Bác sĩ Sadler thì “ Không hề có bất kì vấn đề nào liên quan đến thần kinh khi đầu bé bị bẹt. Mọi phát triển vẫn bình thường và mọi người thường ứng phó với hiện tượng này bằng cách hạn chế cho bé nằm, luôn giữ cho bé ngồi thẳng.
Việc thay đổi hình dạng của đầu thường được thực hiện bằng cách thay đổi vị trí đầu trong lúc bé đang ngủ theo từng tuần ( ngủ quay mặt sang trái hay sang phải).
Một khó khăn nữa mà có thể bố mẹ sẽ gặp phải đó là bé không chịu nằm ngửa để ngủ. Trong trường hợp này AAP khuyên các mẹ nên cho bé nằm ngủ qua sang một bên để hạn chế SIDS. Nhưng cho đến năm 2005, thì AAP đính chính lại rằng chỉ cho bé nằm ngủ ngửa cho tới khi bé được 6 tháng tuổi
Trẻ ngủ bao lâu trong một ngày là đủ?
Thời gian ngủ mỗi ngày thay đổi theo cơ địa ở mỗi trẻ và nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó thay đổi theo tuổi của trẻ là quan trọng. Sau đây là những hướng dẫn cụ thể:
Trẻ từ 1 – 4 tuần: cần ngủ từ 15 – 18 tiếng mỗi ngày
Với trẻ sơ sinh cần phải ngủ 15 – 18 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2 – 4 giời. Tuy nhiên, với trẻ sinh non thì thời lượng ngủ có thể lâu hơn còn những trẻ bị đau bụng thì có thể ngủ ít hơn. Ở giai đoạn này, trẻ chưa hình thành đồng hồ sinh học riêng, nên giấc ngủ thường không theo chu kỳ ngày đêm. Đây là giai đoạn mà trẻ cần được ngủ nhiều nhất.
Trẻ từ 1 – 4 tháng: cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày
Khi trẻ được từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút. Tuy nhiên, mỗi giấc ngấc ngủ lại dài hơn và thường kéo dài từ 4 – 6 tiếng và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.
Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi: cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày
Ở giai đoạn này, lý tưởng nhất là trẻ ngủ được 15 tiếng mỗi ngày, nhưng thực tế ở trẻ dưới 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ được 12 tiếng mỗi ngày. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành một thoái quen ngủ lành mạnh vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu giống người lớn.
Ở trẻ dưới 6 tháng thường ngủ khoảng 03 lần vào ban ngày, và giảm xuống còn 2 khi trẻ được 6 tháng tuổi. Buổi sáng, trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 9 giờ và kéo tới khoảng mười giờ. Buổi trưa, bắt đầu từ khoảng giữa trưa tới khoảng 2 giờ chiều và ngủ kéo dài khoảng một hoặc hai tiếng. Buổi chiều, trẻ có thể bắt đầu ngủ từ khoảng 3 – 5 giờ. Khi được 6 tháng tuổi(ở một số trẻ có thể sớm hơn), thể chất của trẻ đã phát triển và có khả năng ngủ được qua đêm.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày
Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi, và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày.
Khi trẻ biết đi, lý tưởng cần có 14 tiếng ngủ mỗi ngày, nhưng thực tế thì chúng chỉ được ngủ khoảng 10 tiếng.
Ở phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một tiếng. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.
Trẻ từ 3 – 6 tuổi: cần ngủ 10 – 12 tiếng mỗi ngày
Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa càng ngắn thì sẽ tốt cho trẻ.
Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.
Trẻ từ 6 – 12 tuổi: cần ngủ 10 – 11 tiếng mỗi ngày
Ở giai đoạn này, trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội và gia đình, nên buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ trẻ hơn. Buổi tối, chúng thường ngủ bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng.
Giai đoạn này, trẻ cần được ngủ đủ từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày trẻ ngủ được trung bình khoảng 9 tiếng thì cũng vừa đủ.
Trẻ từ 12 – 18 tuổi: cần ngủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày
Ở giai đoạn này, các em có nhiều hoạt động hơn nên giấc ngủ rất quan trọng để lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, với áp lực học hành, nhiều em đã không ngủ đủ giấc mỗi ngày. Do đó, phụ huynh cần để ý nhiều hơn tới giấc ngủ của các em.
Tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe của bạn
Tư thế nằm ngủ nói lên điều gì?
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ
Tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bà bầu
Tư thế ngủ của đàn ông tiết lộ tính cách
Tư thế ngủ khi mang thai
(st)