Mâu thuẫn giữa thủ trưởng và nhân viên là chuyện thường ngày nơi công sở. Và không ít người rơi vào nỗi tâm sự “ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu” này.
Ý kiến khác nhau trong công việc là điều hết sức bình thường và cần thiết để có những thay đổi, sáng tạo, để giải quyết vấn đề cũng như cải thiện hiệu quả công việc. Nhưng hiểu rõ những tác dụng tích cực của sự khác biệt ý kiến trong công việc không làm cho việc giải quyết những mâu thuẫn dễ dàng hơn.
Mâu thuẫn với đồng nghiệp có thể làm bạn rất khó chịu, và nếu bạn không biết cách giải quyết, kết quả sẽ là những bất đồng gay gắt và ảnh hưởng đến công việc của cả hai bên. Tin tốt là bạn vẫn có thể tránh những cuộc đấu đá không cần thiết và chuyển từ tình huống tiêu cực sang tích cực, và đem lại kết quả tốt đẹp cho cả hai bên, chỉ cần bạn chịu khó thực hiện những hướng dẫn sau.
Chuẩn bị kỹ
Hãy chuẩn bị cho một cuộc nói chuyện thẳng thắn. Bạn cần phải biết vai trò của mình, và hãy cố gắng hiểu kỹ hơn đồng nghiệp của mình. Trước khi nói chuyện với họ, bạn hãy "hiểu rõ bản chất thực của mâu thuẫn".
Có ba loại mâu thuẫn thường gặp:
1. Công việc: bất đồng về công việc đang thực hiện
2. Mối quan hệ: mâu thuẫn xuất phát từ mối quan hệ giữa bạn và người kia
3. Quan điểm: hai người có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau
Hiểu rõ điều này có thể giúp bạn có cách bắt đầu câu chuyện rõ ràng hơn. Đầu tiên, hãy nói cho đồng nghiệp của bạn biết bản chất mâu thuẫn hai bên đang gặp phải và hỏi thử anh ấy có thấy vấn đề giống bạn không.
Dù cho tính chất của mâu thuẫn như thế nào, đừng đem cảm xúc cá nhân vào câu chuyện. Mâu thuẫn sẽ dễ dàng được giải quyết bằng những cái nhìn khách quan thay vì cảm xúc cá nhân.
Ngoài ra, hãy chuẩn bị đủ thời gian cho buổi nói chuyện này để bạn có thể tìm được giải pháp. Hãy nói chuyện trực tiếp, ở một nơi riêng tư nếu có thể, đừng dùng email hay điện thoại chỉ vì bạn cảm thấy ngại, vì email hay điện thoại sẽ hạn chế những hiệu quả của một cuộc trao đổi nghiêm túc.
Xác định mối quan tâm chung
Để bắt đầu một cuộc nói chuyện khó khăn một cách đúng đắn, điều quan trọng là bạn và đồng nghiệp của mình phải xác định những gì cả hai đang có cùng quan điểm. Có thể đó là mục tiêu chung của cả nhóm, hay những quy định cả hai cùng đồng ý. Hãy thử bắt đầu "Cả hai chúng ta đều muốn có một kế hoạch tốt để giúp công ty phát triển lên một nấc mới." hoặc "Chúng ta đã từng có chung quan điểm về quyết định này." Hãy nhớ rằng, đây phải là mục tiêu chung mà cả bạn lẫn người đồng nghiệp kia thật sự quan tâm, chứ không phải là điều bạn cho rằng anh ấy cũng quan tâm. Điều này sẽ cho người kia thấy rằng bạn thật sự muốn điều tốt cho cả hai bên, chứ không phải là bạn chỉ quan tâm đến bản thân bạn.
Hãy biết lắng nghe
Cho dù bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu quan điểm của đồng nghiệp mình, bạn nên lắng nghe những gì anh ấy nói. Bạn có thể đặt những câu hỏi giúp bạn hiểu thêm về cách nhìn nhận vấn đề của anh ấy và xác định rõ hơn liệu bạn đang gặp bất đồng về quan điểm, về trách nhiệm công việc hay về lợi ích mỗi bên. Như vậy, bạn sẽ không phải "đoán xem điều gì xảy ra" mà phải chủ động lắng nghe. Đừng giả vờ nghe mà phải lắng nghe và hiểu những gì anh ấy nói. Lắng nghe một cách chủ động và cởi mở khi đồng nghiệp của bạn giải thích có thể giúp bạn hiểu thêm về những thông tin quan trọng đem lại giải pháp cho bất đồng bạn đang gặp phải. Hoặc bạn có thể giúp anh ấy một vài lời khuyên mà anh ấy đang cần. Một không khí cởi mở, thân thiện sẽ giải quyết vấn đề tích cực hơn.
Về phía bạn, hãy mở lòng để chia sẻ vấn đề của bạn. Đừng chỉ trích hay đổ lỗi cho người khác, hãy cho anh ấy biết mục tiêu của bạn. Nếu anh ấy có những câu hỏi thẳng thắn, hãy cho anh ấy cơ hội để nói hết những gì làm anh ấy hiểu nhầm.
Đưa ra giải pháp
Khi mọi thứ đã được làm rõ, hãy đưa ra giải pháp. Sử dụng những thông tin bạn có được trong buổi nói chuyện đó để đưa ra một giải pháp mới tốt nhất cho cả hai bên. Đừng để trong lòng những ý kiến gây tranh cãi. Nếu đồng nghiệp của bạn không đồng ý với giải pháp bạn đề xuất, hãy cố gắng kéo anh ấy vào quá trình giải quyết vấn đề rốt ráo và có lợi cho cả hai bên.
Nếu tình hình trở nên tệ hơn...
Cho dù bạn đã có chuẩn bị chu đáo, vẫn có khả năng cuộc nói chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn. Những cuộc trao đổi sẽ trở thành cuộc đấu khẩu nếu một trong hai bên đưa vào những cảm xúc cá nhân. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy không khí nóng lên, hãy tìm cách đưa câu chuyện trở về những mối quan tâm chung. Hãy tập trung vào mối quan hệ trong tương lai. Bạn có thể không giải quyết được mâu thuẫn dựa trên những vấn đề của quá khứ, nhưng bàn về những mối quan tâm trong tương lai, bạn
có thể hòa giải bất đồng.
Nếu đồng nghiệp của bạn trở nên quá khích, tốt nhất bạn nên tạm ngưng buổi nói chuyện. Bạn có thể ra khỏi phòng hoặc tạm thời ngưng tranh cãi để quan sát tình hình xung quanh. Cách này sẽ giúp bạn biết cần phải làm gì tiếp theo. Bạn có thể thử thay đổi cách nói chuyện: dùng bảng, dùng giấy để thảo luận, thậm chí có thể đề nghị tiếp tục câu chuyện trong lúc ăn tối. Bạn sẽ tạm thời ngăn sự quá khích của anh ấy, cũng như tránh làm tăng sự mâu thuẫn giữa hai người. Nếu tất cả những cách này đều không hiệu quả, hãy rút lui và tìm một người thứ ba để giải quyết.
Tóm lại, bạn cần phải nhớ:
Điều cần làm:
-
Tập trung vào những mục tiêu chung
-
Hiểu được bản chất của sự bất đồng trước khi nói chuyện
-
Hãy trò chuyện cởi mở để tìm giải pháp
Điều không nên làm:
-
Cho rằng bạn đã hiểu hết quan điểm của đồng nghiệp
-
Cố gắng giải quyết mâu thuẫn bằng email
-
Cố ngăn không cho đồng nghiệp mình nói rõ suy nghĩ của họ
Rất nhiều người vì mâu thuẫn với sếp mà phải bỏ vị trí công việc yêu thích và nhiều cơ hội. Nếu bạn gặp phải tình huống này, hãy tìm một giải pháp hay hơn nhé.
Dưới đây là 6 cách giúp bạn nhìn nhận và vượt qua tình huống khó khăn này: Hãy là người cao thượng Khi bạn và sếp có mâu thuẫn trong công việc hãy im lặng và lắng nghe. Bạn không nên nói hay làm gì ngay trong lúc này bởi cảm xúc hiện tại có thể khiến bạn làm những điều không đúng. Ngồi một chỗ, hít thở sâu và ngẫm nghĩ về câu chuyện, mọi thứ có thể không đáng phải bực tức đến vậy. Điều tốt nhất lúc này là im lặng dù bạn có cảm thấy khó chịu đến đâu, bởi vì khi tức giận chúng ta thường có xu hướng nói xấu người khiến ta tức giận. Hãy làm cho mình bận rộn Hãy để đầu óc và tinh thần bạn được “vây quanh” bởi những suy nghĩ tích cực và những điều vui vẻ trong khoảng thời gian khó khăn này. Ví dụ như hãy gặp gỡ bạn bè nói chuyện, tìm một số loại hình giải trí khác hoặc hãy nghe nhạc trong khi làm việc để tinh thần thoải mái. Hãy làm việc chăm chỉ hơn để sếp biết rằng bạn là nhân viên tốt, và cũng là cách để khiến bạn nhanh chóng quên đi chuyện bực tức này. Mọi rạn nứt đều cần thời gian để hàn gắn và điều quan trọng là bạn phải vượt qua được quãng thời gian đó. Hãy nhận trách nhiệm dù đúng hay sai Thừa nhận trách nhiệm trong tình huống này có thể giúp quan hệ của bạn và sếp nhanh chóng trở lại như trước. Sếp là người đứng đầu, quản lý một lượng nhân viên nhất định vì thế thật khó để sếp thừa nhận sai lầm và xin lỗi nhân viên. Nếu sự việc không quá nghiêm trọng bạn nên đứng ra nhận lỗi và hứa sẽ không có lần hai. Hành động này là vì lợi ích lâu dài cho sự nghiệp của bạn và thậm chí sếp sẽ thầm thán phục cách xử sự của bạn. Nói chuyện với sếp để hiểu nhau hơn Hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp rằng trong công việc như vậy sếp muốn bạn thực hiện như thế nào? Trong cách làm việc của bạn hiện nay có điều gì cần thay đổi? Từ đó cả hai phía sẽ hiểu mong muốn và cách làm việc của nhau hơn. Sếp sẽ hiểu một vị sếp được nhân viên yêu quý thì cần những gì và ngược lại bạn cũng hiểu sếp muốn gì ở một nhân viên, từ đó sẽ khó xảy ra những hiểu lầm và tranh cãi. Hãy phân tích kỹ hình huống bạn gặp phải Nếu bạn vội vã xin nghỉ việc và không tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, trong tương lai vị sếp mới của bạn cũng như vậy thì bạn tính sao? Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào hãy dành thời gian suy nghĩ xem liệu bạn có quá nhạy cảm với tình huống đó? Bạn là người cứng đầu không chịu gặp và nói chuyện với sếp hay sếp bạn là người không biết khoan dung? Khi có được câu trả lời bạn sẽ biết giải pháp cần thiết ở đây là gì. Hãy coi đó như là một cơ hội Mặc dù bạn đã dành thời gian phân tích đúng/sai, thiệt/ hơn nhưng tình hình vẫn không được cải thiện thì bạn hãy coi đó là một cơ hội để bạn tìm một công việc tốt hơn. Ngoài ra thêm một số lưu ý khi giải quyết mâu thuẫn: Bạn thường xuyên căng thẳng với sếp? Dưới đây là một số mẹo giúp bạn xử lý những tình huống khó khăn với sếp, trong đó không loại trừ khả năng thay đổi công việc.
Không bao giờ phản ứng bằng cách cãi tay đôi: cách phản ứng này luôn làm tình hình trở nên xấu hơn. Trong trường hợp có tranh cãi, tốt nhất bạn nên hạ mình một tí: “Anh nói đúng, tôi xin lỗi” nhằm xoa dịu sếp. Sau đó từ từ phân tích cho sếp hiểu ý của bạn để cả hai đi đến thống nhất một vấn đề nào đó.
Thảo luận hơn là đối đầu: khi sếp phê bình, bạn không nên phản ứng dữ dội, tỏ ra đối đầu với sếp. Thay vào đó, bạn nên biến những lời chỉ trích của sếp thành một vấn đề để thảo luận về lợi ích, mục tiêu và hướng giải quyết vấn đề. Bạn cũng có thể yêu cầu sếp cho lời khuyên để bạn làm công việc tốt hơn.
Quan tâm đến sếp: một số xung đột thường xảy ra do không hiểu ý nhau, đặc biệt là khi có một sếp mới chuyển về. Điều này là hiển nhiên vì bạn và sếp chưa quen với cách làm việc của nhau. Vì thế, bạn nên tiếp cận, chủ động tìm hiểu xem sếp mới mong muốn nhân viên mình làm việc như thế nào và bạn cũng chia sẻ quan điểm của mình với sếp. Biết được những điều sếp thích và không thích sẽ tránh những xung đột xảy ra trong tương lai.
Nhớ rằng bạn có thể thay đổi cách nhìn: Để thay đổi tính cách một người là vô cùng khó khăn, bạn cũng không thể thay đổi sếp. Vì thế hãy thay đổi cách nhìn của bạn về sếp. Đừng xem sếp là tên “hắc ám” mà là sếp của bạn.
Nên giữ thái độ chuyên nghiệp: Nên phân biệt giữa ông chủ và công việc. Bạn có thể không thích sếp nhưng phải nghiêm chỉnh trong công việc. Hoàn thành công việc một cách tốt nhất như sếp mong đợi cũng như bạn hi vọng sếp hoàn thành nhiệm vụ của họ.
Đánh giá hiệu suất làm việc của bạn: Trước khi cãi lại sếp, bạn hãy xét xem mình đã làm việc đúng hiệu suất chưa, có sai sót gì không. Tham khảo ý kiến các đồng nghiệm về hiệu suất làm việc của bạn. Hãy kiểm điểm bản thân trước khi chỉ trích sếp!
Tìm sự hỗ trợ: Nếu có nhiều người đồng tình với bạn, bạn sẽ có một lực lượng hậu thuẫn khi đối đầu với sếp. Sếp sẽ dễ dàng lờ đi hay công kích một nhân viên, nhưng sẽ rất khó khăn khi chống lại tất cả nhân viên của mình. Đoàn kết là một cách hay để tập hợp sức mạnh chống lại sếp khó tính.
Đừng phản ánh vượt cấp trừ phi đó là biện pháp cuối cùng: Đó không phải là một cách hữu hiệu để đối phó với sếp vì chỉ làm tăng xung đột nơi công ty. Sếp sẽ coi đây là hành động “đâm sau lưng” và sẽ rất khó khăn cho bạn trong công việc sau này. Ngoài ra, những đồng nghiệp nơi bạn làm việc có thể tố giác hành vi của bạn. Tốt nhất hãy nói chuyện với sếp của bạn trước và chỉ phản ánh vượt cấp khi đó là phương án cuối cùng.
Khen ngợi sếp: Thật dễ dàng để chỉ trích sếp của bạn nhưng những lời phê bình thường khiến sếp khó chịu. Mọi người đều thích khen ngợi, vì thế hãy cố gắng phát hiện và khen ngợi những điểm tốt của sếp.
Ghi nhận lại mọi việc: Nếu bạn muốn kiện cáo hay tranh cãi với sếp, bạn cũng có chứng cứ. Vì thế, hãy ghi lại bạn đã làm được những gì để đối chất với sếp.
Để mọi công việc lại công ty: Thói quen làm việc ở nhà sẽ không tốt cho bạn mà khiến thêm căng thẳng. Cố gắng giữ cho công việc tách biệt khỏi cuộc sống cá nhân của bạn. Điều này bao gồm cả việc kết giao với những người không làm việc chung với bạn để bạn có thể tách mình khỏi công việc thay vì mang chúng về nhà.
Luôn luôn có một kế hoạch B: Làm việc với một ông sếp không hợp ý, bạn sẽ dễ có nguy cơ mất việc khi sai phạm hoặc không làm vừa ý sếp. Vì thế, tốt nhất bạn nên chuẩn bị một kế hoạch dự phòng như tìm một công việc khác hoặc một ông sếp khác.
Nếu bạn không đồng ý với quyết định của sếp, điều tệ nhất là bạn phản ứng gay gắt với sếp ngay trước mặt mọi người hoặc gửi email tỏ vẻ bực bội, khó chịu. Đó có thể được hiểu là lời tuyên chiến của bạn với sếp.
Trong một cuộc họp với sự góp mặt của toàn thể nhân viên công ty, bạn mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình về chiến lược giúp công ty tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận đáng kể. Nhưng khi vừa dứt lời, sếp lại tỏ ra không hề chú ý đến những gì bạn vừa nói, thậm chí còn cho rằng đó là những ý kiến mơ hồ, không rõ ràng dù bạn và các đồng nghiệp đều hiểu là bạn nói đúng.
|
Bạn và sếp có thể bất đồng về quan điểm, nhưng bạn vẫn nên thể hiện sự tôn trọng với sếp, không nên vì chuyện đó mà ảnh hưởng đến mối quan hệ vốn đang hòa thuận - (Ảnh minh họa) |
Một khi, ý kiến xác đáng của bạn bị gạt bỏ với những lý do hết sức vớ vẩn, bạn có nên tiếp tục bảo vệ ý tưởng của mình hay từ bỏ công ty?
Theo Joshep Grenny, đồng tác giả của "Cuộc trò chuyện quan trọng", việc ứng xử lúc này rất quan trọng. "Bạn và sếp có thể bất đồng về quan điểm, nhưng bạn vẫn nên thể hiện sự tôn trọng với sếp, không nên vì chuyện đó mà ảnh hưởng đến mối quan hệ vốn đang hòa thuận". Theo đó, Grenny đưa ra một số lời khuyên như sau:
- Trao đổi thẳng thắn
Khi đã biết ý kiến của mình là đúng, điều quan trọng nhất là cần phải khẳng định và bảo vệ quan điểm của mình. Đừng vì cả nể hay nịnh bợ mà chấp nhận những điều sếp nói, kể cả khi biết là vô lý. "Khả năng làm chủ cuộc đối thoại là rất quan trọng, nhất là tại nơi làm việc. Những người gặp khó khăn trong việc điều khiển cuộc họp thường sẽ gặp những rắc rối với các đồng nghiệp khác một khi có ý kiến trái chiều đặt ra".
Vì thế, hãy học cách xử lý tình huống, bình tĩnh đón nhận ý kiến đối nghịch, công nhận ý kiến của mình và đề nghị có những cuộc họp mới để trao đổi về vấn đề một cách thấu đáo hơn.
|
Hãy gạt bỏ những vướng mắc, tập trung trao đổi về công việc để tìm hướng đi thống nhất chung. giúp sếp yên tâm - (Ảnh minh họa) |
- Chọn thời điểm phù hợp
Nếu bạn không đồng ý với quyết định của sếp, điều tệ nhất là bạn phản ứng gay gắt với sếp ngay trước mặt mọi người hoặc gửi email tỏ vẻ bực bội, khó chịu. Đó có thể được hiểu là lời tuyên chiến của bạn với sếp.
Theo chuyên gia tư vấn Andea Kay, hãy chắc chắn bạn chọn đúng thời điểm để bày tỏ ý kiến với sếp. "Nên nhớ, việc phản đối, thách thức sếp ngay tại cuộc họp là một ý tưởng hoàn toàn sai lầm, gây cho bạn không ít phiền toái về sau".
Một điều cần chú ý nữa là bạn không nên xông thẳng vào phòng sếp để tranh luận mà hãy đề xuất sắp xếp một cuộc họp riêng.
- Thái độ tích cực
Đừng bắt đầu cuộc đối thoại với thái độ gay gắt, thiếu thiện chí. Hãy gạt bỏ những vướng mắc, tập trung trao đổi về công việc để tìm hướng đi thống nhất chung.
Bennington khuyên bạn nên mở đầu bằng một câu nói thể hiện sự lạc quan, tích cực với công việc hiện tại. "Sau đó, thể hiện mối quan tâm thực sự của mình và đưa ra đề nghị để giải quyết công việc tốt hơn. Nếu sếp tỏ ra quá cẩn trọng, giữ mình ở thế thủ, bạn nên tìm cách trấn an họ với những ý định tích cực, để sếp có thể thoải mái chia sẻ những lo lắng".
- Tập trung vào công ty
Theo Kay, bạn nên đưa ra các câu hỏi trong những tình huống khác nhau, trình bày những tác động của nó đến công ty để giúp sếp nhận ra, ý tưởng của bạn là phù hợp. Sự so sánh tương quan lúc này là cách giúp sếp thấy rõ hơn vấn đề cũng như tâm huyết của bạn dành cho công việc.
Dù cố gắng hóa giải mọi bất đồng với sếp nhưng bạn cũng đừng nản chí, thất vọng nếu sếp không thay đổi lập trường. Việc bày tỏ ý kiến cá nhân là tốt cho công ty và cho sếp thấy bạn thực lòng quan tâm đến sự thành bại của công ty, còn lựa chọn và quyết định thế nào lại là việc của sếp.
Để “sếp” và “lính” chung sống hòa bình
“Sếp là cấp trên. Nhiều lần bị mắng oan, giận sếp quá mà hổng dám tranh luận lại bởi mình dở khoản này. Ngậm bồ hòn suốt nên hễ gặp mặt sếp là cơ cười không hoạt động…” – Thu Hằng (nhân viên kinh doanh) thổ lộ.
Tìm được tiếng nói chung giữa sếp và lính trong công việc, mâu thuẫn sẽ ít khi phát sinh. Trong ảnh: chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TMA Nguyễn Hữu Lệ (thứ hai từ phải sang) trao đổi với các kỹ sư CNTT tại phòng máy chủ của công ty - Ảnh: Tuổi Trẻ
Nỗi lòng của “lính”
Quản lý của Hằng là một phụ nữ lớn tuổi và chịu… ngọt. Ở bộ phận Hằng làm việc, quá nửa là các chị đã lập gia đình, thường thích tám trong giờ làm việc. Hằng thành người “đặc biệt” khi không biết tám, lúc cả phòng đi mua sắm cùng sếp lại không tham gia. Thế là Hằng trở thành bia đỡ đạn cho các chị trong phòng, nhất cử nhất động của Hằng đều bị sếp để ý và rầy la. Hằng chuyển từ e dè sang sợ sếp!
“Để được lòng sếp và được duyệt các đơn bán hàng thì phải biết…nịnh. Mình tự tin về khoản giao tiếp và kỹ năng bán hàng nhưng thẳng tính quá nên khó được sếp ưa” – Hằng cho biết. Không giải tỏa được gút mắc này, Hằng rơi vào stress.
Thanh Thảo (Công ty truyền thông Mind Caster) và sếp có hai hướng nhìn… lệch nhau gần như trong mọi vấn đề. Sếp thì cho rằng cái tôi của Thảo quá mạnh, sống lạnh lùng với đồng nghiệp, như vậy sẽ tạo ra khoảng cách…
“Thảo thì thích tập trung tối đa trong công việc, còn việc trò chuyện thì dành cho những buổi cà phê, ăn uống. Mà những chuyện này nếu mình không nói sếp sẽ không hiểu” – Thảo cho biết. Thế là Thảo chọn một ngày chủ động nói chuyện với sếp. Thảo lắng nghe sếp nói, sau đó phản biện. “Nhờ những cuộc trò chuyện hai chiều ấy mà quan hệ của Thảo, sếp và nhiều đồng nghiệp trở nên thân thiết hơn” – Thảo vui vẻ nói.
Không chọn cách giải quyết như Thanh Thảo, anh bạn Tấn Danh (nhân viên nhà hàng S) quyết định thôi việc sau khi tạt chén nước mắm vào mặt quản lý, bởi theo Danh, “ỷ làm sếp bắt nạt lính”. “Mình cũng dở khi làm vậy nhưng lúc đó ức quá. Dẫu sao biết kiềm chế vẫn hay hơn cả”, Danh tâm sự.
Và tâm sự của sếp
“Không chỉ nhân viên mới khổ, làm quản lý còn khổ trăm bề ấy chứ” – chị Vân Anh, giám đốc một công ty kinh doanh sắt thép, tâm sự. “Kinh doanh hàng “nặng”, mỗi đơn hàng vài trăm triệu, vài tỷ đồng, lắm lúc cô nhân viên kinh doanh bất cẩn làm thất thoát hàng trăm triệu chỉ vì lơ đễnh mình cũng ức lắm. La hoài thì các em ấy sợ mình, gặp nhau mặt nặng mày nhẹ nên mình phải vừa khéo léo nhắc nhở vừa động viên. Lúc ức quá cũng chỉ dám đùa: Sau này chọn chồng đừng để sai mãi như thế em nhé” – chị Vân Anh cho biết.
Không phải mâu thuẫn sếp – lính nào cũng được giải quyết êm đẹp. Du khách ở Vũng Tàu một phen hú vía khi chứng kiến cảnh ba anh nhân viên một công ty may mặc đè sếp ra tẩn, phải nhờ đến công an can thiệp. Vốn không ưa người quản lý của mình nên sau một chầu nhậu sương sương, ba anh chàng mới hành xử như thế.
“Giữa sếp và nhân viên nếu không tìm được tiếng nói chung, chưa có sự đồng thuận về mục tiêu chung và chưa hiểu biết nhiều về nhau rất dễ nảy sinh xung đột” – chuyên viên tư vấn tâm lý Lê Thị Linh Trang cho biết.
Theo chuyên viên Linh Trang, nhiều nhân viên có tâm lý “sẵn sàng chiến đấu” với sếp, tạo sẵn một cái “khiên” khi trao đổi với sếp. Nhiều người còn thích chê bai, không nể phục cấp trên, không hiểu tính chất công việc của người quản lý. Tuy nhiên cũng không ít sếp thường hay áp đặt ý kiến chủ quan lên nhân viên nên xung đột dễ xảy ra. “Những rào cản tâm lý này là chất xúc tác tạo ra xung đột. Để hóa giải điều này, tôn trọng lẫn nhau là phương thuốc hữu hiệu nhất”, bà Linh Trang cho biết.
“Dưới góc độ nhân viên, khi nhận nhiệm vụ từ sếp, bạn đừng nghĩ mình là “cấp dưới” mà là cộng sự của sếp, đang thực hiện công việc của mình, không phải đang làm một việc mà người khác sai bảo.
Điều sếp trông đợi nhất ở nhân viên là hiệu quả công việc, vì thế hãy luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, hơn là dành thời gian vào việc tìm cách giải quyết xung đột với sếp và nói xấu sếp. Và dù là sếp, họ cũng cần được cấp dưới quan tâm và chia sẻ, vì vậy nên có sự quan tâm cá nhân ở mức độ vừa phải với lãnh đạo…
Giữa sếp và nhân viên dù khác nhau bao nhiêu đi nữa vẫn có cái chung để hướng tới, đó là thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chung của đơn vị. Có thể lấy điều này để làm điểm tựa khi đi làm. Điều này là điểm quan trọng trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp” – bà Trang chia sẻ thêm.
Làm gì khi bị sếp mắng
Đối xử với nhân viên cấp dưới thế nào cho đúng mực
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới
Xung đột công sở
Các câu hỏi pỏng vấn thường gặp
(st)