Triệu chứng của bệnh viêm âm đạo. Hiểu biết chung về viêm âm đạo. Phòng Ngừa và điều trị viêm âm đạo như thế nào.
9 triệu chứng chính của viêm âm đạo
Các triệu chứng của viêm âm đạo không phải lúc nào cũng rõ rệt nhưng cũng có thể được nhận thấy với các biểu hiện là dịch âm đạo mỏng, màu trắng và có mùi hôi. Ngoài ra, khi bị viêm âm đạo, chị em có thể bị ngứa hoặc bị dị ứng ở "vùng kín", kèm theo cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Các vi khuẩn gây viêm âm đạo có thể di chuyển từ bộ phận sinh dục của người phụ nữ để tới các cơ quan sinh sản. Điều này có thể rất có hại cho một người bị nhiễm bệnh. Thông thường, có những vi khuẩn tốt và xấu trong âm đạo nhưng khi các vi khuẩn có hại phát triển mạnh và tạo ra sự mất cân bằng thì sẽ dẫn tới nhiễm trùng.
Các triệu chứng chính của viêm âm đạo có thể như sau:
2. Sau khi quan hệ tình dục, mùi càng nặng hơn
3. Nóng rát, xót khi đi tiểu
4. Dịch âm đạo thay đổi màu sắc từ trắng chất lỏng màu xám
5. Đau khung xương chậu
6. Sinh sớm (nếu đang mang thai)
7. Sinh em bé nhẹ cân
8. Trong trường hợp phức tạp có thể dẫn đến hỏng thai
9. Các vấn đề vô sinh
Vì vậy, bạn có thể thấy rằng các triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn có thể làm trầm trọng thêm nếu không được điều trị. Tình hình có thể tồi tệ hơn nếu chị em tiến hành thụt rửa hoặc có "đối tác" tình dục mới. Các triệu chứng của nhiễm trùng này cũng có thể xảy ra do một số yếu tố nội bộ chẳng hạn như thay đổi nội tiết tố bất thường do thụ thai, mức độ biến động của cơ chế sinh học, dịch âm đạo tự nhiên, bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh lây qua đường tình dục).
Để xác định xem có nhiễm khuẩn âm đạo hay không, bạn cần phải kiểm tra nồng độ axit trong âm đạo. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một bộ dụng cụ kiểm tra nồng độ axit. Nếu nồng độ axit thấp, có thể chị em bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, đây không phải là thử nghiệm duy nhất để chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn.
Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được xác định chính xác nhất tình trạng nhiễm trùng và điều trị kịp thời. Không có giải pháp y tế lâu dài cho viêm âm đạo do vi khuẩn này gây nên. Vì vậy, nếu bạn được chẩn đoán bị viêm âm đạo thì bạn cần biết rằng bạn sẽ phải "sống" với nó và phải dùng kháng sinh để làm giảm các triệu chứng mỗi khi bệnh phát triển.
Tuy nhiên, uống thuốc kháng sinh ở mọi thời điểm lại không phải là ý tưởng hay, vì nó có thể có tác dụng phụ. Vì vậy, chị em cần phải tìm một số biện pháp khắc phục hậu quả khác và điều này có thể được tìm thấy trong các phương pháp tự nhiên. Mặc dù phương pháp này không được khoa học chứng minh nhưng nó cũng đem lại hiệu quả, và không có bất kỳ tác dụng phụ, hơn nữa lại có thể làm giảm các triệu chứng của viêm âm đạo.
Cụ thể:
1. Triệu chứng lâm sàng
+ Dịch tiết âm đạo: không còn là dịch tiết sinh lý (trong, nhày, không mùi, không gây khó chịu)
+ Kích ứng âm đạo (ngứa, cảm giác nóng rát)
+ Đau khi giao hợp
+ Đau khi đi tiểu
+ Xuất huyết âm đạo nhẹ (±)
+ Có thể kèm triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tiểu dưới
Độ pH âm đạo thay đổi
2. Triệu chứng cận lâm sàng :
+ Soi tươi huyết trắng: huyết trắng được hòa tan trong dung dịch nước muối đẳng trương và soi tươi trên lam kính để khảo sát tế bào bề mặt âm đạo, bạch cầu, vi khuẩn (hình dạng và số lượng).
+ Tế bào clue cell: là các tế bào bề mặt niêm mạc âm đạo bị bám đầy bởi các vi khuẩn (hình ảnh tế bào có bờ viền bị xóa nhòa bởi các vi khuẩn, khác với hình ảnh tế bào bị dơ).
+ Test amin (whiff test): dung dịch huyết trắng bốc mùi cá chết sau khi nhỏ KOH 10% vào.
+ Nuôi cấy mẫu huyết trắng để phân lập và định danh nhóm vi trùng: đắt tiền và đòi hỏi thời gian, không phổ thông trong điều trị viêm nhiễm âm đạo thông thường, tuy có độ chính xác cao.
Giá trị của soi tươi huyết trắng trong chẩn đoán |
Độ nhạy |
Độ đặc hiệu |
Nhiễm nấm |
35-45 |
99 |
Nhiễm trichomonas |
38-82 |
100 |
Nhiễm tạp trùng |
81 |
94 |
+ Do các triệu chứng cơ năng và thực thể thường không đặc hiệu cho từng nguyên nhân, nếu thiếu điều kiện xét nghiệm, việc định nguyên nhân có thể khó khăn . Ngoài ra, khoảng 1/3 trường hợp viêm âm đạo hoàn toàn không có triệu chứng, thường được phát hiện qua việc khám kiểm tra định kỳ và xét nghiệm cận lâm sàng.
3. Gánh nặng của viêm âm đạo
Tái phát: khi tình trạng viêm âm đạo lập lại hơn 4 lần trong một năm. Cần xem rõ đây là bệnh cũ tái phát hay là tái nhiễm; có nghĩa là sẽ tìm và điều trị các yếu tố thuận lợi sinh bệnh hay là đặt vấn đề điều trị người bạn tình, sử dụng các biện pháp hàng rào nhằm chống các bệnh lây qua đường tình dục.
Di chứng: khi viêm âm đạo lây lan đến lớp tế bào tuyến cổ trong cổ tử cung, có khả năng sẽ lây lan đến lớp niêm mạc tử cung và vòi trứng, có khả năng gây viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng gây vô sinh. Viêm âm đạo tái đi tái lại có thể làm biến đổi tế bào gây ung thư.
DS. Lê Phương theo: duocphamvinhgia.vn
Phương pháp điều trị viêm âm đạo:
1) Trị liệu thông thường
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo, tránh ngứa ngáy. Không ăn đồ cay nóng, sẽ đem lại hiệu quả tốt. Thay quần lót thường xuyên, rửa vùng kín bằng nước ấm, không được giặt chung quần lót với quần áo khác trong gia đình, để tránh truyền bệnh cho người khác.
2) Dung thuốc đặt trong âm đạo
Sử dụng thuốc chữa viêm âm đạo, không được tự ý mua thuốc ở bên ngoài. Phải dùng thuốc theo lời khuyên của Bác sỹ chuyên khoa
3) Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc
+ Trichomonas viêm âm đạo, vi khuẩn Trichomonas tồn tại trong nếp gấp âm hộ, và trong tuyến dịch của cổ tử cung, đồng thời chúng còn cư trú trong niệu đạo và đường ruột. Vì vậy một chữa bệnh này thì phải điều trị kết hợp cả bên trong và bên ngoài.
+ Viêm âm đạo do nấm, dùng thuốc kháng sinh uống, thuốc đặt bên trong âm đạo, kết hợp thụt rửa âm đạo bằng dung dịch khử trùng.
+ Viêm âm đạo mãn tính: phải dùng bằng thuốc điều trị viêm cục bộ âm đạo. Trường hợp bệnh nặng, phải kết hợp trị liệu tiết tố nữ.
Thực phẩm giúp chống lại bệnh viêm âm đạo
Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Phụ Khoa cho thấy, phụ nữ ăn nhiều sữa chua và dùng tỏi trong chế biến món ăn sẽ ngăn được nỗi lo lắng mắc bệnh viêm âm đạo
Từ trước đến nay, phụ nữ ăn sữa chua với mong muốn có làn da đẹp, trẻ lâu và chống lại lão hóa, táo bón…, nhưng qua các thử nghiệm lâm sàng phát hiện ra rằng sữa chua có thể ngăn ngừa Viêm âm đạo.
Sữa chua là thức ăn rẻ mà lại bổ dưỡng, chứa rất nhiều vi khuẩn axit lactic sống, rất tốt cho đường tiêu hóa, phòng chống được bệnh tật, bổ sung thêm nhiều canxi cho người già. Tuy nhiên, các nhà dinh dưỡng cũng khuyên phụ nữ muốn ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo thì không nên ăn sữa chua hoa quả, vì nó chứa nhiều đường.
Ngoài sữa chua, các nhà dinh dưỡng còn phát hiện, tỏi với thành phần axit béo phong phú sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng cần thiết và ngoài ra tỏi có thể chống nấm, viêm nhiễm nơi vùng kín.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có tác dụng giải phong, sát trùng, giải độc, tiêu nhọt, hạch. Tỏi là một gia vị thông dụng của mọi gia đình, ngoài công dụng chống ung thư, tốt cho tim mạch, tỏi còn có tác dụng chống oxy hoá, chống đột biến tế bào, giảm mỡ trong máu.
Đặc biệt, với phụ nữ, nếu như có bệnh về phụ khoa và đang trong quá trình điều trị, mỗi ngày ăn thêm vài tép tỏi cũng rất có ích.
Trị nấm âm đạo bằng lá trầu không
Nguyên nhân âm đạo khô
Viêm đường sinh dục nữ và bộ phận
Chăm sóc âm đạo sau sinh
Huyết trắng có màu vàng
(St)