Điều trị viêm âm đạo phụ nữ. Những hiểu biết chung về viêm âm đạo ở phụ nữ. Phòng ngừa viêm âm đạo ở phụ nữ như thế nào?
Xử trí khi bị viêm âm đạo
Tùy vào từng loại viêm âm đạo khác nhau mà có cách xử trí cho phù hợp và kịp thời. |
|
|
Thuốc chữa viêm âm đạo
Với viêm âm đạo do vi khuẩn lậu thì thuốc hiện nay được xem có tác dụng nhất là ceftriaxon (nhóm cephalosporin) 250mg tiêm một liều duy nhất.
Với mầm bệnh là chlamydia trachomatis thì thuốc chủ yếu sử dụng là doxycyclin 100mg uống ngày hai lần, mỗi lần một viên trong 7 ngày (hoặc tetracyclin với liều do thầy thuốc chỉ định). Vì hai mầm bệnh lậu và chlamydia hay đi kèm với nhau nên người ta thường điều trị phối hợp cả hai loại thuốc trên và cần phải điều trị cho cả người chồng (hoặc bạn tình) mới không bị tái phát.
Để diệt các vi khuẩn kỵ khí và ký sinh trùng trichomonas thì thuốc hay được dùng hơn cả là thuốc thuộc nhóm metronidazol; có thể dùng theo liều duy nhất uống 2g/ngày hoặc uống liều 500mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày.
Đối với viêm âm đạo do vi nấm candida albicans: Dùng các thuốc diệt nấm như nystatin (đặt âm đạo 200mg x 1-2 viên/ngày trong 14 ngày), hoặc clotrimazol 500mg viên đặt âm đạo một liều duy nhất (nếu dùng loại viên 200mg thì đặt một viên/ngày trong 3 ngày); hoặc có thể uống itraconazol (sporal) 100mg x 2 viên/ngày trong 3 ngày hoặc fluconazol (diflucan) 150mg một viên liều duy nhất.
Vì viêm âm đạo có thể phối hợp vừa do vi khuẩn vừa do vi nấm nên một số thuốc dạng viên đạn đặt âm đạo đã phối hợp các loại thuốc điều trị cả hai mầm bệnh đó (đa trị liệu) ví dụ viên polygynax trong thành phần có neomycin sulfat 35.000 đơn vị, polymyxin B sulfat 35.000 đơn vị là các kháng sinh diệt vi khuẩn và nystatin 100.000 đơn vị là thuốc diệt vi nấm.
Một loại viên đặt âm đạo cũng thường được các thầy thuốc ghi đơn là tergynan thành phần gồm có neomycin sulfat 100mg, ternidazol 200mg là những kháng sinh diệt khuẩn, nystatin 100.000 đơn vị là kháng sinh diệt vi nấm và prednisolon Na metasulfobenzoat 3mg là thuốc phối hợp chống viêm.
Trên thực tế, hiện nay chỉ ở các cơ sở điều trị tuyến tỉnh hoặc Trung ương mới có điều kiện xét nghiệm để tìm ra đúng mầm bệnh gây viêm âm đạo. Vì thế trước tình trạng một người bệnh có tiết dịch (khí hư) ở âm đạo, các cơ sở ở tuyến dưới khó mà biết được nguyên nhân cụ thể gây viêm âm đạo là mầm bệnh nào.
Trên cơ sở đó người ta đưa ra cách điều trị dựa trên cơ sở tiếp cận hội chứng, nghĩa là cứ thấy có tiết dịch âm đạo, nói cách khác là có viêm âm đạo thì người ta cho uống thuốc điều trị tất cả các loại mầm bệnh có thể gây nên viêm nhiễm như vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí (trong đó có cả lậu và chlamydia), vi nấm, ký sinh trùng trichomonas.
Cách điều trị đó không phải đã được mọi thầy thuốc tán thành vì cho rằng như thế là “đánh bao vây”, gây tốn kém cho người bệnh, đồng thời có thể dễ bị tai biến do phải sử dụng nhiều loại thuốc một lúc.
Tuy nhiên mặt lợi của phương pháp điều trị tiếp cận hội chứng này là ngay từ lần khám đầu tiên người bệnh đã được điều trị và như thế là đã cắt được nguồn lây cho người khác cho dù không biết mầm bệnh nào gây viêm âm đạo nhưng các thuốc đã dùng không thứ này thì thứ kia đã loại bỏ được mầm bệnh đó. Tất nhiên người chồng hoặc bạn tình của người bệnh cũng phải cùng lúc được điều trị y như vậy.
(Theo Suckhoedoisong.vn)
Thực phẩm cho bệnh phụ khoa
Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
1. Thực phẩm chứa nhiều sắt
Sau sinh nở hay sạch kinh, cơ thể người phụ nữ thường mất đi một lượng máu nhất định. Thiếu máu có thể dẫn đến sự suy giảm một cách lâu dài chức năng hoạt động của buồng trứng, từ đó ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới.
Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm có chứa chất sắt như gan động vật, thịt nạc, rau bina, súp lơ, nấm, cần tây, đậu xanh… sẽ giúp ngăn ngừa căn bệnh thiếu máu.
2. Sữa nóng thêm mật ong
Nếu thấy tắc kinh, đau bụng, khó chịu trong thời gian kinh nguyệt, hãy uống một ly sữa nóng có thêm chút mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong sữa chứa nhiều kali, khoáng chất này có tác dụng tốt trong việc giảm đau, tăng cường hoạt động của các hormone sinh sản tuyến nội tiết cũng như ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng trong thời gian kinh nguyệt.
Ngoài ra, hàm lượng magiê trong mật ong có tác dụng ức chế thần kinh, giúp bạn loại bỏ sự căng thẳng, lo lắng và cải thiện giấc ngủ khi có kinh.
3. Thực phẩm giàu magiê
Phụ nữ trong độ tuổi trung và lớn tuổi, nhất là những người thường xuyên làm việc trí óc thường có xuất hiện căn bệnh đau nửa đầu.
Để đối phó với tình trạng này, hãy thường xuyên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những thực phẩm chứa nhiều magiê như: đậu, chuối, đồ ăn hải sản… Ngoài ra, các món ăn chế biến từ cá béo sẽ giúp hoạt động của các hormone sinh dục nữ luôn ổn định, tránh bệnh đau nửa đầu hoặc các chứng trầm cảm khác.
4. Các sản phẩm từ đậu nành
Estrogen là một hormone sinh dục đặc biệt quan trọng của cơ thể nữ giới. Estrogen làm tăng lượng máu đến tử cung, thúc đẩy sự co bóp của tử cung, giúp tử cung hoạt động tốt hơn. Estrogen còn hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của nang trứng và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình thụ thai.
Khi hàm lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm, chức năng tình dục, sinh sản cũng bị rối loạn. Và đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành là nguồn cung cấp các khoáng chất giúp thúc đẩy lượng estrogen trong cơ thể nữ giới.
500ml sữa đậu nành mỗi ngày là liều thuốc hiệu quả, có tác dụng tốt trong việc tăng cường chức năng nội tiết của cơ thể.
5. Tỏi
Tỏi được biết tới như một chất kháng sinh tự nhiên tốt nhất đối với sức khoẻ. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất allicin và các hoạt chất lưu huỳnh có tác dụng diệt khuẩn rất hiệu quả mà không hề có các tác dụng phụ khác.
Ăn nhiều tỏi sẽ làm ức chế quá trình sinh sôi, phát triển của các vi khuẩn và nấm gây nên bệnh viêm nhiễm âm đạo.
6. Ngũ cốc và rong biển
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thực phẩm ngũ cốc dạng thô có tác dụng lưu thông máu, duy trì mức độ estrogen trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan với tuyến vú.
Rong biển chứa nhiều iốt, có tác dụng kích thích sự bài tiết của các hormon tuyến yên, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
7. Thực phẩm giàu canxi
Các chứng minh đã cho thấy, cơ thể những người phụ nữ thiếu canxi sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn tới 54% so với những phụ nữ bình thường khác.
Canxi có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kìm hãm sự tăng trưởng của các tế bảo ung thư trong cơ thể. Vì vậy, cần chú ý bổ sung các thực phẩm giầu canxi vào các bữa ăn hàng ngày như: sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu bắp, đậu nành, tôm, cá, trứng… Ở những phụ nữ lớn tuổi, lượng canxi cần nhiều hơn, khoảng 1.000mg/ngày.
8. Bổ sung acid folic
Việc thiếu axit folic có thể dẫn tới các bệnh vùng tử cung như: viêm nhiễm, ung thư cổ tử cung… Ngoài ra còn có thể gây nên những khuyết tật cho hệ thần kinh của cho thai nhi sau này.
Vì vậy , phụ nữ nên tăng cường bổ sung axi folic qua các thực phẩm như: gan động vật, rau bina, cải bắp, ngũ cốc, trứng, đậu nành…
Cũng cần chú ý, axit folic sẽ bị phá huỷ và mất đi ở nhiệt độ cao, do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn khi chế biến những thực phẩm giầu axit folic, không nên đun trong thời gian dài và nhiệt độ nấu quá cao.
Theo health
Ngứa âm hộ - Những thắc mắc thường gặp
Ngứa vùng kín khi mang thai
Trị nấm âm đạo bằng lá trầu không
Nguyên nhân âm đạo khô
Viêm đường sinh dục nữ và bộ phận
Chăm sóc âm đạo sau sinh
(St)