Điều trị viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai. Những điều cần biết về bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai. Phòng ngừa viêm âm đạo khi mang thai.
Làm gì nếu bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai?
Nếu nghi ngờ rằng bạn đang bị nhiễm nấm âm đạo, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch tiết âm đạo của bạn và kiểm tra để xác định chẩn đoán và loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn.
Bạn không nên thử chẩn đoán và tự mua thuốc điều trị cho mình. Triệu chứng của bạn có thể do những nguyên nhân khác như nhiễm trùng qua đường tình dục hoặc mắc kèm với nấm men.
Nếu bạn bị nhiễm nấm âm đạo, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc giới thiệu cho bạn một loại kem kháng nấm âm đạo đặc trị hoặc một loại thuốc đặt âm đạo an toàn khi mang thai. Và hãy nhớ rằng các loại thuốc kháng nấm đường uống không nên dùng để điều trị nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ.
Đối với hầu hết các nhiễm trùng do nấm men, kem và thuốc đặt chứa clotrimazole thường có hiệu quả hơn so với các thuốc có chứa nystatin.
Bạn cần phải bôi kem hoặc đặt thuốc vào âm đạo trong một liệu trình điều trị khoảng 7 ngày. Tốt nhất là bôi trước khi đi ngủ thì thuốc sẽ ít bị rớt ra ngoài. Bạn cũng nên bôi kem chống nấm xung quanh các khu vực ngay bên ngoài âm đạo của bạn.
Thông thường, sau vài ngày điều trị bạn mới cảm thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể làm dịu cảm giác ngứa khó chịu với một túi nước đá hoặc bằng cách ngâm mình trong một bồn nước mát khoảng 10 phút.
Nếu bạn thấy thuốc gây kích ứng đau, ngứa, rát hoặc dường như không có tác dụng, hãy thông báo cho bác sĩ biết. Có thể bác sĩ sẽ cần phải thay đổi thuốc khác cho bạn. Hãy chắc chắn là bạn tuân thủ đầy đủ liệu trình điều trị để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn viêm nhiễm.
Nhiễm nấm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bạn không cần quá lo ngại về nguy cơ gây hại cho em bé của bệnh này. Nhiễm nấm men sẽ không làm tổn thương hoặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của em bé. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng vào thời điểm chuyển dạ, có một nguy cơ là trẻ sơ sinh sẽ tiếp xúc với nấm khi bé chui ra khỏi bụng mẹ. Trong trường hợp này, bé có thể bị nhiễm nấm men trong ở mắt, mũi, miệng. Tất nhiên bác sĩ sẽ chỉ dẫn cách điều trị cụ thể cho bé của bạn.
Làm thế nào để giảm nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo?
Bạn sẽ ít khả năng bị nhiễm nấm âm đạo nếu bạn luôn giữ cho vùng sinh dục của bạn khô (nấm men phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm) và hệ môi trường trong âm đạo của bạn cân bằng. Những gợi ý đơn giản sau đây có thể giúp bạn phòng tránh hiệu quả căn bệnh này:
- Mặc đồ lót bằng cotton thoáng khí; tránh mặc chật hoặc bó sát, đặc biệt là quần có chất liệu vải từ sợi tổng hợp.
- Bỏ bộ đồ tắm ướt của bạn ra ngay sau khi bơi, và thay quần áo lót của bạn sau khi tập luyện nếu bạn ra mồ hôi.
- Thử ngủ mà không có đồ lót vào ban đêm để cho phép không khí tiếp xúc với vùng sinh dục của bạn nhiều hơn (nấm dễ phát triển trong môi trường bí khí).
- Tránh dùng các dung dịch vệ sinh mạnh, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ. Các sản phẩm này có thể gây kích ứng khó chịu cho bộ phận sinh dục.
- Rửa sạch vùng sinh dục của bạn nhẹ nhàng với nước ấm. (Không được thụt rửa âm đạo trong thai kỳ.)
- Luôn luôn lau từ trước ra sau.
- Sữa chua lên men tự nhiên có chứa rất nhiều vi sinh giúp cung cấp các chất kháng viêm tự nhiên cho cơ thể. Ăn thường xuyên sữa chua sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và nếu có bệnh nấm âm đạo thì cũng ở dạng nhẹ và nhanh khỏi.
- Bạn cũng có thể uống bổ sung men vi sinh nhưng nhớ là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Một số gợi ý khác là ăn tỏi. Hãy dùng tỏi trong các món ăn.
- Tinh dầu trà cũng giúp đánh bật nấm âm đạo nhưng nó có thể gây kích ứng da. Không dùng nhiều hơn 1 – 2 giọt/nước tắm và nếu bị kích ứng (sưng tấy hay mẩn đỏ) thì phải ngừng sử dụng ngay và dùng nước sạch để tắm.
Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời kỳ mang thai và cách điều trị
Viêm âm đạo khi mang thai: Khoảng 10% – 30% phụ nữ mang thai sẽ bị viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời kỳ mang thai của họ. Viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra bởi sự mất cân bằng môi trường âm đạo bình thường. Thể viêm âm đạo này không lây truyền qua đường tình dục, nhưng có liên quan đến việc giao hợp âm đạo. Bạn có thể hoặc không bắt gặp các triệu chứng.
Làm thế nào để tôi biết nếu tôi mắc viêm âm đạo do vi khuẩn?
Một trong những triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn là dịch tiết âm đạo có màu xám hoặc màu trắng, có mùi hôi tanh. Tuy nhiên, một số phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng nào. Việc chẩn đoán được thực hiện thông qua khám phụ khoa. Dịch tiết âm đạo sẽ được kiểm tra với một lượng nhỏ (kiểm tra dưới kính hiển vi), kiểm tra pH (viêm âm đạo do vi khuẩn thường có mức pH là 4,5 hoặc cao hơn), slide KOH (kiểm tra dưới kính hiển vi) hoặc kiểm tra khí hư (một hỗn hợp gây ra mùi tanh rõ rệt).
Nguyên nhân gây viêm âm đạo do vi khuẩn?
Viêm âm đạo do vi khuẩn là sự mất cân bằng của vi khuẩn dẫn đến sự tăng trưởng quá mức các loài vi khuẩn. Nguyên nhân được xác định không rõ ràng. Thể viêm âm đạo này không lây truyền qua đường tình dục nhưng nó có liên quan đến giao hợp âm đạo, do đó thể viêm âm đạo này có thể được liệt kê trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nhiễm khuẩn âm đạo có thể ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Có khá nhiều bằng chứng nêu lên sự liên quan giữa viêm âm đạo do vi khuẩn với việc sinh non. Gần đây, đã có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác minh thông tin này và tìm phương pháp phòng chống. Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra có mối quan hệ giữa thể viêm âm đạo này với hiện tượng sẩy thai, trẻ sơ sinh thiếu cân thấp và sớm vỡ màng ối.
Nếu tôi có thai, tôi có cần kiểm tra viêm âm đạo?
Không cần thiết phải tiến hành kiểm tra đối với những thai phụ không có các triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn. Khi được chăm sóc trong suốt thai kỳ, bạn thường không được kiểm tra có nhiễm khuẩn âm đạo hay không. Điều quan trọng là bạn trình bày bất cứ mối bận tâm bạn có thể có về viêm âm đạo do vi khuẩn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Tại sao tôi cần kiểm tra nhiễm khuẩn âm đạo?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên rằng tất cả các phụ nữ mang thai có các triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn cần được kiểm tra và điều trị. CDC cũng hỗ trợ những phụ nữ có tiền sử sinh non kiểm tra viêm âm đạo do vi khuẩn.
Biện pháp điều trị cho phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn âm đạo?
Việc điều trị là rất cần thiết để tránh bất kỳ nguy cơ chuyển dạ sinh non. Có các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:
Thuốc uống – Clindamycin 300 mg hoặc Metronidazole 500 mg hai lần mỗi ngày, uống trong vòng 7 ngày
Thuốc dùng ngoài – Clindamycin 5 g hoặc Metronidazole dùng trước khi đi ngủ trong vòng 5 ngày (điều trị bằng phương pháp này có thể làm giảm triệu chứng nhưng không thể ngăn ngừa các biến chứng trong thai kỳ)
Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2004 bởi McDonald H, Brococklehurst P và Parsons J, cho thấy rằng điều trị kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ sớm vỡ màng ối và trẻ khi sinh thiếu cân đối với phụ nữ có tiền sử sinh non, những người mắc viêm âm đạo do vi khuẩn. Nghiên cứu này đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho việc điều trị giúp làm giảm sinh non.
Phòng ngừa viêm âm đạo khi mang thai:
Sẽ là một trở ngại cho những bà bầu khi bị nhiễm nấm vì cảm giác ngứa ngáy râm ran, khí hư ra nhiều làm bạn khó chịu, mệt mỏi. Đặc biệt tại thời điểm khí hậu ẩm ướt, mưa nắng thất thường cộng thêm những thay đổi trong quá trình thai nghén là nguyên nhân cho các loại nấm phát triển mạnh. Bạn sẽ làm gì khi bị nhiễm nấm đây?
Với một chút kinh nghiệm của mình xin chia sẻ với các bạn bầu bí một vài cách đề phòng và xử lý khi bạn nhiễm nấm nhé.
Hồi mình biết mang thai thấy hiện tượng khí hư ra nhiều, thỉnh thoảng thấy ngứa ở vùng kín nhưng không dám gãi. Mới đầu thấy ngại không biết chia sẻ cùng ai mà đi khám thì cũng không thấy bác sĩ nói gì nên bụng bảo dạ chắc không phải bị nhiễm nấm. Đấu tranh tư tưởng mãi mới dám hỏi chị ở cơ quan xem ngày xưa mang thai chị ấy có bị vậy không thì được biết chị cũng bị giống mình nên mình cứ tưởng do thay đổi lượng hormon trong cơ thể nên tặc lưỡi quên đi…Nhưng rồi cảm giác ngứa vùng kín ngày một nhiều, có lúc khí hư ra ướt thấm đẫm quần gây khó chịu bởi mùi hôi nên có ngày mình phải thay quần chip tới 4 lần ấy.
Khi thai nhi được ba tháng, đi siêu âm bác sĩ bảo mình bị nhiễm nấm âm đạo ở giai đoạn đầu nên không nguy hại lắm. Chỉ cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng tới làn da hay đôi mắt của bé trong quá trình sinh thường nên bác sĩ khuyên thế này:
- Nên vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh theo cách như sau “lá chè xanh rửa sạch đun kỹ rồi pha với nước thêm một chút muối rồi vệ sinh ngày 2-3 lần”. Nước chè xanh rất tốt vì có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, chè xanh có tính sát khuẩn cao và khử được mùi hôi do khí hư tiết ra nhiều…Ngoài việc vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh nên tắm bằng nước chè xanh để cải thiện tình trạng viêm nhiễm do nấm âm đạo gây ra.
Khi đi vệ sinh, nên lau rửa “vùng kín” từ trước ra sau để tránh lây
nhiễm nấm âm đạo. (ảnh minh họa)
- Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A có trong rau quả, trứng, thực phẩm giàu vitamin D có trong cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa, ăn sữa chua thường xuyên và nên dùng thêm tỏi trong các món ăn để tăng cường hệ miễn dịch.
- Nên uống nhiều nước khoảng 2 lít/ngày.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, lựa chọn quần chip bằng chất liệu cotton và thay quần chip thường xuyên.
- Khi đi vệ sinh, nên lau rửa “vùng kín” từ trước ra sau để tránh lây nhiễm nấm từ hậu môn cho “vùng kín”.
Ngoài ra bác sĩ còn khuyên:
Không được ăn quá nhiều các thực phẩm ngọt.
Không tắm nước quá nóng, tránh dùng nước xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo.
Không nên làm sạch vùng kín bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
Không dùng đồ lót hay miếng lót làm từ vải flannel vì nó sẽ là nơi ẩn náu lý tưởng cho các loại vi khuẩn.
P/S: Bác sĩ còn bảo đa số chị em phụ nữ khi mang bầu đều bị nhiễm nấm âm đạo vì vậy khi đã bị nhiễm nấm rồi thì phải giữ cho vùng âm đạo sạch, khô và tốt nhất không nên mặc quần lót đi ngủ để tăng cường lưu thông không khí giúp vùng kín khô, thoáng.
Sau những lời khuyên hết sức chân thành của bác sĩ mình đã chịu khó vệ sinh hàng ngày với nước chè xanh đun đặc. Bạn biết không cảm giác thoải mái, dễ chịu, khô thoáng làn da làm cho mình tự tin nhiều lắm vì đã không còn mùi hôi, không còn cảm giác ngứa vùng kín nữa. Ngoài ra mình còn thực hiện rất nghiêm chỉnh những điều bác sĩ chỉ dẫn. Kết quả là một tháng sau đi kiểm tra, bác sĩ kết luận việc nhiễm nấm âm đạo ở mình đã không còn xong bác sĩ nói mình vẫn phải tuân thủ những chỉ dẫn đó để 9 tháng mang thai không còn phải lo lắng với việc nhiễm nấm mà chế độ ăn uống như vậy cũng sẽ rất tốt cho bà bầu mà.
Nếu bà bầu nào có bị nhiễm nấm âm đạo cũng đừng lo lắng quá kẻo ảnh hưởng tới mẹ và bé. Hãy làm theo những chia sẻ của mình nhé, rất tốt đó.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh trong thai kỳ!
Huyết trắng có màu vàng
Mụn rộp âm đạo
Sản dịch sau khi sinh có mùi hôi
Bệnh đường sinh dục nữ
Trị nấm âm đạo bằng sữa chua
Dịch âm đạo thế nào là bình thường
(St)