Đau buốt khi đi tiểu có thể do những nguyên nhân đặc biệt như viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo và nhiễm trùng bàng quang gây ra. Chính vì thế bạn cần tìm hiểu xem bệnh tình của mình ở mức độ nào, điều trị đến đâu và có cần đến gặp bác sĩ hay không.
Biểu hiện của viêm nhiễm:
Viêm âm đạo thường gồm viêm âm đạo do nấm, nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis và viêm âm đạo không nhiễm trùng do dị ứng với hóa chất. Một số dạng viêm âm đạo là do bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Các triệu chứng của viêm âm đạo có thể gồm ngứa rát, đau khi đi tiểu hoặc đau khi giao hợp và dịch tiết âm đạo (hay gọi là khí hư hay huyết trắng).
Điều trị viêm âm đạo tùy thuộc vào nguyên nhân. Do đó việc khám và xác định nguyên nhân là điều tiên quyết cho thành công của điều trị. Ví dụ, nhiễm nấm âm đạo thường được điều trị bằng kem bôi kháng nấm hoặc thuốc kháng nấm đặt âm đạo. Hiệu quả điều trị thành công rất cao nếu chắc chắn nguyên nhân viêm âm đạo do nấm.
Cách ngăn ngừa viêm âm đạo:
- Nếu bạn thường xuyên nhiễm nấm thì nên tránh mặc các loại quần áo giữ nhiệt và giữ ẩm như quần jean, quần có chứa nilông. Khi vệ sinh vùng âm hộ nên rửa từ trước ra sau (tránh đưa nấm từ hậu môn ngược lên vùng âm hộ) và lau khô (tránh dùng các chất loại giấy có tẩm các dung dịch khử mùi).
- Tránh thụt rửa âm đạo. Một người phụ nữ khỏe mạnh trong âm đạo luôn có một loạt vi khuẩn “tốt” tạo nên môi trường có tính axit, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn bất thường gây viêm âm đạo. Ngoài ra, việc sử dụng các dung dịch sát khuẩn có thể gây kích ứng da vùng âm hộ âm đạo, tạo nên tiết dịch âm đạo và khó chịu vùng âm hộ kéo dài.
Trong trường hợp của chị, chị cảm nhận khó chịu ở vùng sinh dục nhưng không đi khám nên rất khó để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Tôi nghĩ chị nên đi khám sớm và bác sĩ sẽ chẩn đoán giúp chị điều trị đúng.
Phân loại bệnh:
Riêng đối với những người đã quan hệ tình dục thì việc vệ sinh không tốt trước khi quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân khiến nhiều chị em có những triệu chứng viêm âm đạo, viêm niệu đạo cấp. Nếu để kéo dài, bệnh chuyển sang mạn tính và sẽ khó khăn, tốn kém hơn trong việc điều trị.
Đau khi đi tiểu có thể do nhiễm trùng bàn quang hoặc viêm âm đạo gây ra. Ảnh minh họa.
Về giải phẫu, cơ quan sinh dục từ ngoài vào trong gồm: môi lớn, môi bé, màng trinh, trong cùng là âm đạo. Nếu tính từ trên xuống dưới thì trên cùng là âm vật rồi đến lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo. Bình thường thì các bộ phận này khép kín, không tạo thành u cục để chúng ta sờ thấy.
Người lớn tuổi, nhất là đã sinh đẻ nhiều lần, có thể bị sa thành âm đạo (thành trước và thành sau) gây cảm giác khó chịu, vướng víu. Chỉ trong trường hợp đó bạn mới sờ thấy một khối ở âm đạo, khối đó chính là thành âm đạo bị sa.
Tình trạng trên hay gặp ở những phụ nữ sau đẻ lao động nặng, sớm hoặc ở những người có cơ địa lỏng lẻo. Ngoài ra, một số người có thể bị nang nước thành âm đạo; nếu nang mọc ngay ở mép gần màng trinh thì có thể tự sờ thấy.
Để loại trừ tất cả những trường hợp này, bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa để xác định nguyên nhân. Chỉ can thiệp được nếu là nang nước thành âm đạo.
Về hiện tượng tiểu rắt của bạn, chúng tôi xin trả lời bạn như sau. Bình thường chúng ta tiểu tiện 5-6 lần/ngày và không tiểu ban đêm. Tiểu rắt là tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi rất ít và tiểu nhiều nhất về đêm. Số lần có khi tới 10-20 lần/ngày, đêm
Hệ tiết niệu bao gồm các bộ phận bài tiết (cầu thận, ống thận) và bộ phận dẫn xuất nước tiểu (bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Mỗi bộ phận có chức năng riêng nhưng trong một cơ quan thống nhất. Các chứng bệnh dù ở bộ phận nào cũng đều có ảnh hưởng chung cho cả hệ tiết niệu và còn liên quan mật thiết với hệ sinh dục.
Tiểu rắt thường kèm theo tiểu buốt. Nguyên nhân thường gặp là viêm bàng quang, sỏi bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, các khối u ở tiểu khung phụ nữ và còn do bệnh lây truyền qua đường tình dục (nhiễm lậu cầu).
Với những triệu chứng tiểu rắt mới phát hiện lần đầu không kèm theo các triệu chứng khác, có thể dùng các thuốc sau: kháng sinh bactrim hoặc pefloxacin 2-3 viên/ngày, các thuốc giãn cơ (atropin), thuốc an thần (sen vông, seduxen). Điều quan trọng là phải uống nhiều nước, 2-2,5 lít/ngày (nước râu ngô, rau má càng tốt).
Để xác định nguyên nhân và điều trị, bạn nên đi khám xét nghiệm nước tiểu, siêu âm...tại các cơ sở y tế.Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể dùng thuốc hay phẫu thuật (nếu u xơ hoặc sỏi bàng quang).
Chè xanh chữa bệnh phụ khoa
Ngứa âm đạo sau khi có kinh nguyệt
Thuốc chữa viêm âm đạo khi mang thai
Nấm Candida ở nam giới
Ngứa âm đạo sau khi quan hệ
(ST).