Nấm âm đạo là căn bệnh hay gặp và hầu như chị em nào cũng rất dễ mắc phải. Vậy làm thế nào để biết chắc rằng mình đã bị nhiễm nấm, hướng điều trị cũng như khi nào cần phải đến bác sĩ thăm khám, những kiến thức sau đây sẽ giúp chị em ghi nhớ để biết cách chăm sóc cơ thể mình tốt hơn.
Triệu chứng bệnh:
Candida là một loại nấm men có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước nhỏ khoảng 2-5 µm, thường sống hoại sinh trong đường tiêu hóa của người, động vật và trong âm đạo... Ở người khoẻ mạnh bình thường, nấm candida tìm thấy được 30% ở miệng, 38% ở ruột, 39% ở âm đạo, 17% ở phế quản...
Nấm Candida có thể phát triển và gây bệnh ở bất cứ đâu trên cơ thể con người nhưng chủ yếu ở da, niêm mạc. Niêm mạc ở âm hộ, âm đạo của phụ nữ là nơi có thể dễ dàng bị nấm Candida ký sinh tại chỗ phát triển và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi.
|
Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh thường gặp trong các bệnh phụ khoa. Bệnh có liên quan đến việc sử dụng kháng sinh có phổ diệt khuẩn rộng và kéo dài, ở phụ nữ có thai vào 3 tháng cuối của thai kỳ, có độ pH ở âm đạo thấp và người bị bệnh tiểu đường... làm cho nấm ký sinh có cơ hội phát triển gây bệnh. Ở những đối tượng nữ có hoạt động tình dục mạnh hoặc dùng thuốc phòng tránh thai cũng là người có thể có yếu tố nguy cơ bị mắc bệnh viêm âm hộ, âm đạo do nấm Candida. Bệnh nhân thường có biểu hiện triệu chứng ngứa ngáy âm hộ, có cảm giác nóng bỏng, giao hợp bị đau đớn và khó khăn... Khám phụ khoa thấy niêm mạc âm hộ, âm đạo bị viêm đỏ, có mảng màu trắng, dịch tiết ra như sữa đông. Tổn thương có thể lan ra quanh âm hộ và háng bẹn của bệnh nhân.
Bệnh hay tái phát
Bệnh do nấm Candida ở âm đạo phụ nữ nhưng khi điều trị muốn khỏi bệnh phải điều trị cả cho vợ và chồng. Ở nhiều phụ nữ sau điều trị nấm âm đạo rất hay tái phát, ngoài nguyên nhân do chồng không cùng điều trị thì còn do người phụ nữ chủ quan, không làm đúng theo lời dặn của bác sĩ trong vệ sinh cá nhân như giặt riêng đồ lót bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng to trước khi mặc để tránh nhiễm nấm từ những đồ lót mặc lần trước. Không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, đặt chưa trị dứt điểm sạch nấm. Đặc biệt, một số trường hợp còn tự ý mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.
Cách phòng như thế nào?
Viêm âm đạo do nấm candida gây ngứa rát, khó chịu khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày và rất dễ tái phát môi trường pH dễ thay đổi. Vì vậy, để tránh nhiễm nấm, chị em nên thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục, giữ quần áo khô ráo, sạch sẽ, phơi ở nơi có ánh sáng mặt trời. Khi vệ sinh chỉ nên rửa ở bên ngoài, không nên thụt rửa sâu để tránh làm mất cân bằng môi trường pH. Khi nhiễm nấm, cần đi khám, xét nghiệm và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Nếu phụ nữ có gia đình bị nhiễm nấm thì nên điều trị cả hai vợ chồng. Vì khi giao hợp, các vi khuẩn nn nấm sẽ đọng lại ở bao quy đầu của người chồng và đây là nguyên do khiến người vợ rất dễ nhiễm nấm trở lại.
Phân loại bệnh:
Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa rất thường gặp ở phụ nữ nhưng nguyên nhân gây viêm thì có nhiều loại mầm bệnh khác nhau. Viêm âm đạo có thể do các vi khuẩn thông thường loại hiếu khí (phát triển trong môi trường có ôxy) hoặc kỵ khí (chỉ phát triển khi môi trường thiếu ôxy), có thể do những vi khuẩn đặc hiệu như chlamydia trachomatis, vi khuẩn lậu (bệnh lây truyền theo đường tình dục), có thể do vi nấm, có thể do ký sinh trùng như trichomonas vaginalis (trùng roi)..., nên điều trị viêm âm đạo muốn có hiệu quả phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để dùng đúng thuốc đặc trị. Do vậy, khi bị bệnh phải đến bác sĩ khám bệnh và kê đơn thuốc, thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ.
Bệnh viện âm đạo thường gặp có mấy loại sau:
- Viêm âm đạo do trùng roi, khí hư có màu vàng và có mùi hôi, bộ phận âm đạo ngoài có cảm giác nóng rát, có thể kèm theo tiểu khó, hay gặp vào thời kì trước hoặc sau kì kinh nguyệt, vì vậy để điều trị trùng roi cần kiên trì, sau kinh nguyệt tiếp tục điều trị 2-3 đợt mới khiến cho chứng viêm âm đạo không bị tái phát ngoài ra. Nam giới cũng nên phối hợp điều trị để không bị truyền nhiễm tái phát khi giao hợp.
- Viêm âm đạo do nấm Candida: cũng là một chứng viêm nhiễm âm đạo thường gặp ở phụ nữ có thai, người mắc bệnh tiểu đường, người đang sử dụng thuốc hocmon nữ và nhất là ở những bệnh nhân dùng kháng sinh kéo dài. Đặc diểm của khí hư loại này là kèm theo ngứa, đau rát âm đạo ngoài, khí hư có mầu sữa chua hoặc bã đậu. Điều trị cần rửa âm đạo kết hợp với đặt thuốc mỗi ngày một lần dùng liên tục 7 ngày, sau đó kiểm tra lại và kiên trì điều trị 1-2 đợt nữa để tránh tái phát.
- Viêm âm đạo do nhiễm tạp khuẩn: đặc điểm chủ yếu của bệnh này là dịch tiết âm đạo nhiều, có mầu trắng xám, bạch đới hơi loãng, có mùi rất hôi và tanh, các loại vi khuẩn thường là những vi khuẩn yếm khí hỗn hợp. Việc điều trị cần dùng cả thuốc uống, rửa và thuốc đặt. Polygynax là một loại thuốc đặt, thành phần của thuốc được phối hợp 3 loại kháng sinh là Neomycin, Nystatin, và Polymyxin B có tác dụng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hay tạp khuẩn, nhất là khi có viêm nhiễm kết hợp do nấm candida; thông thường đặt 1 viên vào buổi tối trong 12 ngày liên tục. Ngoài thuốc đặt có thể uống thêm metronidazon 1g/ngày trong 7 ngày và thuốc rửa âm đạo hàng ngày.
Đối viêm nhiễm âm đạo do tạp khuẩn có thể phải điều trị liên tục trong 3 đợt, do vậy bạn cũng đừng quá lo lắng, viêm nhiễm do tạp khuẩn được điều trị tốt sẽ sớm khỏi. Bạn cũng lưu ý tránh quan hệ trong thời gian này hoặc sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm, vệ sinh thân thể sạch sẽ, quần trong, khăn tắm nên thay thường xuyên, cần sấy giặt, phơi nơi khô ráo, thoáng để tránh vi khuẩn lây nhiễm trở lại. Đồng thời có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Viêm âm đạo là bệnh có nguy cơ tái phát cao do đặc điểm của môi trường âm đạo ẩm ướt, các thói quen mặc quần áo bó sát, trong thời gian dùng thuốc kháng sinh, vệ sinh kém cũng làm cho bệnh dễ tái phát.
Sau khi bị viêm nhiễm, nhiều chị em có thói quen thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát khuẩn, cách làm này sẽ dẫn đến có tỷ lệ mắc bệnh trở lại cao gấp 5 lần người bình thường. Việc thụt rửa âm đạo thường xuyên bằng dung dịch này sẽ phá hủy phổ vi khuẩn bình thường của âm đạo. Lúc đó, độ pH của âm đạo bị kiềm hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Người khỏe mạnh có cơ chế tự bảo vệ chống viêm nhiễm, khiến các glycogen biến đổi thành axit lactic và duy trì độ pH dao động 3,8-4,8 cho môi trường âm đạo. Bình thường, tại đây có nhiều vi khuẩn sống hoại sinh, trong đó phải kể đến 7 loại lactobacilli giúp cân bằng trạng thái. Khi dung dịch sát khuẩn phá vỡ cân bằng trong môi trường, viêm nhiễm lại tiếp tục xảy ra, không những gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Do đó, tốt nhất bình thường chị em chỉ nên vệ sinh âm hộ bằng nước sạch rồi lau khô sau khi đại, tiểu tiện hoặc giao hợp. Mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng càng bị stress nhiều thì phụ nữ càng có nguy cơ viêm âm đạo. Có thể do stress đã làm suy yếu hệ miễn dịch.
Trường hợp của bạn cần tái khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Xác định thủ phạm:
“Thủ phạm” gây nhiễm nấm âm đạo?
Hầu hết phụ nữ đều bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời.
Phác đồ điều trị:
Hiện tượng bị nấm phụ khoa chị em thường hay bị với đặc điểm là ngứa, khí hư đặc như bột, rát.. Nếu đúng bị nấm mà sử dụng các thuốc kháng sinh điều trị và nước rửa vệ sinh thì chỉ làm cho bệnh nặng thêm, có chữa khỏi lại sẽ bị lại ngay, cứ tái đi tái lại nhiều lần.
Trong quá trình trị bệnh tôi đã gặp rất nhiều bạn gặp phải tình trạng như bạn. Chữa nấm thì phải triệt môi trường nấm phát triển chứ không phải dùng thuốc diệt nấm. Đây là sai lầm rất lớn của rất nhiều bạn không có kinh nghiệm điều trị. Trước hết bạn cần phải bỏ hết các dung dịch rửa vệ sinh, kể cả việc dùng xà bông..., chỉ dùng nước hơi ấm để rửa, hoặc bạn mua muối kiềm NaHCO3 (muối điều trị người bị dạ dày do axit tăng cao) pha với tỷ lên 3% ngâm 20 phút mỗi ngày và sử dụng men vi sinh lactomin plus dạng nước là tốt nhất ngày 2 ống (gói) trong 10- 15 ngày để cân bằng môi trường bên trong. Môi trường có cân bằng thì không có môi trường cho nấm men phát triển.
1. Chỉ rửa bằng nước và tuyệt đối không rửa vào trong. Rửa và thay đồ lót ít nhất 3 lần/ngày. Không dùng bất cứ dung dịch gì cả. Đồ lót nên dùng loại cotton, cần được phơi nắng hoặc là nóng trước khi dùng.
2. Dùng thuốc dạng tuýp to có ống bơm thuốc để cho sâu vào trong ấy. Thuốc đặt thì tác dụng không bằng thuốc mỡ. Canesten là chữa được. Dùng đúng theo chỉ định của bác sỹ.
3. Ăn nhiều sữa chua. Khi nào khỏi rồi thì vẫn ăn đều mỗi ngày, không bỏ ngày nào.
4. Cả 2 người đều phải vệ sinh cẩn thận trước khi quan hệ. Nếu còn khô thì mua thêm thuốc bôi trơn. Các vết xước do quan hệ lúc khô rát sẽ làm nghiêm trọng thêm bệnh. Dùng cả bao cao su và dung dịch bôi trơn (loại chuyên dụng, đừng dùng các dung dịch linh tinh thay thế) thì sẽ an toàn hơn
Cách phòng tránh:
Theo các thống kê nước ngoài, có đến 75% phụ nữ ít nhất một lần trong đời từng viêm âm đạo do nấm, trong đó 85-90% trường hợp do nấm men có tên Candida albicans. Các chuyên gia khuyên chị em nên sử dụng viên đặt chuyên trị để chữa triệt để bệnh này
Phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm có triệu chứng huyết trắng loãng hoặc đặc, màu trắng đục, có kèm nóng ngứa âm đạo hoặc đau khi giao hợp. Để điều trị, chị em có thể đến khám bác sĩ, nhờ tư vấn sử dụng viên đặt âm đạo có chứa biệt dược Econazole Depot. Các nghiên cứu của Khoa sản Bệnh viện đa khoa Cần Thơ cho thấy, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn đạt 90%.
Econazole có phổ kháng nấm rộng, đạt hiệu quả cao nhất trên vi nấm candida albicans và non - albicans. Một viên thuốc khi đặt sẽ tạo thành một lớp gel sinh học gắn chặt vào biểu mô âm đạo, có tác dụng ít nhất 3 ngày. Người bệnh chỉ cần dùng 2 viên liên tiếp 2 ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Cơ quan sinh dục nữ là một ống liên tục từ âm hộ đến âm đạo, tử cung, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng. Do vậy, nếu không điều trị ngay, bệnh có nguy cơ lan đến toàn bộ phận, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến vô sinh. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, bệnh có thể làm tăng khả năng sẩy thai, sinh non, tử vong chu sinh, trẻ nhẹ cân hoặc gây viêm niêm mạc miệng, viêm da, viêm phổi.
Để phòng ngừa viêm nhiễm nấm âm đạo, chị em cần hạn chế những nguyên nhân như dùng thuốc kháng sinh kéo dài, mặc quần áo không thích hợp trong môi trường nóng ẩm, rối loạn do mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu mãn tính hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
Nấm âm đạo khi mang thai
Trị nấm âm đạo bằng tỏi
Trị nấm âm đạo bằng dân gian, an toàn với sức khỏe
Trị nấm âm đạo bằng lá trầu không
Viêm âm đạo do nấm
(ST).