Ngứa cơ quan sinh dục là hiện tượng thường thấy ở chị em khi mang thai. Chứng ngứa thông thường không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi nhưng ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người mẹ nếu không có những biện pháp làm giảm triệu chứng này.
Kiến thức cơ bản:
Việc tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai khiến các thai phụ tăng tiết mồ hôi và da trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài: thời tiết nóng bức, sự cọ xát của quần áo thô ráp... thường gây ngứa ở vùng bẹn và vùng mu.
Ngứa ở vùng bẹn và mu cũng thường xảy ra ở các thai phụ trong những tháng cuối thai kì do rạn da.
Ngứa do thay đổi độ pH vùng âm hộ - âm đạo khi mang thai.
Ngứa do viêm nang lông, gây ngứa ở những vùng có lông ở bộ phận sinh dục...
Để giảm bớt khó chịu do triệu chứng này chị em cần chú ý tới một số vấn đề trong việc vệ sinh vùng kín như: Khi tắm, không tắm nước quá nóng, không dùng nước xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín. Không nên làm sạch vùng kín bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
Có thể vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh rửa sạch, đun kỹ. Nước chè xanh có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, chè xanh có tính sát khuẩn cao và khử được mùi hôi do khí hư tiết ra nhiều…
Cần mặc quần áo rộng rãi, chọn đồ lót bằng chất liệu cotton và thay thường xuyên.
Chế độ ăn nên có thêm các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D. Đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt.
Lưu ý, cho dù ngứa do nguyên nhân gì, chị em cũng không được gãi. Nếu bị ngứa nhiều, thai phụ cần đến bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.
Hiểu biết từng trường hợp:
Phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm nhiễm ở vùng kín, vì sự thay đổi của các hormon trong cơ thể thai phụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Một số nguyên nhân gây viêm âm đạo và bạn có thể quan sát xem mình ở tình huống nào:
Viêm âm đạo do nấm
Thường do các chủng nấm có tên Candida gây ra. Loại nấm này làm cho dịch âm đạo đặc lại, dai dính, cũng có thể hơi lỏng, nhưng không có mùi, âm hộ và niêm mạc âm đạo thường đỏ và ngứa. Thai phụ mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm bệnh này hơn, vì lượng đường trong máu tăng vọt.
Nấm âm đạo không gây hại cho bà bầu và thai nhi, song nếu không được điều trị, nó có thể gây nên bệnh tưa lưỡi cho trẻ sau này.
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu nên chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, tránh viêm nhiễm. Nếu thấy các biểu hiện bất thường thì nên đến các cơ sở y tế để khám và xác định các loại khuẩn gây nhiễm, điều trị kịp thời. Lưu ý, việc chữa trị cần được tiến hành cho cả hai vợ chống.
Viêm âm đạo do loạn khuẩn
Khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Loại viêm này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Dấu hiệu mắc bệnh: Xuất hiện khí hư màu trắng như sữa và mỏng, có mùi hôi như mùi cá ươn, càng rõ hơn sau quan hệ tình dục. Tuy nhiên, ở nhiều phụ nữ lại không có triệu chứng biểu hiện cụ thể, chỉ sau khi khám phụ khoa mới phát hiện ra. Thai phụ nhiễm loại bệnh này khó điều trị hơn các bệnh viêm nhiễm thông thường khác, vì có nhiều loại vi khuẩn phối hợp.
Viêm âm đạo do loạn khuẩn có thể chữa khỏi hoàn toàn, không lây truyền theo đường tình dục, do đó không cần điều trị cho bạn tình.
Khi mang thai, viêm âm đạo do loạn khuẩn có thể gây vỡ ối sớm, đẻ non, nhiễm khuẩn buồng ối và nhiễm khuẩn tử cung sau đẻ, vì thế cần phát hiện viêm âm đạo khi có thai để được điều trị sớm, nhưng không dùng trong giai đoạn đầu của thai nghén và phụ nữ cho con bú. Viêm âm đạo do loạn khuẩn là một yếu tố để dễ bị nhiễm và lây truyền HIV.
Viêm âm đạo do trùng roi
Biểu hiện: Khí hư màu vàng, thường có mùi hôi, ngứa và đau ở âm đạo và âm hộ, đi tiểu thấy buốt, có thể có cảm giác khó chịu ở bụng dưới và đau ở âm đạo khi giao hợp. Những triệu chứng này có thể tăng lên sau giai đoạn hành kinh. Tuy nhiên, ở nhiều phụ nữ lại không thấy có triệu chứng gì. Bệnh có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Để điều trị có hiệu quả, cần đồng thời chữa cho cả chồng.
Viêm âm đạo không do nhiễm khuẩn
Nguyên nhân thường gặp là do dị ứng với thuốc, do bơm rửa hoặc do thuốc diệt tinh trùng. Vùng da quanh âm đạo nhạy cảm với xà phòng, chất tẩy trắng và chất làm mềm vải. Những triệu chứng của thể viêm âm đạo không do nhiễm khuẩn: đau, nhất là khi quan hệ tình dục, ngứa và nóng rát.
Mặc dầu mỗi nguyên nhân gây ra viêm này có thể có những triệu chứng khác nhau, nhưng người phụ nữ không dễ dàng nhận ra mình mắc thể bệnh nào, trong thực tê, nhiều khi những thầy thuốc có kinh nghiệm cũng có thể gặp khó khăn chẩn đoán do hơn một thể bệnh cùng kết hợp. Nhiều khi viêm âm đạo lại không biểu hiện triệu chứng gì.
Cách phòng ngừa
- Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt. Tránh để vùng kín ở trong tình trạng nóng ẩm.
- Nên mặc đồ lót bằng cotton 100%, không tắm nước nóng, mặc quần jean và tắm lâu nếu bạn đang mắc bệnh.
- Tránh mặc các đồ bó sát.
- Tránh dùng các xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín, vì nó có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển.
- Khi đi vệ sinh, phải vệ sinh từ trước ra sau nhằm hạn chế tối đa sự lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên.
- Không dùng chất khử mùi và nếu đi bơi thì hãy luôn giặt sạch và phơi khô sau khi bơi xong.
- Ăn nhiều hoa quả, trái cây, uống nước.
- Nên đi khám phụ khoa định kỳ.
Chú ý những biện pháp vệ sinh để tự phòng:
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và “vùng kín” hàng ngày.
- Không tắm bằng bồn quá lâu, ngâm mình trong nước ao hồ hoặc những vùng nước bẩn khác.
- Vệ sinh, thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày để giữ “vùng kín” luôn khô ráo, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại nấm và vi khuẩn.
- Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.
- Sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch “vùng kín”. Tuy nhiên, không nên dùng quá thường xuyên vì các hóa chất trong dung dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu.
- Sau khi đi vệ sinh hoặc đi tiểu, cần làm sạch “vùng kín” bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng. Khăn bông cần được thay giặt hàng ngày.
- Tránh giao hợp ở những tuần đầu mang thai và tháng cuối cùng vì sẽ nguy hiểm tới thai nhi, có thể dẫn tới sinh non.
- Nếu khí hư ra nhiều và có mùi hôi bất thường, cần đi khám bác sỹ ngay để có được lời khuyên hợp lý cho việc vệ sinh “vùng kín”.
Sau khi sinh: Sau khi sinh, tử cung của người phụ nữ co lại. Sản dịch khi ra ngoài sẽ dễ bị nhiễm trùng. Vùng kín của phụ nữ ở giai đoạn hậu sản trở nên đặc biệt nhạy cảm. Nếu không vệ sinh đúng cách, sản phụ sẽ dễ bị nhiễm trùng hậu sản, rong huyết. Để “làm mẹ an toàn”, hãy chăm sóc “vùng kín” theo các cách sau:
- Dùng khăn bông sạch thấm dịch chảy ra từ âm đạo để giữ “vùng kín” luôn khô ráo. Không dùng khăn hoặc giấy vệ sinh, đặc biệt là các loại giấy có mùi thơm vì chất hóa học tạo mùi thơm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
- Không nên tiếp xúc quá nhiều với nước vì dễ gây cảm lạnh hoặc nhiễm trùng “vùng kín”.
- Vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ bằng nước ấm. Hoặc có thể đun sôi nước, cho thêm chút muối. Dùng nước này xông âm đạo khi còn nóng.
- Tránh đi lại và vận động quá mạnh.
- Cẩn thận với việc sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ. Cần có chỉ dẫn của bác sỹ trước khi dùng.
- Tuyệt đối không giao hợp trong 2 tháng đầu sau khi sinh vì âm đạo và các cơ quan sinh sản chưa kịp phục hồi và nghỉ ngơi sẽ dễ b��� tổn thương.
Nấm âm đạo và điều trị
Viêm âm đạo do nấm
Thuốc chữa viêm âm đạo
Huyết trắng có màu
Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc nam
Chè xanh chữa bệnh phụ khoa
Viêm âm đạo khi mang thai
Tình dục thời kỳ mãn kinh
(ST).