Kỹ thuật nuôi cá đĩa sinh sản

seminoon seminoon @seminoon

Kỹ thuật nuôi cá đĩa sinh sản

18/04/2015 11:00 PM
609

Kỹ thuật nuôi cá đĩa sinh sản. Hiểu biết chung về cá Đĩa. Những điều cần biết để nuôi cá đĩa sinh sản hiệu quả nhất.


Chọn cá giống


Muốn có một cặp cá đẻ tốt, trước hết phải nuôi được cá trưởng thành tốt và thật tốt. Nhiều người do mua cá trưởng thành về cho đẻ, do không nắm chắc được “lai lịch” và đặc tính nên không có cách gì ứng phó kịp thời và hữu hiệu với các khuyết tật khi cá đã bộc lộ, những sự cố đã phát sinh. Cho nên chỉ mua cá con về nuôi đến trưởng thành là tốt nhất. Cơ hội thành công cao nhất, và có thể nói không quá rằng đây là bí quyết hàng đầu.
Xét về mặt khác: vốn đầu tư, 1 cặp cá trưởng thành có giá bằng 1 số lượng lớn cá con.
Mà với cá con, thì có thể áp dụng phương pháp nuôi phổ thông là được. 1 đến 3 ngày thay nước 1 lần, dùng thức ăn chế biến là chính, có tăng thêm lượng thức ăn sống như trùng đỏ và thức ăn khô. Cách nuôi dưỡng hết sức đơn giản – nuôi cá nhỏ như vậy không những có thể thường xuyên quan sát mọi biến hoá về thể sắc mà còn có thể bồi dưỡng, luyện tập cho chúng trở thành cá lớn, khoẻ mạnh. Điều này sẽ tạo tiền đề cho nuôi cá đẻ thành công.
Cá con từ 6 – 7 cm thì chỉ cần 3 - 5 tháng sau đã trưởng thành nên phát dục, chúng bắt đầu tự động cặp đôi. Trước khi chúng đạt size10cm ta cần tăng thêm lượng thức ăn và thường xuyên thay nước.
Trong giai đoạn này cần phải luyện tập cho chúng tiếp xúc thường xuyên với người và tiếng ồn, cho chúng nhận biết được con người chăm sóc chúng và làm những diều tốt chứ không bao giờ hại chúng. Nếu không như vậy khi chúng đẻ trứng, chỉ cần 1 kích động nhỏ, làm chúng hoảng sợ là chúng sẽ ăn hết trứng, có khi do tiếng động, tiếng ồn cũng vậy, không sao bảo vệ được trứng và cá con.
Chỉ cần cho chúng dạn người, cho ăn tốt và thay nước đều sẽ không có vấn đề gì.
Vậy có thể nói bí quyết thứ 2 là luyện tập!


. Ghép đôi


Muốn cho chúng ghép đôi, cần lựa chọn 5 – 10 con size12 cm trở lên, cho vào bể từ 0,6 – 1,2m dài. Trong môi trường mới này chúng sẽ bám nhau và dần bắt cặp thành đôi. Đến lúc này cần đặt các góc bể 1 số vật liệu chuyên dùng cho cá đẻ trứng trên đó, nếu không có gì chúng sẽ đẻ lên thành bể, các đường ống nước, tất nhiên chúng vẫn dẻ nhưng không mấy thuận tiện và dễ dàng như trên giá thể, vậy cần cung cấp cho chúng vật dụng không mấy khó khăn này.
Trong bể, thường thì chú đực nào mạnh nhất sẽ có thế lực và chúng được chọn làm cá bố. Con này sẽ bảo vệ cái nôi đẻ trứng của cá mẹ và săn đuổi hết những con đực khác mon men đến gần tổ. Cũng có khi chúng tấn công cả các con cá cái, khi bị tình trạng như vậy chúng ta nên giảm thay nước về cả tần suất và số lượng nước thay, chỉ thay nước khi nước bị ô nhiễm nặng.
Thay nước 3-4 ngày/ 1 lần và chỉ thay ¼ - 1/3 lượng nước có trong bể. Riêng việc giảm thay nước độ Ph sẽ giảm và kích thích cho cá đẻ trứng. Cho đến lúc này cá bố, mẹ luôn gần tổ ấm của chúng.
Việc phân biệt cá đực, cá mái với loài cá đĩa này thực sự khó khăn. Mặc dầu vậy các chỉ dẫn cụ thể hình vẽ dưới đây sẽ giúp các bạn có thể nhận biết được hoặc ít ra biết dược cách phân loại. Tất nhiên công việc không chỉ là lý thuyết, có một số cá đĩa Xanh lục cá cái lại đẹp hơn cá đực về cả màu sắc lẫn hình thể. Cho nên cũng cần quan sát thêm ít ngày: Nếu chúng đích thực là 1 đôi bạn tình thì chúng sẽ có cử chỉ đeo bám nhau. Đến lúc này chúng ta có thể vớt cá ra bể riêng để cho đẻ.




Hình minh họa (trái đực - phải là cá mái)
Trong bể nuôi cũ, khi cặp thứ nhất được đưa đi rồi thì sẽ xuất hiện cặp thứ 2, thứ 3....


I. Sinh sản

Có sự khác biệt giữa nuôi để ngắm chơi và nuôi sinh sản (ss) về kích thước hồ, nơi đặt hồ, độ PH trong hồ....

I.1. Hồ sinh sản

- Kích thước hồ: từ 30 - 40 x 50 x 60cm (cao, rộng, dài)
- Mực nước trong hồ: Tuỳ theo kích thước cá nhưng thường thì khoảng 30cm- Ánh sáng: Sáng mờ mờ (khi cá đã đẻ thuần thục, ĐK này không còn cần thiết), hồ cá ss nên sơn 3 phía
- Âm thanh: Tránh gây tiếng động trong suốt quá trình cá đẻ đến khi tách bầy
- Nhiệt độ: Nắng gió phương nam không quan tâm đến yếu tố này (khoảng 28 - 30 độ C là cá đẻ tốt)
- Ph từ 6,0 đến 6,4 (Nếu cá đẻ lần đầu hoặc không chịu đẻ nâng PH lên 6,6 - 7 (+ tăng ánh sáng) để cá sung lại)
- Không sử dụng máy lọc
- Thổi khí nhẹ đến vừa phải (dùng lọc sinh học thì tốt hơn)(Tạm thời các bạn chấp nhận những yếu tố trên, khi thành thạo các bạn sẽ tự giải thích cho mình)

I.2. Cá sinh sản

Phải là cặp cá tròn, đẹp, dáng chuẩn được nuôi trên 10 tháng. Việc xác định trống mái với các bạn mới chơi là một vấn đề nan giải, tôi cũng không thể diễn đạt trọn vẹn để các bạn nắm nhưng đừng quan tâm lắm, sau một thời gian, các bạn sẽ xác định được với độ chính xác từ 85% đến 90%. Tạm thời bây giờ hãy chấp nhận cách cổ điển như sau:- Cho 7,8 em ở độ tuổi 9-12 tháng tuổi (lớn hơn hay nhỏ hơn cũng không hề gì) kích thước hồ 40 x 50 x 120 (cao, rộng, dài) có lớn hơn hay nhỏ hơn cũng không sao nhưng phải theo tập quán của Cá dĩa: Sống bầy đàn với không gian rộng- Cho một giá thể (Máng đẻ) vào hồCặp nào quấn lấy giá thể, đánh đuổi những em khác, thậm chí đẻ luôn trên giá thể thì bắt cặp đó cho vào hồ ss đã chuẩn bị trước phần trên. Bổ sung các em khác vào nếu còn.Thông thường cá dĩa có thể đẻ sau 9 tháng tuổi nhưng thành thục phải từ tháng thứ 10 trở đi. vì vậy trong thời gian này các bạn có nôn nóng cũng không làm được gìCá trống đang dọn ổ đẻ trong điều kiện môi trường nêu trên, có thể 3 giờ sau sẽ đẻI.3. Chăm sóc cá sinh sản:Trong giai đoạn này ta không can thiệp được bất cứ việc gì ngoài việc chờ và chăm sóc như sau:- Thay nước: 1-2 ngày lần với lượng nước thay ra 10% đến 20% lần. Cá thường đẻ vào khoảng 16 giờ đến 22 giờ . Tránh thay nước vào khoảng thời gian này
- PH ổn định từ 6,0 đến 6,6 Tùy cá tơ hay già.
- Cho ăn: ngày 1-2 lần (sáng, chiều) với lượng thức ăn rất ít chủ yếu là chất lượng, (Tim bò + Vitamin + Tảo + chất kết dính) Mỗi lần, mỗi em khoảng bằng đầu ngón tay út
Với PH dưới 6,5 cá ăn rất ít, thậm chí không ăn tránh cho ăn thừa làm hư nước, thối trứng. Nếu thuận lợi 1 đến 2 ngày cặp cá sẽ đẻ.

I.4. Chăm sóc và bảo quản trứng

Cá đẻ sau 1 giờ dùng Blu methylen phun lên trứng để ngừa mốc, thối hoặc mình dùng formol nồng độ 35% với lượng 2cc/100 lít nước vừa ngừa mốc thối cho trứng vừa ngừa nấm cho cá bố mẹ. (Giữ được nước sạch thì không cần dùng hóa chất để bảo quản trứng)Cặp này to khỏe nuôi con tốt, một cặp nuôi 2 ổ trứng cũng không saoSau 36 giờ từ khi đẻ, trứng cá sẽ đổi màu:
- Từ màu trắng trong sang màu trắng đục: Xong !!! Trứng hư, thối, do nhiều nguyên nhân:Trứng không thụ tinh do cá còn quá non, do nước hư làm thối trứng.... và do... đủ thứ...Chờ đẻ lại lần khác (khoảng 3 đến 7 ngày sau)
- Từ màu trắng trong sang màu đen: Oke!!! thành công bước đầu, trứng đã thụ tinh đang dần thành con. Tiếp tục sau 75 giờ hoặc hơn nữa tùy vào thời tiết nóng lạnh cá con sẽ ngo ngoe trên giá thể. Đến lúc này ta nhẹ nhàng tháo lưới bao ra (lưu ý mọi thao tác trong khu vực ss đều thật nhẹ nhàng từ thay nước, cho ăn, bao trứng, tháo bao trứng..... nếu không cái giá trả thật đắt, cá giật mình có thể quay lại ăn hết con (Với cá chưa thuần)Sau khi tháo bao trứng những khả năng xảy ra:
- Một hoặc cả 2 con bố mẹ ăn hết con: Xong !!! Chờ đẻ đợt khác lặp lại như trên. Nếu qua vài lần đẻ mà vẫn vậy thì dùng biện pháp nuôi vú
- Sau vài giờ hoặc hơn cá bố mẹ vẫn quanh quẩn bên giá thể mà không làm gì. Có hy vọng nhưng không cao số lượng cá con trở thành cá bột không quá 60%. Hy vọng những lần đẻ sau sẽ cải thiện được.
- Sau vài giờ hoặc hơn cá bố mẹ dọn sạch những trứng hư di chuyển cá con đi chổ khác và gom lại: Thành công mỹ mãn. Chuẩn bị tinh thần nuôi bột
- Sau vài giờ hoặc hơn cá bố mẹ dọn sạch những trứng hư di chuyển cá con đi chổ khác và gom lại thật nhỏ như hạt đậu: Trên cả tuyệt vời !!". Hàng hiếm mà ai cũng muốn có. Chuẩn bị tinh thần nuôi cá bột với số lượng trên 90%.

II. Cá bột


- Cá mới nở
Là giai đoạn cá con bắt đầu bám cá bố mẹ đến khi tách bầy khoảng 12 - 15 ngày tuổi. có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy theo thể trạng cá bố mẹ.

II.1. Chăm sóc

Chăm sóc gián tiếp thông qua cá bố mẹ, cá bố mẹ chăm đàn con, chúng ta chăm lại nó, đây là giai đoạn khó khăn nhất nhưng chúng ta không can thiệp được gì. Đôi lúc nhìn đàn con chết hàng loạt mà thấy nao lòng. Nguyên nhân cá bột chết thường không xác định được bởi chúng quá nhỏ không khám nghiệm được, chỉ phỏng đoán: do cá bố mẹ không tiết sửa, cá con chết vì đói; do hồ nước bị hư và do nhiều thứ nữa........Tuy vậy, mình cũng phải "góp sức" với cá bố mẹ bằng những bước sau:
- Xem lại thổi khí trong hồ, cần thiết thì tăng lên chút ít, (có lẻ anh em không dưỡng được bột bắt đầu là từ đây- Thiếu khí làm cá yếu dễ sinh bệnh....)
- 1 đến 2 ngày đầu khi cá bột rời giá thể: không thay nước hồ cá, cho cá bố mẹ ăn rất ít hoặc không cho ăn để tránh hư nước, nếu đàn con không bám cá bố mẹ, hạ mức nước trong hồ xuống còn cách vây trên của cá khoảng 10cm. Tránh mọi dòm ngó, xăm xoi, xem chừng........... đây là những việc làm vô ích
- Ngày thử 3 đến ngày thứ 5 nếu đàn con đã đu bám theo cá bố mẹ: Thay nước 10% mỗi ngày
- Mọi thao tác trong khu vực cá đẻ đều phải nhẹ nhàng, từ tốn
- Tăng cường lượng thức ăn cho cá bố mẹ ở mức độ vừa phải (hai lần trong ngày, khoảng đầu ngón tay cho mỗi lần/mỗi con). Cho atermia mới nở cho cá con ăn, đừng nhiều quá hư nước, chết cá.
- Từ ngày thứ 6 trở đi tiếp tục cho cá bột ăn atermia vài lần trong ngày, nếu bầy con chịu ăn atremia sau 2 ngày, chúng ta có thể tách bầy khi cần thiết. Nhưng tốt nhất vẫn sau 10 ngày tuổiCũng có cách khác là trong thời gian tử ngày thứ 6 trở đi cho cá bố mẹ ăn trùng chỉ để cá bột "ăn ké" sau 10 ngày ta tách bầy.
Lưu ý:
+ Không thay hoặc thay nước rất ít trong ngày thứ 1 đến ngày thứ 3
+ Ngày thứ 3 hoặc hơn nữa mới thay nước với lượng nước 5% -10% cho lần thay đầu rồi tăng dần ở những lần sau nhưng không vượt quá 20%
+ Chất lượng nước cho vào hồ cá hương phải tương đồng về PH, nhiệt độ

II.2. Tách bầy cá bột


Có thể dùng vợt lưới để vớt cá bột ra nhưng với cách này cá dễ bị xây xát cả cá bố mẹ lẫn cá bột.Tôi dùng ống nhựa trong mềm đường kính khoảng 14-16 gắn thêm ở đầu ống nhựa cứng khoảng 30cm, tổng độ dài dụng cụ tự chế này khoảng 2m - 3m. Cách này tránh được xây xát. Cho đầu có gắn ống nhựa cứng vào hồ hút cá hương ra xô, chậu. Dùng đầu có gắn ống nhựa cứng rà theo mình cá bố mẹ, chúng sẽ phản ứng quyết liệt. bạn cứ tiếp tục cho đến khi hết cá bột trong hồ mới thôi, vì nếu gián đoạn trong thời gian tử 15 phút trở lên có thể cá bố mẹ "giận cá **** thớt" (giận chúng ta, không có thớt để **** quay sang **** hết đàn con còn lại).Đem xô chậu có chứa cá bột đến hồ nuôi, không đổ trực tiếp mà vẫn cách cũ hút từ xô chậu vào hồ nuôi. Từ lúc này hoặc vài ngày nữa chúng sẽ thành cá hương. ta sẽ bàn về cá hương sau, bây giờ quay lại chăm sóc cá bố mẹ.

II.3. Chăm sóc cá bố mẹ sau khi tách bầy

Đây là việc làm cần thiết: với cá là để tái sản xuất.
- Nếu cá đã nuôi con 2 lần liên tục ta nên cho cá vào hồ tập thể nghỉ ngơi (hồ lớn chứa từ 10 đến 15 con) tăng Ph lên trong khoảng từ 6,5 - 7,0, thay nước ngày 1 lần với lượng nước thay ra từ 60% -80%; Sử dụng lọc, thổi khí hơi mạnh; thức ăn cho cá là tim bò đã chế biến, thịt bò xắt hạt lựu, lăng quăng, ròng ròng.... ngày 2 đến 3 lần; khoảng tử 20 - 25 ngày cá sẽ có dấu hiệu muốn sinh sản.
- Nếu cá mới nuôi con 1 lần ta vệ sinh hồ sạch sẽ với lượng nước thay ra khoảng 60% -80% sau khi tách bầy. Thực hiện lại phần "chăm sóc cá sinh sản" nêu trên khoảng từ 5 -10 ngày cá sẽ đẻ lạ.

III. Cá hương


Cá hương, cá bột là danh từ để chỉ độ tuổi của cá: cá bột với độ tuổi từ 3 - 15 ngày tuổi, chưa hoàn toàn sống độc lập được; cá hương là cá sau khoảng thời trên, hoàn toàn có thể tự sống được mà không cần đến bố mẹ. Việc chăm sóc được thực hiện như sau:
- Không cho ăn, không thay nước trong ngày đầu tiên cho ra hồ. (Có thể cho ăn sau 2-3 giờ tách bầy nhưng phải thay nước)
- Nếu cho ra cá bột trước 10 ngày tuổi tiếp tục cho ăn atermia, vài ngày sau đó mới cho ăn trùng chỉ, nếu cho ra cá bột sau 10 cho ăn trực tiếp trùng chỉ cũng không sao
- Thay nước 2 lần trong ngày; từ 20% lần đầu tăng dần lên cũng không quá 40%(thay nước khi thấy dơ trong 10 ngày đầu tiên tách bầy, nước vào nhỏ giọt 5 - 10 lít/ giờ)
- PH 6,8 đến 7,5;
- Thức ăn trùng chỉ 3 - 8 lần trong ngày
- Mực nước trong hồ từ 8 - 15cm;
- Thổi khí nhẹ, không sử dụng lọc;Giai đoạn này lo lắng cho đàn con tuy giảm nhưng nguy cơ vẫn còn: do shock nước, do nước dơ, do thời tiết thay đổi và do chúng ta là chủ yếu....... làm cá vẫn có thể chết
Lưu ý:
Trong suốt quá trình nuôi ở bất cứ giai đoạn nào cũng ngừng cho ăn trước và sau thay nước 1 giờ. Phòng bệnh hơn trị bệnh
Nếu mọi chuyện êm xuôi, ta kết thúc giai đoạn cá hương chuyển sang cá bé.

IV. Cá bé


IV.1. Phân lọai

Dùng để chỉ cá ở độ size 2 - 3cm
Nếu các bạn nuôi vài em hoặc vài chục em thì không nhất thiết phải theo gợi ý này nhưng với số lượng lớn và có ý định tạo ra hàng... khủng thì đây là cách của tôi, từ hạt lúa, đồng tiền (hình cá bé) sau 2 đến 3 tháng.

IV.2. Chăm sóc

Mật độ 100-150 con / hồ 30 x 50 x 120
- Thay nước 1 lần trong ngày; từ 60% đến 80%
- PH 6,8 đến 7,5;
- Thức ăn trùng chỉ + Tim bò, ngày 4 - 6 lần
- Mực nước trong hồ từ 20cm - 25cm;
- Thổi khí vừa phải;
- Sử dụng lọc lọai 8 - 12Wat, 8 -10/24; (Tắt lọc khi chúng ta ngủ và khi cho ăn 20 phút)Giai đoạn này cá hầu như không bị bệnh ngoài những yếu tố chủ quan do ta gây ra như để nước dơ cá bị nấm, sinh tiêu....; cho ăn nhiều sinh sình bụng, nhiễm trùng đường ruột ....
- Thuốc trị cơ bản:
+ Nấm: có bán tại các tiệm cá cảnh; cephalêxin, Tetra vàng của nhật
+ Sình bụng: ngưng cho ăn tăng nhiệt lên 30 - 32 độ C (2 - 3 ngày);
+ Nhiễm trùng đường ruột: Metronidazon 500 có bán tại các tiệm thuốc tây (4-6viên/100lít nước)
Lưu ý:
- Giảm hoặc ngưng cho ăn trong những ngày thời tiết thay đổi mưa bão, lạnh- Loại bỏ những con khuyết tật như thiếu vây, hở mang ...
- Sau 30 - 45 ngày phân lọai hoặc vớt bớt số lượng cá trong hồ ra vì chúng đã lớn mật độ như vậy không còn đảm bảo điều kiện sống tối thiểu.


V. Cá lớn



V.1. phân lọai

Dùng để chỉ cá ở độ size 3 - 7cm.

V.2. Chăm sóc

Giai đoạn này chăm sóc và phòng trị bệnh vẫn như giai đọan cá bé, ngoài một ít thay đổi như sau:
Mật độ 50-70 con / hồ 40 x 50 x 120
- Thay nước 1 lần trong ngày; từ 80% đến 100%
- PH 6,8 đến 7,2;
- Thức ăn trùng chỉ + Tim bò, ngày 3 lần
- Mực nước trong hồ 35cm;
- Thổi khí vừa, mạnh;
- Sử dụng lọc lọai 8 - 12Wat, 8 -10/24; (Tắt lọc khi chúng ta ngủ và khi cho ăn 20 phút)
+ Nhiễm trùng đường ruột: Metronidazon 400mg (6viên/100lít nước); Tinidazon 100mg:2viên/100lít
Từ giai đọan này trở đi ta đã có những cá thể hoàn chỉnh, đẹp. Việc chăm sóc ngày càng đơn giản hơn: giảm dần mật độ cá trong hồ, giảm lượng thức ăn và số lần cho ăn trong ngày; Vẫn duy trì việc thay 100% nước mỗi ngày.

Kỹ thuật nuôi cá rồng
Kỹ thuật nuôi cá Đĩa
Kỹ thuật nuôi cá chép cảnh
Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh
Kỹ thuật nuôi cá ba đuôi
Kinh nghiệm nuôi tép cảnh

(St)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý