Kỹ thuật nuôi cá phượng hoàng. Cách chăm sóc cá phượng hoàng. Làm gì để có một bể cá phượng hoàng khỏe đẹp như ý.
Cách nuôi cá Phượng Hoàng
Kích thước bể tối thiểu: 70 lít
Mức độ chăm sóc: Khó
Tính tình: Ôn hòa
Điều kiện về nước: 22 – 26°C
Kích thước cá tối đa: 9 cm
Form màu: Vàng; Da cam
Thức ăn: Ăn cả thịt lẫn rau
Nguồn gốc: Việt Nam
TỔNG QUAN:
Cá Ram Bóng Bay (hay còn gọi là Phượng Hoàng) là một loài cá cảnh đáng được khen ngợi vì tính tình ôn hòa của nó, bất chấp vẻ ngoài có vẻ dữ tợn. Với vây lưng dựng đứng, vây ngực thấp, cá Ram trông có vẻ là một loài cá cảnh rất hung hăng. Tuy nhiên, con cá thuộc họ cá Rô này thực ra là một loài cá dễ tính. Cá Ram có thể chung sống hòa bình với các loài cá ôn hòa khác. Cá Ram là loài cá cảnh chung thủy, mỗi con cá chỉ có một bạn tình.
Để chăm sóc tốt nhất cho loài cá cảnh này, bạn cần một bể cá cảnh dung tích ít nhất 70 lít với vài nhóm cây thủy sinh dày và rậm, chừa nhiều không gian mở để cá bơi lội. Cá cũng cần vài cái hang để ẩn nấp và nếu nuôi để gây giống thì bạn cần cho đá phẳng vào để cá cái có thể đẻ trứng lên đó. Dù cá Ram là một loài cá cảnh ôn hòa nhưng chúng cũng có thể trở nên hung hăng với các loài cá khác nếu chỗ ẩn náu bị thiếu hoặc khi chúng đang chăm sóc trứng.
Chất lượng nước nuôi cá Ram cần phải hoàn hảo. Loài cá cảnh này giao phối và đẻ trứng trong môi trường pH trung tính và nhiệt độ 25 – 28°C (nhiệt độ cao hơn một chút so với khi không gây giống) . Nên thêm than bùn vào nước. Cá cái và cá đực thay nhau chăm sóc cá con mới nở, và nghe nói loài cá cảnh này sẽ cho cá con mới nở vào mồm mình để bảo vệ chúng. Bạn nên chú ý để cá con mới nở không bị hút vào máy lọc.
I. Thông tin chung - General information
Tên khoa học: Mikrogeophagus ramirezi (Myers & Harry, 1948)
Chi tiết phân loại:
Bộ:Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)
Tên đồng danh: Apistogramma ramirezi (Myers & Harry, 1948); Microgeophagus ramirezi (Myers & Harry, 1948); Papiliochromis ramirezi (Myers & Harry, 1948)
Tên tiếng Việt khác: Cá Phụng hoàng
Tên tiếng Anh khác: Ram cichlid; Gold ram; Ram
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70, riêng cá phượng hoàng lùn hiện đã được sản xuất giống phổ biến trong nước.
Tên tiếng Anh: Butterfly cichlid; Dwarf cichlid
Tên tiếng Việt: Cá Phượng hoàng
Nguồn cá: Sản xuất nội địa
II. Đặc điểm sinh học - Biology
Phân bố: Nam Mỹ: lưu vực sông Orinoco ở Venezuela và Colombia
Chiều dài cá (cm): 5 – 7
Nhiệt độ nước (C): 25 – 29
Độ cứng nước (dH): 5 – 12
Độ pH: 6,0 – 7,5
Tính ăn: Ăn tạp
Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Sinh sản: Cá bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con.
III. Kỹ thuật nuôi - Culture technology
Thể tích bể nuôi (L): 90 (L)
Hình thức nuôi: Ghép
Nuôi trong hồ rong: Có
Yêu cầu ánh sáng: Vừa
Yêu cầu lọc nước: Nhiều
Yêu cầu sục khí: Nhiều
Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 60 cm
Thiết kế bể: Bể trồng cây thủy sinh, ánh sáng vừa, với giá thể cho cá ẩn nấp như đá, gỗ. Cá ưa hoạt động và nhanh nhẹn, nuôi thành cặp hoặc thích hợp trong bể nuôi chung với nhiều loại cá khác nhau.
Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, cần nước hơi mềm và bộ lọc thường xuyên hoạt động hay định kỳ thay nước vì cá nhạy cảm với nitrít độc hại.
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn bao gồm trùng chỉ, cung quăng, giáp xác, côn trùng nhỏ và thức ăn viên.
Việc ương cá con cũng khá đơn giản như cá ông tiên, kim sa,... Khoảng 3 - 5 ngày đầu cho ăn cho ăn lòng đỏ trứng luột chín hoà với nước. Những ngày tiếp theo cá đã bắt đầu ăn được trứng nước. Khoảng 10 ngày sau nên tập cho cá ăn trùn chỉ trước khi muốn chuyển cho cá ăn thức ăn viên.