Kinh nghiệm chuẩn bị trước ngày cưới

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm chuẩn bị trước ngày cưới

18/04/2015 11:03 PM
3,744
Đám cưới là sự kiện trọng đại nhất trong cuộc đời chính vì thế cả cô dâu cũng như chú rể cần có những kế hoạch và sự chuẩn bị kĩ càng để ngày cưới được hoàn hảo, trọn vẹn. Dưới đây là những kinh nghiệm để các cặp đôi tham khảo cho đám cưới của mình.




Kinh nghiệm chung:

Từng mệt nhoài và căng thẳng cực độ khi phải tự mình lo lắng cho đám cưới của cả hai vợ chồng, đến giờ này khi nghĩ lại Hồng Anh vẫn cảm thấy sợ. Tuy vậy, cô gái gốc Hải Phòng cho biết, cô cảm thấy quãng thời gian hơn nửa năm cùng chồng chuẩn bị đám cưới đã giúp hai vợ chồng cô hiểu nhau hơn và bớt bỡ ngỡ khi bước vào những ngày đầu của hôn nhân.

Chỉ lựa chọn mời những người bạn thân để chắc chắn họ sẽ đến lễ cưới. Ảnh: GWS.

Chỉ lựa chọn mời những người bạn thân để chắc chắn họ sẽ đến lễ cưới. Ảnh: GWS.

Hồng Anh chia sẻ, gia đình cô ở Hải Phòng, trong khi đó bạn trai lại ở Hà Nội nên việc chuẩn bị đám cưới phải thực hiện ở cả hai nơi. Do Hồng Anh làm việc ở Hà Nội nên cả hai quyết định sẽ tổ chức đám cưới chung cho cả nhà trai và nhà gái, còn ở quê nhà thì giao toàn bộ phần chuẩn bị cho bố mẹ cô.

Vào mùa cưới, chuyện đặt được phòng thật vô cùng khó khăn, rất may mắn là Hồng Anh đã tìm hiểu trước, hai vợ chồng lại dự định kết hôn từ sớm nên sau khi thống nhất ngày cưới với hai bên gia đình, cô cùng chồng lập tức bắt tay vào tìm địa điểm cưới. Thời gian đặt phòng theo cô tốt nhất là từ trước khi cưới khoảng 7 - 8 tháng nếu muốn có chỗ ưng ý.

Việc chụp ảnh cưới, chọn địa điểm tổ chức nên được chuẩn bị từ trước khi cưới vài tháng.

Việc chụp ảnh cưới, chọn địa điểm tổ chức nên được chuẩn bị từ trước khi cưới vài tháng. Ảnh: GWS.

Để không bị thừa cỗ, hai vợ chồng Hồng Anh lên danh sách những người bạn thân để mời ăn tiệc, còn những bạn sơ sơ thì gửi thiệp báo hỷ để không ai trách móc được gì. Các phần trang trí phòng cưới, phông màn, hòm đựng tiền mừng... Hồng Anh bàn bạc trực tiếp với nhà hàng nơi đặt tiệc và giao trọn gói cho họ. Như vậy sẽ bớt được một khoản lo lắng đáng kể.

Việc dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị phòng tân hôn, sửa sang được thực hiện đan xen vào các dịp nghỉ cuối tuần. Hai vợ chồng cô rong ruổi đi chọn đồ cho phòng cưới, cùng nhau xem xét và đưa ra quyết định. Hồng Anh liệt kê đầy đủ các thứ cần mua như giường, đệm, chăn, ga gối, màn, tủ quần áo, bàn phấn, tivi, thậm chí cả khăn tắm, khăn mặt, đồ dùng trong nhà vệ sinh... nên khi cưới xong, cả hai vợ chồng ở thấy rất thoải mái, tiện lợi. Riêng khoản bàn thờ gia tiên khi cô dâu về, hai vợ chồng nhờ bố mẹ lo giúp.

Thiệp cưới được in xong trước ngày cưới một tháng và được nhà trai mang xuống nhà gái vào ngày ăn hỏi (nhà trai chịu trách nhiệm in thiệp cho cả hai nhà). Váy cưới và áo vest cho chú rể cũng rất đơn giản, hai vợ chồng Hồng Anh chọn đi thuê, vừa hợp với túi tiền lại vừa chọn được những kiểu ưng ý.

Cô dâu, chú rể nên thư giãn khi ngày trọng đại đang đến gần.

Cô dâu, chú rể nên thư giãn khi ngày trọng đại đang đến gần. Ảnh: GWS.

Khi ngày cưới chỉ còn vài ngày, các cô dâu chú rể nên kiểm tra lại lần cuối số khách mời, thống nhất số mâm đặt trước từ 3-5 ngày. Ngoài ra, cần chuẩn bị đồ ngọt để đón khách đến chúc mừng sớm, và cho khách nhà gái đi đưa dâu. Cô dâu, chú rể cũng dành chút thời gian bận rộn để đi thử áo cưới, váy cưới lần cuối để xem có vừa vặn không vì quá trình chuẩn bị bận rộn nhiều cô dâu sẽ bị sụt cân, có thể sẽ không vừa chiếc váy đã thử trước đó.

Để ngày cưới diễn ra trọn vẹn, suôn sẻ và vui vẻ, cô dâu và chú rể cần dẹp bỏ mọi lo lắng mình phải gánh vác trong nhiều tháng trước đó, tận hưởng những giây phút được về bên nhau.




Những giai đoạn chuẩn bị đám cưới

Trong quá trình tổ chức đám cưới, không hiếm các đôi uyên ương không biết phải bắt đầu từ đâu, thời điểm nào thì cần làm gì, dẫn đến việc ngày cưới cận kề rồi mà vẫn không biết mình đã – đang – và sẽ phải làm gì. Bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp các đôi uyên ương tự trang bị cho mình những giai đoạn để tổ chức đám cưới một cách suôn sẻ.

Các bước chuẩn bị 6 – 12 tháng trước ngày cưới

* Chọn ngày và thời gian thích hợp cho ngày cưới và ngày ăn hỏi. Ngày ăn hỏi nên trước ngày cưới từ 1- 2 tuần (Đi xem thầy về ngày giờ ăn hỏi, ngày cưới và giờ đón dâu, không nên hỏi về các vấn đề khác).
* Sắp xếp thời gian để đi đăng ký kết hôn.( Có thể đăng ký trước ngày cưới 1 tháng để cô dâu yên tâm, thủ tục đăng ký mất 7 ngày làm việc)
* Thu xếp và dự toán ngân sách cho các khoản chi lớn.(Tiền đặt cọc nhà hàng, tiền trang phục, đồ đạc gia đình, ăn hỏi, tiền thuê xe, chụp ảnh, du lịch tuần trăng mật...)
* Lên danh sách các đỗ cho lễ ăn hỏi (mấy mâm lễ, những ai sẽ tham gia, thuê đội bê tráp hay nhờ bạn bè, thuê phông bạt bàn ghế ở đâu)
* Lên danh sách khách mời. Cả hai nên cùng trao đổi với nhau về điều này và sau khi đã lên danh sách khách mời của mình cần thông báo và đưa cho bên kia biết.
* Đặt chỗ tổ chức hôn lễ và đãi tiệc.
* Lựa chọn “phó nháy” và người quay phim.
* Chọn phù dâu, phù rể, và kích cỡ của họ để nếu được thì may tặng “đồng phục” cho trang trọng.
* Lên lịch để đưa các phù dâu và phù rể đi may đồ.
* Thông báo ngày tổ chức hôn lễ cho bạn bè, người thân (có thể đăng báo nếu có nhiều người thân ở xa và không thể liên lạc được).
* Chọn quà để tặng thực khách.
* Chọn lấy nơi sẽ đi hưởng tuần trăng mật. Gia hạn hay xin hộ chiếu mới, và tiêm ngừa nếu bạn dự định đi hưởng trăng mật ở nước ngoài.
* Đi lựa áo cưới cho cô dâu và veston cho chú rể; hoặc ghé tiệm để đặt may.
* Lập danh sách những gì cần làm, những ai cần liên lạc…

* Nếu hai bạn muốn có con sau khi cưới thì hai bạn nên đi khám tổng thể, và bạn gái nên đi tiêm phòng cúm và rubella...

2 tháng trước đó


* Đi chụp ảnh cưới và in album
* Rút lại danh sách khách mời.
* Đặt thiệp mời và thư cám ơn.
* Chọn và đặt hoa cho lễ ăn hỏi, hoa xe cưới và hoa cưới.
* Chọn lại và quyết định những ai sẽ là “phó nháy” và quay phim hôn lễ.
* Chọn ban nhạc hay DJ sẽ giúp vui.

* Chuẩn bị phân công người trang trí phông bạt ngày ăn hỏi và ngày cưới
* Phân công người lo về sắp xếp chỗ ngồi cho khách và thu dọn đồ thừa nếu bạn không muốn lãng phí
* Đặt bánh cưới.
* Đặt chỗ với các hãng du lịch cho kỳ nghỉ trăng mật; nếu bạn chọn đi tự túc thì cũng nên đặt phòng trước nơi đã dự định đến nghỉ.

1 tháng trước đó

* Đề địa chỉ và gởi thiệp hồng sau lễ ăn hỏi cho bạn bè họ hàng. Có thể kèm theo hướng dẫn đến nơi bạn sẽ tổ chức hôn lễ và đãi tiệc trong trường hợp đây là nơi khá xa lạ.
* Hẹn thợ trang điểm, làm đầu và cả khám sức khỏe.
* Chuẩn bị phương tiện đi lại, chỗ
thuê xe và nơi ăn ở cho những khách ở xa.
* Gặp luật sư để thảo hợp đồng hôn nhân.
* Giữ lại và kiểm tra những thư phúc đáp, gởi thư cám ơn.
* Đặt thuê xe cưới.
* Chốt lại mọi vấn đề liên quan đến khâu tổ chức hôn lễ và đãi tiệc với người hay nơi chịu trách nhiệm.
* Đi chọn và mua nhẫn cưới.
* Xác nhận lại các kế hoạch đi hưởng trăng mật.
* Hoàn tất những thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định.
* Đặt quà cho các thực khách.
* Duyệt lại với thợ hình và thợ quay phim về những gì cần chụp hay cần quay, bằng không bạn sẽ hiểu thế nào là “đốt phim” và “đốt tiền”.

1 hoặc 2 tuần trước đó

* Gọi cho những khách mời chưa trả lời để xác nhận sự có mặt của họ.
* Gọi báo cho nơi tổ chức hôn lễ và đãi tiệc biết số lượng khách mời chính thức tham gia.
* Thử lại lần cuối đồ cưới xem cần chỉnh sửa, thay đổi gì không, kể cả những trang sức đi kèm.
* Chuẩn bị phong bì thù lao cho ban nhạc giúp vui.
* Xác nhận lại phương tiện đi lại và nơi ăn ở cho khách mời ở xa.
* Chốt lại khâu sắp đặt bàn lễ tân.
* Chốt lại những gì liên quan đến tuần trăng mật, chẳng hạn địa điểm, hãng du lịch, thời gian…
* Chuẩn bị hành lý cho kỳ trăng mật.
* Làm móng, làm mặt, làm đầu…
* Kết lại mọi chi tiết về nghi thức cử hành hôn lễ với những người, những bên liên quan, ví dụ nơi đặt hoa, nơi cử hành hôn lễ, rồi người giữ trách nhiệm đón khách, thợ hình và thợ quay phim…
* Đừng quên hỏi “đối tác” của bạn đã chốt lại những gì thuộc về anh ta / cô ta chưa.

Một ngày trước đó

* Lên lịch trang điểm và làm đầu cho giờ G.
* Trang điểm thử trước.
* Ước lượng thời gian cần phải bỏ ra để làm đầu.
* Đón khách mời ở xa.
* Sắp xếp những gì bạn cần vào ngày cuối cùng, và để ở nơi thuận tiện nhất.
* Sắp xếp ai sẽ chịu trách nhiệm gởi trả lại đồ trong trường hợp bạn thuê đồ cưới, và những gì liên quan đến việc trả đồ này: tiền bạc, nơi trả, người nhận.
* Xả hơi và ngủ thật ngon.

Ngày cưới

* Ăn sáng thật kỹ nhưng đừng quá no; ghi nhớ đừng bỏ qua khâu ăn sáng này. Bạn sẽ trả giá đắt đấy.
* Để ý đến việc chuẩn bị trang phục để thay nếu bạn sẽ đi hưởng trăng mật ngay sau đó.
* Và đừng quên… nhẫn cưới!
* Sau cùng, thoải mái và tự nhiên nhận những gì tốt đẹp nhất mà mọi người chúc tụng bạn cùng “đối tác”.

Một ngày trước đám cưới, cô dâu cũng như các thành viên trong gia đình sẽ bận rộn với rất nhiều công đoạn chuẩn bị như dọn dẹp nhà cửa, dựng rạp, chuẩn bị đồ ăn, đón tiếp họ hàng... Tuy vậy, để ngày hôm sau rạng rỡ trước chú rể và quan khách hai họ, cô dâu cần dành thời gian cho riêng mình để chuẩn bị những thứ cần thiết.

Trước ngày cưới, bạn nên nhờ sẵn phù dâu đi theo và dặm lại lớp trang điểm cho cô dâu trong suốt lễ cưới. Ảnh: Sy.

- Chuẩn bị sẵn vali quần áo, đồ dùng mang theo sang nhà chồng và nhờ sẵn người mang theo để hôm sau không vội vàng.

- Dù bận rộn với công việc nhà nhưng nên nghỉ ngơi, ăn đúng bữa và đủ chất, đi ngủ sớm.

- Kiểm tra giày, váy cưới, phụ kiện... xem còn phải chỉnh sửa gì không.

- Cho thêm túi đồ trang điểm, keo xịt tóc hay máy sấy tóc vào một túi nhỏ để phù dâu mang theo đề phòng trường hợp bạn cần dùng trong ngày cưới. Để sẵn một lọ nước hoa yêu thích để xịt khi thay váy áo hoặc trong trường hợp bị bay mùi. Vài túi khăn ướt cũng là vật không thể thiếu, nhất là khi cô dâu cưới vào mùa nóng.

- Nhờ mẹ hoặc anh (chị, em) trong gia đình chuẩn bị trước cho bạn sữa và bánh mỳ, phòng trường hợp do quá bận rộn, cô dâu không kịp ăn gì.

Kiểm tra lại một lần cuối giày, váy cưới, phụ kiện... xem có gặp

Kiểm tra lại một lần cuối giày, váy cưới, phụ kiện... xem có phải chỉnh sửa gì không. Ảnh: IM.

- Gọi điện cho cửa hàng hoa nhắc về hoa cầm tay và xe hoa cô dâu. Hẹn lại giờ để chú rể qua lấy.

- Gọi điện nhắc người trang điểm, làm tóc đến đúng giờ để bạn không bị muộn giờ đón dâu.

- Nhắc chú rể chuẩn bị quần áo vest cho ngày rước dâu, không quên để sẵn nhẫn cưới trong túi áo phòng trường hợp chú rể quên.

- Dù tổ chức lễ cưới ở nhà hàng hay ở nhà thì bạn vẫn phải cắt cử người thân phụ trách từng việc cụ thể. Một ngày trước đám cưới, việc phân chia công việc phải hoàn tất và rõ ràng trách nhiệm của từng người.

- Trò chuyện với mẹ về đám cưới, về cảm xúc trước ngày xuất giá.


Các bước chuẩn bị cho đám cưới bạn cần biết
Trang trí bàn tiệc cưới
Nghi lễ đám cưới người Việt
Lễ cưới người Việt
Kiêng kị trong đám cưới
Ý tưởng độc đáo cho đám cưới
Dự trù kinh phí đám cưới
Lịch trình đám cưới


(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý