Mẹ chồng nàng dâu và những vấn đề khó tránh khỏi
Tâm lý mẹ chồng nàng dâu dường như đã trở thành một lối suy nghĩ phổ biến đối với các bạn nữ sắp lấy chồng. Bởi lẽ chúng ta nghe quá nhiều những kinh nghiệm từ những người đi trước
Bản thân tôi cũng vậy, hầu hết những lời chia sẽ của bạn bè tôi về cảnh mẹ chồng nàng dâu đều là những trải nghiệm không mấy gì vui vẻ. Nhưng không lẽ không có bất cứ giải pháp nào để làm cân bằng mối quan hệ này, giúp cuộc sống làm dâu trở nên thật ấm cúng, hạnh phúc như mái ấm tại chính gia đình cha mẹ đẻ?
Đúc kết từ kinh nghiệm của một vài chị em, bạn bè đi trước, thì sau đây là một số vấn đề thường gặp khi làm dâu:
1. Mẹ chồng ganh tị với con dâu vì đã sở hữu con trai của họ:
Thật ra điều này cũng dễ hiểu, một người mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày đứa con trai yêu, rồi nuôi dưỡng trưởng thành phải chứng đứa con yêu quý dành tất cả thời gian cho con dâu nên một chút chạnh lòng là điều không tránh khỏi.
Phụ nữ luôn ích kỷ cho bản thân mình, từ đó dẫn đến một số hành động, cử chỉ, lời nói không vừa lòng nhau. Mâu thuẫn nảy sinh từ đây.
Nếu bạn là một người con dâu tâm lý, chúng ta nên khéo léo nhắc chồng cũng nên có những cử chỉ quan tâm đến mẹ trước mặt mọi người hoặc thay chồng làm điều đó. Thỉnh thoảng nên gợi ý chồng mua cho mẹ những món quà xinh xắn vào các dịp cuối tuần, lễ lộc… Và thế là mâu thuẫn được gỡ bỏ, không khí chắc chắn sẽ chan hòa hơn.
2. Con dâu khó chịu khi mẹ quan tâm thái quá tới chồng:
Sao anh hở tý là mẹ, cái gì cũng mẹ? Đồ đạc trong phòng mẹ lại cất chỗ khác rồi? Mẹ ủi đồ cho mỗi anh sao?... Mọi thứ mẹ làm cứ như là không có mặt em trong gia đình này vậy, sao mẹ không để cho chúng minh có một không gian riêng tư một chút nhỉ?
Hầu hết các nàng dâu đang gặp rắc rối với mẹ chồng đều đặt cho mình những câu hỏi như vậy. Vấn đề là các nàng dâu của chúng ta giờ lại có chút ghen tỵ vì mẹ chồng suốt ngày chăm chút, lo lắng… cho con trai mà vô tình không đoái hoài gì tới đứa con dâu kia cả.
Cách giải quyết tốt nhất là các mẹ chồng nên đọc được chuyên mục này để nghe lời khuyên là: hãy mở lòng một chút, hãy nhớ lại ngày ấy khi mình làm dâu mong muốn lớn nhất của mình là gì? Có phải là mong làm sao để vừa ý ba mẹ chồng và được ba mẹ chồng thương yêu không? Bây giờ, con dâu cũng đang nghĩ như thế đấy. Thay vì biến mình thành một bà già khó tính, tại sao không để lại một ấn tượng tốt trong lòng các con?
3. Khi thành viên nhí ra đời:
Các cụ thường có những cách chăm trẻ theo kiểu truyền thống: nhổ lông măng, cắt tóc máu, hơ than… trong khi với tư tưởng hiện đại bạn lại không đồng ý với những điều đó. Nhổ lông măng ư? Con của con nó còn nhỏ mẹ làm vậy đau cháu mất rồi giành lấy lại bé. Mẹ để cho tóc bé dài chứ con gái mà cắt sát vậy coi sao được mẹ? Mùa hè nóng như thiêu như đốt mà bắt con hơ than sao con chịu nổi?...
Đây luôn là vấn đề nan giải sau khi hai vợ chồng có con. Nếu nàng dâu về nhà ngoại thì những chuyện này có thể giải quyết đơn giản. Nhưng nếu nàng dâu sinh và ở tại nhà chồng thì khó tránh khỏi những xích mích trên.
Tình huống này, các nàng dâu nên suy nghĩ rằng bạn thương con thì bà nội cũng rất thương cháu. Tất cả những gì bạn và bà nội làm cho cháu đều là những gì tốt nhất. Do lối suy nghĩ cổ điển và hiện đại dẫn đến những bất đồng không mong muốn, tuy nhiên dân gian cũng có những mẹo chữa bệnh cho trẻ rất hay và hiệu quả, không phải tất cả đêu phản khoa học như bạn nghĩ. Còn những bà mẹ chồng cũng nên suy nghĩ tiên tiến hơn, có những lúc cần đến thuốc than, bác sĩ vì bây giờ khoa học công nghệ rất tiên tiến rồi. Hãy cân bằng giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, hãy biết nhường nhịn và khoan dung để cuộc sống gia đình ngày thêm hạnh phúc.
4. Bất đồng về ngôn ngữ, nếp sống, thói quen ăn uống:
Một số nàng dâu miền Nam làm dâu miền Bắc, miền Trung hoặc ngược lại.
Ngôn ngữ giao tiếp, cũng như văn hóa, nếp sống gia đình chưa quen thuộc.
Bạn-những nàng dâu xứ người hãy chủ động tìm hiểu trước về phong tục, sinh hoạt cũng như tiếng nói của nhà chồng. Trước khi cưới, bạn có thể thường xuyên đến nhà chồng tương lai trò chuyện, vui chơi, nấu nướng để đúc kết cho mình những kinh nghiệm quý báu, để không còn lạ lẫm với giọng nói địa phương, biết được khẩu bị ăn uống và tạo dựng mối quan hệ gần gũi hơn với gia đình bên chồng.
Gia đình chồng cũng nên tạo điều kiện để các nàng dâu có cơ hội học hỏi tốt nhất. Bởi sau này, cô ấy chính là một thành viên trong gia đình mình. Điều này không những tốt cho các nàng dâu mà còn giúp ích cho chính gia đình ta sau này.
5. Bất đồng về tôn giáo:
Thường khi con gái theo chồng sẽ theo tôn giáo của chồng. Nhưng cũng có một số trường hơp “đạo ai nấy giữ”.
Nàng dâu trong trường hợp này phải vô cùng khéo léo và tinh tế. Bạn cần tìm hiểu và có kiến thức đôi chút về tôn giáo của nhà chồng để vào những dịp lễ, ngày ăn chay… có thể giúp đỡ. Nếu gia đình chồng bên Phật thì đến rằm nên chuẩn bị một số món ăn chay, gia đình chồng đạo Thiên Chúa nên để ý những ngày ăn chay để đi chợ theo đúng thực đơn cần thiết… yếu tố này sẽ giúp bạn ghi điểm cao trong mắt gia đình bên chồng.
Ngược lại, mẹ chồng cũng nên lưu ý đến tôn giáo của con dâu để tránh có những tình huống không mong muốn xảy ra
Thực ra, để xóa đi tâm lý “mẹ chồng nàng dâu” là một điều vô cùng khó khăn vì nó đã ăn sâu vào tâm trí mỗi người. Nhưng nếu bạn khéo léo, tinh tế và mềm mại một chút chắc chắn sẽ gỡ rối được rất nhiều vấn đề. Hy vọng bạn sẽ thành công trong công cuộc “chinh phục mẹ chồng” (Lưu ý: hãy cùng với mẹ chồng bạn đọc chuyên mục này nhé)
Khi nữ tri thức “mâu thuẫn” với mẹ chồng
Trên đời này, không một ai - kể cả các nữ trí thức - có thể tự hào “vỗ ngực xưng tên” là mình có kiến thức rộng, “thông kim bác cổ”, chuyện gì cũng rành, cũng biết.
Kiến thức là quá trình học hành, nghiên cứu, rèn luyện và trải nghiệm đôi khi đến hết cả cuộc đời. Thời hiện đại, người phụ nữ trí thức dễ dàng tìm được thông tin cần thiết qua mạng internet, từ nuôi dạy con cái cho đến chăm sóc cây cảnh. Họ có thể tự giải quyết được nhiều vấn đề cần thiết.
Hòa hợp giữa mẹ chồng và nàng dâu là điều không dễ dàng nếu cả hai không có "tiếng nói chung. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Ảnh: Internet
Nhưng than ôi, cũng từ đó có nhiều nữ trí thức và… mẹ chồng thường có “độ chênh” trong việc nuôi con, chăm cháu... Có cô sinh con theo phương pháp can thiệp của khoa học, chọn giờ tốt cho em bé ra đời, cho con bú theo giờ, lúc nào bé ăn bột, lúc nào ăn cháo… Thậm chí về bản thân mình, các cô cũng biết giữ dáng sau khi sinh đúng theo bài bản sách vở, ăn kiêng đúng chế độ.
Thế nhưng không phải mẹ chồng nào cũng đồng tình, chia sẻ.
Có những bà mẹ chồng chẳng cần sách vở, bé đói lúc nào cho ăn lúc đó, bé đòi gì cũng sẵn “phục vụ” ngay đã khiến con dâu không đồng ý vì làm hư thế làm “hư” cháu… Có con dâu không thích mẹ bồng em bé ra đường, bụi bặm, ô hợp, phức tạp; ngược lại, bà mẹ cho rằng phải tập bé sương gió cho quen… Nói chung, rất nhiều chuyện xung đột giữa con dâu trí thức và mẹ chồng.
Có thể đọc thấy những ý kiến này trên các diễn đàn dành riêng cho các bà mẹ trẻ trí thức vào đấy xả stress với nhau tìm sự đồng cảm hay “nói xấu” mẹ chồng. Hoàn cảnh một người mà giống nhiều người, chung quy là không thống nhất về cách nuôi dạy em bé của phụ nữ hai thế hệ. Thậm chí, nhiều cô còn lời nặng nề với mẹ chồng nữa…
Công bằng mà nói, trong trường hợp này khó có thể trách ai. Với con dâu do lớn lên trong điều kiện đầy đủ vật chất, có tri thức nên muốn em bé sinh ra phải được thụ hưởng những tiện nghi thời hiện đại; cái gì hư thì bỏ, không cần sửa chữa dùng lại, không giữ đồ đạc cũ kỹ hư hỏng làm bẩn nhà. Ngược lại các bàn mẹ chồng lại có suy nghĩ khác. Họ thuộc thế hệ trước và lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn, nuôi dạy con cái trong điều kiện “liệu cơm gấp mắm”, cái gì hư cũng sửa lại đề dùng, thậm chí hư rồi vẫn để đó, không muốn bỏ đi vì cái nào cũng có kỷ niệm, bỏ thì thương, vương thì tội…
Để dung hòa, theo tôi, điều quan trọng nhất với nữ trí thức là không nên tranh luận, phản biện gay gắt với mẹ chồng vì như thế sẽ tạo thêm hố sau ngăn cách cho mối quan hệ “mẹ chồng nàng dâu” mà xưa nay vẫn là mối quan hệ hết sức tế nhị và nhạy cảm! Nhưng suy nghĩ như vậy liệu có phải là duy nhất đúng? Tôi vẫn còn phân vân quá. Vậy theo bạn, trong trường hợp éo le này, ta phải làm gì? Bạn có thể cho tôi một lời khuyên chân tình?
Làm sao sống dung hòa với mẹ chồng?
Cãi lại thì không thể vì bạn không muốn thiếu tôn trọng và làm cho không khí gia đình thêm căng thẳng, nhưng bạn cũng không thể chịu đựng để mẹ chồng làm chủ hết cuộc sống của bạn được. Điều đó thật sự là một cảm giác cực kì khó chịu, tuy nhiên bạn cũng cần hiểu có một số lí do cho những hành động của mẹ chồng để có thể ứng xử khéo léo hơn qua những tình huống khó khăn trong quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.
(Ảnh: Getty Images)
Tại sao mẹ chồng chỉ thích làm theo ý mình?
Những người lớn tuổi thường thích theo những thứ bậc, vai vế trong nhà và luôn muốn được mọi người tôn kính. Họ thích chỉ huy để tỏ rõ uy quyền và mức độ quan trong của mình trong gia đình. Sự xung đột và căng thẳng mẹ chồng – nàng dâu đồng thời cũng có thể xuất phát từ tâm lý của các bậc cha mẹ rằng chẳng ai tốt được bằng con cái của mình. Và sự mâu thuẫn chủ yếu xảy ra giữa mẹ chồng và con dâu đó là vì họ đều yêu thương cùng một người đàn ông, là chồng/con của họ.
Thật ra bình thường mẹ chồng của bạn chẳng có ý gì xấu cả, nhưng có thể khi bạn về làm dâu, bà bắt đầu cảm thấy quyền làm mẹ, chăm sóc, lo lắng cho con trai của mình nay đã được bạn thay thế, bạn và tiếng nói của bạn trong gia đình trở thành có trọng lượng. Và trong tiềm thức của mẹ chồng, bỗng nhiên bạn trở thành người chen ngang vào quan hệ mẹ con của bà. Một số người may mắn thì mẹ chồng sẽ nhanh chóng hiểu ra vấn đề, tự kiềm chế và vượt qua được. Số đông khác thì cảm thấy thật khó khăn, và sẽ mãi mãi ám ảnh với chuyện này.
Khi đã hiểu được lí do tại sao mẹ chồng mình hay khó chịu và soi mói, bạn sẽ phải ứng xử ra sao? Điều này cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên việc đầu tiên và quan trọng nhất, đó là bạn hãy giữ thái độ cởi mở với mẹ chồng và cố gắng giữ cho mọi tình huống luôn lạc quan và tích cực. Sẽ chẳng có một công thức chung nào giải quyết được toàn vẹn tất cả mọi vấn đề mẹ chồng nàng dâu của tất cả mọi người. Nhưng khi có mẫu thuẫn xảy ra, bạn có thể làm theo một số mẹo nhỏ sau để lbình tĩnh và nghĩ tiếp cách hành xử sao cho hợp lí.
(Ảnh: Getty Images)
Chọn chiến lược
Điều tốt nhất bạn có thể làm là bỏ qua những thứ nhỏ nhặt khiến bạn khó chịu. Thế nhưng có một số tình huống bạn không thể và không nên bỏ qua, bạn cần phải nói lên quan điểm cá nhân của mình:
- Mẹ chồng đưa ra những lời khuyên cổ lỗ sĩ vì những thông tin của bà đã quá lỗi thời hoặc bà nghĩ mình luôn đúng. Nhưng nếu mẹ chồng bạn suốt ngày cằn nhằn bắt bạn phải nghỉ làm ở nhà chăm con, hoặc dạy cho con bạn dùng đất bôi vào chỗ bị dao cắt để mau lành hơn… bạn cần phải lên tiếng.
- Mẹ chồng can thiệp vào đời sống riêng của vợ chồng, từ những việc tủn mủn như việc chọn chén đĩa, chọn thức ăn cho đến quyết định các vấn đề của gia đình, mẹ chồng bạn đều không vừa lòng và đưa nhận xét, chê bai và chẳng bao giờ có thể vừa lòng một tí gì về bạn hay những gì bạn làm.
- Mẹ chồng luôn giành quyền làm chủ, không chỉ lên tiếng chê bai, khó chịu về những gì bạn làm, mẹ chồng còn tự ý “sửa lỗi” cho bạn, hoặc thích chỉ đạo hoặc tự quyết định tất cả mọi chuyện trong nhà bạn.
(Ảnh: Getty Images)
Chủ động trong giao tiếp với mẹ chồng. Cho dù bạn bực mình, ấm ức, thất vọng hay căm ghét thì mẹ chồng vẫn là một thành viên quan trọng trong gia đình và thật tuyệt vời nếu bạn có thể nuôi dưỡng tình cảm mẹ chồng nàng dâu thật tốt.
- Tiếp cận: Thật khó chịu biết mấy khi mẹ chồng cứ hễ bước vào nhà là bắt đầu than phiền cái này không đúng, cái kia không được, con phải làm thế này thế kia… Nhưng bạn có thể hiểu rằng mẹ chồng chỉ muốn giúp đỡ và muốn tốt cho gia đình bạn mà thôi. Do đó, bạn hãy thử chủ động tiếp cận với mẹ chồng, hỏi ý kiến của bà trong những vấn đề mà bạn cảm thấy mình cởi mở và linh hoạt được, và bày tỏ thái độ tôn trọng. Bạn nhớ nhé, tôn trọng ý kiến người khác và nghe theo ý kiến đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
- Hỏi về lời khuyên: Bạn biết đấy, mẹ chồng là một nguồn bất tận của các lời khuyên. Và bạn có thể ngăn ngừa việc phải nghe những câu chê bai ngoài ý muốn bằng cách xin lời khuyên từ mẹ chồng trước khi bà kịp ý kiến. Cách này cũng sẽ làm cho mẹ chồng bạn cảm thấy có vui hơn, hài lòng hơn, và biết rằng gia đình bạn vẫn cần có bà.
- Đừng bao giờ quên quyền của bạn: Khi ở gần mẹ chồng, có thể bạn sẽ cảm thấy mình thật non nớt, trẻ con và chẳng có kinh nghiệm gì cả. Thế nhưng bạn đừng quên rằng, bạn là một người trưởng thành với đầy đủ quyền quyết định cái gì tốt hay không tốt cho gia đình mình. Khi tình huống cần thiết xảy ra, bạn hãy tin vào khả năng phán đoán và bày tỏ quan điểm của mình, nhất là khi chồng bạn chẳng thế trình bày dứt khoát rõ ràng với mẹ mình thì bạn chính là người phải quyết định trong việc này.
- Biết ơn mẹ chồng: Bởi vì bà là người đã sinh ra và nuôi nấng người đàn ông của đời bạn cho dù nhiều lúc mẹ chồng quả là khó chịu. Hãy giữ thái độ bình tĩnh và cảm ơn mẹ chồng mỗi khi bà đưa lời khuyên đang cố gắng giúp đỡ bạn. Biết ơn không hẳn là đồng ý. Và chúng ta hoàn toàn có thể có một mối quan hệ tốt cho dù không phải lúc nào cũng đồng tình với nhau.
- Hãy khách quan: Dành thời gian để suy nghĩ và phân tích những tình huống xảy ra và đặt mình vào vai trò của mẹ chồng xem thử những ý kiến của bà liệu có khả thi hay không? Có phải mẹ chồng khó khăn vậy là vì tình yêu và quan tâm đối với bạn, chồng bạn và gia đình? Trả lời được những câu hỏi này có thể giúp bạn hiểu và thông cảm hơn với mẹ chồng của mình.
Có thể sẽ rất khó khăn để sống dung hòa được với một bà mẹ chồng biết hết tất thảy mọi thứ. Tuy nhiên, với một cái nhìn sâu sắc hơn và một vài chiến lược, bạn sẽ loại bỏ được sự lúng túng đấy và giúp không khí giữa các thành viên trong gia đình thân thiện hơn, chan hòa và hạnh phúc hơn.
(St)