Tình trạng phổ biến:
Gần đây, hàng xóm thường phải chứng kiến những cuộc cãi vã ầm ĩ của vợ chồng Hạnh, Trung vào lúc sáng sớm. Hạnh vừa la hét vừa khóc than, còn Trung năn nỉ xin lỗi. Qua cuộc “tra tấn” ấy, cả xóm biết ngay rằng đêm qua Trung đã “overnight”.
Cũng như bao lần, buổi chiều hôm trước, Trung nhắn tin: “Anh có việc đi tiếp khách cùng sếp, em ăn cơm trước”. Đọc được tin này, Hạnh đã muốn điên lên vì đó là lần thứ 4 trong tuần, Trung đi nhậu cùng với lý do muôn thuở “tiếp khách”. Cô nhắn lại: “Anh đi ăn nhậu cho đã đi, em không thể chịu nổi anh nữa”.
Cứ nghĩ rằng mình làm căng như vậy, chàng sẽ vội vàng về sớm. Thế nhưng đợi đến giờ quy định là 22h30 vẫn không thấy tiếng xe Honda của ông xã về như mọi khi. Hạnh sốt ruột nhắn tin: “Anh có về không thì bảo”. Đợi một lúc, không thấy hồi âm. Hạnh bắt đầu gọi. Chuông đổ vài hồi thì điện thoại hiện lên dòng chữ “busy”. Nghĩ chồng đang trên đường về, không nghe máy nên Hạnh kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng 30 phút sau, vẫn không thấy chồng về, tức tối, Hạnh lại gọi. Lần này thì “ò í e”.
Suốt cả đêm Hạnh không ngủ, lòng như có lửa đốt. “Đi tăng 1, tăng 2 chưa chán hay sao còn đi tăng 3, tăng 4. Chồng với con kiểu này thì không thể chịu nổi nữa rồi”. Vừa tức vừa lo, lại tủi thân vì chồng “chẳng coi mình ra gì, một tin nhắn, một cuộc gọi báo về cũng không, lại còn tắt máy”, thế là Hạnh khóc.
Vật vã đến 6h30 sáng thì chuông cửa reo. Trung về với bộ quần áo xộc xệch, mùi bia rượu vẫn còn nồng nặc. Thấy vợ, Trung chỉ biết cúi đầu đi vào nhà, nhưng được ít phút thì cuộc cãi vã rộn lên khiến cả xóm thức giấc.
Lý do “overnight” của Trung cũng thật đơn giản, không như bao nhiêu điều tồi tệ mà Hạnh đã nghĩ: “Anh đi nhậu xong, chở sếp về nhà, nhưng đến nhà sếp thì anh xỉn quá không đi được nữa nên sếp lôi vào nhà ngủ. Không tin, em cứ gọi cho sếp của anh, số điện thoại đây”. Làm dữ một lúc thì Hạnh cũng im, chỉ có Trung mới biết chính xác tối qua anh đã đi những đâu, làm gì.
Còn Mạnh dù sợ vợ nhưng tính ham vui thì không thể nào bỏ được. Cứ nhậu xong, ai rủ đi đâu là anh đi đó. Khi thì hát karaoke, khi thì massage, hơi tỉnh tỉnh lại ngồi nhậu tiếp với mấy đồng nghiệp độc thân.
Không ít lần gia đình Mạnh nổi cơn bão táp vì Mạnh về nhà quá khuya, nhưng được vài bữa “xin hứa” với vợ, đâu lại vào đấy. Một lần, con lên cơn sốt cao, Thu gọi điện cho Mạnh kêu anh về gấp. Nhưng gọi đến cuộc thứ 10, Mạnh vẫn “anh chuẩn bị về”, “anh về sắp tới rồi”. Gần 1 giờ sáng, Mạnh mới về tới nhà, tức quá, Thu không mở cửa, không nhấc điện thoại. Mạnh ngồi trước cổng một lúc trước khi phóng xe đến nhà nghỉ gần đó ngủ một mạch đến sáng...
Minh lại thường qua đêm tại nhà ông bạn thân mỗi khi có trận bóng đá hay. Nhưng ngặt nỗi, cứ báo với vợ thì thể nào Hằng cũng nổi cơn tam bành và bắt Minh phải ở nhà. Thế là anh lẳng lặng đến nhà bạn, rồi tắt máy cho yên chuyện. Sáng hôm sau về, Minh dẫn theo anh bạn nhờ làm chứng. Hằng chỉ biết cười trừ sau một đêm dài chong mắt đợi chồng.
Trong lúc đó, Hùng cũng chỉ vì có thói ham mê đánh bài nên dù vợ mới sinh con, anh vẫn thường xuyên không về nhà mà lấy lý do đi trực đêm. Khi biết được sự thật, Hoa đã làm đơn ly dị vì không chấp nhận được chuyện đi qua đêm như cơm bữa của chồng.
Không phải ông chồng nào đi qua đêm đều làm chuyện xấu, là ngoại tình như suy nghĩ của nhiều bà vợ. Tuy nhiên, dù với bất cứ lý do gì thì khi đã có gia đình, các ông chồng không nên “overnight”.
Nếu có việc đột xuất, người chồng nên báo trước với vợ và giải thích nguyên nhân để vợ hiểu và thông cảm, tránh những nghi ngờ, lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của vợ. Người vợ khéo léo nên biết lắng nghe khi chồng lỡ không về, nhẹ nhàng khuyên bảo chồng để chàng luôn biết điểm dừng trong mỗi cuộc vui và về nhà đúng hẹn.
Nếu anh có lỡ về trễ một chút, chị cũng không nên nổi nóng, giận dỗi hay có lời nói không phải, làm tổn thương nhau. Cách cư xử không khéo của người vợ có thể vô tình mở đường cho người chồng đi qua đêm nhiều hơn để tránh phải đối diện với không khí căng thẳng mỗi khi về nhà.
Tâm sự chung và cách ứng phó:
1h sáng, về nhà vừa nhìn thấy vợ, anh Hùng đã xua tay: "Mai em hãy mắng nhé, say quá". Thu quắc mắt, định xạc cho một trận thì anh đã nằm vật ra nôn thốc nôn tháo, thế là lại cuống quýt đánh gió, lau dọn...
Tuần 7 tối thì có đến 5 tối Hùng (Thanh Xuân, Hà Nội) về khuya, mà lý do là nhậu. Ông bạn ở xa về chơi: nhậu mừng gặp mặt. Lúc ông bạn rời Hà Nội: nhậu chia tay. Rồi thì gặp đối tác, mừng người bạn sắp giã từ thời độc thân, hay đội bóng đá Việt Nam thắng trận quan trọng..., bất cứ cái gì cũng thành lý do của cuộc nhậu.
Nhiều khi đã hẹn về ăn cơm với vợ nhưng anh Hùng vẫn mất hút. 8h tối, chị gọi điện, anh bảo đang trên đường về. 10h gọi lại, vẫn "đang trên đường về", đến 11h thì tắt máy. Nhiều hôm đã nửa đêm mà nhà chị Thu vẫn có khẩu chiến, thực ra là một cuộc "nã pháo" đơn phương của chị, vì đối phương đã say bí tỉ.
Sáng hôm sau, chồng chưa dậy, chị đã tất tả đi chợ, đi làm nên không có dịp mắng mỏ nữa, và đến tối lại mỏi mòn chờ. Chị đã áp dụng đủ cách, ngọt ngào có, căng thẳng có, khích bác có nhưng chỉ nhận được những lời hứa của chồng. "Bây giờ thì tôi "bó tay chấm com" rồi" - Thu than thở.
Không chỉ chờ đợi, chị Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) còn mấy lần phải bắt taxi đi đón chồng, bởi anh đã quá say. Khác với Hùng, anh Thiết chồng chị "cấm" gọi điện giục về, vì "em làm thế mất mặt anh". Có lần con trai 6 tuổi gọi cho bố, hỏi sao bố tối nay dạy con làm đèn ông sao mà mãi không về, đám bạn Thiết cười: "Vợ cậu lại có chiêu mới rồi, giỏi thật". Thế là tối ấy hai vợ chồng lại cãi nhau về chuyện ai quá đáng hơn ai.
Với rất nhiều phụ nữ, chồng nhậu khuya là "chuyện thường ngày ở huyện". Không ít người vợ tủi thân cảm thấy mình như bà mẹ độc thân, từ chuyện nhà cửa con cái, đối nội đối ngoại đều một mình cáng đáng, có rắc rối gì cũng không than thở được với chồng vì lúc gặp nhau thì đã khuya, lại đang tức giận. Thất bại trong việc giảm tần suất nhậu của ông xã, dần dần họ cũng xác định "sống chung với lũ", nhưng nhiều lúc mệt mỏi quá lại sinh ra cãi cọ, chán nản.
"Chả lẽ bỏ chồng vì một lý do như vậy, nhưng cứ sống như thế cả đời thì oải quá" - chị Thủy, 32 tuổi, nhà ở Đống Đa nói.
Lời biện hộ của các ông chồng
"Giá như các bà vợ hiểu được chúng tôi cũng yêu vợ thương con thế nào, có điều nhậu thì vẫn cứ phải nhậu thôi" - anh Kiên, một kiến trúc sư hiếm khi về nhà trước 11h đêm, nói.
Theo anh Kiên, các cuộc nhậu có 2 kiểu: Một là giao dịch công việc, nhiều lúc mệt phờ người, rượu bia vào mồm thấy đắng ngắt chứ chả sung sướng gì, muốn về với vợ lắm vẫn phải cố. Hai là các cuộc nhậu với bạn bè để xả stress, nhằm giải tỏa những ức chế đến từ công việc và cả từ những cuộc nhậu kiểu thứ nhất kia. "Đây là lúc tái sản xuất sức lao động, các bà phải thông cảm." - Kiên lý sự.
Anh Long, một nhà báo kiêm nhà thơ, thì cho rằng nhậu là phần không thể thiếu của đàn ông, nhất là những người có chút máu nghệ sĩ. "Đàn ông phải quảng giao, mà cuộc rượu là nơi thể hiện tình cảm huynh đệ, nơi tìm cảm hứng cho cuộc sống, cho công việc".
Còn anh Liệu, nhân viên một bộ ở Hà Nội, cho biết nhậu là cách để giải khuây khi cảm thấy bế tắc, thất bại, và nhiều khi là để "trốn" sự hạch tội của vợ:
Những chiêu đối phó của các bà vợ
Để chồng ít nhậu và về sớm hơn, chị em đã sáng tạo ra cả nghìn lẻ một cách, và đây là kinh nghiệm của một số người:
Chị Hương (29 tuổi, tập thể Nam Đồng, Hà Nội): "Có lần biết lão về sớm, tớ uống chút rượu cho mặt đỏ tưng bừng rồi giả vờ say, giãi bày tâm sự rằng lâu nay buồn thế nào, vất vả, cô đơn thế nào. Rồi tớ nôn ra nhà, lão phải dọn". Sau hôm đó, chồng Hương ít nhậu hẳn, có đi cũng báo trước và về đúng giờ hẹn. Chắc anh đã hiểu phần nào nỗi khổ của người vợ có chồng đi nhậu quá nhiều.
Chị Phượng (24 tuổi, Hà Đông, Hà Tây): Vợ chồng bằng tuổi, lấy nhau từ khi thời sinh viên nên ít ai chịu ai. Thuyết phục, giận dỗi, nhờ phụ huynh khuyên bảo không xong, có lần chồng nhậu về nôn mửa, Phượng không dọn, sang phòng khác ngủ, lại còn chụp ảnh nữa. Sáng hôm sau phải tự dọn, lại được vợ cho xem những bức ảnh của mình, chồng Phượng thấy "thấm" và xấu hổ, không ngờ mình lúc say lại bê tha thế. "Từ đó tuy hắn vẫn nhậu nhưng nhậu có tư cách hơn nhiều" - Phượng hể hả.
Chị Trang (35 tuổi, thành phố Hải Dương): Chồng nhiều tuổi, gần đây hay ốm nên cũng lo cho sức khỏe. Biết vậy, nhiều lúc chị "vô tình" kể chuyện người nọ người kia chết, hay bệnh nặng, khổ sở vì các bệnh liên quan đến nhậu. "Rồi thấy có vẻ ngấm, mình bảo anh cứ vui vẻ, nhưng nhớ giữ sức khỏe vì mẹ con em. Tình hình có vẻ khá hơn trước nhiều" - Trang khoe.
Chị Hà (37 tuổi, Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội): Mẹo của chị là nhờ con lên tiếng. Con gái thủ thỉ với bố là muốn được ăn cơm cùng bố, có nhiều chuyện cần tâm sự, hỏi ý kiến nhưng bố toàn về muộn. Có lần chị bóng gió cho biết con gái đã chứng kiến bố về muộn trong tình trạng say sưa. Anh có vẻ suy nghĩ và ít nhậu khuya hơn. "Có điều làm cách này phải thật khéo, nếu lộ ra là mẹ xui con thì sẽ phản tác dụng" - chị Hà nói.
Chị Thương (28 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội): Thường hay than là mùi bia rượu khó chịu, nhưng chồng không lưu tâm. Có lần trước khi "yêu nhau", chị bảo "em uống một chút nhé, cho nó hợp với mùi của anh, không thì...". Từ đó, ông xã Thương có vẻ chừng mực hơn khi nhậu đêm.
Chị Lan (29 tuổi, Kim Giang, Hà Nội): Chán vì nói mãi không được, Lan thôi than phiền. Đến giờ, chị ăn trước; chồng về thấy nhà cửa tinh tươm, vợ vẫn tươi cười ra vẻ không quan tâm chuyện sớm hay muộn, vẫn nghe nhạc, đắp mặt nạ, chơi với con. Nhiều hôm chị đưa bé đi chơi, hoặc gửi con cho mẹ rồi gặp gỡ bạn bè, cố ý về muộn hơn chồng. "Ông xã thấy vắng mình mà vợ vẫn hơn hớn, trang điểm ăn mặc đẹp, đi chơi suốt thì đâm lo, lại tủi thân vì có vẻ như mình là người thừa" - Lan kể. Có hôm, cậu con trai 5 tuổi vô tình khoe "có chú gì khen mẹ càng ngày càng xinh". Dần dần chị thấy anh về sớm hơn, hôm nào nhậu cũng tự giác "báo cáo" vợ.
Việc áp dụng cách nào để "trị" chứng thường xuyên nhậu khuya của chồng phải thật linh hoạt. Các bà vợ nên lựa theo tính nết của ông xã, tùy vào hoàn cảnh cụ thể để tùy cơ ứng biến, nếu không sẽ lợi bất cập hại.
Gần 1h sáng chưa thấy chồng về, Mai gọi điện, cáu gắt: ‘Em bế con đến chỗ nhậu cùng anh nhé’ thì chồng cười hối lỗi: ‘Anh về ngay’. Chưa đầy 5 phút sau, Mai đã thấy tiếng bước chân chồng.
Sống với nhau gần 2 năm, anh Hiển – chồng Mai mới “lòi” ra cái tật chơi khuya. Lúc trước, sống cùng bố mẹ chồng, anh xã nhà Mai rất “ngoan”, luôn đi làm và trở về nhà đúng lịch. Tuy nhiên, từ ngày mua nhà ở riêng, do quen biết mấy anh bạn cùng tuổi trong khu nên từ đó, anh Hiển rất hay tụ tập. Mai biết, chồng không đi đâu xa, cùng lắm là hẹn hò ở nhà mấy anh độc thân. Sau đó, cả hội làm vài chai bia, xem bóng đá hoặc bàn chuyện linh tinh, có khi còn làm mấy ván bài…
Nhắc chồng không được, lúc đầu, chẳng ngại đêm khuya, Mai xuống tận nơi, gõ cửa ầm ầm, gọi chồng về. Vợ chồng cãi nhau to. Hôm sau, chồng “tức chí”, lại đi tiếp. Trước khi đi, anh còn dọa: “Cô mà còn phá đám thì ly hôn”. Bức xúc với chồng, ngay tối hôm đó, Mai ôm con ra đầu ngõ rồi nhắn tin cho chồng: “Nếu quá 12h đêm anh không về, em sẽ ôm con ra đường đứng đợi”. Chẳng ngờ, “mưu kế” của cô hiệu quả. Ngay lập tức, Mai nhận được tin nhắn lại: “Đừng ôm con xuống. Trời lạnh lắm. 12h kém 10, anh sẽ về”. Chồng Mai đã giữ lời vì anh rất thương con.
Từ hôm đó, Mai thỏa thuận luôn với chồng: Mỗi tuần không đi chơi quá 1-2 lần, mỗi lần không quá 12h đêm. Ngoài ra, lương tháng phải nộp đủ. Nếu không, cô sẽ bế con ra đường chờ chồng về…
Cũng ức chế với chuyện thỉnh thoảng, chồng ngủ lại ở nhà nghỉ, Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn chưa tìm được cách đối phó. Chồng Hạnh hay phải đi tiếp khách ngoại tỉnh cùng sếp. Sau đó, anh còn lo chỗ ăn uống, nghỉ ngơi cho khách. Mỗi đợt có khách, tìm chỗ ngủ cho khách là anh cũng ở bên ngoài luôn. Dù anh luôn miệng thanh minh: “Không làm gì cả. Chỉ ngủ ở ngoài thôi” nhưng Hạnh không yên tâm.
Cô thắc mắc: “Đón khách xong, sao anh không về nhà luôn? Nhà mình ngay ở trung tâm, có xa xôi gì” thì anh nhăn nhó giải trình: “Chuyện đàn ông nhiều việc linh tinh. Đến đêm rồi còn về làm gì cho phá giấc ngủ của em và con”. Dù lần nào cũng được chồng thông báo ngủ lại nhà nghỉ này, khách sạn nọ nhưng Hạnh vẫn khó chịu. Rõ ràng, anh xã có thể về nhà ngủ, sáng sớm mai lại tới với khách nhưng sao anh không làm?
Hạnh thuyết phục, chồng không nghe, còn trách vợ suy diễn linh tinh. Có lần, cô tìm đến tận nơi chồng đang ngủ, giữa đêm khuya, gọi chồng về. Anh không về, còn chửi mắng vợ. Sau đó, vợ chồng mặt nặn
Học nhậu để giữ chồng
Chồng chị Phương làm giám đốc một công ty tư nhân, gần như ngày nào cũng phải đi nhậu vì chuyện làm ăn, chuyện mở rộng quan hệ và tất nhiên có cả nhậu vì tình cảm anh em, bằng hữu. Ngày nào cũng phải sốt ruột ngồi đợi chồng đi nhậu về, gọi điện cho anh thì liên tục nhận được điệp khúc "Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được...". Máu ghen khiến chị Phương nhất nhất khẳng định chồng chị đang vui thú với "em út", khi đã có hơi men vào thì anh sẽ quên hết gia đình, vợ con ngay.
Nhiều lần chị Phương dùng áp lực như khóc lóc, gây "chiến tranh lạnh" với chồng để khiến anh giảm bớt nhậu nhưng đời nào anh lại nghe theo vợ. Biết chẳng thể thắng "bệnh nhậu" của chồng, chị Phương quyết định... học nhậu để bám sát chồng ở mọi cuộc nhậu nhẹt. Lúc đầu nghe chị tuyên bố sẽ "luyện rượu" để theo chồng đi nhậu, chồng chị cười khẩy cho rằng: Đàn bà làm gì có gan mà nhậu nhẹt.
Thế nhưng ngày nào cũng thấy chị Phương mang bia, rượu trong nhà ra tập uống chồng chị cũng phát hoảng. Anh can ngăn, dọa nạt thì chị đưa điều kiện: "Nếu anh không đi nhậu nữa thì em sẽ cai rượu". Dĩ nhiên, chẳng bao giờ chồng chị Phương từ bỏ việc nhậu được. Thành ra, chị Phương càng quyết tâm luyện rượu thành công. Và rồi có công luyện rượu có ngày nhậu siêu, bữa cơm nào chị Phương cũng phải uống dăm ba ly thì ăn cơm mới thấy ngon. Yên tâm với "tửu lượng" của mình, chị Phương bắt đầu thực hiện "chiêu" bám chồng ở quán nhậu...
Khi "anh một chén, em cũng một ly"
Khi chồng nhậu ở đâu, chị Phương cũng tức tốc tìm đến. Điều lạ là ngay cả khi anh tìm mọi cách để giấu vợ địa điểm quán nhậu thì chị Phương cũng tìm đến được. Vào bàn nhậu chị Phương cũng thể hiện "phong độ" không kém gì chồng. Chồng chị uống một chén thì chị cũng cạn một ly. Nhìn hình ảnh vợ ăn nói hùng hổ, sặc mùi "bia rượu" với các cánh đàn ông trong bàn nhậu, chồng chị Phương cảm thấy xấu hổ với xung quanh. Nhất là khi chị luôn tìm cách xen vào mọi câu chuyện làm ăn của anh trên bàn nhậu, chị còn chỉ huy cả anh mỗi lúc anh đưa ra ý kiến về một việc gì đó mà chị không hài lòng.
Các bạn nhậu nhiều người tán tụng tài nhậu của vợ anh, nhưng cũng có người góp ý với anh không nên để "bà xã" xuất hiện ở bàn nhậu của cánh đàn ông, có vợ anh đi nhậu cùng họ chẳng được thoải mái. Chồng chị bị mất nhiều cơ hội làm ăn, làm mất lòng nhiều bạn nhậu cũng chỉ vì có "bà xã" can thiệp vào chuyện nhậu của cánh đàn ông.
Bị mất mặt với bạn bè, chồng chị Phương luôn tìm cách gây gổ để vợ tức giận mà bỏ ý định đi nhậu theo chồng. Nhưng chị Phương càng muốn tỏ rõ uy thế cũng như sự bình đẳng của mình với chồng, chị đeo bám anh ở tất cả các cuộc gặp gỡ, ăn uống với đối tác làm ăn, bạn bè. Từ chỗ chỉ khó chịu với vợ, chồng chị Phương ngày càng coi thường chị. Có vợ ở bàn nhậu anh coi như không, về nhà cũng chẳng thèm nói với chị câu nào.
Càng tức chồng, chị Phương càng muốn nhậu cho bõ tức. Ngày nào chị cũng uống say để trêu tức chồng. Và sự sĩ diện của người đàn ông đã khiến chồng chị bất cần với người vợ mà anh gọi là "hư hỏng, mất nết". Anh tìm đến người đàn bà khác để quên đi người hình ảnh người vợ cứ vào bàn nhậu là "không khác gì một tay nghiện rượu" nặng, anh bỏ nhà đi liên miên. Thế là chị Phương dùng đủ mọi cách cũng không làm anh quay về nhà với chị nữa. Cuộc sống hôn nhân của vợ chồng chị trên bờ vực của sự tan vỡ...
Hạnh phúc tan theo hơi men
Cũng muốn giữ chồng bằng cách quản chồng ở tất cả các cuộc nhậu, chị Hoa thường xuyên đeo bám chồng ở tất cả các cuộc vui của anh. Bất chấp mọi sự ngăn cản của chồng, vào bàn nhậu là chị quên ngay rằng "mình là phụ nữ", chị "dzô" với cánh đàn ông như một dân nhậu sành điệu.
Đến khi, chồng chị chán vợ quá, trốn đi nhậu ở những nơi mà vợ có thuê thám tử cũng không tìm ra, thì chị Hoa tổ chức nhậu với bạn bè cho chồng "biết mặt". Và ngày nào, chị cũng "thi gan" với chồng xem ai về nhà trước, ai say trước, ai nói, đập phá nhiều hơn. Đêm nào trong nhà chị cũng có hai kẻ say cãi vã, quát mắng và đập phá đồ đạc...
Sau những cuộc cãi vã, men rượu lại khiến cho vợ chồng chị Hoa càng muốn uống nhiều hơn. Và cả hai vợ chồng cùng ngập trong những cơn say triền miên. Ngày tàn của cuộc hôn nhân của vợ chồng Hoa phải đến khi chồng chị mang về nhà một người đàn bà khác và tuyên bố "đây mới là người vợ tôi cần, không phải cái thứ đàn bà ham nhậu nhẹt". Ly hôn xong, chị Hoa lại muốn chìm vào những cơn say để quên đi nỗi sầu về cuộc hôn nhân giữa "đường đứt gánh" của mình....
Tâm sự của một bà vợ từng theo chồng... đi nhậu
Tôi mới lấy chồng được hơn 2 năm. Cả hai chúng tôi trước khi đến với nhau đều ở vào diện... ế ẩm. Anh và tôi đều đã ngoài 30. Anh sinh trưởng trong một gia đình giàu có, bản thân cũng rất thành đạt. Vì thế, bạn bè của anh nhiều vô kể. Tôi quen anh trong một bữa đi nhậu cùng đám bạn. Phải nói tửu lượng của anh rất cao, cả bàn say túy lúy mà anh vẫn như không. Đám bạn tôi bảo, hầu như tuần nào anh cũng tiêu tốn khoảng 4 buổi chiều cho việc quán xá, số buổi còn lại, hoặc đi đánh tennis hoặc đi câu cá, chẳng bao giờ ăn cơm ở nhà.
Yêu tôi rồi, anh cũng vẫn không bỏ cái thói quen thâm căn cố đế bao năm như thế của mình. Để được ở bên anh, tôi đành theo anh đi khắp nơi, nay quán này mai quán khác. Các bà vợ hãy thử vài lần tới quán nhậu, mới thấy nó hấp dẫn cánh đàn ông như thế nào. Được la cà cùng đám bạn bè thân, bạn học cũ, đồng nghiệp, bạn làm ăn, được sống thật với chính mình (chứ không phải nhìn trước ngó sau như ở nơi công sở), thích hát thì hát, thích đùa thì đùa, thích nói bậy thì nói bậy, các ông cực kỳ phấn khởi. Thậm chí ở đó, có nhiều giải pháp được đưa ra cho vấn đề của một cá nhân nào đó, cũng có thể là nơi bắt đầu của một mối làm ăn...
Ban đầu, tôi nhìn cái cảnh đó mà ngán ngẩm. Kiểu này mà lấy nhau vào thì chẳng hiểu cái gia đình của tôi sẽ như thế nào. Anh cũng hiểu điều đó nên an ủi tôi, sau khi cưới, anh sẽ từ bỏ tất cả. Thú thật là tôi chẳng tin lắm, cũng chẳng ích kỷ đến nỗi phải bắt anh bỏ bạn, bỏ bè, bỏ những buổi tối thú vị của mình. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng thích nghi, để anh vui vẻ, thoải mái và không cảm thấy tôi là một gánh nặng.
Trái với suy nghĩ của tôi, sau cưới, anh thay đổi hẳn. Tần suất bỏ cơm nhà của anh thưa dần. Cho đến khi tôi mang thai thì chiều nào anh cũng ngoan ngoãn về nhà. Có bữa nào bạn bè gọi rát quá, anh cũng đi làm vài cốc, rồi mua món gì đó về cho tôi. Tôi động viên anh là anh cứ đi cho thoải mái, nhưng anh tỉnh bơ: "Anh chơi nhiều rồi, ăn nhậu bao nhiêu năm rồi. Giờ chính thức anh đã chán. Anh về với tổ ấm gia đình thôi".
Thế nên mới nói, các chị đừng đặt vấn đề chồng tôn thờ nhậu nhẹt một cách quá nghiêm trọng. Đành rằng đó là thói quen khó bỏ, nhưng không phải không bỏ được. Ngoại trừ những ông chồng nát rượu, còn lại với đàn ông, gia đình lúc nào cũng vẫn là cái không thể thay thế được.
g với nhau.
Cuối cùng, Hạnh “dọa” chồng: “Nếu anh không về, em sẽ đánh thức con cùng chờ bố”. Tưởng vợ dọa, chồng Hạnh thách thức: “Muốn làm gì thì làm”. Ngay tối hôm đó, Hạnh cùng con gái 5 tuổi quyết đứng chờ chồng cho đến khi anh xong việc mới thôi. Kết quả, anh xã phải “đầu hàng”.
‘Đánh’ vào tình thương con của chồng
Khi bản thân không đủ sức “lay tỉnh” chồng, nhiều người vợ tìm cách lôi kéo con vào cuộc. Lúc đó, do “xót con”, người chồng biết đâu sẽ kìm hãm thú ham chơi, chu toàn hơn với gia đình.
Tuy nhiên, cùng con đến “chỗ xấu” (chỗ nhậu, cờ bạc, chơi game…) để “lôi” chồng về nếu có hiệu quả thì sẽ hiệu quả ngay. Những lần sau, người vợ chỉ cần dọa: “Em sẽ đánh thức con rồi hai mẹ con cùng đến chờ anh” là người chồng “sợ”. Nhưng nếu thất bại thì cũng sẽ thất bại sớm. Tức là, lần sau dù bị dọa như thế, người chồng không động lòng sẽ “cùn” và cương quyết: “Mặc kệ”. Hoặc người chồng cho là đang bị vợ “kèm cặp” sẽ quay sang trách mắng hoặc dùng tay chân với vợ, con.
Do đó, để chồng bớt chơi khuya, người vợ cần tạo thói quen từ từ. Có thể thỏa thuận với chồng về thời gian và tần suất chơi, làm sao không ảnh hưởng đến sức khỏe hay kinh tế của gia đình. Vì không phải thú chơi nào cũng là xấu. Người chồng cũng cần có thời gian vui chơi, gặp gỡ bạn bè. Chỉ có điều, đàn ông thường không biết tự "dừng" lại và ham vui quá đà.
Đàn ông hay ghen
Kiềm chế cơn ghen để "cơm lành canh ngọt"
Làm gì khi chồng hay ghen
Đàn ông ghen như thế nào
Cách ghen thông minh - cao tay trị chồng
(ST).