Nguyên nhân của sự mất khả năng thụ thai có thể do cả hai bên. Theo thống kê cho thấy 30% số ca hiếm muộn có nguyên nhân từ phía người nam. Khoảng 30% số ca có nguyên nhân từ phía nữ. 40% số ca còn lại là do nguyên nhân ở cả người chồng lẫn người vợ.
Nguyên nhân hiếm muộn ở nữ giới
Hiếm muộn do sự rụng trứng
- Do không có sự rụng trứng, hay rụng trứng bất thường và bị rối loạn trong thời kỳ kinh nguyệt: bị tắt kinh, chu kỳ không đều.
- Sự hoạt động bài tiết yếu hoặc biến chứng của hạch nội tiết nằm dưới não bộ, tiết ra các hormon có nhiệm vụ làm hoạt động các buồng trứng như: hormon lutêin (LH), hormon folliculin có kích thích (FSH) và prolactine. Sự bài tiết bất thường có thể do bị stress, thức ăn không có chất dinh dưỡng hoặc chán ăn và có một số rất ít là do dùng đến thuốc men, chụp X quang hay phẫu thuật não.
- Một số biến chứng còn nằm ở các buồng trứng. Nó có dạng như u nang các buồng trứng do sự rối loạn ở chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, các chứng bệnh do sự hoạt động suy yếu ở các tuyến thượng thận hay tuyến giáp trạng cũng có thể là nguồn gốc của bệnh vô sinh.
- Sự di truyền của gen có thể dẫn đến sự biến chất ở các buồng trứng và giảm số nang, thậm chí không có buồng trứng.
Do ống dẫn trứng
Viêm vòi trứng: Do lậu cầu, chlamydia... làm tổn thương niêm mạc vòi trứng, lớp biểu mô có lông tơ của vòi trứng bị phá hủy, nên trứng và tinh trùng khó hoặc không di chuyển được trong vòi trứng.
Dính vòi trứng: Do phẫu thuật vòi trứng hay vùng hạ vị, lạc nội mạc tử cung gây nên.
Hiếm muộn do tử cung
Bệnh ở tử cung do các bệnh gây nên, hoặc tử cung bị biến dạng do phẫu thuật gây nên. Ngoài ra, u xơ, u bướu ở cổ tử cung, viêm nhiễm gây sưng ở màng tử cung và bệnh bít tử cung cũng là những nguyên nhân gây nên vô sinh. Các bệnh này sẽ ngăn cản sự đi lên của tinh trùng về phía các ống dẫn trứng, hay không cho phép cấy và phát triển phôi...
Ngoài ra, sự biến chất ở cổ tử cung có kèm theomột biến chứng phát sinh từ chất nhờn ở cổ tử cung (chất này do các tế bào ở cổ tử cung bài tiết) có thể được xem như là một chướng ngại vật ngăn cản sự đi lên của tinh trùng từ âm đạo đến tử cung. Các nguyên nhân này rất khác nhau: biến chứng phát sinh (do không có cổ tử cung, ống cổ tử cung bị thụt, hẹp hay bị bít kín); viêm, sưng cổ tử cung (viêm màng bên trong cổ tử cung); dị tật do phẫu thuật (nạo thịt thối ở vết thương, tạo hình nón ở cổ tử cung…); cổ tử cung tạo ra chất nhờn có nhiều axit, hay chứa nhiều kháng thể chống lại tinh trùng.
Tuổi càng cao, tỷ lệ có thai tự nhiên càng giảm. (Ảnh minh họa)
Hiếm muộn có nguồn gốc ở vùng âm đạo
Một số biến chứng do: viêm âm đạo, co cơ phản xạ ở vùng đáy chậu có liên kết với chứng nhạy cảm ở vùng âm hộ và âm đạo, làm cản trở quan hệ tình dục có thể là nguyên nhân gây hiếm muộn
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiếm muộn
- Tuổi càng cao, tỷ lệ có thai tự nhiên càng giảm. Phụ nữ dưới 35 tuổi, tỷ lệ có thai tự nhiên trung bình cao gấp đôi phụ nữ trên 35 tuổi. Ở phụ nữ trên 35 tuổi, tỷ lệ sai lạc nhiễm sắc thể cao hơn nhiều so với phụ nữ trẻ nên tỷ lệ thụ thai hiệu quả thấp.
- Tình trạng nạo phá thai có xu hướng tăng qua các năm, nhất là ở giới trẻ, điều này đã làm tăng đáng kể tỷ lệ hiếm muộn (những trường hợp phá thai không an toàn dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn, làm tăng tỷ lệ hiếm muộn).
- Ngoài ra có một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản ở cả vợ và chồng, gây nên tình trạng hiếm muộn là:
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: lậu, giang mai, sùi mào gà, chlamydia; tình trạng suy dinh dưỡng cũng làm giảm tỷ lệ có thai tự nhiên.
Tần suất giao hợp: Nếu thường xuyên giao hợp hàng ngày thì số lượng tinh trùng và thể tích tinh dịch đều giảm, khiến khả năng thụ thai sẽ kém đi. Theo một số nghiên cứu thì giao hợp hơn 3 lần/tuần cho tỷ lệ có thai cao nhất.
Làm gì để phòng tránh hiếm muộn?
- Thời điểm kết hôn và sinh con tốt nhất ở phụ nữ là từ 23 đến 35 tuổi, vì đây là thời điểm tốt để thụ thai.
- Bạn nên áp dụng các biện pháp tránh thai như: bao cao su, đặt vòng ..., tránh phải nạo, phá thai ngoài ý muốn, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
- Trước khi kết hôn, hai vợ chồng nên kiểm tra sức khoẻ sinh sản để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống vợ chồng và việc sinh con sau này.
- Nên tìm hiểu các tài liệu, thông tin khoa học về thời điểm mang thai và sinh con tốt nhất.
- Quan hệ tình dục lành mạnh là cách phòng tránh hiếm muộn tốt nhất.
- Đối với phụ nữ nghiện các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá, café… thì nên từ bỏ, tạo điều kiện cho việc thụ thai thuận lợi.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là bộ phận sinh dục, tránh nhiễm khuẩn.
- Đối với những phụ nữ quá béo, gây ảnh hưởng đến việc thụ thai nên có chế độ luyện tập và ăn uống phù hợp để giảm trọng lượng cơ thể, giảm nguy cơ hiếm muộn.
- Luôn giữ cho tâm trạng được thoải mái, vui vẻ, không khí gia đình hoà thuận, đầm ấm là điều kiện tốt cho việc thụ thai và chuẩn bị cho bé chào đời.
Cần làm gì khi có nghi ngờ hiếm muộn?
Khi nghi ngờ mình bị hiếm muộn, bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị.
- Nếu vợ hoặc chồng có bệnh lý, gây hiếm muộn như: không có kinh, kinh nguyệt không đều, viêm phụ khoa...
- Người vợ trên 35 tuổi. Ở đây có 2 lý do khiến bạn nên đi khám sớm: thứ nhất là khả năng sinh sản sẽ giảm theo tuổi; thứ hai, quĩ thời gian để điều trị không còn nhiều.
Một số cách điều trị hiếm muộn
Đối với hiếm muộn nguyên nhân do buồng trứng
- Nếu không có sự rụng trứng do bị stress như: buồn phiền, chán nản... thì cần trị liệu tâm lí trước khi can thiệp bằng y học.
- Điều trị bằng các loại thuốc như: gonadotrophin hay gonadoli berin để kích thích buồng trứng hoạt động hay sự bài tiết hormon LH và FSH qua hạch nội tiết nằm dưới não.
- Điều trị bằng men để chữa các chứng u nang ở buồng trứng.
- Điều trị bằng thuốc để ngăn sự bài tiết hormon prolactin trong trường hợp có u bướu, làm tăng sự bài tiết của nó (chứng prolactinome) hay u bướu cần được phẫu thuật để cắt bỏ.
- Một số trường hợp, bệnh vô sinh có nguồn gốc ở buồng trứng không có nang rất khó chữa trị
Đối với hiếm muộn do ống dẫn trứng
- Có thể phải dùng phẫu thuật bằng ống soi để điều trị.
- Bệnh viêm nhiễm tử cung được điều trị bằng thuốc kháng sinh, giải phẫu bằng cách chiếu X quang dạ con (nhờ vào một ống soi có hệ thống cho qua cổ tử cung) cho phép điều trị sự khép kín ở xoang bên trong tử cung (bệnh bít tử cung), một số dị tật và việc giải phẫu cắt bỏ một số u xơ và u bướu. Nhiều biến chứng khác có nguồn gốc của bệnh vô sinh khó trị như không có tử cung.
Phương pháp thụ tinh nhân tạo trong tử cung cũng có thể được áp dụng để chỉ định cho việc chữa hiếm muộn.
Nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới
Sự hiếm muộn ở nam giới có nguyên nhân từ nhiều căn bệnh, trạng thái và yếu tố khác nhau. Riêng nhiệt độ ở tinh hoàn tăng cao cũng là nguyên nhân có thể gây cản trở sự sản xuất tinh dịch khỏe mạnh.
Các triệu chứng và dấu hiệu
Sự hiếm muộn ở nam giới xuất hiện khi sau một thời gian dài có quan hệ tình dục mà người nữ vẫn không thụ thai. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng khác còn tùy thuộc vào nguyên nhân của hiếm muộn nam dưới đây.
Có nhiều yếu tố từ nam giới làm cho người vợ không thể thụ thai được như:
Nguyên nhân tâm lý có liên quan đến bệnh tiểu đường, không ổn định về thần kinh là nguyên nhân gây nên các vấn đề về cương dương và xuất tinh.
Sự mất cân bằng hormone do béo phì thái quá.
Suy tuyến sinh dục nam là trường hợp mà tinh hoàn không phát triển bình thường.
Do yếu tố di truyền làm suy yếu khả năng sản xuất tinh dịch, như hội chứng down.
Tinh hoàn xoắn, là trường hợp mà máu cung cấp cho tinh hoàn bị chặn lại.
Tinh hoàn không nằm đúng vị trí (đây là một trường hợp mà tinh hoàn không nằm trong bìu).
Chứng giãn tĩnh mạch tinh (do một nhóm các tĩnh mạch nằm bên trong bìu)
Các căn bệnh cũng là nguyên nhân gây nên sự hiếm muộn cho nam giới như:
Sự rối lọan hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể gây hại đến tinh dịch.
Bệnh gan
Thiếu tế bào máu hình lưỡi liềm
Bệnh thận
Các bệnh ở cơ quan sinh dục như giang mai, lậu, sùi mào gà hay mụn dộp
Nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản, như viêm tuyến tiền liệt hay viêm mào tinh hoàn.
Các bệnh truyền nhiễm, bệnh quai bị.
Các nhân tố phụ khác:
Do một vài lọai phẩm như cimetidine và phenytoin
Một số chất bổ như chất anabolic steroids
Các loại hóa trị trong điều trị ung thư
Chế độ dinh dưỡng ít axit folix và chất lycopene chứa nhiễm sắc tố đỏ có nhiều trong quả có màu đỏ, đặc biệt là cà chua.
Tập thể thao quá mức làm giảm mức hormone nam và giảm sự sản xuất tinh dịch.
Tiếp xúc với chất kích thích tố diethylstilbestrol khi người mẹ sử dụng vào đầu thai kỳ để làm giảm cơn buồn nôn và ngừa sẩy thai.
Làm việc trong môi trường dễ bị nhiễm các loại độc chất như chì, thủy ngân và thuốc trừ sâu.
Thường xuyên ngâm mình trong bồn nước nóng.
Tinh hoàn bị tổn thương.
Số lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh trùng kém và sự di chuyển của tinh dịch quá chậm ảnh hưởng từ các nguyên nhân sau:
Xạ trị
Các lọai thuốc cho cảm giác an thần như rượu, thuốc ngủ và cần sa.
Trục trặc về sinh lý, như rối lọan cương và xuất tinh sớm.
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư tinh hoàn.
Phẫu thuật ở cơ quan sinh dục, như phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt.
Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh.
Do mặc quần và đồ lót quá chật.
Các công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều làm gia tăng nhiệt độ ở tinh hoàn.
Một nghiên cứu gần đây đã khám phá ra rằng các bé trai mặc loại tã lót bằng plastic có nhiệt độ ở tinh hoàn cao hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng chính các loại tã lót này đã góp phần làm gia tăng sự hiếm muộn ở nam giới trong 25 năm vừa qua.
Làm gì để ngăn ngừa hiếm muộn ở nam giới?
Hiếm muộn ở nam có thể được giảm bớt nhờ vào những việc sau đây:
Có chế độ ăn cung cấp đủ lượng axit folic (một lọai vitamin nhóm B) có trong gan động vật, men bia, các loại rau lá xanh (bông cải xanh, măng tây, rau diếp, bầu bí), đậu, ngũ cốc, thịt, sữa, trái cây (chanh, cam, quýt, chuối, dưa) và các chế phẩm của sữa như yaourt, bánh flan, chè.
Điều trị sớm các bệnh lây lan qua đường tình dục.
Thường xuyên kiểm tra tổng quát để sớm phát hiện các dấu hiệu hay điều gì bất thường
Theo dõi kỹ các bệnh tiểu đường hay sự giảm hoạt động của tuyến giáp (là một tuyến nội tiết quan trọng điều hoà nhiều sự chuyển hoá của cơ thể)
Thực hiện an toàn tình dục để tránh các bệnh lây lan qua quan hệ tình dục.
Bảo vệ tinh hoàn khi tham gia các hoạt động thể thao
Sự chẩn đoán bệnh như thế nào?
Việc chẩn đoán hiếm muộn bắt đầu bằng việc kiểm tra thể lực. Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra máu để phát hiện sự mất cân bằng hormone sinh dục nam và các căn bệnh khác. Ngoài ra, bạn có thể được yêu cầu lấy mẫu tinh dịch. Bác sĩ sẽ đo số lượng tinh dịch cũng như số lượng mẫu tinh trùng. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tốc độ di chuyển của tinh dịch.
Hiếm muộn đã tạo nên hệ quả lâu dài gì?
Hiếm muộn ở nam giới có thể tạo nên sự căng thẳng trong quan hệ vợ chồng. Mối quan hệ tình dục giữa hai vợ chồng sẽ không còn thoải mái nữa. 85% các cặp đã tìm ra nguyên nhân hiếm muộn. Tuy nhiên, một số cặp sẽ không thể có khả năng sinh con dù với các kỹ thuật mới hiện đại nhất, trong trường hợp này việc nhận con nuôi là một lựa chọn lý tưởng nhất.
Hiếm muộn ở nam giới không lây truyền. Tuy nhiên, các căn bệnh lây lan qua đường tình dục có thể gây nên vô sinh ở nam giới và lây truyền cho bạn tình.
Phương pháp điều trị hiếm muộn nhân tạo
Phương pháp thụ thai nhân tạo. Đưa trực tiếp tinh dịch vào tử cung của người nữ.
Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (kỹ thuật ICSI). Tinh trùng sau khi lấy ra sẽ được tiêm thẳng vào bào tương noãn của người nữ.
Phuơng pháp thụ tinh trong ống nghiệm (phương pháp IVF). Lấy trứng và tinh trùng của vợ chồng cho thụ tinh ở ống nghiệm bên ngoài, rồi đặt phôi thai trở vào tử cung người mẹ.
Những triệu chứng có thể có sau điều trị?
Cuộc điều trị có thể gây chảy máu hoặc dị ứng với thuốc gây mê . Phương pháp này cũng có thể gia tăng khả năng mang đa thai (ví dụ như song sinh). Ngoài ra, thuốc kháng sinh và các loại dược phẩm có thể làm đau dạ dày, tiêu chảy hoặc bị dị ứng.
Trong vòng một năm sau khi được chẩn đoán chứng hiếm muộn, 80% đến 85% các cặp vợ chồng được điều trị đã có thể có con. Các cặp vợ chồng cần phải trải qua nhiều đợt thụ tinh nhân tạo trước khi đạt được kết quả mong muốn.
Lời khuyên cho các cặp hiếm muộn
Lời khuyên đầu tiên tôi muốn chia sẻ với tất cả các cặp đôi đang trong tình trạng hiếm muộn là đừng nóng vội và đừng đem vấn đề của mình so sánh với những cặp đôi khác. Nếu đã lấy nhau và sau một năm cố gắng mang thai chưa có kết quả, hai bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được khám kịp thời.
Trong hoàn cảnh này, các bạn đừng nên quá căng thẳng bởi chưa phải là mình đã vô sinh mà có thể chỉ mắc một vài vấn đề nhỏ và chưa có thai được. Các bạn nên biết rằng, khi người phụ nữ bị áp lực tâm lý đè nặng thì sự rụng trứng có thể bị ức chế và sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai. Còn ở nam giới, căng thẳng tâm lý có thể ức chế sản xuất tinh trùng cũng như độ di động của tinh trùng. Điều này sẽ làm cho khả năng thụ thai trở lên tồi tệ hơn.
Nên làm gì?
- Khi thấy mình có dấu hiệu hiếm muộn, khó có con điều đầu tiên là hãy tìm đến những trung tâm khám chữa bệnh hiếm muộn có uy tín và gặp gỡ những người có chuyên môn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên chia sẻ với những người có chung vấn đề hiếm muộn như mình để biết thêm những thông tin cần thiết và bổ ích.
- Nếu bạn đã trên tuổi 35 thì thời gian đi khám hiếm muộn cần sớm hơn (sau tầm 6 tháng cố gắng mà chưa có “tin vui”), còn thông thường với các cặp đôi là trên 1 năm.
Việc khám hiếm muộn phải có sự góp mặt của cả hai vợ chồng. (Ảnh minh họa)
- Việc đi khám hiếm muộn cần có sự góp mặt của cả hai vợ chồng, vì đây là lúc cả hai cùng cần được bác sĩ tư vấn và giải thích mọi vấn đề liên quan. Việc điều trị thành công phần lớn sẽ đạt được ở những cặp vợ chồng đồng tâm nhất trí, luôn hỗ trợ động viên nhau và kiên trì điều trị.
- Việc đi khám hiếm muộn rất cần sự kiên nhẫn của cả 2 vợ chồng bởi vì chặng đường này không chỉ diễn ra trong một sớm một chiều đâu bạn nhé. Đôi khi nó còn kéo dài hàng năm trời, vài năm trời đấy.
Nên tránh gì?
- Không nên quá nóng vội về nguyên nhân hiếm muộn: Thông thường các cặp đôi đi khám hiếm muộn đều muốn bác sĩ cho biết ngay nguyên nhân bệnh tật và nguyên nhân do vợ hay chồng. Tuy nhiên điều này là rất khó nói và thực sự là không cần thiết. Đôi khi biết được nguyên nhân do ai còn làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Và cũng cần nói thêm rằng có rất nhiều cặp đôi mà chính bác sĩ cũng không xác định được nguyên nhân – như trường hợp của vợ chông tôi chẳng hạn.
- Không nên quá kỳ vọng 100% vào quá trình điều trị: Rất nhiều cặp đôi khăng khăng nghĩ rằng đã chữa trị hiếm muộn là sẽ thành công và họ không chấp nhận kết quả rằng sau 1 năm trời vẫn không thể có con. Điều này càng làm cho tâm lý của người hiếm muộn thêm căng thẳng và việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
- Đừng suy nghĩ tiêu cực: Trong thời gian chữa trị hiếm muộn, các cặp vợ chồng nên có suy nghĩ lạc quan và tin tưởng vào tài năng của bác sĩ. Tuy vậy, cũng không thể khẳng định rằng bạn sẽ chắc chắn có thai. Dù kết quả có ra sao thì bạn cũng nên biết cách chấp nhận nó. Hãy tự hào rằng hai vợ chồng bạn đã nỗ lực hết sức.
Dù điều trị có thất bại cũng không nên tuyệt vọng và hãy chọn cho mình những cách khác như xin con nuôi chẳng hạn. Hãy tạo cho mình một cuộc sống luôn có những mục đích, niềm vui. Khi trút bỏ mọi căng thẳng và áp lực từ việc mong muốn có con, đôi vợ chồng hiếm muộn có thể sẽ dễ dàng có con. Chúc bạn thành công.
(ST)