Cân nặng luôn là một vấn đề khiến các mẹ trẻ trăn trở, làm thế nào để vừa đủ chất dinh dưỡng cho bé bú lại vừa giữ được vóc dáng nuột nà. Một số cách đơn giản sau có thể gợi ý cho các bạn cách ăn để có nhiều sữa mà không sợ béo.
Mách mẹ cách ăn để có nhiều sữa mà không sợ béo
Các mẹ có thể lấy móng giò, chỉ phần móng thôi, đem rang vàng lên rồi nghiền thành bột, pha với nước ấm để uống. Đảm bảo sữa sẽ tràn trề mà mẹ không lo tăng cân.
Sinh con xong được gần 4 tháng, khi sắp phải đi làm lại thì chị Hồng - mẹ bé Na mới tá hỏa vì lục lại tủ quần áo cũ không còn cái nào mặc vừa. Chị Hồng phải đi sắm lại một loạt quần áo mới mà vẫn không ưng vì mặc không đẹp. Sau khi sinh con, mải mê tẩm bổ món chân giò hầm để lấy sữa cho con bú, chị Hồng đã không để ý là cơ thể mình đang tăng cân “vùn vụt”. Nhiều khi ăn chân giò đến phát ngán, nhưng mẹ chồng cứ bắt ăn để lấy sữa cho cháu bà bú. Không thể cam chịu cảnh ngán mà cứ phải ăn và tăng cân không phanh như hiện tại, chị tìm mọi cách để “hãm cân” mà vẫn đủ sữa cho con bú kẻo mẹ chồng lại phàn nàn. Mày mò tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của một số mẹ đã nuôi con nhỏ, chị Linh đã tìm ra được một cách vẹn cả đôi đường. Cũng là giò lợn, nhưng chị Linh chỉ ăn đúng phần móng giò. Các mẹ có thể lấy móng giò, chỉ móng thôi, đem rang cho vàng lên. Móng giò khi được rang vàng lên thì rất thơm. Khi nào gom góp được khoảng vài chục cái móng thì đem nghiền thành bột. Mỗi ngày các mẹ lấy một ít bột ấy pha với nước ấm để uống, đảm bảo sữa căng ti. Sau tháng đầu tiên áp dùng cách này, cân nặng của chị Linh tuy chưa giảm nhưng cũng đã ngừng tăng.
Còn chị Hà - mẹ bé Dứa thì trong suốt 6 tháng đầu sau sinh, để có đủ sữa cho con uống, chị đã tẩm bổ bằng cách ăn vừng đen. Hàng ngày, nhà chị tự làm sữa đậu nành rồi cho thêm cả vừng đen vào để uống thay nước lọc. Vừa mát lại vừa không sợ tăng cân. Món cháo vừng đen cũng được chị Hà áp dụng triệt để. Có hôm nào quá chán nước đậu nành vừng đen thì chị Hà đổi sang uống nước lá chè vằng hoặc lá vối. Đây là hai loại lá rất tốt cho các mẹ sau sinh đấy. Nhờ áp dụng những cách này mà chị Hà chỉ bốn tháng sau sinh đã lấy lại được vóc dáng chuẩn như hồi con gái. Chẳng thế mà khi đi làm lại, đồng nghiệp cứ tấm tắc khen lấy khen để chị Hà đúng là "gái một con".
Để có nhiều sữa cho con, mẹ cần có chế độ ăn uống đủ chất và uống nhiều nước.
Tuy nhiên, trong thời kì cho con bú, các mẹ không nên ăn uống quá kiêng khem để giữ vóc dáng. Khi cho con bú mẹ, người mẹ ăn gì thì thức ăn sẽ được truyền chất bổ tuơng tự qua sữa nuôi con vì thế cần phải ăn uống đầy đủ chất. Trên thực tế, việc ăn nhiều chân giò để có nhiều sữa cho con thực ra không đem lại hiệu quả mấy. Ngược lại, các món đó có quá nhiều chất béo, vừa không cung cấp đủ chất cho bé vừa làm cho mẹ tăng cân do thừa chất béo. Để tạo dòng sữa nhiều và chất lượng. Các mẹ cần phải ăn uống một cách hợp lý và đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho sự phục hồi cơ thể mẹ sau sinh và sự phát triển của con.
Thứ nhất, không phải ăn nhiều chân giò để tạo nhiều sữa mà các mẹ cần phải ăn thịt nạc. Ăn nhiều thịt, cá và ít chất đường bột thì sẽ không gây tăng cân béo phì cho người mẹ. Ngược lại thịt nạc chứa nhiều chất đạm, giúp cho bé cứng cáp và chắc bắp thịt mà không bị béo tròn, phúng phính vì ăn nhiều chất béo.
Thứ hai: Ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin và tránh táo bón - bệnh rất dễ gặp sau sinh.
Thứ ba: Các mẹ nên chú ý uống nhiều nước, hạn chế các món ăn ngọt. Một số thực phẩm như mè đen và đậu các loại cũng cho nhiều sữa vì các món này mang nhiều chất đạm tuơng tự như thịt , cá...
Sữa mẹ chỉ đạt yêu cầu khi người mẹ ăn uống đầy đủ và hợp lý. Sẽ không thể có một lượng sữa đạt yêu cầu nếu người mẹ không biết điều chỉnh chế độ ăn hợp lý mà chỉ tìm cách uống các loại cốm, loại thuốc được quảng cáo là lợi sữa thì sẽ không mang lại kết quả như ý.
Kinh nghiệm hay "gọi" sữa "về" sau sinh
Nhiều mẹ khi sinh bé lo lắng không biết làm thế nào để sữa “về” nhiều và đặc. Mẹ bé Mun cũng trong tâm trạng đó nên đã tìm hiểu rất nhiều tài liệu trước khi sinh và chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ với các mẹ.
Trong thời gian mang bầu, trước khi sinh khoảng 1 tháng, các mẹ nên massage bầu ngực hàng ngày, tạo cảm giác kích thích sữa về. Lau rửa núm ti sạch sẽ hàng ngày. Tránh tình trạng núm ti bẩn, nứt, làm sữa không về và khi bé bú mẹ sẽ có cảm giác rất đau.
Nếu mẹ nào đầu núm bị tụt vào trong, phải mặc áo lót có tác dụng “hút ngực”, hiện có bán trên thị trường rất nhiều, hoặc tự tay lôi đầu núm ra. Nếu đầu núm bị tụt vào trong, bé sẽ không ti được, dù mẹ có nhiều sữa hay không.
Sau khi sinh xong, mẹ cố gắng cho bé bú luôn ngay khi mẹ được về phòng hồi sức. Trước khi cho bú, mẹ uống một cốc sữa pha thật nóng (sữa đặc có đường hoặc sữa bầu). Điều này cũng kích thích sữa mau về hơn.
Cứ như thế, lúc nào bé đói, mẹ lại cho bé ti. Có thể lúc đầu bé ti, mẹ chưa quen, sẽ có cảm giác đau cộng thêm mệt mỏi của kỳ vượt cạn nên nhiều mẹ sẽ cáu hoặc không muốn cho bé ti. Chỉ cần cách 1 - 2 hôm không cho bé ti, sữa sẽ về ít hơn. Khi đau quá, mẹ có thể nhờ người nhà day bầu ngực hoặc massage, cảm giác rất dễ chịu.
Trong chế độ ăn uống, điều quan trọng nhất là mẹ luôn phải ăn những đồ nóng sốt: cơm nóng, canh nóng… Chế độ ăn một ngày tốt nhất là sáng ăn xôi, trưa ăn cơm, tối ăn cơm. Ngoài ra mẹ ăn 3 bữa phụ bằng cháo đu đủ xanh nấu móng giò (hoặc chân dê, chân chó), thông thảo, ý dĩ. Uống thêm sữa hàng ngày. Mẹ cũng nên uống nhiều nước và nước phải ấm.
Mẹ nên cho bé ti ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt
Điều quan trọng là tâm trạng các mẹ phải luôn thoải mái, vui vẻ, ngủ đủ và sâu giấc, nghỉ ngơi hoàn toàn trong thời gian đầu mới sinh. Nhiều mẹ thấy con quấy khóc, chưa có kinh nghiệm sinh con dễ stress sau khi sinh. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lượng sữa ít hay nhiều. Lúc này hãy nghĩ con là trên hết và bỏ qua tất cả mọi chuyện khác để nghỉ ngơi.
Các mẹ phải luôn tâm niệm một điều: “Bé bú càng nhiều, sữa càng ra nhiều” nên cứ khi nào thấy bé đói phải cho bé ngậm ti luôn. Nếu bé không có biểu hiện muốn ăn, cứ 3 giờ, mẹ phải cho bé ti một lần.
Khi đi làm, mẹ cố gắng vắt sữa để nhà cho con ăn. Bảo quản sữa vắt trong tủ lạnh. Trước khi vắt sữa, mẹ nhớ là nên ăn thật no rồi mới vắt thì lượng sữa sẽ ra nhiều và mẹ không bị mệt. Buổi trưa cố gắng về cho con bú. Từ tối đến đêm, mẹ cho con bú hoàn toàn, không nên cho ăn sữa ngoài.
Trong thời gian cho con bú, nếu vẫn ít sữa, mẹ có thể uống thêm cốm lợi sữa, cũng có tác dụng chút ít.
Lưu ý: Nếu mẹ vắt sữa cho bé bằng tay sợ đau và ra ít sữa, có thể mua các loại máy vắt sữa bằng điện để trợ giúp. Các mẹ cứ kiên trì cho bé bú hoặc vắt sữa, kết hợp uống nhiều nước và sữa ấm.
Tốt nhất vẫn là cho bé ti trực tiếp, thường xuyên.
Lau rửa bầu ngực và núm ti hàng ngày để đảm bảo vệ sinh cho cả mẹ và bé.
Chúc các bé ăn ngoan ngủ kỹ, chúc các mẹ nhiều sữa và hết stress sau sinh nhé.
Bí quyết để có nhiều sữa sau sinh
Con khóc vì đói, mẹ đau vì tắc sữa
Đó là trường hợp của chị Thu Hằng, nhà ở quận Thủ Đức. Sanh con được một ngày, chị cứ loay hoay mãi với bầu vú không tiết sữa. Trong khi đó, con gái chị cứ khóc vì đói. Bất đắc dĩ, chị đành để người nhà ra ngoài mua sữa bột cho bé bú.
Ngày hôm sau, chị thấy trong người bắt đầu nóng sốt, hai bầu vú cương cứng, đỏ và nhức. Xoa bóp mãi vẫn không thấy sữa ra, chị thông báo cho y tá trực. Sau khi được hướng dẫn vài thao tác, chị thấy sữa bắt đầu tiết ra nhưng rất ít. Nóng ruột, chị nhờ cả ông xã “ti” để kích thích sữa tiết ra. Nhưng càng về sau, bầu sữa của chị càng cương cứng và nhiệt độ cơ thể chị càng tăng lên.
Sợ bị áp xe vú, chị gọi người nhà đi mua bộ dụng cụ hút sữa. Dù chị đã làm đủ cách và các nhân viên bán dụng cụ đến giúp, sữa của chị cũng chỉ nhỏ vài giọt.
Sữa bị tắc vì quá căng thẳng
Áp dụng mọi biện pháp mà sữa vẫn không ra bình thường, chị Hằng sợ quá ngồi khóc. Chợt nhớ đến một người bạn làm bác sĩ sản khoa, chị liền gọi nhờ tư vấn. Sau khi làm từng bước theo hướng dẫn của người bạn, bầu vú của chị dần dần mềm và sữa đã tiết ra từ từ. Đến tối, sữa đã bắt đầu tiết bình thường.
Chia sẻ kinh nghiệm, chị Hằng cho biết, sỡ dĩ chị bị như thế là do quá căng thẳng. Giữ nhiệm vụ kế toán trưởng của một công ty lớn, công việc và trách nhiệm khiến chị lo lắng không yên dù đã gần ngày sanh. Ngay sau khi được đưa từ phòng hồi sức về, chị đã điều hành công việc qua điện thoại.
Đến lúc nghe bạn tư vấn, chị thả lỏng cơ thể, để tinh thần thoái mái, không lo lắng, hít vào thật sâu và thở ra chậm rãi. Sau đó, chị dùng tay xoa nhẹ vú để vú mềm hơn, rồi dùng lược chải từ trên bầu vú xuống núm vú.
Nhiều nguyên nhân khiến sản phụ không có nhiều sữa
Bác sĩ Ngô Thị Phương Mai, Trưởng Khoa Sanh, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, cho biết có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tắc sữa sau khi sinh. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên, trong thời kỳ mang thai, nên vệ sinh núm vú mỗi lần tắm để núm vú luôn trong tư thế sẵn sàng tiết sữa sau khi sinh.
Thông thường, sau khi sinh, sữa sẽ được tiết từ từ. Các bà mẹ không nên căng thẳng sẽ tạo làm sữa tắc lại, không lưu thông. Không ít bà mẹ rơi vào tình trạng, sữa càng ra ít thì càng lo lắng. Và chính sự lo lắng này đã khiến sản phụ rơi vào tình huống tệ hơn.
Sau khi sinh, hãy xoa nhẹ đầu vú để vú tiết sữa. Nếu vú bị cương và ứ sữa, bạn có thể dùng khăn ấm massage bầu vú để sữa tan ra. Sau đó, dùng chiếc lược chải đầu chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông.
Ngoài ra, để có nhiều sữa sau khi sinh, các bà mẹ cần có một chế độ ăn uống đầy đủ, nên uống nhiều nước và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn mang thai. Sau khi sanh xong, tiếp tục áp dụng quy tắc này, các bà mẹ sẽ có đủ sữa cho con bú.
Không nên "để dành" sữa
Có nhiều sản phụ thấy mình ít sữa nên ban ngày thường “để dành” tối cho bé bú. Bác sĩ Mai cho rằng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Hãy cho bé bú theo nhu cầu, sau khi hết sữa, tự bầu vú sẽ có tín hiệu báo cho các bộ phận liên quan tiết sữa ra.
(st)
Sữa mẹ như thế nào là tốt
Nuôi con bằng sữa mẹ thời hiện đại
Cai sữa mẹ uống thuốc gì?
Sữa mẹ rất cần thiết cho trẻ sinh non
Cách bảo quản sữa mẹ
Dị ứng sữa mẹ