Hôi miệng là tình trạng phổ biến, khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp, không dám nói to, nói gần người đối diện hay tán gẫu với bạn bè... Điều này đã gây cản trở không ít cho công việc và cuộc sống thường nhật.
Làm thế nào để biết hơi thở có mùi khó chịu?
Hầu hết chúng ta đều có lúc gặp phải tình trạng hơi thở có vấn đề. Nếu chúng ta may mắn thì những người thân yêu có thể nói ra thực tế này trước khi chúng ta tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn. Tuy nhiên, chứng hôi miệng dai dẳng có thể làm bạn rất bối rối khi giao tiếp xã hội.
Nguyên nhân của chứng hôi miệng
Các chất tạo mùi hôi ở khoang miệng
Các chất gây hơi thở hôi sinh ra từ các protein trong thực phẩm được chia ra như sau:
- Methyl mecaptan (khí không màu được tìm thấy trong thực phẩm như quả hạch và pho mát, mùi như bắp cải thối)
- Putrescine (mùi mục nát thịt)
- Hydrogen sulphide (khí được sản xuất bởi vi khuẩn trong ruột kết, mùi giống như trứng thối).
Những chất này có thể được hấp thụ vào máu của bạn từ ruột và sau đó lưu thông khắp cơ thể cho đến khi chúng được bài tiết qua phổi trong hơi thở.
Nguyên nhân bên ngoài gây hơi thở hôi
Mỗi sáng thức dậy nhiều người thấy miệng có mùi hôi là chuyện bình thường. Lý do là khi ngủ nước bọt tiết ra ít, tế bào chết tích lũy bình thường được đổ ra từ bề mặt của lưỡi, nướu và bên trong của má, vi khuẩn tự do hoạt động sinh ra nhiều mùi hôi. Chỉ cần đánh răng, ăn sáng mùi hôi sẽ tự hết.
Những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng hôi miệng thường xuyên là hút thuốc lá hoặc xì gà làm giảm tiết nước bọt trong khoang miệng.
Uống rượu hoặc ăn các loại thực phẩm như tỏi, trứng… cũng sẽ khiến miệng bị hôi nhưng chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày.
Ăn kiêng hoặc ăn chay không khoa học làm cho cơ thể ốm yếu cũng có thể dẫn đến chứng hôi miệng.
Nguyên nhân y tế của hơi thở hôi
Bệnh nướu răng là lý do phổ biến nhất làm hơi thở hôi vì mùi tạo ra từ mảng bám. Mảng bám răng là một hỗn hợp của dư lượng thực phẩm, các tế bào chết bám chặt giữa nướu và răng. Vi khuẩn tạo ra một mùi khó chịu và góp phần gây chảy máu chân răng.
Nguyên nhân của bệnh nướu răng thường do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt. Nếu bạn không thường xuyên đánh răng ngày 2 lần, chắc chắn bạn sẽ có hơi thở “rau mùi”.
Chứng khó tiêu hay mất nước - tất cả đều có thể làm cho hơi thở có mùi.
Bất cứ bệnh nhiễm trùng xung quanh miệng và cổ họng cũng có thể là nguyên nhân đáng kể gây hôi miệng như nghẹt mũi, nhiễm trùng xoang, viêm amiđan và vòm họng sưng... Thậm chí rối loạn phổi như viêm phế quản mãn tính,nhiễm đờm cũng có thể đóng một phần.
Một số thuốc uống cũng gây hôi miệng tạm thời như thuốc cảm, dị ứng, cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm.
Làm thế nào để bạn biết mình có hơi thở hôi?
Đây là một số gợi ý hữu ích, vì vậy bạn không phải dựa vào người khác nói cho bạn biết mà tự bạn có thể kiểm tra tình trạng hơi thở của mình.
- Hôn bề mặt bên trong cổ tay của bạn. Chờ vài giây và ngửi các khu vực bạn vừa hôn xem có mùi khó chịu không?
- Bạn có hút thuốc lá không? Nếu có thì chắc chắn hơi thở của bạn không thể thơm tho được.
- Hãy kiểm tra răng của bạn có sâu không, nướu răng của bạn có sưng hoặc bị chảy máu khi bạn chải răng không?
- Nha sĩ có nhận xét về bệnh nướu răng của bạn và đề xuất bạn cần vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa?
Biện pháp khắc phục
- Bắt đầu khắc phục chứng hôi miệng với các nha sĩ và song song với việc tự vệ sinh răng mỗi ngày, bởi vì gốc rễ của vấn đề này là các bệnh về răng miệng.
- Vệ sinh răng miệng đúng kỹ thuật, thường xuyên đánh răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa. Mảng bám răng, nguyên nhân gây nên các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng... hình thành trong vòng vài giờ sau khi thức ăn tồn tại trong miệng. Do vậy, chải răng sau mỗi bữa ăn là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các bệnh răng miệng. Khi chải răng cần chú ý dùng bàn chải lông mềm, chải dọc theo chiều răng mọc hoặc xoay tròn, chải kỹ các mặt của răng. Thời gian chải răng cần đảm bảo tối thiểu 2 phút.
Bạn đừng quên đánh sạch lưỡi và hai bên má trong.
- Tránh hút thuốc, rượu và ăn thức ăn cay.
- Làm sạch miệng sau khi ăn các sản phẩm sữa, cá và thịt.
- Nhai kẹo cao su không đường giúp bởi vì nó khuyến khích tiết nước bọt.
Mẹo vặt trị hôi miệng: dễ làm lại hiệu quả
Hơi thở có mùi là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Nó khiến bạn mất tự tin mỗi khi giao tiếp, nghiêm trọng hơn, tình trạng hôi miệng còn có thể là do bạn đang bị bệnh nào đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng như viêm nhiễm ở răng miệng, ở đường mũi họng, vệ sinh răng miệng không tốt.
Thông thường, người bị hôi miệng rất ngại đi khám để được điều trị tận gốc bệnh tình của mình mà thường tự khắc phục theo kinh nghiệm của mình hoặc của người khác mách cho. Đó cũng chính là lý do tại sao rất nhiều người bị hôi miệng thường lâu khỏi và không khỏi triệt để, đó là còn chưa kể những hậu quả không tốt có thể xảy đến.
Để giảm hẳn mùi khó chịu của hơi thở, bạn có thể làm theo những cách dùng thảo dược dưới đây, vừa hiệu quả lại an toàn.
- Rau mùi tàu: Lấy một nắm rau mùi tàu (ngò gai, ngò tàu) cho vào sắc với nước thật đặc, cho thêm một ít muối để lấy nước ngậm và súc họng. Ngậm vài phút trong miệng rồi mới nhổ ra. Làm như vậy nhiều lần trong ngày, liên tục 5-6 ngày bệnh sẽ đỡ hơn.
- Húng chanh: Húng chanh (rau tần khô, rau thơm) có thể đem sắc lấy nước đặc để ngậm và súc miệng trong ngày. Cũng giống như nước rau mùi, ngậm nước húng chanh trong miệng một lúc mới nhổ đi, ngày súc miệng vài lần và làm liên tục trong vài ngày thì hơi thở sẽ bớt mùi hôi.
- Cây hương nhu: Hương nhu còn gọi là cây é (é tía và é trắng nhưng é tía tốt hơn). Lấy 40 gr hương nhu sắc với 200 ml nước và cô đặc lại lấy nước để ngậm và súc miệng. Súc miệng nước này thường xuyên vào buổi sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Khi súc miệng nên ngậm trong miệng 1-2 phút rồi mới nhổ ra. Súc miệng liên tục như vậy trong nhiều ngày để cho hơi thở thơm tho hơn.
- Mật ong và quế: Để giữ hơi thở thơm tho suốt cả ngày, hãy cho 1 thìa cà phê mật ong và quế vào nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng.
- Hạt cỏ cà ri: Uống trà được làm từ hạt cỏ cà ri cũng là một biện pháp tuyệt vời cho hơi thở rau mùi. Lấy một thìa cà phê hạt cỏ cà ri và đun sôi chúng trong một lít nước trong khoảng 15 phút và dùng nước này để uống.
- Cánh hoa hồng: Đun hoa hồng lấy nước để nguội ngậm như ngậm nước muối. Cũng có thể nhai cánh hoa trực tiếp, ngậm một lát rồi nhổ đi.
- Cây hoa quế: Để chữa hôi miệng, lấy ba lạng hoa quế, một bình rượu gạo, một thìa cà phê muối. Pha nước muối rửa sạch hoa quế, vớt ra để ráo, để khô tự nhiên, cho hoa quế vào rượu gạo, đậy kín nắp, sau 30 ngày đem dùng dần. Bạn cũng có thể dùng nó để trị chứng lạnh bụng, giúp thông khí huyết, đổ mồ hôi.
- Hoa hồi: Cứ mỗi ngày lấy vài cánh hoa hồi nhai và nuốt liên tục mấy ngày sẽ khỏi hôi miệng.
- Dưa chuột: Dưa chuột (dưa leo) rửa sạch, gọt lấy vỏ, đun nước uống ngày 3 lần.
- Vỏ chanh: Vỏ chanh rửa sạch, nhai kỹ nuốt dần, ngày vài lần.
- Dưa hấu: Dưa hấu ép lấy nước uống.
- Vỏ quýt: Vỏ quýt 30 g rửa sạch, thái sợi, nấu thành nước uống hàng ngày.
- Quả vải khô: Lấy 2-3 quả vải khổ, bỏ vỏ, hạt, lấy cùi ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, ngậm liên tục 10-15 ngày.
- Uống nước: Để phòng ngừa chứng hôi miệng, bạn chỉ nên uống nước 15 phút sau bữa ăn. Không uống nước trong và trước khi ăn, sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị chứng hôi miệng “tấn công” nếu như hệ tiêu hóa gặp phải những rắc rối.