Cơ thể phụ nữ cũng có xu hướng xử lý canxi kém hiệu quả hơn trong khi mang thai. Khi sỏi thận hình thành, chúng gây ra các cơn đau khủng khiếp
Tìm hiểu chung về bệnh sỏi thận
Sỏi thận là tình trạng một hoặc vài viên sỏi kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận hình thành qua thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết được từ những cơn đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới và được xác định qua chụp hình Xquang hoặc siêu âm.
Triệu chứng gây sỏi thận
Nơi hòn sỏi trú ngụ, đường tiết niệu bị kích thích đưa đến co thắt, bóp chặt hòn sỏi dẫn đến tắc đường tiểu, hậu quả là nước tiểu ứ đọng, gây tăng áp lực đột ngột ở đài – bể thận làm nên các cơn đau quặn thận (cơn đau bão thận). Đầu tiên chỉ đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nặng, đi đường dài, đạp xe…
Những dấu hiệu của cơn đau quặn thận
Đau: Tính chất đau dữ dội, mãnh liệt, cảm giác bị co thắt bên trong, lăn lộn, không nằm ở tư thế nào để giảm đau, nôn và buồn nôn. Vị trí: Vùng hố sườn lưng 1 bên hay 2 bên cả vùng hạ sườn. Tức nói khi vỗ vào hố lưng, có thể sờ thấy thận nếu to, chạm thận-bập bềnh thận dương tính. Hướng lan: Từ hố thắt lưng lan xuống dưới hoặc ra phía trước đến hố chậu rồi bộ phận sinh dục ngoài và mặt trong đùi.
Tiểu tiện: Tiểu máu, sau cơn đau quặn thận, máu toàn bãi, thường tái phát khi bệnh nhân rung chuyển nhiều và mạnh, đỡ dần khi nghỉ ngơi. Ngoài máu có thể tiểu ra mủ (dấu hiệu cần nghĩ đến sỏi thận), tiểu buốt hay gắt (nếu viêm đài – bể thận).
Sốt: Sốt cao, rét run nếu có viêm đài – bể thận. Để chắc chắn cần xét nghiệm nước tiểu: Tìm các tinh thể (calci oxalat hay phosphat, acid uric, citrat, magnesium…), đo pH, cấy nước tiểu. Siêu âm, chụp thận UIV, UPR hay không chuẩn bị. Xét nghiệm máu: Định lượng hormon tuyến cận giáp, công thức máu.
Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận:
1/ Sỏi thận do lắng đọng: Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.
Vì bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.
Vì bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.
Bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.
2/ Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.
3/ Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
4/ Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang. Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn.
Phòng ngừa bệnh sỏi thận
hận bài tiết nước tiểu. Trong nước tiểu có rất nhiều tinh thể, khi nước tiểu bị cô đặc quá mức sẽ tạo ra sỏi thận. Sỏi thận gây ra rất nhiều đau đớn khi chúng đi qua ống tiết niệu.
Biện pháp làm giảm nguy cơ sở thận
Dưới đây là những gợi ý để giúp bạn làm giảm nguy cơ bị sỏi thận do các chuyên gia thuộc Ngân hàng Thông tin các bệnh đường tiết niệu và thận Quốc Gia của Hoa Kỳ cung cấp:
- Nếu từng mổ sỏi thận, bạn nên giữ lại một vài viên để bác sĩ xét nghiệm xem xét cấu tạo và hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh.
- Uống nhiều nước hoa quả, đặc biệt là nước. Uống đủ nước (khoảng trên 2,5 lít mỗi ngày) sẽ giúp cho việc bài tiết nước tiểu, tránh để xảy ra tình trạng cô đặc.
- Thực hiện chế độ ăn ít canxi. Bởi vì lượng canxi bổ sung có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
- Nếu nước tiểu có axit, bạn nên ăn ít thịt, cá và thịt các loại gia cầm và thuỷ cầm. Tất cả các loại thức ăn này đều làm tăng lượng axit trong nước tiểu.
phương pháp điều trị sỏi thận
Sỏi thận là tình trạng bệnh lý đã được đề cập đến từ rất lâu và là một bệnh thường gặp, hay hình thành những cơn đau quặn thận, dễ gây biến chứng như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính. Tùy theo kích thước, vị trí và biến chứng của sỏi gây ra mà có các chỉ định can thiệp lấy sỏi khác nhau.
Tác động của sỏi thận đối với cơ thể
Sỏi thận là một dạng của sỏi niệu. Sỏi niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn, do đó những vị trí có sỏi thường là thận, niệu quản chậu hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo.
Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản.
Còn sỏi tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt, đái khó. Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận.
Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận.
Nếu thận mủ toàn diện có thể phải cắt bỏ thận. Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận. Hậu quả của xơ hóa sẽ dẫn đến giảm chức năng co bóp đường tiểu, chít hẹp làm bế tắc đường tiểu, tồn đọng nước tiểu.
Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Đã có những trường hợp vỡ thận và vỡ bàng quang do sỏi. Sự hiện diện lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản hay sỏi thận một bên còn bên kia sỏi niệu còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu). Chức năng thận sẽ bị giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận.
Xử trí sỏi thận như thế nào?
Chính vì những biến chứng nguy hiểm mà sỏi thận gây ra nên có những trường hợp cần can thiệp cấp cứu để lấy sỏi ngay, có trường hợp có thể trì hoãn lấy sỏi nghĩa là can thiệp lấy sỏi chủ động theo lịch như mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi. Có trường hợp không cần can thiệp gì đối với sỏi nhỏ không gây các biến chứng đau nhiều, đái ra máu hoặc gây biến chứng viêm nhiễm ở thận.
Về điều trị sỏi thận, với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần:
- Uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu khoảng trên 2,5 lít/ngày.
- Điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm nhiễm ở thận.
- Điều trị các biến chứng hay các yếu tố thuận lợi dễ hình thành sỏi.
Khi biết được nguyên nhân hay thành phần của sỏi thì phải điều trị theo nguyên nhân.
Ngày nay có nhiều phương pháp can thiệp lấy sỏi: Mổ lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi lấy sỏi. Chọn cách thức điều trị cũng như tiên lượng của sỏi thận phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: kích thước và vị trí của sỏi.
Về kích thước của sỏi
Là đường kính lớn nhất đo được của sỏi, khi sỏi nhỏ hơn 5 mm và sỏi nằm ở đài bể thận thì cố gắng tác động để sỏi có thể rơi xuống bàng quang một cách tự nhiên và sỏi có thể được đái ra ngoài.
Tán sỏi
Sỏi thận với kích thước nhỏ hơn 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn.
Trong trường hợp sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi nhỏ hơn 1cm. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách điều trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn, không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi.
Ngày nay, với sự phát triển của nội soi niệu quản thì ngoài phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể lấy sỏi qua nội soi. Chỉ định lấy sỏi qua nội soi phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, thể trạng bệnh nhân, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và phương tiện của cơ sở điều trị.
Khoảng 50% bệnh nhân mang sỏi nhỏ không có triệu chứng sẽ trở nên có triệu chứng trong vòng 5 năm. Sỏi san hô ở thận thường liên quan đến nhiễm khuẩn. Do vậy những trường hợp sỏi to thì nên điều trị ngay khi phát hiện ra sỏi.
Nhiều người bệnh sỏi thận đã đau nhiều nhưng vì họ có mắc đồng thời các bệnh tim mạch nên rất e dè khi quyết định nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể hay phẫu thuật.
Đối với các trường hợp bị sỏi thận có bệnh tim mạch đi kèm như hở, hẹp van hai lá, 3 lá, suy tim… nếu ở mức độ nhẹ thì vẫn có thể tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể được, ngay cả khi phải phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên các trường hợp này cần có sự phối hợp giữa bác sĩ tim mạch, tiết niệu và ngoại khoa để có được cách đánh giá và biện pháp điều trị tốt nhất.
Bệnh sỏi thận của phụ nữ mang thai
Nguyên nhân
- Xử lý canxi kém: Cơ thể phụ nữ cũng có xu hướng xử lý canxi kém hiệu quả hơn trong khi mang thai, và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sỏi thận hình thành nhanh chóng.
- Thiếu nước: Cơ thể bạn cần nhiều nước hơn bình thường khi mang bầu, và sự khử nước là nguyên nhân dẫn đến việc sỏi thận phát triển.
Triệu chứng
Khi sỏi thận hình thành nhanh chóng, chúng thường gây ra các cơn đau khủng khiếp. Một vài thai phụ cho biết rằng, những cơn đau này còn tội tệ hơn đau đẻ hoặc đau tim. Cơn đau thường bắt đầu xuất hiện dưới xương sườn, sau lưng và lan dần đến khu vực xương chậu và háng. Những phụ nữ mang thai khi lần đầu xuất hiện triệu chứng này thường nghĩ rằng mình sắp sinh non.
Việc cần làm
Kiểm tra sỏi thận là việc bạn nên làm nếu cảm thấy thường xuyên đau thận trong thời gian dài. Khi bị sỏi thận trong thời gian thai kì, các thai phụ sẽ không được phẫu thuật. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ cho các bà bầu uống thuốc để giảm các cơn đau cho đến khi sinh con. Khi đã sinh con an toàn, bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Phòng bệnh sỏi thận
Bạn có thể phòng bệnh sỏi thận bằng cách uống nhiều nước, tránh các thức ăn có nhiều oxalat như quả hạch, rau quả có lá sẫm và socola.
Uống nước chanh tự pha, khoảng nửa quả chanh tươi mỗi ngày để giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi thận. Chị em có thể pha chanh vào trà hoặc nước lọc và uống vào mỗi buổi sáng. Nếu bạn bị cơn đau thận hành hạ, hãy thử uống nước chanh mỗi giờ một lần cho đến khi cơn đau qua đi.
Phụ nữ khi mang thai mắc bệnh sỏi thận cần đảm bảo sinh hoạt theo một chế độ thật lành mạnh. Khi mang thai, việc điều trị sỏi thận là rất khó, vì thế các thai phụ thường được chỉ định đến khi sinh xong mới điều trị sỏi thận.
Nếu bạn có tiền sử bị sỏi thận, hãy đến bệnh viện kiểm tra khi có ý định mang thai. Lời khuyên cho chị em là nên điều trị sỏi thận trước khi mang thai.
Phụ nữ mang thai bị viêm thận là một đe doạ lớn đối với sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Nếu phụ nữ có ý định mang thai nên tiến hành kiểm tra chức năng thận.
Thận là cơ quan khá quan trọng đối với cơ thể con người. Đồng thời chức năng của thận có liên quan mật thiết đối với việc sinh đẻ. Đông y đã nhận định rằng, chức năng thận không được khỏe mạnh sẽ khó khăn đối với việc sinh đẻ. Vì thế trước khi sinh đẻ nên chú ý đến chức năng của thận.
Nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài đã nhận định, mắc bệnh thận khi mang thai có thể gây ra một số hiện tượng như sinh non, thể trạng thai nhi yếu và thần kinh phát triển kém. Bệnh thận của người mẹ cũng ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí gây suy thận.
Vì thế trước khi dự định mang thai bạn nên đi kiểm tra chức năng thận có khỏe mạnh hay không. Biểu hiện lâm sàng của bệnh thận mãn tính là tiềm tàng, không ít người mãi đến thời kỳ cuối mới phát hiện cơ thể mình yếu kém. Trong thời gian mang thai, thận phải làm việc quá tải, gây ra bệnh thận nghiêm trọng hơn, chức năng thận giảm sút, thậm chí gây độc tính đối với nước tiểu.Vì thế nếu sớm phát hiện có biểu hiện sỏi thận nên sớm đi kiểm tra để điều trị kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng.
Trước khi mang thai phát hiện bệnh thận sớm có những lợi ích gì? Trước tiên bạn có thể tránh bệnh thận ngày càng nghiêm trọng hơn. Thời kỳ đầu của bệnh thận có thể kết hợp đông tây y để chữa bệnh, tình hình bệnh sẽ được khống chế ở mức ổn định, đồng thời có thể mang thai một cách bình thường. Nhưng nếu không tiếp tục điều trị vẫn cứ mang thai bình thường sẽ làm chức năng thận bị suy hơn, nhiễm độc nước tiểu, khó tìm được thuốc để khống chế.
Bệnh sỏi thận nên ăn gì?
Tạp chí Y học Medindia của Chính phủ Ấn Độ (MID) vừa tư vấn một số nguyên tắc ăn uống có lợi cho nhóm người mắc bệnh sỏi thận. Mục đích khuyến cáo là cung cấp thông tin tổng quát giúp mọi người hiểu sâu thêm về bệnh sỏi thận từ đó có cách phòng tránh, chữa trị thích hợp bằng ăn uống.
1. Nguyên tắc chung về ăn uống đối với người sỏi thận
Có tới 5 dạng sỏi thận phổ biến là sỏi thận oxalate canxi, sỏi thận phốt phát canxi, sỏi thận axít uric, sỏi thận struvite và sỏi thận cystine. Vì vậy ăn uống của những dạng bệnh này cũng khác biệt. Về cơ bản có 2 chế độ ăn uống khuyến cáo dùng cho người sỏi thận. Một là tăng cường lượng nước (dịch lỏng) hàng ngày cho cơ thể để giúp lọc độc tố, giảm nhẹ bệnh, đặc biệt là giảm nồng độ khoáng chất trong nước tiểu. Trung bình nên uống 2,5 lít nước mỗi ngày, nhưng ở người bệnh sỏi thận nên uống trên 3 lít nước/ngày. Nếu thời tiết nóng bức, khô hanh, lao động, luyện tập nhiều thì uống ở mức cao hơn. Hai là nguồn canxi đầu vào phải đảm bảo theo mức khuyến cáo cho phép, để giúp cho việc tiêu hóa các khoáng chất, đặc biệt là liên kết oxalate với canxi trong quá trình tiêu hóa được thuận lợi, giúp chúng thải ra ngoài thay vì liên kết tạo ra sỏi thận.
2. Chế độ ăn uống cho từng dạng sỏi thận
- Đối với sỏi oxalate canxi: Đây là dạng bệnh sỏi thận thường gặp nhất, dạng nhỏ, có gai nhọn nên dễ gây đau bụng cấp khi nó đi từ thận xuống và đôi khi còn gây chảy máu đường tiết niệu. Sỏi hình thành khi canxi liên kết với oxalate (loại khoáng chất thực vật có ở một số loại cây trồng). Những người dùng nhiều thuốc chữa bệnh, trong nước tiểu có nhiều canxi là nhóm dễ mắc bệnh sỏi oxalate canxi. Nhóm người mắc bệnh oxalate canxi nên hạn chế thực phẩm làm tăng canxi và oxalate trong máu và nước tiểu như cà phê, muối, xocola, thực phẩm ăn nhanh. Bổ sung khoáng chất, Vitamin B6 có tác dụng giảm thiểu canxi trong nước tiểu. Thực phẩm làm tăng oxalate có vitamin C nó làm nhiệm vụ chuyển hóa oxalate trong nước tiểu. Thực phẩm giàu oxalate có trong củ cải, các loại hạt và xocola...
- Đối với bệnh sỏi thận phốt phát canxi: Đây là dạng sỏi được hình thành khi sức khỏe con người có vấn đề, đặc biệt là mắc bệnh RTA (bệnh thận không có khả năng bài tiết axít) hay mắc bệnh cường giáp, sỏi thường có bề mặt phẳng, cứng, to nhanh, dễ gây tổn thương thận. Nhóm người này nên dùng các loại thực phẩm phù hợp với các loại thuốc đang được dùng để điều trị bệnh chuyển hóa. Độ ph trong nước tiểu cao (tính axít nước tiểu thấp) cũng là nguyên nhân gây sỏi, vì vậy nên tăng cường thực phẩm để làm tăng tính axít, như protein động vật và các loại quả chua.
- Đối với nhóm người mắc bệnh sỏi thận axit uric: Đây là căn bệnh nước tiểu có quá nhiều axit uric kèm theo căn bệnh gut và một số dạng bệnh về rối loạn chuyển hóa do ăn nhiều thịt động vật. Khi mắc bệnh nên hạn chế nguồn protein động vật, bánh mì ngọt, cá mòi, thực phẩm dạng hạt. Nên dùng nguồn protein tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và trọng lượng cơ thể. Sỏi axit uric tinh khiết có thể tán được bằng cách uống nhiều nước, nên uống 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Nước tiểu có màu vàng nhạt nghĩa là đã uống nước đủ.
- Bệnh sỏi thận struvite: Sỏi struvite hay còn gọi là sạn thận, thủ phạm gây nhiễm trùng đường tiểu, phụ nữ và trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh cao. Các loại sạn này ban đầu chỉ là nang tạo bởi manhê và amoniac nhưng sau to dần gây tổn thương thận. Do sỏi gây nên bởi viêm nhiễm như khuẩn (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis) nên cần tư vấn bác sĩ để dùng thuốc cho phù hợp. Về thực đơn nên dùng nhóm giàu axít để giúp nước tiểu ức chế khuẩn phát triển, đặc biệt là protein động vật và nhóm quả chua.
- Nhóm sỏi thận cystine: Đây là căn bệnh mang tính di truyền. Sỏi thận cystine gồm có các thành phần amino acids cysteine và methionine, các axit amino là vật liệu tạo nên protein, vì vậy để giảm bệnh nên hạn chế tiêu thụ protein. Ngoài ra nên giảm ăn nhóm thực phẩm giàu methionine như cá, thực phẩm dạng hạt. Tăng cường thực phẩm làm tăng độ ph trong nước tiểu (tạo kiềm) để hòa tan nhanh sỏi cystine như nước ép hoa quả, rau sống và các loại trái cây.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai
Điều trị ngứa âm đạo khi mang thai
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Hiện tượng đi ngoài ra máu
Bà bầu 'yêu qua cửa sau' có an toàn?
(st)