Hiện tượng chuột rút khi mang thai

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Hiện tượng chuột rút khi mang thai

18/04/2015 11:15 PM
4,485

Rất nhiều bà bầu cho biết, khi vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, lúc thai nhi đã to dần lên thì hiện tượng họ gặp nhiều nhất là đau lưng và bị chuột rút.



Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (đường Thái Hà, Hà Nội), đây là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ có thai, nhất là vào quý 2, 3 của thai kỳ.


Nguyên nhân


yển nhiều (như chơi thể thao) hay đứng lâu một ở tư thế nào đó có thể khiến các cơ bắp mệt mỏi đến mức chúng ta cảm thấy đau, được gọi là chuột rút (hay vọp bẻ). Với các bà bầu, khi tăng thêm trọng lượng lên các cơ bắp ở chân thường dẫn đến chứng chuột rút khi đêm về.

Theo bác sĩ Dung, đa số các bà bầu bị hiện tượng này là do thiếu can xi. "Lúc có thai, nhu cầu canxi của phụ nữ cao hơn nhiều bởi ngoài cung cấp cho cơ thể còn phải nuôi thai nhi. Và nếu không được cung cấp đủ, cơ thể mẹ sẽ theo một cơ chế tự rút xương, tủy từ mình để tập hợp cho con, khiến chị em càng thiếu trầm trọng canxi", bà Dung giải thích.

Để khắc phục hiện tượng này, theo bác sĩ, ngay khi bị chuột rút, bạn có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân cũng như các cơ bắp bị co rút. Bạn cũng có thể lấy một chai nước nóng chườm lên chỗ đau hay cố gắng đi lại vài bước.

Nếu mẹ thiếu canxi quá nhiều khi bầu bí có thể ảnh hưởng đến em bé: Bé sinh ra có thể bị còng chân, xương ngực dô ra, còi xương, suy dinh dưỡng...

Bởi vậy, khi bị chuột rút thường xuyên, cơn đau kéo dài, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và cho bổ sung liều canxi cần thiết. Một số người bị cơn đau hành hạ không thể chịu đựng nổi có thể được chỉ định tiêm ngay canxi vào tĩnh mạch. Bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc bổ sung can xi.

Để phòng ngừa, bạn nên tập co duỗi chân trước khi đi ngủ, đặt chân lên gối, ban ngày tránh đứng lâu hay ngồi vắt chân.

Nhưng quan trọng nhất và về lâu dài, bạn cần bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày, và tốt nhất là từ khi còn chưa bầu bí. Ưu tiên ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, ếch và các sản phẩm sữa, phomai...


Không ai có thể giải thích rõ lý do vì sao bà bầu bị chuột rút ở chân nhiều hơn khi mang thai. Các bác sĩ giải thích, có thể do cơ bắp của đôi chân mệt mỏi khi phải mang theo một trọng lượng lớn trên cơ thể. Hoặc cũng có thể do áp lực của tử cung mở rộng, chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân bạn, chặn các dây thần kinh dẫn từ thân đến chân, khiến chân bị chuột rút.

Hiện tượng chuột rút bắt đầu xuất hiện nhiều ở tam cá nguyệt thứ hai và có thể sẽ bị nặng nề hơn khi thai nhi ngày một lớn lên. Thỉnh thoảng hiện tượng này xảy ra vào ban ngày, nhưng hầu hết các bà bầu thấy nó xuất hiện vào ban đêm.


Khi bị chuột rút phải làm sao?


Nếu bị chuột rút, ngay lập tức bạn nên căng cơ bắp chân của mình: căng thẳng chân, gót chân, nhẹ nhàng uống cong ngón chân của bạn. Lúc đầu có thể hơi đau nhưng nó sẽ làm giảm bớt các cơn đau co thắt và dần dần sẽ không còn bị chuột rút.

Bạn có thể thử bằng cách xoa bóp các cơ hoặc chườm nóng bằng một chiếc khăn ấm. Đi bộ nhẹ nhàng vài phút cũng có thể làm cơn chuột rút mất đi nhanh chóng.

Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn?

Nếu đã thực hiện các cách trên mà bạn vẫn thấy đau hoặc cơn đau kéo dài hơn, xuất hiện các vết sưng hoặc đau ở chân thì bạn nên gọi bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của máu tụ, bạn cần yêu cầu bác sĩ kiểm tra ngay. Hiện tượng tụ máu hiếm gặp nhưng những người mang thai thường có nguy cơ gặp phải rất cao.



Làm sao để ngăn ngừa chứng chuột rút?

Thử những cách sau để giữ cho chân không thường xuyên bị chuột rút:

- Tránh đứng hoặc ngồi trên đôi chân của bạn trong một thời gian dài.

- Vận động và kéo căng cơ bắp chân thường xuyên vào ban ngày và nhiều lần trước khi đi ngủ.

- Xoa bóp mắt cá chân của bạn và ngón chân khi ngồi, khi ăn hoặc xem tivi.

- Đi bộ mỗi ngày, trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên tập thể dục.


Bị chuột rút khi mang thai - 1


- Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, nằm nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân.

- Giữ nước cho cơ thể bằng cách uống nước thường xuyên.

- Thử tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn cơ bắp.

- Có một số bằng chứng cho thấy, uống bổ sung magiê, thêm vitamin bổ sung trước khi sinh có thể có ích cho bà bầu.

Bạn có thể đã biết, chuột rút ở chân là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn thiếu canxi và cần bổ sung nhiều hơn. Mặc dù vậy, việc uống thêm canxi chưa chắc đã khiến ngăn ngừa được chứng chuột rút.

Có thể lựa chọn các biện pháp dưới đây để phòng tránh hoặc cải thiện tình trạng chuột rút:

Trong cuộc sống hằng ngày cần thường xuyên chú ý:

- Khi ngủ cần đảm bảo chân ấm áp, đặc biệt trước khi đi ngủ, không được để gió hoặc không khí lạnh thổi trực tiếp vào chân, đồng thời ngủ trong tư thế nằm nghiêng, có thể giúp giảm triệu chứng chuột rút.

- Không được lao động quá mệt mỏi, tránh đi bộ quá lâu. Khi nghỉ ngơi có thể nằm thẳng và hơi nhấc cao chân, ngón chân hướng lên phía trước để cho các cơ thịt ở ống chân được thoải mái, giúp tránh phù nề và cảm giác khó chịu.

- Thường xuyên xoa bóp cơ thịt phần chân thường bị chuột rút để máu được tuần hoàn, lưu thông vừa có thể giúp đào thải chất cặn bã, đồng thời có thể ngâm chân nước ấm, mỗi tối trước khi đi ngủ ngâm hai chân trong nước ấm 10 phút sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Khi bị chuột rút cần đặt chân xuống đất ngay:

- Khi bị chuột rút có thể xuống giường và đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống chân.

Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút. Nhưng nếu tình trạng chuột rút khá nghiêm trọng thì nên đến bệnh viện để được khám chữa.


Bị chuột rút khi mang bầu có sao không?


(Dân trí) - Chuột rút (vọp bẻ) là một biểu hiện rất thường gặp ở các bà bầu trong giai đoạn thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ.




Tại sao hay bị chuột rút khi bầu bí?


Những môn thể thao đòi hỏi sự di chuyển nhiều như tenis hay đơn giản hơn là đứng lâu một ở tư thế nào đó là có thể khiến các cơ bắp mệt mỏi đến mức là chúng ta vẫn gọi là chuột rút. Và các bà bầu cũng vậy.
Gia tăng thêm trọng lượng lên các cơ bắp ở chân thường dẫn đến chứng chuột rút khi đêm về, kết quả là làm bạn la oai oái giữa đêm khuya. Nghiên cứu cho thấy chứng vọp bẻ ở chân có liên quan với tuần hoàn máu kém và bệnh thiếu máu.
Một số trường hợp khác có thể do dư thừa chất phốt pho (tìm thấy trong thịt, các thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có ga) và do thiếu canxi, magiê và kali hay do áp lực của tử cung lên dây thần kinh dẫn xuống chân.
Khi bạn đổ mồ hôi nhiều vào mùa hè, cơ thể bị khử nước cũng có thể bị khử nước và khiến chân bị chuột rút. Trong khi vào những tháng mùa lạnh, tuần hoàn máu trong cơ thể có xu hướng chậm lại và có thể gây ra chứng vọp bẻ. Chuột rút thường xảy ra vào giai đoạn thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ.


Làm dịu cơn đau như thế nào?


Chuột rút là một trong những chứng rất thường gặp khi bầu bí.
Khi chứng vọp bẻ tấn công:
- Duỗi chân: Hãy cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Điều này có thể gây đau lúc đầu nhưng cảm giác đau sẽ dần biến mất.

- Xoa bóp các cơ bắp bị co rút
- Lấy một chai nước nóng đặt lên vùng bị vọp bẻ.
- Đi lại. Bước một vài bước cũng sẽ giúp chứng vọp bẻ qua nhanh.

Có thể phòng ngừa?


Co duỗi chân trước khi lên giường: Co duỗi chân vài lần trước khi ngủ sẽ giúp ngăn chặn chứng vọp bẻ tới bất thình lình trong đêm.

Khi nằm xuống, hãy đặt chân lên gối.
Tập nhẹ trước khi ngủ.
Tránh đứng lâu hay ngồi vắt chéo chân.
Xoay mắt cá chân và ngọ ngoạy các ngón chân khi ngồi, làm việc, ăn tối và xem tivi.
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, chẳng như các loại rau lá xanh đậm và sữa. Nếu thực sự bị chứng chuột rút quấy rầy, hãy trao đổi với bác sĩ để được uống bổ sung canxi và có thể là cả magie, kali.

Thiếu vitamin B12 cũng có thể dẫn tới vọp bẻ. Một chế độ ăn cân bằng và giàu rau quả kết hợp với vitamin bổ sung cũng có thể giúp phòng ngừa các đợt vọp bẻ.
Tránh uống các loại nước có ga và các thực phẩm chế biến sẵn mà chứa nhiều phốt pho.
Uống nước đầy đủ, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức để tránh bị khử nước. Có thể uống nước dừa để bổ sung magie và muối cho cơ thể.


Nếu chứng vọp bẻ không chịu lui?


Nếu hiện tượng vọp bẻ thường xuyên và không chỉ là vài lần hoặc nếu thấy có hiện tượng sưng tấy, bầm thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Mặc dù rất hiếm gặp (1/2.000 bà bầu) nhưng rất có thể bạn đang mắc chứng huyết khối.


Đề phòng khi bà bầu bị chuột rút

Cách 1: Trước khi đi ngủ bà bầu nên ngâm chân bằng nước ấm pha một chút gừng và  muối.

Cách 2: Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp các bà bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm.

Cách 3: Các bác sĩ khuyên khi đi ngủ bà bầu nên kê chân trên một chiếc gối cao.

Cách 4: Không lên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Nên thay đổi tư thế đứng, ngồi. Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi bà bầu nên xoa bóp mắt cá chân, các ngón chân để thư giãn.

Cách 5: Bổ sung thực phẩm giàu chất canxi trong bữa ăn hàng ngày.


'Đánh bay' chứng chuột rút khi mang bầu - 1



Ngay khi bà bầu bị chuột rút nên duỗi thẳng chân,
xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá. (Ảnh minh họa)

Với cách này mình thấy hiệu quả lắm vì thực tình sau mấy lần mình bị chuột rút ngoài việc áp dụng những cách trên mình đã kết hợp bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày như tôm, cua, cáy, trứng và rau xanh... Hồi còn con gái mình ghét nhất ăn tôm tép bé nhưng chẳng hiểu sao từ khi mang bầu lại ăn ngon thế chứ. Mình ăn nhiều lắm mà chẳng biết chán. Đến khi đi khám thấy bác sĩ bảo không cần phải uống thuốc canxi trong khi 9 tháng mang thai mình chẳng uống lấy một viên canxi nào, mình chỉ bổ sung sắt thôi. Ngoài ra mình kết hợp với uống sữa, ăn hoa quả và  đều đặn ngày một cốc sữa, cứ trước bữa ăn trưa mình nhờ chị nấu bếp ở cơ quan luộc cho một quả trứng gà.

Ăn chuối giúp giảm chuột rút khi mang thai:

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh thì chuối là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất giá trị trong khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai và cả trẻ em. Chuối chứa nhiều kali, vitamin B6, man-gan đồng thời còn là nguồn cung cấp vitamin A và C, giàu chất xơ hòa tan pectin. Đây là những dưỡng chất cần thiết trong một chế độ ăn uống lành mạnh cho tất cả mọi người, trong đó có những bà mẹ tương lai. Thành phần kali giúp giảm phù trong khi mang thai.

Trong quá trình mang thai nhiều thai phụ thường gặp chứng chuột rút. Họ thường nghĩ đến việc bổ sung các thức ăn giàu can-xi để giảm triệu chứng này. Theo các bác sĩ thì bà bầu nên dùng những thực phẩm giàu kali như chuối sẽ làm giảm chứng chuột rút ở chân. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những biểu hiện ốm nghén có thể được giảm nhẹ bằng việc tiêu thụ vitamin B6 có nhiều trong chuối.

Những thành phần chính có trong chuối như kali, vitamin B6 rất cần thiết trong suốt quá trình mang thai. Chuối không chỉ đóng góp cho sức khỏe của người mẹ mà còn cho sự phát triển của thai nhi, giúp phát triển một hệ thần kinh trung ương khỏe mạnh. Kể cả khi đứa trẻ được sinh ra, chuối vẫn tiếp tục góp phần nâng cao sức khỏe cho các bà mẹ và những thành phần trong nó giúp tăng cường nguồn sữa mẹ, đồng thời giúp người mẹ duy trì năng lượng.






Không chỉ tốt với phụ nữ mang thai, chuối còn rất tốt đối với trẻ em


Đối với trẻ khi bước vào giai đoạn dùng thức ăn đặc thì chuối cũng rất hữu ích vì vị ngọt của nó rất hấp dẫn đối với trẻ. Để cho trẻ sử dụng chuối chỉ cần nghiền, trộn với sữa hay các thức ăn khác hoặc cắt thành miếng nhỏ rất đơn giản và tiện lợi. Bên cạnh đó, chuối giúp bổ sung chất điện giải mất đi khi trẻ bị tiêu chảy; chuối cũng rất tốt cho sự phát triển của răng và xương ở trẻ đang lớn vì chúng cải thiện mức độ canxi của cơ thể. Hơn nữa, chuối là thực phẩm phổ biến, dễ ăn, rất ít người bị dị ứng với chuối.

Ngoài ra, chuối còn là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho những phụ nữ mang thai để trong công việc và tận hưởng cuộc sống gia đình. Một trái chuối khoảng 100g sẽ cung cấp 100 kcal, bằng năng lượng của nửa chén cơm trắng và có thêm 0,8g cellulose để chống táo bón. Những bà mẹ tương lai chỉ cần chuẩn bị vài trái chuối vàng tươi ngon mỗi ngày là có thể an tâm đi làm với những bữa ăn đơn giản và giàu năng lượng. Chúng ta có thể ăn chuối trực tiếp, trộn với sữa hoặc yogurt, nướng hoặc chiên-bác sĩ Nguyễn Thu Hậu cho biết.


Viêm âm đạo khi mang thai
Điều trị ngứa âm đạo khi mang thai
Thuốc chữa viêm âm đạo khi mang thai
Ngứa vùng kín khi mang thai
Ngứa âm đạo sau khi quan hệ
Trị nấm âm đạo bằng sữa chua

(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
đau bắp chân
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý