Viêm họng mang lại cảm giác khó chịu cho bạn, nhưng bạn lại không muốn sử dụng thuốc Tây mà vẫn nhanh khỏi, một số mẹo nhỏ sẽ giúp bạn loại bỏ cơn đau họng một cách hiệu quả nhất.
Mẹo dân gian chữa đau họng
Dân gian có nhiều cách chữa viêm họng khá hiệu nghiệm như sử dụng nước ép khoai tây, hay nước ép cà rốt
Viêm họng là bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Không phải trường hợp nào bị viêm họng cũng uống kháng sinh.
Thực tế, kháng sinh chỉ cần khi tiêu diệt các vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể, còn vi khuẩn gây viêm họng chỉ khu trú ở thành cổ họng, chỉ cần áp dụng một số mẹo chữa dân gian có thể dứt bệnh:
- Giã nhỏ 3 - 4 nhánh tỏi hoà với một cốc sữa nóng, hãm 10 - 15 phút, lọc lấy nước trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống 2 – 3 cốc.
- Đun nóng một cốc nước chanh vắt rồi uống nhâm nhi từng ngụm nhỏ. Cứ 30 phút thì súc họng một lần từ 3 - 5 phút, làm cho tới khi khỏi hẳn viêm họng.
- Vắt nước chanh vào chiếc ly bằng bạc để ở nơi râm mát chừng một ngày và cách một giờ uống một thìa nhỏ. Phương pháp này chống chỉ định đối với người bị bệnh thận.
- Cho 2 - 3 thìa to mật ong vào cốc nước cà rốt tươi ép rồi khuấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỷ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng 3 – 5 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 - 7 phút.
- Súc họng mỗi ngày một vài lần bằng nước khoai tây ép tươi cũng rất tốt khi bị viêm họng.
Nhiều người lầm tưởng viêm họng là bệnh không lây nhiễm. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh vừa rửa tay thường xuyên.
Chữa viêm họng hiệu quả bằng xoa bóp
Viêm họng là bệnh rất hay gặp trong mùa đông do thời tiết lạnh và hanh khô kéo dài. Bên cạnh đó, hút thuốc lá, nghiện rượu nặng, hoặc phải sống trong môi trường nhiều bụi, khí độc,… là những yếu tố thuận lợi làm mắc bệnh. Nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến viêm họng mạn tính hoặc gây viêm phế quản, phổi…
Người bệnh có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên, nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy. Do ngứa họng nên người bệnh hay khạc nhổ, ho khan, đặng hắng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và công việc. Gặp điều kiện thuận lợi như những ngày trời rét đậm hoặc sức đề kháng của cơ thể giảm sút, bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (người bệnh có đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc…).
Theo đông y, viêm họng thuộc phạm vi chứng tý, gọi là hầu tý. Nguyên nhân là do phong hàn, phong nhiệt hoặc khí táo. Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp đơn giản của Đông y giúp giảm bớt những triệu chứng của viêm họng mạn tính và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng của viêm họng. Ngoài việc uống thuốc, nên kiên trì thực hiện xoa bóp hằng ngày sẽ có hiệu quả.
Vuốt hai bên họng: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt liêm tuyền khoảng 3 phút.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt hai bên cạnh họng từ trên xuống khoảng 3 phút.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ tay phải đặt nhẹ hai bên xương sụn họng (chỗ yết hầu) lắc chậm rãi sang phải, sang trái khoảng 30 lần.
Xoa day huyệt phong trì: Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì và day khoảng 2 phút.
Xoa huyệt dũng tuyền: Để chân trái lên đầu gối chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, nhanh và mạnh dần đến khi cảm giác nóng lên thì thôi. Sau đó đổi chân xoa bằng tay trái.
Để phòng bệnh, cần thực hiện những điều sau:
- Súc miệng hằng ngày bằng nước muối loãng và ngậm chanh muối, gừng muối, quất hấp đường phèn hoặc mật ong.
- Phòng ở và nơi làm việc phải đủ ấm, tránh làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất. Cần giữ ấm đặc biệt là cổ và ngực, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời.
- Kiêng hút thuốc lá và hạn chế rượu. Ăn đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng, tránh các thức ăn cay, mặn.
- Tránh bị cảm cúm và viêm mũi họng cấp. Khi bị viêm họng cấp hoặc đợt cấp của viêm họng mạn tính, cần dùng thuốc của y học hiện đại theo chỉ định của bác sĩ.
Vị trí huyệt:
- Liêm tuyền: Chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầy, ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng.
- Phong trì: Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
Dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ hai và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.
Chữa viêm họng nhờ tỏi và các mẹo nhỏ khác
Bệnh viêm họng là một trong những căn bệnh khá phổ biến. Nguyên nhân gây nên bệnh là do nhiễm virus và vi khuẩn. Thông thường, mọi người hay bị nhiễm bệnh vào mùa đông. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mắc viêm họng mùa hè do nhiều nguyên nhân, ví dụ như ngồi lâu trong phòng điều hòa dẫn tới khô rát cổ họng, dẫn đến viêm họng.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc, viêm họng hoàn toàn có thể được chữa khỏi bằng tỏi nguyên chất - loại vật liệu tự nhiên mà bạn hoàn toàn có thể chế biến tại nhà. Bạn có thể ăn tỏi nhiều lần trong ngày, bao gồm ăn tỏi sống, ép lấy nước pha vào nước uống, cho vào nước chấm…
Trong tỏi có chứa allicin - một chất có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn trong cơ thể. Đây là một chất vô cùng có lợi cho sức khỏe, nó khiến cho tỏi được coi là một loại kháng sinh tự nhiên, giúp cơ thể kháng khuẩn, bớt ho, long đờm, dễ thở và khắc phục tình trạng nghẹt mũi và trị viêm họng.
Ngoài tra, nếu bạn bị viêm họng nhưng không thích hương vị của tỏi thì bạn có thể áp dụng các biện pháp trị viêm họng khác như sau:
- Súc miệng nước muối 3- 4 lần/ ngày.
- Súc miệng bằng dấm táo: Trong dấm táo có chứa axit acetic, axit malic, nồng độ enzyme cao nên giúp cơ thể bài trừ các vi khuẩn. Hơn nữa, trong dấm táo có chứa nhiều muối khoáng giúp khử độc tố trong cơ thể nên có thể trị bệnh viêm họng nhanh chóng.
- Dầu đinh hương cũng là một phương thuốc hữu dụng để chữa ho khan và viêm họng. Ngoài ra, dầu đinh hương còn được dùng để giảm đau, và có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể.
- Ngậm hỗn hợp quất, mật ong: Nếu có các triệu trứng như đau họng, sổ mũi, cảm cúm, bạn hãy trộn hỗn hợp quất, mật ong rồi hấp vào nồi cơm nóng 15 phút. Lấy hỗn hợp ngậm 3-4 lần/ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau họng rõ rệt.
- Uống trà gừng: Gừng có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, long đờm, giảm ho, hạn chế chất nhờn gây tắc mũi.
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng súp gà để thay thế cho tỏi. Trước tiên hãy ninh nhừ gà để lấy nước cốt gà, giữ lại cả phần da gà và thêm tỏi nguyên chất vào nước cốt. Công thức này tuy đơn giản nhưng là một bài thuốc chữa viêm họng rất hiệu quả.
- Luôn nhớ uống thật nhiều nước mỗi ngày.
Thực phẩm "vàng" trị đau họng
Đối phó với đau họng không phải là điều dễ dàng. Đau họng có thể do nhiễm trùng vi khuẩn với các triệu chứng giống như cúm - sốt, ớn lạnh và đau nhức. Và khi bị đau họng, bạn không còn cảm giác muốn ăn uống.
Tuy nhiên, khi bị đau họng, ăn một số thực phẩm sau lại có lợi vì nó giúp giảm cơn đau và tránh được các viêm nhiễm.
- Chuối: Chuối là một loại trái cây không có tính axit, mềm và dễ ăn, kể cả khi bạn bị đau họng. Chuối cũng là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đồng thời lại giàu vitamin B6, kali, vitamin C nên rất tốt cho cơ thể.
- Cháo gà: Đây là một biện pháp lâu đời được cho là có tác dụng khắc phục chứng đau họng. Súp gà có đặc tính chống viêm nhẹ và giúp hạn chế virus tiếp xúc với màng nhầy. Một bát cháo gà với các thực phẩm khác như cà rốt, hành tây, cần tây, củ cải, khoai tây và tỏi... sẽ có lợi ích dinh dưỡng khá cao đối với cơ thể.
- Hỗn hợp nước cốt chanh và mật ong: Hỗn hợp này có tác dụng giảm viêm nhanh chóng và là một phương thức tuyệt vời để đẩy lùi đau họng, tiêu đờm.
- Trứng hoặc lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng giúp đối phó với tình trạng viêm và đau cổ họng rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên tránh các món ăn có nhiều gia vị vì nó có thể làm cơn đau họng thêm trầm trọng.
- Gừng, trà mật ong: Cách tuyệt vời để làm dịu cổ họng bị kích thích và ngứa là một tách trà gồm gừng và mật ong. Hơi nước từ cốc trà sẽ hỗ trợ làm giảm tắc nghẽn trong họng, tiêu đờm và hạn chế các cơn đau thắt ngực. Mật ong vào cổ họng và sẽ ngăn ngừa các kích ứng - nguyên nhân của những cơn ho.
- Bột yến mạch: Với lượng chất xơ hòa tan cao, bột yến mạch giúp làm giảm mức cholesterol "xấu" - LDL. Một bát bột yến mạch nóng kết hợp với chuối, mật ong chắc chắn sẽ làm dịu cơn đau họng của bạn.
- Cây xô thơm (thuộc họ nhà húng - sage): Được biết đến có đặc tính chữa bệnh, cây xô thơm đã được sử dụng như một loại dược thảo có tác dụng khắc phục hậu quả do đau họng.
- Cà rốt luộc: Cà rốt là một loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Nhưng để tác dụng chữa bệnh phát huy, cà rốt cần được luộc chín hoặc hấp trước khi ăn. Điều này là bởi vì ăn cà rốt sống có thể là rủi ro cho đau họng của bạn và có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm cơn đau. Ngoài ra, cà rốt cũng có đầy đủ các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin A, C, K, chất xơ và kali nên rất tốt cho cơ thể bạn.
Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng
V Viêm họng hạt - nguyên nhân và triệu chứng
Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm?
Tìm hiểu về bệnh viêm họng
Viêm amidan ở trẻ nhỏ
(st)