Bột sắn dây là một thức uống ngon, bổ, mát... rất có lợi cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là với phụ nữ mang thai.Cùng tham khảo một số tác dụng và cách dùng bột sắn dây tốt nhất cho mẹ bầu nhé
Công dụng của bột sắn dây
Củ sắn dây được coi là một trong những loại củ lớn nhất, có giá trị chữa bệnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Thông thường, cái gốc là nơi hội tụ năng lượng của toàn bộ cái cây. Đó là lý do vì sao mà các loại gốc, rễ, củ lại có một vị trí quan trọng trong các bữa ăn và các bài thuốc chữa bệnh. Các loại củ thông thường như củ nhân sâm, củ sen, củ cải, củ cải đỏ, cà rốt có sức mạnh làm gia tăng sức lực và chữa bệnh. Củ sắn dây được coi là một trong những loại củ lớn nhất, có giá trị chữa bệnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trung bình, một củ sắn dây nặng 200 gam ở phương Đông. Nó được dùng trong việc chữa trị các rối loạn tiêu hóa và đứng đầu trong các loại bột trị căn bệnh này.
Củ sắn dây có vỏ sẫm, lá tua xanh và chiếm 700 triệu hecta ở Mỹ, mọc hoang từ tháng 3 đến tháng 10. Nó phát triển như một căn bệnh ung thư và lan toả khắp các bang ở Mỹ.
Ở phương Đông, sắn dây được coi thuộc họ đậu, từ 2000 năm trước đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh Trung Quốc, Nhật Bản. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột. Theo giáo sư Dhamananda, viện trưởng Viện nghiên cứu y học cổ truyền bang Oregan, thì bột sắn dây chứa hàm lượng cao plavonodit, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Plavonodit là một chất nổi tiếng chống lại ôxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột.
Các nghiên cứu gần đây: Tác dụng y học của sắn dây được nghiên cứu cẩn thận ở Trung Quốc từ những năm 70. Các kết quả công bố cho rằng sắn dây có tác dụng giảm huyết áp, giảm đau đầu, giảm các chứng đau nhức vai và cổ. Ở Trung Quốc, bột sắn dây chữa được các chứng bệnh điếc tai do sự suy giảm hệ tuần hoàn. Nó có tác dụng làm giảm colestrol, các khối mỡ máu, máu đông và chống bệnh đau tim.
Ngày nay, các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra sắn dây có tác dụng giải rượu. Một nhà nghiên cứu y học Trung Quốc tên là Vĩnh Minh Cường phỏng vấn 300 người Trung Quốc dùng bột sắn dây đều cho thấy bột sắn dây có tác dụng giải say rượu, trung hòa các chất độc và giải nhiễm độc do rượu cho các cơ quan nội tạng mà không để lại hiệu ứng phụ nào cho cơ thể.
Khi ông Vĩnh Minh Cường quay trở lại trường đại học Havard, ông đã tổng kết các kinh nghiệm y học đó và kết luận rằng: củ sắn dây không biết vì lý do gì còn có tác dụng làm giảm ham muốn uống rượu ở người nghiện rượu và giảm sự tàn phá của rượu lên cơ thể con người.
Các nghiên cứu về tác dụng của sắn dây sẽ còn tiếp tục ở cả Mỹ và ở Châu Á. Có lẽ khả năng quý giá của sắn dây còn vượt qua cả các tuyên bố nghiên cứu hiện có ở nước này. Các tài liệu đông y cổ của Trung Quốc đều cho rằng các loại thuốc có chứa sắn dây còn dùng để chữa cả bệnh hiểm nghèo.
Dù vậy, sắn dây vẫn chưa được biết tới nhiều ở phương Tây cũng như ở Việt Nam. Người Việt Nam chỉ thường dùng nó như một thứ nước giải khát thông thường vào mùa hè và họ bỏ thêm hoa bưởi vào cho thơm mà không hiểu cho hoa bưởi là làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể, cách chế biến bột sắn dây chưa theo đúng phương pháp dưỡng sinh Âm Dương - Ohsawa, cho nên công hiệu chưa cao trong cách làm mát và tăng năng lượng của cơ thể, cũng như chưa biết sử dụng hữu hiệu nó trong việc phòng và trị bệnh. Đông y có dùng nó với tên là Cát Căn, thì cũng chỉ dùng như một trợ phương chứ không phải là vị chính trong hầu hết các toa thuốc thông thường. Nó chỉ được các nhà thực hành châm cứu phương Đông nhắc tới cùng với việc giới thiệu thuật châm cứu. Mart Cissy Majebe, giám đốc Viện nghiên cứu Thảo dược và Châm cứu Bắc California cũng đề cập tới vấn đề dùng trà sắn dây để bổ trợ trong thuật châm cứu. Tuy nhiên, hiệu quả không giống nhau ở mọi người và còn tùy thuộc vào từng loại bệnh.
Thuốc sắn dây: Thuốc sắn dây được điều chế dưới hai dạng: dạng bột và dạng khô nguyên bản. Bột sắn dây để điều trị chứng ăn khó tiêu, đau đầu, cảm lạnh. Cũng có thể ăn nhiều củ sắn dây luộc cũng có tác dụng tương tự, tuy nhiên nên mua sắn dây tươi về nhà luộc lấy mà ăn vì thứ luộc bán rong đã được tẩm ướp đường hoá học là thứ có hại cho cơ thể. Trà sắn dây có thể dùng khi đau đầu mãn tính, cứng vai, viêm ruột kết, viêm xoang, các bệnh hô hấp, say rượu, dị ứng ngứa, các loại mẩn ngứa dị ứng da, hen suyễn, viêm phổi và mụn nhọt.
Trong cuốn “Tự bảo vệ sức khỏe”, xuất bản năm 1973, Muramoto đề nghị uống trà bột sắn dây trong các trường hợp cảm lạnh, làm giảm các cơn đau nói chung, các chứng chuột rút, co cơ và tiêu chảy. Khi được pha chế với củ gừng và mơ muối để uống thì có càng hiệu nghiệm. Gừng giúp đỡ tiêu hóa và tuần hoàn trong khi mơ muối (làm theo công thức Thực Dưỡng) có tác dụng trung hòa các axit lactic và tống chúng ra khỏi cơ thể.
Chè bột sắn cũng như các chế phẩm khác từ bột sắn như bột, trà, gốc thái phơi khô đề có thể tìm thấy trong các cửa hiệu cùng các dược phẩm khác như gừng, bột gạo rang, quế. Đặc biệt nước ta có một số người biết món Chí Mà Phù – chè bột sắn dây với vừng đen là một thứ thức ăn bổ dưỡng đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em nhất là những người có cảm giác háo trong cơ thể, chỉ cần dùng một lần là đã khác ngay. Bột sắn dây đun chín có tác dụng kỳ diệu như thần dược trong việc làm mát phía trong cơ thể một cách đắc lực và hữu hiệu nhất trong tất cả các phương cách đặc hiệu khác, không có một thứ trà hay thức ăn nào thanh nhiệt kỳ diệu bằng bột sắn dây chín. Nấu lên với vừng đen và chút đường mật, có tác dụng chữa những bệnh nóng âm ỉ trong xương, và có tác dụng giải cảm giải mệt và tăng lực.
Sau đây là một cách chế biến kem bột sắn dây. Nếu bạn có vấn đề tiêu hóa, bạn sẽ thấy hiệu nghiệm ngay nếu uống một giờ trước bữa ăn.
Chú ý: Lúc chế biến nấu nóng, sau đó để nguội vài phút rồi ăn, ăn nóng.
Tác dụng của bột sắn dây với bà bầu
Tuy nhiên, việc dùng thức uống này thế nào là tốt cho thai kỳ là vấn đề mà chúng tôi muốn đem đến cho bạn trong bài viết này.
Nước uống sắn dây với phụ nữ mang thai
Theo Đông y, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ phải tập trung vào việc nuôi thai. Khi đó âm huyết rất dễ bị hao tổn và dẫn tới trạng thái mất cân bằng, mà Đông y gọi là "âm suy dương cang". Vì vậy, trong ăn uống cần kiêng kỵ những thức ăn cay nóng táo nhiệt, như ớt, hạt tiêu, đinh hương, hành, tỏi, gừng,... dễ khiến cho âm huyết bị thương tổn nặng, âm dương mất cân bằng, dẫn tới động thai, thai lậu hạ huyết, thai nhiệt, thai độc... Ngoài ra, còn cần giảm bớt những thức ăn quá béo, quá ngọt - khó tiêu… Do đó phụ nữ có thai hoàn toàn có thể uống được nước bột sắn dây. Uống nước sắn dây mát, rất tốt cho cơ thể nhất là khi đi ngoài trời nắng về.
Những lưu ý khi uống nước sắn dây với phụ nữ mang thai
Khi uống bột sắn dây cũng như những thức uống mát khác trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cũng cần phải lưu ý: nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi hơn, cũng có một vài lưu ý với những thai phụ bị động thai mà do dạ con co bóp nhiều thì đặc biệt không được uống nước bột sắn và các loại nước có tính hàn cao.
Hơn nữa cái gì nhiều quá cũng không tốt, vì thế bạn không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Bạn cũng không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Bạn chỉ nên cho 1 chút đường, không nên cho quá nhiều đường vì uống đường nhiều cũng không tốt cho thai kỳ.
Cách chế biến một số món từ bột sắn cho mẹ bầu
Giữa cái nắng nóng hanh hao của tiết trời mùa hạ, những món ăn từ bột sắn dây không chỉ giúp cơ thể bạn thanh nhiệt giải nhiệt mà còn giúp cải thiện tâm trạng, xua tan mệt mỏi.
Chè sắn dây bạch quả
Cho khoảng 200g bột sắn dây với chút nước nóng, nhồi cho đến khi thấy dẻo tay.
Bạch quả bỏ lớp vỏ cứng và vỏ lụa bên ngoài. Dùng tăm xoi qua để bỏ nhị đắng. Luộc bạch quả chín, bắc ra để nguội. Nắn bột thành từng mẩu hình tròn nhỏ, cho một hạt bạch quả vào, vo viên tròn. Bắc nồi nước, cho chút cam thảo, vài hạt muối, đường phèn, nêm cho vị ngọt vừa, thả viên bột sắn bọc bạch quả vào nồi. Nấu sôi khoảng 5-7 phút là được. Khi ăn, cho chè ra chén nhỏ, rắc thêm mè trắng đã rang chín. Dùng nóng.
Chè bột sắn dây bí đỏ
Bí đỏ bào vỏ, rửa sạch, xắt nhỏ, nấu chín mềm, cho vào máy xay sinh tố, thêm chút nước lạnh, xay nhuyễn. Nấu sôi bí đỏ xay nhuyễn với lá dứa, rồi cho thêm đường phèn và đậu đỏ đã luộc chín vào, nêm độ ngọt vừa ăn. Bột sắn dây hòa với nước thành hỗn hợp hơi sệt. Đổ hỗn hợp này vào nồi bí đỏ, khấy đều, nhẹ tay để hạt đậu đỏ không bị nát. Múc ra chén, trang trí thêm trên mặt bằng ít hạt đậu đỏ đã nấu chín. Dùng nóng. Có thể dùng đậu đỏ loại đóng hộp.
Chè bắp bột sắn dây
Lấy khoảng hai ba trái bắp nếp tươi, bào mỏng phần hạt để riêng, giữ lại phần lõi. Luộc cả bắp bào lẫn phần lõi. Khi hạt bắp chín mềm, vớt bỏ lõi. Cho đường phèn vào, nấu trên lửa nhỏ để đường tan và thấm vào bắp. Bột sắn dây hòa tan với chút nước lạnh, đổ từ từ vào nồi chè bắp trên bếp, khuấy đều tay đến khi bột sắn dây trong suốt. Tắt bếp.
Cho chút muối, đường, bột bắp vào nước cốt dừa. Đặt nồi hỗn hợp trên lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi nước cốt dừa sánh đặc. Khi ăn múc chè ra chén, chan nước cốt dừa lên trên.
Nước tắc bột sắn dây
Hòa tan hai muỗng canh bột sắn dây với 100ml nước sôi để nguội, quấy tan. Vắt thêm chừng một trái tắc vào ly, khuấy đều. Cuối cùng cho khoảng ba bốn muỗng cà phê đường cát mịn, khuấy tan đường (có thể tăng giảm lượng đường theo khẩu vị). Đường tan, cho thêm đá viên vào ly và thưởng thức. Ly nước tắc bột sắn dây mát lạnh không chỉ có công dụng giải nhiệt tốt mà theo kinh nghiệm dân gian đây còn là thức uống được nhiều người sử dụng với mục đích phòng bệnh cao huyết áp. Có thể thay tắc bằng chanh.
Cách chọn và bảo quản bột sắn
Bột sắn ngon có màu trắng đều, không lẫn tạp chất. Viên bột sắc cạnh, khi nhai thấy giòn, sau khi tan trong miệng sẽ thấy nóng nóng lưỡi, cảm giác mềm, mịn. Bột sắn dây ướp hoa bưởi rất dễ mốc, nên chọn loại bột sắn ướp loại hoa bưởi thật khô, thật giòn để có thể giữ được lâu.
Bảo quản bột sắn dây trong hộp có nắp đậy kín, để ở nơi khô, thoáng. Tuyệt đối không sử dụng bột sắn dây đã chuyển màu sậm.
Những người có kinh nghiệm thường cho rằng không nên uống bột sắn với mật ong vì hỗn hợp này có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Chè bột sắn
Cách 1: Làm giống như loại chè đặc sánh. Nếu không muốn uống đặc thì chỉ cho một thìa bột sắn.
1,5 thìa cà phê bột sắn
1 cốc nước
1 quả mơ muối lâu năm (theo phương pháp Thực dưỡng)
1 hoặc 2 lát gừng
1/2 thìa tương cổ truyền ( tương tamarin)
Đun trong nồi đất, không phải nồi gang, nhôm, sắt, thép. Cho mơ muối vào đun và quấy đều cho đến khi sánh đặc lại. Chờ 1, 2 phút cho nguội sau đó bắc ra. Cho gừng vào, nếu muốn thì cho thêm tương (hay Tamari hoặc Misô).
Nước sắn dây
Bột sắn dây hòa với đường là một loại nước uống giải khát khá tốt trong mùa hè. Hoặc quấy đều rồi để tủ lạnh và ăn mát.
Sắn dây có vị ngọt nhạt, tính bình, không độc, có tác dụng vào hai kinh tỳ vị. Sắn dây có tác dụng sinh tân, thanh nhiệt giải độc và làm ra mồ hôi.Sắn dây dùng để trị ngoại cảm, sốt, nôn, mửa, đái đường và giải độc rượu. Người bệnh đái đường nên uống nước nấu củ sắn dây. Sau khi lao động ngoài nắng, uống bột sắn dây vừa có tác dụng giải khát vừa phòng ngừa cảm nắng. Tinh bột có trong sắn dây làm tăng lượng máu lên não, lưu lượng máu ở động mạch tăng và giảm huyết áp. Bột sắn dây có thể dùng để trị đau quặn tim do thắt động mạch vành, hạ huyết áp.
Và cũng không có bằng chứng hay được y văn nhắc đến việc tác động lên sắc tố da của bé sau này.
(st)