Khi nào nên cho trẻ uống nước cam

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Khi nào nên cho trẻ uống nước cam

18/04/2015 11:18 PM
52,443

Nước cam là thức uống bổ dưỡng đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc cho trẻ bắt đầu uống và thời điểm nào, liều lượng bao nhiêu không phải mẹ nào cũng nắm được. Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây để lựa chọn cho mình cách chăm sóc bé tốt nhất nhất.

Kết quả hình ảnh cho cho trẻ uống nước cam

Nên cho trẻ uống nước cam khi nào?

Bé đang bú mẹ có cần bổ sung nước cam?

Nếu bé đang trong thời gian bú mẹ hoàn toàn, bạn không cần thiết phải bổ sung nước cam cho bé. Lý do là vì sữa mẹ đã chứa đủ lượng vitamin C cần thiết cho bé, giai đoạn trước tuổi ăn dặm.

Nếu bạn muốn bé được hưởng các dưỡng chất có trong cam thì tốt nhất bạn nên duy trì thói quen uống nước cam tươi. Các chất có trong cam sẽ vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ, dưới hình thức hợp vệ sinh và khiến bé tiêu hóa tốt. Tương tự, bạn cũng nên ăn nho, bưởi hoặc những loại hoa quả khác để tăng cường chất lượng sữa cho bé.

Có phải nước cam bị cấm với bé dưới 12 tháng tuổi không?

Với nhóm bé dưới 1 tuổi, nước cam (hoặc hoa quả thuộc họ cam, quýt) nên hạn chế, chứ không phải bị cấm. Nước cam chứa nhiều axit chua và chất đường tự nhiên nên khi dùng nhiều, nó có thể khiến bé mắc chứng tiêu chảy. Không nên sử dụng nước cam cho bé dưới 6 tháng tuổi.

Kết quả hình ảnh cho cho trẻ uống nước cam

Bé trên 6 tháng, bạn nên pha loãng nước cam cho bé (có thể lúc mới đầu là một phần cam với 10 phần nước, sau đó giảm dần tỉ lệ nước). Nên cho bé uống nước cam pha loãng bằng thìa thay vì dùng bình, để tránh hiện tượng bé bị sâu răng.
 

Uống nước cam thế nào là hợp lý?
 

Trong 6 tháng đầu, trẻ chỉ cần bú mẹ mà không phải ăn thêm bất kỳ thức ăn nào nếu mẹ đủ sữa. Từ 6 tháng, bạn mới nên cho bé ăn dặm trong đó bao gồm cả nước cam hay các loại hoa quả khác.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ như trẻ bị táo bón chẳng hạn thì 5 tháng cũng có thể cho uống nước cam hoặc các loại nước quả khác. Khi uống pha loãng ½, uống sau bữa ăn 30 phút, mỗi ngày uống 30-50ml.

Phần lớn nước hoa quả (gồm nước cam) đều chứa nhiều đường cô đặc (lượng đường cao, dù là từ hoa quả tươi cũng có khả năng khiến bé khó chịu về đường ruột, điển hình là chứng tiêu chảy - nếu bạn cho bé sử dụng nhiều nước ngọt hoặc thức ăn ngọt, bé cũng dễ phải đối mặt với chứng bệnh này).

Ngoài ra, nếu uống nhiều nước cam thì dạ dày của bé sẽ không còn chỗ cho những loại thực phẩm khác. Không phải nước hoa quả nào cũng chứa protein và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Nguyên tắc chăm sóc sức khỏe dành cho cha mẹ là: "Không nên cho bé ăn thứ gì quá nhiều dù nó bổ".

Bé bước vào tuổi ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi) cần được bổ sung vitamin C và các loại vitamin thông qua chế độ hoa quả tươi. Bạn có thể pha khoảng 5ml nước cốt hoa quả (tương đương 1 thìa cafe) với 50ml nước đun sôi để nguội (hoặc bạn có thể pha ấm). Mỗi ngày, cơ thể bé có khả năng hấp thụ khoảng 100ml nước cam (hoặc nước hoa quả khác). Với nhóm bé 2 tuổi, giới hạn nước hoa quả ở bé không vượt quá 150ml mỗi ngày.
 

- Nước cam hoặc những loại quả thuộc họ cam như bưởi, quýt chứa nhiều axit có vị chua, dễ gây tiêu chảy cho bé. Đó là lý do vì sao, bác sĩ khuyến cáo, bạn nên cho bé uống nước cam ít nhất khi bé đã được một tuổi. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé tương đối hoàn thiện (dễ dàng hấp thu được loại axit có trong cam, quýt).

- Để tránh tiêu chảy, bạn nên pha loãng theo công thức: một phần nước với ba phần nước cam. Sau đó, bạn nên cho bé trên một tuổi dùng một lượng vừa phải mỗi ngày.

- Nếu muốn cho bé ăn cam xắt miếng, bạn nên thái lát mỏng, nhỏ và nhớ loại bỏ hạt. Bạn cũng nên nhớ cắt bỏ những cùi viền quanh múi cam để bé không bị hóc. Khoảng 2 tuổi, bé nhai tốt hơn, bạn mới nên cắt cam thành những khoanh mềm để bé nhai.

 

Cho bé uống nước hoa quả như thế nào


Nước trái cây không hẳn đã tốt cho cơ thể của bé dưới 6 tuổi.

Tốt nhất sau 6 tháng tuổi

Với mong muốn giúp con có thêm vitamin và tiêu hóa tốt, bạn cho con uống nước trái cây từ rất sớm, thậm chí từ vài tuần tuổi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ khoa nhi, việc cho trẻ uống nước trái cây trước 6 tháng tuổi là điều không nên.

Kết quả hình ảnh cho cho trẻ uống nước cam

Trước 6 tháng tuổi, sữa bột hay sữa mẹ đã cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Do đó, nếu cho trẻ uống nước trái cây lúc này, trẻ sẽ no nên có khuynh hướng bú sữa ít hơn hoặc chán sữa. Điều này dễ làm bé thiếu các dưỡng chất cần thiết.

Hơn nữa, hầu hết nước trái cây đều giàu chất đường, khi nạp vào cơ thể non yếu của trẻ có thể gây tiêu chảy. Việc trẻ uống nước có vị ngọt từ độ tuổi quá sớm dễ tạo thành thói quen thích uống và ăn đồ ngọt sẽ không tốt cho sức khỏe, tiềm ẩn những rủi ro về tiểu đường hoặc rối loạn hệ tiêu hóa sơ sinh.

Trước 6 tháng tuổi, bạn chỉ nên cho bé uống nước quả trong trường hợp được bác sĩ chỉ định nhằm chống táo bón mà thôi. Từ sau 6 tháng tuổi, khi trẻ bắt đầu ăn cứng là lúc trẻ cần đến vitamin C từ rau quả. Lúc này bạn nên bắt đầu cho bé uống nước trái cây.

Hạn chế chất đường
 

Khi cho trẻ uống nước trái cây, nhớ hãy pha loãng nước trái cây. Dùng 5ml (một thìa cà phê) nước trái cây pha vào 50ml nước lọc. Nước cam tươi nên được hòa với nước đun sôi để nguội là tốt nhất. Hoặc có thể sử dụng si rô nho hòa với nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1 si rô 10 nước.

Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi, sữa đã đủ đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ (Ảnh minh họa)

Tuyệt đối không đựng nước hoa quả vào bình, chai để cho trẻ ngậm uống vì cách uống này thường khiến cho trẻ ngậm mút trong một thời gian dài, a-xít từ các loại hoa quả sẽ làm hỏng men răng bé. Thay vào đó hãy đổ nước hoa quả  đã hòa vào một chiếc tách và cho bé uống hết ngay một lúc.

Bạn cũng không nên cho bé uống nước trái cây trước giờ đi ngủ vì a-xít trong nước trái cây có thể làm bé bứt rứt, khó ngủ. Uống quá nhiều nước trái cây có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng (do trẻ không còn muốn ăn các thức ăn khác nữa) và cũng có thể khiến trẻ trở nên hấp thụ kém carbohydrate, hỏng men răng, tiêu chảy. Tốt nhất, nên cho trẻ uống một cốc nước ép nhỏ một ngày, đừng vượt quá mức này vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hấp thụ được chất chua và đường hiệu quả.

Ngoài ra, còn có nhiều cách để bổ sung nguồn vitamin C cho trẻ, thay vì chỉ cho trẻ uống nước trái cây, bạn cho con nhấm nháp một chút nước cam ép và chuối nghiền hay lê xay. Nếu bạn dùng nước trái cây đóng hộp, hãy tránh loại có cho thêm đường, chỉ nên dùng loại ngọt vừa để bé thưởng thức.

Những loại trái cây giàu vitamin: Cam, kiwi, dâu tây, dưa hấu, đu đủ, xoài.
 

Những điều cần lưu ý

Trái cây và các loại nước trái cây có chứa hàm lượng hydrat carbon lớn, một số vitamin và  một lượng nhỏ các khoáng chất nhưng lại ít chất béo và protein. Do vậy, trái cây và các loại nước ép trái cây không thể thay thế cho sữa hay ngũ cốc. Nếu dùng thay sữa hay ngũ cốc về lâu dài sẽ khiến cơ thể bé thiếu chất protein, chất béo, can-xi, sắt, các loại vitamin và kẽm.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên phụ huynh không nên cho bé uống nước trái cây trước bữa ăn vì nước trái cây chứa nhiều calorie chủ yếu từ các loại đường hoặc hydrate carbon. Nếu dùng trước bữa ăn chính sẽ khiến bé đầy bụng, giảm thèm ăn đối với các loại thực phầm bổ dưỡng khác có chứa nhiều protein và chất béo cần thiết cho sự phát triển và bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng cho bé.

Một số bé uống quá nhiều  nước trái cây hằng ngày có thể bị dư cân, béo phì, sâu răng. Do lượng hydrate carbon trong nước trái cây cao nên dùng nhiều có thể khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu thậm chí đau bụng. Đặc biệt khi bé bị tiêu chảy, cha mẹ không nên cho bé uống nước trái cây vì có thể làm bé tiêu chảy nhiều hơn.

Kết quả hình ảnh cho cho trẻ uống nước cam

Khi mua nước trái cây cho bé, cha mẹ nên mua loại đóng hộp nguyên chất 100% đã được thanh trùng vì loại nước trái cây này thường không có chất bảo quản và các chất tạo mùi, dù giá cả có đắt hơn so với những loại khác. Nếu bé thích uống ngọt, có thể cho đường thêm khi uống.

Đối với trẻ nhỏ (dưới 3 tuổi) nên cho bé uống nước trái cây pha loãng theo tỷ lệ 25% nước trái cây, 75% nước đun sôi để nguội vì nước trái cây chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Nước trái cây có thể giúp bé bớt táo bón, nhuận tràng hơn. Một số trẻ nhỏ dưới 4 tháng có thể dùng nước trái cây như một cách thức chữa trị chứng táo bón. Tuy nhiên, phụ huynh nên tập cho bé thói quen thích ăn trái cây hơn là chỉ uống nước vì trái cây có chứa các chất xơ, trong khi các loại nước trái cây không có. Do vậy, nếu cho bé ăn nguyên quả sẽ tốt hơn nhiều so với uống nước ép từ loại trái cây đó.

 

Bạn đừng nên cho bé dưới độ tuổi ăn dặm (khoảng 4-6 tháng tuổi) uống nước hoa quả. Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, bạn có thể bắt đầu cho bé làm quen với nước quả tươi.
 

Cho bé uống nước trái cây đúng cách

Nước trái cây ngon ngọt, bổ dưỡng nên một số phụ huynh cho bé uống thay sữa hoặc bột ngũ cốc mỗi ngày. điều ấy nên chăng?

Bé Susi năm nay 4 tuổi, nặng gần 27kg, bác sĩ nói bé bị thừa cân nên dặn cha mẹ cố gắng giúp bé tăng cường vận động và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp bé giảm cân. Chị Nguyên nghe lời khuyên bác sĩ nên hằng ngày cho Susi uống các loại nước trái cây thay sữa. Hai tháng tiếp theo Susi không giảm thậm chí còn tăng cân nhiều hơn trước. Khi cho bé tái khám, chị Nguyên mới phát hiện nguyên nhân con mình tăng cân nhiều là do chị cho bé uống quá nhiều nước trái cây trong khi chúng giàu năng lượng không kém sữa.

Khi nào bé có thể uống nước trái cây

Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần uống nước trái cây do nguồn sữa mẹ hay sữa công thức đã cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé. Ngoài ra, nước trái cây có thể khiến trẻ dưới 6 tháng đầy bụng bỏ bú, bỏ bữa. Viện nhi khoa Mỹ thậm chí còn khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống  nước trái cây nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé.

Theo thông tin của Viện nhi khoa Mỹ (AAP), bé từ 1-6 tuổi nên uống khoảng 120-180ml nước trái cây/ngày. Trẻ từ 7 tuổi đến 18 tuổi có thể uống nhiều hơn nhưng tối đa là 240-360ml/ngày. Cha mẹ nên sử dụng nước trái cây cho bé như một phần của bữa ăn chứ không phải là một bữa ăn chính và nên cho bé uống 1 cốc nước trái cây một lần thay vì đựng nước trái cây trong chai cho bé uống lai rai cả ngày khiến bé dễ bị sâu răng do thường xuyên tiếp xúc với chất hydrate carbon hàm lượng cao trong nước trái cây.


Nước hoa quả cho bé

Nhiều người mẹ cho bé uống nước hoa quả mà không cho bé ăn hoa quả tươi. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Đúng là nước hoa quả tươi chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự hoa quả tươi nhưng lại thiếu chất xơ. Vì vậy, bên cạnh việc uống nước hoa quả, bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn hoa quả cho bé. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý một số điểm sau.

- Bạn chỉ nên cho bé uống hoa quả bằng cốc, thay vì dùng bình sữa. Bạn có thể ép dưa hấu, dưa vàng, nho… thành nước cho bé uống. Bạn cũng nên pha loãng để bé dễ uống hơn.

- Bạn không nên cho bé dưới độ tuổi ăn dặm (khoảng 4-6 tháng tuổi) sử dụng nước hoa quả.

- Với những loại nước hoa quả đóng hộp, bạn nên chọn loại dành riêng cho bé.

- Bé trên chỉ nên sử dụng khoảng dưới 100ml nước hoa quả mỗi ngày. Bởi vì, uống quá nhiều nước hoa quả, bé có nguy cơ mắc chứng tiêu chảy. Nguyên nhân là do phần lớn nước hoa quả đều chứa chất sorbitol (một hợp chất khó tiêu của đường). Nếu lượng sorbitol vượt ngưỡng cho phép, cơ thể bé sẽ cần nhiều nước hơn bình thường – yếu tố tăng tình trạng tiêu chảy. Người lớn cũng khó tiêu hóa nếu hấp thu quá nhiều sorbitol.

+ Táo, lê, đào hoặc những loại quả mọng khác thường chứa nhiều sorbitol.

+ Ngoài ra, uống nhiều nước hoa quả (nhất là nước hoa quả đóng hộp) còn làm tăng nguy cơ béo phì, sâu răng ở bé.
 

Những lưu ý khác
 

- Bạn nên chọn loại hoa quả tươi ngon và nên chọn hoa quả theo mùa, không nên mua hoa quả đông lạnh hoặc trái vụ. Bạn cũng nên sơ chế (rửa, gọt) sạch sẽ trước khi chế biến cho bé.

- Bạn chỉ nên cho bé thử một loại nước hoa quả (hoặc hoa quả) tại một thời điểm. Khi bé quen, bạn có thể kết hợp 2-3 món hoa quả với nhau. Tiếp đến, bạn nên theo dõi phản ứng khi bé thử loại hoa quả mới. Nếu bé xuất hiện dấu hiệu dị ứng hoặc tiêu chảy, bạn nên cẩn thận.

- Nên tự chế biến nước hoa quả tại nhà thay vì bạn mua loại đồ hộp cho bé.

- Bạn tuyệt đối tránh cho đường, mật ong hoặc bất kỳ chất nào vào nước hoa quả cho bé để tránh rối loạn tiêu hóa.

- Ngay sau khi chế biến, bạn nên cho bé uống nước hoa quả ngay. Tránh cho bé uống nước quả đã để bên ngoài quá 20 phút.

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tre 7 thangn nhu the nao la hop ly
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
nếu bé dưới 12 tháng tuổi thì nước cam nên hạn chế, vì thông thường thời gian này bé vẫn còn bú sữa mẹ mà lượng viatmin trong sữa mẹ đã có đầy đủ rồi
Tre thich uong nuoc cam ep dong chai co anh huong den suc khoe khong
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Con minh duoc 13thang tuoi, be rat thich uong nuoc cam ep dong chai,vay co Anh huong gi khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Uống nước cam thời điểm này cũng khá tốt cho bé, tuy nhiên nước cam đóng chai bao giờ cũng chứa hóa chất, tốt nhất bạn nên mua cam về ép, nếu bé không chịu uống chị có thể dùng mẹo là đổ chai cho bé nhé
cho tre 9 thang uong nuoc cam co duoc ko nhi?
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
khi nao cho be uong nuoc la
Bé 8 thang uống nước cam có cho đường không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Be hon 6thang ngay nao cung uong nc cam co anh huong gj k ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
bé hơn 3tháng em vắt cam đường cho bé bú ,liệu như thế có lsao không , và có ảnh hưởng gìkhông
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý