Có nhiều ý kiến khác nhau về việc uống chất kích thích khi mang thai, nhất là café. Có người cho rằng uống một lượng vừa đủ không những không có hại mà thậm chí còn rất tốt cho thai nhi.
Một tách café vào buổi sáng là rất tốt cho cơ thể, nó đem lại sự thoải mái, sảng khoái cho tinh thần bà bầu. Nhưng tuyệt đối không được dùng quá 2 ly café mỗi ngày vì một số loại café có thành phần đậm đặc lại gây ra những tác động xấu lên bà bầu.
Một nghiên cứu được thực hiện rộng rãi cách đây vài năm trên những phụ nữ đang trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nghiên cứu cho thấy rằng không hề ảnh hưởng đến thai nhi khi bà mẹ uống dưới 2 ly café mỗi ngày.
Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng nguy cơ bị sảy thai cao hơn nếu bà bầu uống quá 2 ly café mối ngày. Chính vì vậy, để tránh hoàn toàn nguy cơ cao cho bà bầu, các bác sĩ thường khuyên thai phụ tránh hoàn toàn các sản phẩm có chứa caffeine. Tuy nhiên, một số người thích uống hoặc buộc phải dùng các sản phẩm chứa caffeine thì không được uống nhiều hơn 1 ly nhỏ mỗi ngày.
Cafe không nên uống quá nhiều khi mang thai.
Trong một nghiên cứu được thực hiện trên bò sữa, khi bò mang thai uống nhiều caffein hơn lượng cho phép, với 3 ly một ngày thì con bê sinh ra nhỏ hơn so với bình thường. Việc cơ thể có quá nhiều caffeine cũng làm giảm lưu lượng máu chuyển đến nhau thai, do đó, thai nhi sẽ không có đủ ôxy và dưỡng chất cần thiết.
Một nghiên cứu mới đây thực hiện trên 1000 phụ nữ đang ở trong tam cá nguyệt đầu tiên cho thấy, nguy cơ sảy thai của họ tăng gấp đôi khi dùng quá 200mg cafein mỗi ngày. Đó là lượng cafein tương đương với 2 ly café nhỏ hoặc 5 lon soda có chứa cafein. Những phụ nữ uống quá 200mg cafein mỗi ngày có tỷ lệ sảy thai là 25%, những người uống quá 100mg mỗi ngày có tỉ lệ sảy thai là 15% và những người không uống chỉ có tỉ lệ 12%.
Dựa trên những nghiên cứu mới này, chúng tôi khuyên bạn không nên uống quá một ly nhỏ mỗi ngày và nếu được thì có thể tránh các sản phẩm có chứa cafein để đảm bảo an toàn cho thai nhi và cho chính bạn.
Gần đây cà phê đã được báo chí ca ngợi nhiều, vì có một số nghiên cứu cho rằng nó tốt cho tim, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường và thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ con người. Tuần này, một nghiên cứu cho thấy khi phụ nữ uống cà phê trong thời kỳ mang thai, đứa bé sinh ra dường như không có bất kỳ nguy cơ gia tăng các rối loạn về hành vi sau này. Tuy nhiên, vì vẫn còn chứng cứ rõ ràng rằng caffeine gây rủi ro cho khả năng tồn tại của phôi thai (tức là nguy cơ sẩy thai), các bà mẹ tương lai không đụng đến hay uống ít nhất có thể, cho đến khi chúng ta biết rõ hơn nữa.
Các nghiên cứu trước đây trên động vật đã cho thấy sự liên hệ giữa việc tiêu thụ caffeine ở mẹ với vô số vấn đề ở con cái, bao gồm cả suy giảm chức năng nhận thức, giảm trọng lượng não, hiếu động thái quá, bốc đồng và nhạy cảm. Các nghiên cứu trên người vẫn chưa xác quyết, một số thì thấy nguy cơ rối loạn hành vi ở trẻ em gia tăng, số khác không thấy có mối liên hệ chắc chắn với điều này.
Trong một nghiên cứu mới được tiến hành nhằm giải đáp những nghi vấn nêu trên, các nhà nghiên cứu phỏng vấn trên 3.400 phụ nữ xem họ uống bao nhiêu cà phê trong thai kỳ cùng với hàng loạt câu hỏi về các thói quen khác. Họ theo các gia đình này cho đến khi những đứa trẻ lên năm hoặc sáu tuổi, cả mẹ và cô giáo của trẻ cùng điền vào bảng câu hỏi về một số yếu tố liên quan đến sức khỏe hành vi và cảm xúc của trẻ.
Không có mối liên hệ giữa lượng cà phê của mẹ và nguy cơ xao nhãng cũng như hiếu động thái quá, các triệu chứng cảm xúc, các rối loạn hành vi, các trục trặc trong mối quan hệ với bạn bè, rối loạn hành vi tổng thể… Đối với phụ nữ tiêu thụ lượng caffeine cao hơn trong thời kỳ mang thai, trẻ em của họ đúng là có xu hướng gặp khó khăn trong mối quan hệ với đồng nghiệp của chúng, nhưng chỉ ở những phụ nữ hút thuốc, điều này không đúng với những phụ nữ không hút thuốc.
Các tác giả cho rằng phát hiện của nghiên cứu "không có chỉ định tư vấn cho phụ nữ mang thai phải giảm lượng caffeine của họ để ngăn chặn các vấn đề hành vi ở các bé.
Nhưng phụ nữ mang thai có thể muốn tránh caffeine vì một lý do khác. Những nghiên cứu liên hệ việc dùng caffeine trong quá trình mang thai với nguy cơ sẩy thai vẫn còn mạnh mẽ. Một nghiên cứu bài bản vài năm trước đây phát hiện ra rằng trong số những phụ nữ uống 200 mg caffeine hoặc ít hơn mỗi ngày (ít hơn ba tách cà phê) nguy cơ có một phụ nữ sẩy thai cao hơn 40% so với nhóm những người kiêng. Quý bà quý cô uống hơn 200 mg caffeine mỗi ngày, nguy cơ sẩy thai là hơn gấp đôi.
Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương và có thể đi từ mẹ vào thai nhi qua máu nhau thai. Trong thời gian mang thai, quá trình chuyển hóa của cà phê chậm lại, do đó, nó tồn đọng ở hệ thống thần kinh của bào thai lâu hơn. Caffeine cũng làm giảm lưu lượng máu qua nhau thai và làm chậm nhịp tim thai nhi, việc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển.
Nhà nghiên cứu De-Kun Li trực thuộc Quỹ Kaiser, tác giả của nghiên cứu về mối liên hệ giữa caffeine với sẩy thai cho rằng "còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào dựa trên phát hiện từ nghiên cứu mới này, chắc chắn không phải là về độ an toàn khi dùng caffeine trong thai kỳ, kể cả ảnh hưởng đến hành vi của trẻ".
Như vậy, nghiên cứu không trả lời tất cả các câu hỏi về cafein đã nêu ra, nhưng ít nhất chúng ta có thể không phải lo lắng quá nhiều nếu thỉnh thoảng dùng một tách café mà có thể tổn hại đến phát triển hành vi con em của mình.
Điều an toàn nhất nên làm là hạn chế tối đa việc sử dụng café trong suốt thời kỳ mang thai; Nhưng nếu bạn quá thèm một tách, trước tiên hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
Việc xác định khối lượng caffein trong 100g cafe phụ thuộc vào cách pha chế, quy trình sản xuất của từng thương hiệu cụ thế.
Trọng lượng cafe có trong cốc (hoặc tách) nhiều khi cũng có sự chênh lệch nhất định (có người dùng cốc nhỏ, có người dùng cốc to) và lạm dụng cafe sẽ không tốt cho bạn.
|
Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, một tách nhỏ cafe mỗi ngày không gây hại cho sức khỏe mẹ và bé. Nếu nghiện cafe, thai phụ cũng chỉ nên giới hạn tối đa 2 tách nhỏ mỗi ngày (ước lượng một tách chứa khoảng 100mg caffein). Nếu có thể, nên sử dụng loại cafe đã được lọc bỏ caffein.
Bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, việc bỏ cafe đột ngột có thể gây nhức đầu, chóng mặt, kích thích buồn nôn… Bạn đang mang thai mà muốn bỏ cafe thì nên cắt giảm liều lượng đến mức tối thiểu trước khi bỏ hẳn.
Liều lượng caffein cho phép: Trước đây, nhiều nhà khoa học vẫn chấp nhận ngưỡng caffein an toàn cho thai phụ là dưới 300mg mỗi ngày, tương đương với một trong số nhóm thực phẩm sau:
- 3 tách cafe tan hoặc cafe phin pha loãng.
- 8 thanh chocolate loại thường.
- 6 cốc trà.
- 8 lon coca nhỏ.
- 8 lon nước uống tăng lực.
Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học của Hoa Kỳ mới đây lại công bố rằng, liều lượng caffein cho phép với thai phụ không nên vượt quá 200mg/ngày (tương đương 2 tách cafe / 5 lon coca nhỏ / 6 tách trà).
Nghiên cứu đã tiến hành trên 1063 phụ nữ Mỹ vẫn duy trì thói quen uống cafe trong quá trình mang thai. Kết quả: Nhóm phụ nữ uống trên 200mg caffein mỗi ngày có nguy cơ sảy thai gấp đôi nhóm phụ nữ uống ít cafe hơn.
Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo rằng, việc ngừng uống cafe sẽ tốt cho thai phụ, đặc biệt là nhóm thai phụ sảy thai liên tiếp.
Mối nguy khi lạm dụng cafe mỗi ngày
Những thập niên 80, nhiều nhà khoa học chống chỉ định tất cả các loại thức ăn, đồ uống chứa caffein với thai phụ. Giới chuyên môn lo ngại rằng, caffein là thủ phạm gây nên tình trạng chậm phát triển, nhẹ cân ở thai nhi.
Uống từ 3 đến 5 cốc cafe mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm ở thai phụ. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học San Francisco trên 1000 bà mẹ với thói quen uống cafe trong quý I của thai kỳ.
Ngoài ra, thai phụ uống nhiều cafe cũng làm tăng nguy cơ sảy thai (kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học London, Anh Quốc). Theo đó, chất caffein chứa trong cafe rất có hại cho sự phát triển của phôi thai. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên 600 phụ nữ mới bị sảy thai và 300 người mẹ đã sinh nở thành công về tần suất sử dụng cafe trong quá trình thai nghén. Kết quả: Nhóm phụ nữ sử dụng 3 tách cafe mỗi ngày có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi so với nhóm phụ nữ sử dụng ít cafe hơn.
Một số tác hại khác khi dùng nhiều cafe:
Uống nhiều cafe sẽ làm nhịp tim nhanh, khiến bạn buồn nôn, kích thích cảm giác lo lắng, bồn chồn và khiến cơ thể khó ngủ. Ngoài ra, chất caffein (có chứa trong cafe) sẽ làm giảm hấp thu một số khoáng chất khác trong cơ thể bạn như kẽm, sắt, canxi, magiê và gây mất vitamin nhóm B, nhóm C.
Uống nhiều cafe sẽ làm tuyến thượng thận tiết ra adrenlanin, tuyến tụy giải phóng glucagon. Hai hormone này làm lượng đường trong máu bạn tăng cao.
Ngoài ra, cafe còn làm tăng tích trữ cholesterol (nguy cơ gây xơ vữa động mạch) cho thai phụ.
Những phụ nữ uống cà phê hay trà trong giai đoạn mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở con cái họ, các bác sĩ Anh khẳng định.
Các chuyên gia cho biết: Chất cafein có thể tác động tới ADN của đứa trẻ từ lúc còn ở trong bụng mẹ, dẫn tới bệnh bạch cầu, một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em.
Để chứng minh điều này, các nhà khoa học trường ĐH Leicester đã xem xét kỹ lưỡng lượng chất cafein mà hàng trăm bà bầu đã hấp thụ rồi so sánh với các mấu máu lấy từ các đứa trẻ vừa chào đời.
Nhà nghiên cứu TS Marcus Cooke cho biết: "Rõ ràng có sự liên quan ở đây". Nghiên cứu trước đó cho thấy chất cafein có thể gây nguy hiểm cho gien, làm giảm khả năng hoạt động của các tế bào, không còn sức kháng cự trước các tác nhân có thể gây ung thư chẳng hạn như tia tử ngoại.
Sự tác động này có thể nhìn thấy rõ qua các tế bào máu ở trẻ mắc bệnh máu trắng. Các nhà khoa học biết rằng điều này diễn ra ngay khi bé ở trong bụng mẹ nhưng chưa nắm được cơ chế hình thành như thế nào.
Tham khảo thêm 10 thứ bà bầu cần tránh xa
Để sinh một em bé khỏe mạnh, thông minh, không chỉ chú ý về dinh dưỡng, người mẹ còn phải cẩn thận với những thủ phạm sau
Rượu
Uống rượu có thể gây ra hội chứng rượu bào thai, bao gồm các triệu chứng như cân nặng khi sinh thấp, các vấn đề y tế, và hành vi bất thường. Ngay khi bạn biết bạn đang mang thai, nên ngừng uống rượu.
Thuốc lá
Thuốc lá không chỉ không tốt cho cơ thể mẹ cũng không tốt cho chính em bé trong bụng mẹ. Hút thuốc trong thời kỳ mang thai làm giảm lượng oxy mà trẻ nhận được và làm tăng nguy cơ chảy máu, sẩy thai, ốm nghén. Hóa chất hít vào trong khi hút thuốc lá có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe khác với em bé. Giảm cân, sinh non, và thai lưu là những hậu quả có thể gặp nếu người mẹ thường xuyên hút thuốc lá trong kì mang thai.
Cà phê
Có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về cafein và việc mang thai. Một số người tin rằng cafein không có hại như người ta đồn đại. Tuy nhiên, FDA cảnh báo không nên uống thụ cà phê trong thời kỳ mang thai. Cafein đã được chứng minh là ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi. Cafein có trong cà phê cũng có thể gây hại vì nhà sản xuất thường thêm các hóa chất bổ sung để loại bỏ các chất cafeine. Cafeine cũng có thể làm tăng nguy cơ của vết rạn da. Nếu bỏ uống cà phê đột ngột có thể gây ra đau đầu, nên hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên giảm dần số lượng tiêu thụ trước khi đột ngột bỏ hẳn.
Lười tập thể dục
Tập thể dục vừa phải là hữu ích vì nó cải thiện trạng thái tinh thần của người mẹ và có thể tăng lưu lượng ôxy cho thai nhi. Tuy nhiên, quá gắng sức có thể gây nguy hiểm. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên giảm cường độ tập thể dục trong thời gian mang thai. Các hoạt động như đi bộ, bơi lội, yoga và được phổ biến cho phụ nữ mang thai.
Thiếu dinh dưỡng
Dinh dưỡng tốt là điều rất quan trọng để một đứa trẻ đang phát triển, đặc biệt là mẹ cần được nhận đủ axit folic. Thiếu acid folic có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Các bác sĩ đề nghị sản phụ cần ít nhất 400-1.000 microgram vitamin B mỗi ngày (khoảng 10 lần nếu bạn đã có một đứa con với dị tật bẩm sinh ống thần kinh),bắt đầu từ một tháng trước khi mang thai và trong suốt toàn bộ thai kỳ.
Các loại rau lá, nước cam, và các loại đậu là một số nguồn tự nhiên của axit folic.
Không khám định kỳ trước khi sinh
Đi khám bác sĩ thường xuyên rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Cơ thể trải qua nhiều thay đổi trong quá trình mang thai. Một số tác dụng phụ có thể được hoàn toàn bình thường, trong khi các tác dụng phụ khác có thể không. Khám bệnh thường xuyên giúp đảm bảo rằng em bé của bạn sẽ được sinh ra khỏe mạnh.
Các loại thuốc và các thảo dược: Luôn luôn cẩn thận về các loại thuốc hoặc các thảo dược dùng để điều trị bệnh tật. Nên dùng theo quy định của bác sĩ bởi những chất này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tiếp xúc với hóa chất
Trong thời gian mang thai, nên giảm tiếp xúc với hóa chất không tự nhiên, đặc biệt là thuốc trừ sâu trong thực phẩm. Nhiều người ăn sản phẩm hữu cơ, được trồng mà không có hóa chất. Biện pháp phòng ngừa đơn giản nhất cần làm trước khi ăn rau hoặc trái cây là rửa thật kỹ lưỡng. Ngoài ra, loại bỏ vỏ bề mặt bên ngoài của các loại sẽ tốt hơn vì hầu hết các thuốc trừ sâu sẽ phần còn lại bên ngoài của các loại rau hoặc trái cây.
Nhiều bạn tình
Nhiều bạn tình có thể làm tăng nguy cơ của STD, do đó có thể dẫn đến sinh non và các biến chứng thai kỳ, ví dụ như như trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc sinh non.
Các yếu tố khác
Nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi, bao gồm cả bệnh tim, tuổi của người mẹ (rủi ro cao nếu mang thai trước 15 tuổi và sau 35 tuổi), hen suyễn, căng thẳng quá mức hoặc trầm cảm, bệnh tật, và chảy máu. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bạn đang bị ảnh hưởng bởi bất kỳ những triệu chứng này.
Phụ nữ mang thai cần biết
Bổ sung sắt và can xi cho bà bầu
Bà bầu nằm ngửa
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không
10 điều phụ nữ nên tránh khi mang bầu
Dinh dưỡng khi mang thai
(st)