Sự trở lại của chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã trở lại bình thường và bất chấp sự bất tiện này, hầu hết phụ nữ cảm thấy hài lòng và bắt đầu quay lại với thói quen đã có từ trước đây.
Khi nào chu kỳ kinh nguyệt sẽ quay trở lại?
Thật khó để nói chính xác thời điểm nào thì nguyệt san sẽ bắt đầu xuất hiện với các phụ nữ sau khi sinh em bé. Bởi vì thời gian cô nàng đèn đỏ xuất hiện rất khác nhau ở mỗi chị em.
Có nhiều phụ nữ, khi sinh em bé xong phải mất rất lâu thời gian đèn đỏ mới xuất hiện trở lại. Nhưng lại có một số phụ nữ, nguyệt san xuất hiện khá sớm trong thời kỳ cho con bú. Điều này là hoàn toàn bình thường và tùy thuộc vào cơ thể, sự cho con bú và hoàn cảnh của bạn.
Thông thường nếu bạn cho con bú hoàn toàn thì thường sẽ có kinh sau tháng thứ 6 hoặc muộn hơn. Nhưng nếu bạn không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại từ 3 - 6 tuần sau sinh.
Theo đó, có vẻ như nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàm thì điều này sẽ giúp trì hoãn thời gian trở lại của nguyệt san, khiến nó xuất hiện muộn hơn. Ngược lại, nếu bạn không cho con bú sữa mẹ hoặc cho con bú bổ sung bằng sữa ngoài thì thời gian bị của bạn có thể sẽ trở lại sớm hơn và có thể bắt đầu trong vòng 3-8 tháng.
Nếu bạn đang cho con bú, thậm chí nguyệt san chưa xuất hiện ở bạn thì vẫn có thể bị rụng trứng. Vì vậy, nó có thể chứa đựng những yếu tố rủi ro khi nhiều mẹ thường dựa vào việc cho con bú sữa mẹ như là một phương pháp tránh thai thời kỳ này.
Một số mẹ đang cho con bú thường sử dụng sự mất kinh khi cho con bú như là một phương pháp tránh thai. Biện pháp này thực tế cũng có hiệu quả đến 98% nếu sử dụng đúng cách. Song một điều cần chia sẻ là biện pháp này có hiệu quả cao hay không hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bạn thường xuyên cho bé yêu bú trong bao lâu.
Điều đó nói lên rằng, nếu con bạn dưới sáu tháng tuổi và được cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong cả ngày và đêm thì bạn khó có khả năng mang thai sớm trong giai đoạn này. Nhưng nếu bạn cho con bú sữa mẹ không hoàn toàn thì bạn nên cẩn trọng. Bạn có thể bắt đầu thời kỳ nguyệt san của mình một lần nữa vào bất cứ thời điểm từ 6 tuần -3 tháng sau khi sinh đấy!
Các chị em nên nhớ rằng cơ thể của bạn sẽ phát hành một quả trứng khoảng hai tuần trước khi nguyệt san đến. Vì vậy, trừ khi bạn quá nhạy cảm với sự khác lạ của cơ thể mới phát hiện ra được.
Cho nên sẽ an toàn hơn nhiều nếu phụ nữ sau sinh sử dụng ngay một biện pháp ngừa thai hiệu quả ngay sau khi bạn bắt đầu quan hệ tình dục trở lại để loại bỏ hết những nguy cơ mà sẽ làm bạn có thể thụ thai ngay cả trước khi bạn đã có nguyệt san đầu tiên sau sinh nở.
Điều này xảy ra phụ thuộc vào 2 yếu tố chính – cơ thể bạn và cách bạn cho con bú. Nếu bạn không cho con bú, thì bạn sẽ thấy chu kỳ của mình xuất hiện trong khoảng 6 tuần sau sinh, nhưng cũng có người mất 8-10 tuần mới thấy.
Nếu bạn đang cho con bú, chu kỳ có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào sau khi sinh bởi lượng kích thích tố progesterone và estrogen, cần thiết cho quá trình rụng trứng và kinh nguyệt, giảm mạnh sau khi sinh. Nhiều chị em phải mất 12-18 tháng mới thấy “đèn đỏ” quay trở lại nếu cho con bú đều.
“Đèn đỏ” sau sinh có đều hay không?
Nếu bạn đang cho con bú sữa ngoài, chu kỳ đều đặn sẽ trở lại trong vòng 6 tháng sau sinh. Nhưng nếu chu kỳ của bạn bắt đầu trong thời gian bạn đang cho con bú, thì có thể mất từ 12 -18 tháng chu kỳ mới trở lại đều đặn bình thường. Số ngày và số lượng không thay đổi nhiều so với trước khi bạn mang thai.
Có thể mang thai trước khi chu kỳ trở lại không?
Có, bạn có thể, bởi vì bạn rụng trứng 14 ngày trước khi có dấu hiệu kinh nguyệt. Thời điểm rụng trứng sớm nhất sau khi sinh con là 21 ngày, vì vậy bạn cần sử dụng biện pháp tránh thai nếu “quan hệ” trong thời gian này.
Mất máu sau sinh?
Bạn sẽ trải qua thời kỳ chảy máu âm đạo sau sinh, được gọi là sản dịch, thường ra rất nhiều ở những ngày đầu và bắt đàu giảm bớt đi và hết sau 6 tuần. Nếu bạn đang cho con bú, việc mất máu sẽ nhiều lên mỗi khi bạn ăn uống, khi các kích thích tố sản sinh ra trong quá trình ăn uống, khiến tử cung bị co hẹp.
- Nếu sản dịch của bạn có mùi khó chịu, hoặc không mất đi sau 6 tuần, có thể bạn đã bị nhiễm trùng âm đạo hoặc bị nhiễm trùng trong tử cung do nhau thai bị sót lại. Nếu sản dịch dịch đã giảm đi đáng kể, nhưng sau đó lại đổi màu từ nâu đỏ sang đỏ tươi, đó cũng là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng.
- Nếu thấy bất cứ triệu chứng lạ nào, hãy đến gặp bác sỹ trước thời điểm 6 tuần để tìm hiểu nguyên nhân.
Cơ thể phụ nữ sau khi sinh con sẽ có ít nhiều thay đổi, trong đó “kỳ nguyệt san” sau sinh luôn được chị em đặc biệt chú ý bởi nó liên quan rất chặt chẽ với việc kế hoạch hóa gia đình.
Việc bắt đầu của vòng kinh sau khi sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó thành phần hormone và thời gian cho con bú đóng vai trò quan trọng.
Kì kinh Thông thường
Ở những người phụ nữ không cho con bú, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh, và phần lớn phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau sinh.
Những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường, chỉ có 15% phụ nữ có kinh trở lại sau 6 tuần.
Rất nhiều phụ nữ nghĩ rằng máu ra sau khi sinh là máu kinh, tuy nhiên đây là chất lưu còn lại trong tử cung thoát ra ngoài, thời gian ra máu tuỳ thuộc cơ thể mỗi người, có kể kéo dài nhất là từ 1 - 2 tháng vì thế bạn nên dùng băng vệ sinh và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng kín.
Nhiều chị em cho rằng sẽ không có sự rụng trứng cho đến khi có kinh lại, tuy nhiên cơ thể sẽ bắt đầu sự rụng trứng trong vài tuần sau khi sinh vì thế biện pháp tránh thai trong thời gian này rất quan trọng.
Sự thất thường
Thời gian mà kinh nguyệt sẽ trở lại với các phụ nữ sau khi sinh em bé khá thất thường và rất khác nhau. Hầu hết phụ nữ cho con bú thường nghĩ rằng họ sẽ có kinh nguyệt tối thiểu trong 6 tháng sau khi em bé được sinh ra. Nhưng đối với một số phụ nữ, khung thời gian này có thể kéo dài hơn một năm. Những phụ nữ không cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn nhưng nó vẫn có thể mất một vài tháng. Điều này là hoàn toàn bình thường.
- Sau khi sinh, khi cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ có một số những thay đổi nội tiết làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên không đều và thậm chí là không có kinh. Những thay đổi nội tiết này bao gồm sự tiết prolactin khi cho con bú làm cho hoạt động của cả hệ thống hạ đồi, tuyến yên và buồng trứng bị thay đổi.
Việc bắt đầu của vòng kinh sau khi sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. (Ảnh minh họa)
- Ngay cả sau khi kinh nguyệt đã xuất hiện một vài chu kỳ đầu tiên ở bạn thì nó vẫn có thể không đều. Thậm chí những chu kỳ này có thể khác hẳn với các chu kỳ trước khi bạn có con. Những thay đổi của các chu kỳ kinh nguyệt không đều sau khi bạn có em bé này có thể tiếp tục thay đổi vô thời hạn hoặc thậm chí thay đổi vĩnh viễn.
- Chỉ có một phần rất nhỏ số các chị em sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc thất thường như những chu kỳ khi chưa có em bé của họ, bất kể họ đang cho con bú. Tuy nhiên không thể biết chắc chắn bạn có rơi vào nhóm những phụ nữ này không bởi vì quá trình này không phải luôn luôn giống nhau ở mỗi phụ nữ sau khi đứa trẻ được sinh ra.
- Nhiều phụ nữ tin rằng họ không thể có thai một lần nữa cho đến khi chu kỳ nguyệt san sau khi sinh em bé của họ bắt đầu đi vào quỹ đạo đều đặn như trước kia. Song điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì cho dù chu kỳ nguyệt san không đều, sự rụng trứng vẫn luôn luôn xảy ra và khả năng có thai vẫn có khả năng xảy ra do buồng trứng vẫn còn hoạt động.
Do đó, trong khoảng thời gian này, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn lựa một biện pháp ngừa thai cho an toàn nếu bạn thực sự chưa sẵn sàng cho việc có thai thêm một lần nữa và hy vọng một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn như trước đây có thể xuất hiện trở lại.
Một số điều nên biết về kinh nguyệt sau khi sinh
Khoảng thời gian mà kinh nguyệt sẽ trở lại sau khi sinh em bé ở mỗi phụ nữ khác nhau, có thể là vài tháng, thậm chí vài năm sau khi sinh (khi nào họ dừng cho con bú thì kinh nguyệt trở lại). Và đương nhiên, khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại, chu kỳ nguyệt san này có thể khá bất thường hoặc khác biệt hẳn so với chu kỳ trước kia lúc bạn chưa mang bầu. Bởi vì kinh nguyệt có liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản của các chị em nên các bác sĩ chuyên khoa cũng coi đây là một cách tự nhiên ngăn ngừa sự mang thai thường xảy ra rất gần nhau.
- Ở những “kỳ nguyệt san” sau khi sinh, có thể máu kinh sẽ ra nhiều hơn và gây đau bụng nhiều hơn.
- Trong thời gian cho con bú, bạn nên thận trọng với các biện pháp tránh thai và cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn thích hợp.
- Những phụ nữ không cho con bú có thể lựa chọn nhiều biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, thuốc tránh thai, tính ngày rụng trứng dựa vào vòng kinh…
Ở những người phụ nữ không cho con bú, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh và khoảng 90% phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau sinh.
Còn với người cho con bú, chỉ có 15% phụ nữ có kinh trở lại sau 6 tuần. Tuy nhiên, họ đều có khả năng có thai. Hiện tượng rụng trứng có khả năng xảy ra trước khi có có kinh lần đầu ở người phụ nữ đang cho con bú tăng từ 33 - 45% trong 3 tháng đầu lên tới 64 - 71% trong tháng 4 đến tháng 12 và 87% sau tháng 12.
Trong 6 tháng đầu sau sinh, nếu người phụ nữ cho con bú hoàn toàn (90% dinh dưỡng của con từ sữa mẹ) và không có kinh thì người phụ nữ rất ít nguy cơ có thai, và không cần áp dụng một biện pháp tránh thai nào khác. Nguyên nhân là do khi cho con bú, prolactin gia tăng ức chế rụng trứng. Sau 6 tháng, hiệu quả tránh thai giảm xuống và cần phải áp dụng một biện pháp tránh thai khác. Hoặc nếu có kinh trở lại trong khoảng thời gian này thì cũng cần áp dụng biện pháp khác.
Sau sinh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn một biện pháp tránh thai an toàn. Ảnh: Hồng Vân
Ngay cả sau khi kinh nguyệt đã xuất hiện một vài chu kỳ đầu tiên ở phụ nữ sau sinh thì nó vẫn có thể không đều. Thậm chí những chu kỳ này có thể khác hẳn với các chu kỳ trước khi sinh con. Những thay đổi của các chu kỳ kinh nguyệt không đều sau khi bạn có em bé, có thể tiếp tục thay đổi vô thời hạn hoặc thậm chí thay đổi vĩnh viễn.
Chỉ có một phần rất nhỏ phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc thất thường như những chu kỳ khi chưa có em bé của họ, bất kể họ đang cho con bú. Tuy nhiên không thể biết chắc chắn bạn có rơi vào nhóm những phụ nữ này không bởi vì quá trình này không phải luôn luôn giống nhau ở mỗi phụ nữ sau khi đứa trẻ được sinh ra.
Nhiều người cho rằng họ không thể có thai một lần nữa cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh em bé của họ bắt đầu đi vào quỹ đạo đều đặn như trước kia. Song điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì cho dù chu kỳ kinh nguyệt không đều, sự rụng trứng vẫn luôn luôn xảy ra và khả năng có thai vẫn có thể xảy ra do buồng trứng vẫn còn hoạt động.
Do đó, trong khoảng thời gian này, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn lựa một biện pháp ngừa thai cho an toàn nếu bạn thực sự chưa sẵn sàng cho việc có thai thêm một lần nữa và hy vọng một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn như trước đây có thể xuất hiện trở lại.
Trong khoảng thời gian này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn lựa một biện pháp tránh thai cho an toàn nếu bạn thực sự chưa sẵn sàng cho việc có thai thêm một lần nữa và hy vọng một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn như trước đây có thể xuất hiện trở lại.
Rối loạn nguyệt san sau sinh? Coi chừng vô sinh sau này!
Chu kì nguyệt san của tôi rất thất thường, có khi hai tháng mới thấy một lần liệu có khó khăn cho lần thụ thai sau này không?Từ sau khi sinh em bé, chu kì “nguyệt san” của tôi thất thường hẳn đi. Có khi hai tháng mới thấy một lần, có khi một tháng có hai lần. Trước đây, “nguyệt san” của tôi chỉ trong 4 ngày, nay có lần lên tới 7-8 ngày, có lần cũng chỉ 3 ngày là hết.
Vì tôi đang cho con bú nên không dám dùng loại thuốc uống nào. Nhưng tôi lo lắng, “nguyệt san” thất thường như này thì liệu có khó khăn cho lần thụ thai sau này không (vì tôi vẫn muốn sinh thêm một em bé nữa). Tôi xin cảm ơn tư vấn của chị! (Huyền).
Trả lời
Bạn Huyền thân mến!
Như những gì bạn Huyền nói, bạn đã mắc chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh, khoảng 45% phụ nữ sau khi sinh mắc hội chứng này, biểu hiện có thể là đau bụng, kinh nguyệt khi nhiều, khi ít, hành kinh có khi vón cục v.v... Sản phụ có thể bị đau buốt, mệt mỏi, thậm chí giảm trí nhớ…
Nguyên nhân là do ở phụ nữ trong suốt thai kì và sau sinh, hormone nội tiết tố nữ đã bị đảo lộn, sự phát triển của các hệ bị ảnh hưởng, vì thế chu kì kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Thông thường từ 3- 8 tháng sau khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại, kì kinh sẽ trở lên ổn định như trước khi có con, tuy nhiên cũng có những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt tới vài năm.
Sự căng thẳng thần kinh, những vui buồn quá mức, thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột cũng gây rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân, thuốc thần kinh cũng làm thay đổi các hormone sinh dục, là nguyên nhân khiến chu kì kinh nguyệt của bạn bị đảo lộn.
Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn sau này. Vì vậy, nếu kinh nguyệt rối loạn tới hơn 8 tháng vẫn chưa ổn định, bạn nên đến các bệnh viện để được thăm khám, hỗ trợ điều trị.
Không nên tự ý mua bất kì loại thuốc nào để điều chỉnh chu kì kinh, nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Rong kinh sau sinh
Ăn kiêng sau sinh
Quan hệ vợ chồng sau khi sinh
Sau khi sinh bao lâu thì tập thể dục
Sau khi sinh bao lâu thì tắm gội được
Sau khi sinh có nên nịt bụng
(st)