Khi không được bố mẹ giáo dục trẻ dễ có ỷ lại và lười nhác trong công việc. Hãy tập cho bé những việc nhỏ để hình thành thói quen biết nghe lời và có trách nhiệm với công việc.
- Bạn hãy giao cho bé những việc nhỏ trong gia đình như quét nhà, dọn dẹp bát đũa chắng hạn và sẽ có khoảng thời gian cho bé làm. Nếu bạn đang dở tay, nên gọi bé đến bên rồi mới “phân công công việc” cho bé làm.
- Thỉnh thoảng, bạn cũng nên tỏ thái độ bằng cử chỉ như ánh mắt, hay động tác chân tay khi bạn đưa ra yêu cầu với con để chắc chắn rằng bé thật sự chú ý.
|
- Không nên la mắng hay quát tháo bé khi bé mắc lỗi. Bạn nên nhẹ nhàng nói với bé: “Lần sau con nhớ cẩn thận chú ý hơn nhé”. Đừng la toáng lên từ trong bếp.
- Thường xuyên quan sát xem bé để biết rằng bé đang thực hiện công việc của bạn yêu cầu và có những lời hướng dẫn góp ý cho bé kịp thời.
- Bạn nên động viên, khuyến khích và khen khi bé ngoan ngoãn làm việc.
- Bên cạnh khen, bạn cũng nên có những phạt khi bé không hoàn thành nhiệm vụ. Lúc bé không làm, hoặc không hoàn thành đầy đủ công việc bạn yêu cầu, hãy hỏi bé: “Ba/mẹ đã bảo con làm gì?”. Nếu con trả lời chính xác nhiệm vụ của mình, hãy nói: “Tốt lắm, giờ con làm ngay đi”.
- Bạn nên thỏa thuận với bé: “Nếu con không hoàn thành công việc thì con sẽ không được làm các việc khác mà con muốn như đi chơi, được quà,…”.
- Trẻ bắt đầu giận dỗi, hoặc tiếp tục phớt lờ, nên cho bé chút thời gian. Khi thoải mái trở lại, bạn tiếp tục nhắc nhở về công việc bé cần làm.
Thái độ của bố mẹ
Cứ khi nào bạn bảo trẻ không được làm một việc gì thì trẻ lại bắt đầu cố làm việc ấy một cách chậm chạp, cứ như không nghe thấy điều gì. Vì sao trẻ lại ngang ngạnh như vậy, bạn phải làm như thế nào để trẻ biết lắng nghe?
Trẻ không tự nhiên ngang ngạnh như vậy. Tuy nhiên, trẻ đang thử bạn nhưng không phải như kiểu mà bạn nghĩ. Ở lứa tuổi chập chững biết đi, trẻ đang cố gắng làm theo những chuẩn mực của hành vi và những qui tắc trong gia đình. Trẻ đang ở buớc chuyển tiếp giữa những chuẩn mực phải tuân theo và những thói quen thông thường của bản thân để đến một lúc nào đó, không cần có bạn ở bên cạnh, chúng cũng sẽ tự theo những quy luật ấy.
Thực ra, không khó để dạy trẻ mẫu giáo biết lắng nghe mà vấn đề là bạn cần có 'chiến lược' để đào tạo chúng. Dưới đây là những gợi ý hay cho bạn:
Thực ra, không khó để dạy trẻ mẫu giáo biết lắng nghe mà vấn đề là bạn cần có 'chiến lược' để đào tạo chúng.
1. Rõ ràng
Khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo còn giới hạn, vì vậy, bạn cần dạy con dứt khoát, đơn giản và thể hiện quyền hành rõ ràng. Trẻ sẽ khó chịu và chống đối nếu bạn cứ nói đi, nói lại mãi một đề tài và cũng khó lòng hiểu một câu nói dài lê thê: "Ngoài trời lạnh lắm, con đang bị bệnh nữa, mẹ muốn con mặc áo len vào trước khi chúng ta đi tới cửa hàng". Ngoài ra cũng đừng diễn đạt một vấn đề giống như một câu hỏi nếu thực sự con bạn không được phép chọn lựa như “Xe đến rồi, lên xe đi con!”, câu này có lẽ tác động mạnh hơn câu “Lên xe đi con?”
Những câu nói ngắn gọn, cô đọc và đầy đủ ý nghĩa sẽ giúp trẻ nhanh chóng hiểu thông điệp của bạn hơn.
2. Dứt khoát
Diễn đạt rõ những điều bạn muốn nói, không được dọa nạt hay hứa với trẻ những điều mà bạn không thực hiện. Nếu bạn nói với nhóc 2 tuổi rằng: "Con cần uống sữa sau khi ăn tối", đừng tán gẫu trong vòng 5 phút sau đó mà nên để thời gian đó để trẻ uống nước cam chẳng hạn. Hãy chắc chắn rằng ông xã bạn đã thống nhất và đồng ý với 'quy định' bạn đã đề ra với con, để tránh tình trạng 'trống đánh xuôi, kèn thổi ngược' khi nuôi dạy con.
Ngoài ra, đừng la hét, nói đi nói lại những mong muốn của bạn với trẻ. "Mẹ muốn con thế này...", "Mẹ muốn con thế kia..." - đó là ý muốn của bạn, chứ không phải mong muốn của trẻ. Với trẻ mẫu giáo, lời nói sẽ không hiệu quả bằng hành động. Nếu bạn muốn "Con hãy đặt cái ly lên bàn", hãy từ từ chỉ cho con cách đặt cái ly lên bàn và cho trẻ chút thời gian để làm theo chứ đừng thúc giục, cáu bẳn...
3. Củng cố các thông điệp của bạn
Trẻ sẽ ghi nhớ và tuân thủ 'luật lệ' tốt hơn nếu bạn thường xuyên nhắc nhớ trẻ. Ví dụ, hãy khéo nhắc con: "Đến giờ đi ngủ rồi" và nhấp nháy đèn để ra hiệu, hoặc ra hiệu bằng cách đặt tay lên vai con, nhẹ nhàng kéo sự chú ý của con khỏi món đồ chơi yêu thích và đưa con về giường, buông màn và vỗ về chúng ngủ.
4. Lời hướng dẫn thực tế
Nếu bạn nói với nhóc 2 tuổi rằng: "Cất đồ chơi đi!", bé sẽ nhìn quanh quẩn khắp phòng, ngơ ngác không hiểu ý bạn đâu. Để lời nói của bạn có sức nặng với trẻ, hãy nói cụ thể cái gì, việc gì, vật gì một cách rõ ràng. Ví như "Con cất cái hộp màu vàng đi". Khi trẻ đã hoàn thành thì mới nói con cất các đồ tiếp theo.
5. Động viên
La hét, hù dọa để trẻ làm theo mong muốn của cha mẹ, tất nhiên dễ có hiệu quả. Nhưng chắc chắn chẳng bậc phụ huynh nào cảm thấy thoải mái với cách đó. Hầu hết trẻ đều có phản ứng tích cực nếu bạn đối xử với chúng một cách thoải mái, vui vẻ, hoặc mượn lời một bài hát ngộ nghĩnh nào đó để truyền tải thông điệp của bạn. Ví như: "Vì sao con mèo rửa mặt, vì sợ đau mắt...", để bảo con đi rửa mặt... Đồng thời cũng đừng quên ngợi khen, động viên bé khi bé làm tốt.
6. Hãy làm gương
Các bé ở độ tuổi tiểu học sẽ ngoan và biết vâng lời hơn nếu bản thân cha mẹ là tấm gương sáng. Hãy tạo thói quen biết lắng nghe con mình một cách tôn trọng giống như bạn lắng nghe người khác. Nên nhìn vào con mỗi khi nó nói chuyện với bạn, lịch sự đáp lại, và không được ngắt lời mà để cho con nói hết rồi mới đáp lại. Trong khi con đang nói chuyện với bạn thì đừng nên quay mặt đi chỗ khác hay tự ý bỏ đi.
Theo các nhà giáo dục thì có ba việc mà các bậc phụ huynh không được quên nếu muốn con mình học hành giỏi giang. Đó là: Phải thường xuyên cùng học với con mình, phải tiếp xúc và biết rõ từng giáo viên và phải tham gia tất cả các cuộc hội họp hàng năm mà nhà trường tổ chức.
Cùng học với con
Các buổi tối, khi cùng học với con, bạn hãy khuyến khích con mình "giảng bài" cho mình nghe, như là chúng sẽ làm sau này trên giấy trắng mực đen rồi nộp cho thầy cô. Đây là cách chứng minh trẻ đã hiểu bài hay chưa.
Phụ huynh nên chú ý đến môn Văn của con mình. Thời nay, người lớn thường hay chê bai giới trẻ rằng chúng thiếu tính nhân văn, không cảm thụ nghệ thuật... Trong khi trên thực tế, người có thể giúp các em học tốt môn Văn không phải là thầy cô giáo mà chính là bố mẹ.
Cẩn thận khi phê bình
Có lúc bạn sẽ rất bực khi thấy đề tài cô giáo cho hay bài thi của trường sao mà... ngố quá như thế không biết. Nhưng bạn hãy cố gắng đừng nói các nhận xét bực bội của mình cho con nghe.
Phê bình thầy cô giáo của trẻ trước mặt chúng sẽ khiến hình tượng "người truyền đạt kiến thức" mà thầy cô giáo cố tạo ra trước mắt trẻ sẽ mất tác dụng. Cách hay nhất là phụ huynh nói chuyện trực tiếp với giáo viên
Chia sẻ và tin cậy
Các biến cố gia đình có khi ảnh hưởng lớn đến việc học của trẻ. Ví dụ như việc có thêm em bé và cảm thấy mẹ "cưng chiều và chăm sóc em bé nhiều hơn" hay việc cha mẹ ly dị.
Trong chừng mực có thể, hãy tâm sự chút ít về hoàn cảnh gia đình mình với các thầy cô, nhất là những sự việc mà bạn cho rằng có thể liên quan đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Một giáo viên biết rõ hoàn cảnh gia đình sẽ có cách đối xử thích hợp hơn với học trò của mình.
Học mọi lúc, mọi nơi
Học sinh cần được đi thăm thư viện, vườn thú, vườn cây và ngay cả... nhà hàng. Chúng càng tiếp xúc với thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh thì càng học dễ hơn trong lớp, trên bình diện quan sát và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, đừng tham công tiếc việc quá, hãy bớt chút thời gian của ngày nghỉ cuối tuần và đưa con bạn đi thăm thú nhiều nơi khác nhau.
Đừng kỳ vọng cao ở con
Có tham vọng cho con cái là điều tốt, nhưng đôi khi cha mẹ quên là "nhân vô thập toàn". Bạn cứ bảo con phải cố gắng đứng đầu lớp hay phải đỗ vào trường chuyên, lớp chọn... là không tốt chút nào, vì nói như thế thì con cái sẽ bị stress liên tục và trẻ sẽ học kém dần.
Nếu muốn con mình học khá hơn, cha mẹ có thể bàn bạc với cô giáo. Các thầy cô giáo sẽ có các phương pháp khác nhau để tạo điều kiện cho học sinh học tập. Trong trường hợp trẻ chưa đạt được điều mà bạn mong muốn, hãy khuyến khích và động viên chứ cũng đừng la mắng, có khi lại phản tác dụng.
(Theo webtretho)
Trong học tập, các con chúng tôi đều học giỏi môn toán, môn thể thao cũng luôn được điểm cao nhất. Nhưng mà môn văn, tiếng Việt thì cả hai cậu đều... ỳ ạch. Kết quả "lên voi xuống chó" là thường. Chồng tôi cũng giao cho tôi kèm cặp các con môn đó vì chồng tôi đã nhận dạy các con các môn tự nhiên.
Tuy vậy chúng tôi vẫn không phải là các nhà giáo, vì thế trong cách dạy con đôi khi cũng dùng các phương pháp không được "sư phạm" lắm, như bợp tai, đánh đít con chẳng hạn. Bạn hãy hướng dẫn cho chúng tôi cách dạy con cho chúng nghe lời."
6 nguyên tắc để bé biết nghe lời
Có lúc, bé rất vâng lời nhưng cũng có khi, bé ‘cứng đầu’, kiên quyết đi ngược lại mong muốn của cha mẹ. Bé cãi lệnh có thể do được nuông chiều, do lời nói của cha mẹ không có trọng lượng (vì bé rất nghe lời cô giáo hoặc một vài người thân trong nhà).
Không bao giờ là sớm để dạy bé biết nghe lời. Do đó, cha mẹ nên tham khảo một số gợi ý sau để giáo dục bé hiệu quả:
1. Hướng sự chú ý đến bé
Nghiêm mặt, hướng ánh mắt tập trung vào bé mỗi khi cha mẹ yêu cầu bé thực hiện một việc nào đó. Các bé sẽ biết nghe lời hơn nếu bạn ngồi đối diện hoặc bên cạnh, nhắc bé ăn hết bát cơm hoặc uống hết sữa trong cốc.
2. Lưu ý đến mệnh lệnh của cha mẹ
Nên trình bày rõ ràng ý của cha mẹ, không dọa nạt và cũng không nên nhắc tới phần thưởng. Nếu bạn nói với bé 2 tuổi: “Con cần phải uống sữa ngay” thì bạn nên tránh “buôn chuyện” dông dài tới 5-10 phút sau đó hoặc nhượng bộ bé bằng một cốc nước quả.
Liên tục hét lên, nhắc các bé tuân theo mệnh lệnh cũng không phải cách dạy bé hiệu quả. Bạn sẽ không buộc bé phải vâng lời nếu hét to: “Không được chạy qua đường”, cho dù lời cảnh báo này được đưa ra đến vài lần nhằm gây sự chú ý của bé (nếu bạn lơ là, bé vẫn dễ dàng băng qua đường). Tương tự, nếu cứ liên tục càu nhàu: “Để cốc nước lên bàn” có thể ép bé phải hoàn thành yêu cầu nhưng với tâm trạng không vui.
Đưa cho bé vài lời chỉ dẫn nhẹ nhàng để bé biết cách đặt cái cốc đúng chỗ trên bàn, bé sẽ nghe theo lời của mẹ với thái độ tích cực. Đảm bảo rằng chồng bạn cùng chia sẻ và tôn trọng nguyên tắc dạy dỗ bé, cho dù một người không hoàn toàn đồng tình với người kia.
3. Chỉ dẫn cần cụ thể
Nếu bạn nói với bé 2 tuổi: “Con để đồ chơi vào đó”, bé sẽ cầm đồ chơi, nhìn xung quanh phòng vì chưa hiểu phải đặt nó ở đâu. Vì thế, nếu muốn bé vâng lời thì mẹ nên giao cho bé những nhiệm vụ thật cụ thể, như: “Con đặt đồ chơi vào chiếc giỏ màu vàng này nhé”. Sau đó, nhấn mạnh với bé: “Tốt lắm, giỏ màu vàng ngay ở sau lưng con đấy”.
4. Chỉ dẫn kết hợp với hành động
Lời chỉ dẫn nên đi kèm với hành động, nhất là khi bạn muốn kéo bé ra khỏi những hoạt động hấp dẫn. Nếu bạn nói: “Đi ngủ thôi” thì ngay sau đó, nên đưa cho bé ám hiệu thị giác như bật đèn ngủ trong phòng, tín hiệu hình thể (kéo bé vào lòng vỗ về) và một loạt thao tác chuẩn bị khác (hướng bé đến giường, kéo chăn, chuẩn bị gối).
5. Đưa ra cảnh báo
Để bé nhận thức được giới hạn về giới hạn thời gian cho phép, nhất là khi bé say sưa với đồ chơi hay người bạn của bé. Trước khi bé rời khỏi nhà, nên nhắc bé rằng: “Mẹ con mình chỉ chơi bên nhà bạn Bin 20 phút thôi. Khi mẹ gọi, nghĩa là con cần đứng dậy, rửa tay và chào bạn để về nhà”.
6. Làm gương cho bé
Để bé biết lắng nghe, cha mẹ cần làm mẫu cho bé. Khi nghe bé trình bày ý kiến, cha mẹ cần chăm chú, phản ứng một cách lịch thiệp và không nên cáu kỉnh ngắt lời của bé. Nếu bé cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với cha mẹ thì bé sẽ tự nguyện lắng nghe và thực hành theo những lời mẹ nói.
Tham khảo thêm 5 nguyên tắc để dạy trẻ biết lắng nghe
Không phải lúc nào trẻ cũng sẵn sàng lắng nghe sự dạy bảo của cha mẹ. Đôi khi, trẻ tỏ thái độ bất hợp tác khiến bạn cảm thấy giống như đang nói chuyện với… đầu gối.
Những phương pháp dạy con vâng lời đơn giản và hiệu quả nhất sẽ thường xuyên được chuyên mục Làm mẹ của website Eva.vn chia sẻ cùng bạn.
5 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn dạy con biết lắng nghe hiệu quả.
1. Không để con làm việc riêng khi bạn đang nói
Không phải lúc nào trẻ cũng sẵn sàng lắng nghe sự dạy bảo của cha mẹ. Đôi khi, trẻ tỏ thái độ bất hợp tác khiến bạn cảm thấy giống như đang nói chuyện với… đầu gối.
Vì vậy, khi nói chuyện với con, bạn nên dừng lại tất cả các công việc đang làm và yêu cầu con thực hiện giống bạn. Chỉ khi trẻ không bị phân tâm, hoàn toàn tập trung vào câu chuyện thì những điều bạn nói mới ‘lọt’ vào tai chúng.
2. Nhìn thẳng vào mắt trẻ
Khi trẻ đã tập trung hoàn toàn, hãy nhìn thẳng vào mắt con và bắt đầu câu chuyện. Nhắc nhở trẻ thực hiện ngay những yêu cầu của bạn. Nếu trẻ trì hoãn “Cho con 10 phút nữa, để con chơi xong trò chơi này rồi con sẽ làm”, bạn sẽ không ‘đàm phán’ với đề nghị của trẻ mà ‘buộc’ trẻ thực hiện ngay những lời bạn nói.
3. Không lặp lại nhắc nhở nhiều lần
Nếu như bạn đã yêu cầu trẻ làm việc gì đó, nhưng trẻ vẫn chưa thực hiện thì bạn chỉ nhắc nhở lại 1 lần. Nếu bạn nói đi nói lại, trẻ dễ lầm tưởng bạn đang cáu giận và mắng chúng nên có tâm lý tránh xa bạn.
Sau khi nhắc nhở, nếu trẻ vẫn ngoan cố, hãy chỉ cho chúng thấy hậu quả của việc không nghe lời. Ví dụ: “Cha/mẹ đã nhắc nhở con dọn dẹp phòng mình 1 lần rồi. Nếu con không làm ngay bây giờ thì cha/mẹ sẽ không mua cho con bất kỳ thứ gì từ giờ đến cuối tháng’.
4. Đưa ra hình phạt phù hợp với từng độ tuổi
Nếu trẻ ương ngạnh không nghe lời, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có hình phạt thích hợp theo từng độ tuổi của trẻ. Chẳng hạn như, với trẻ nhỏ, hình phạt úp mặt vào tường có hiệu quả răn đe rất tốt.
5. Ngợi khen khi con vâng lời
Trẻ xứng đáng nhận được lời động viên, khích lệ của cha/mẹ khi chúng biết vâng lời. Đôi khi, một phần thưởng nho nhỏ như: 1 cái ôm, hay 1 que kem… thực sự là món quà vô giá giúp trẻ phấn chấn hơn rất nhiều.
Dạy con từ thuở lên 3
Nuôi con khỏe dạy con ngoan
Dạy con tiêu tiền
Dạy bé tập ngồi cho vững
Dạy bé tập đếm từ đơn giản đến phức tạp
Làm sao dạy con biết vâng lời
Hãy dạy con từ 'thủa trong thai'
(st)