Trứng gà là một trong những thực phẩm dinh dưỡng rất tốt phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tốt cho hệ thần kinh và sự phát triển của cơ thể, cải thiện trí nhớ, giúp đầu óc tỉnh táo, thúc đẩy tế bào gan tái sinh. Tuy nhiên, nếu các bà bầu không biết cách chế biến và sử dụng trứng gà hợp lý trong thai kỳ thì trứng gà không những bị mất tác dụng mà còn phản tác dụng đối với việc chăm sóc thai kỳ của bạn.
Nguồn dinh dưỡng từ trứng gà
Trứng gà chứa các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, natri, magie, photpho, đăc biệt là nguyên tố sắt cần thiết cho cơ thể. Đối với những người thiếu máu cũng nên ăn nhiều trứng gà để hấp thụ lượng sắt vừa phải.
Trứng cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao (loại protein có chứa các acid amin gần giống và cần thiết cho cơ thể người). Ngoài ra, trứng còn có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein. Các thành phần khoáng chất vitamin, sắt, canxi, magie có thể phân giải các chất gây ung thư.
Tác dụng của trứng gà với phụ nữ mang thai
Chúng ta đều biết trong trứng gà có chứa rất nhiều dưỡng chất mà không phải loại thực phẩm nào cũng có. Những loại dưỡng chất này lại đặc biệt tốt cho cơ thể nhất là phụ nữ mang thai. Vì vậy nó đương nhiên có lợi cho bà bầu.
Ngoài ra những người sắp làm mẹ nên ăn điều độ trứng gà để giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ sau này. Một số nghiên cứu khoa học còn cho biết, ăn trứng gà đầy đủ khi mang thai giúp thai nhi có làn da trắng hồng
Những người sắp làm mẹ nên ăn nhiều trứng gà để giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ sau này.
Lượng canxi dồi dào trong trứng gà và các vitamin mỡ hòa tan giúp cho việc phát triển khung xương của thai nhi.
Sử dụng trứng gà như thế nào?
Tuy nhiên các bà mẹ tương lai không nên ăn trứng gà sống bởi dễ gây lây nhiễm vi khuẩn, hơn nữa cũng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Trong trứng gà có chứa chất chống protein, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thực phẩm, gây ra cảm giác chán ăn, mệt mỏi, cơ thịt đau nhức. Ngoài ra ăn trứng gà sống phá vỡ chức năng tiêu hóa của cơ thể.
Có nhiều cách chế biến trứng gà, nhưng cách nấu nào đem lại nhiều dinh dưỡng nhiều nhất? Luộc trứng gà cung cấp 100% dinh dưỡng, xào trứng là 97%, chiên rán là 98%, đánh với sữa và nước sôi là 92%, ăn sống là 30 – 50%. Người sắp làm mẹ cần chú ý, không nên ăn trứng luộc trong nước trà, vì trong nước trà chứa acid, khi kết hợp với nguyên tố sắt trong tế bào gây ra kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến chức ăng tiêu hóa của dạ dày đường ruột.
Thai phụ cũng không nên ăn quá nhiều trứng gà nếu không làm thận quá tải, mỗi ngày chỉ nên ăn 2 quả là đủ.
Tuy trứng gà có chứa lượng can xi cao nhưng lượng canxi tương đối không đủ cho thai kỳ, cho nên ăn kết hợp giữa trứng gà và các loại sữa để bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời cần phối hợp nhiều loại thực phẩm cung cấp nhiều protein khác nhau như thịt, cá, tôm, đậu, đỗ, sữa…. cũng như các thực phẩm có nhiều vitamin và muối khoáng như rau, hoa quả…
Những thai phụ tăng cân quá nhanh hoặc những thai nhi được chẩn đoán quá to thì thai phụ nên hạn chế ăn trứng gà.
Hướng dẫn bà bầu ăn trứng gà đúng cách
Trứng gà là sự lựa chọn lý tưởng cho phụ nữ khi mang thai nhưng ăn trứng thế nào cho hợp lý, tốt cho sức khỏe thì không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng gà là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể, có giá trị dinh dưỡng cao bởi vì 100g trứng gà cung cấp: 14,8g protein, 11,6g lipid, 55mg canxi, 210mg phốtpho, 0,7mg Vitamin A.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có nồng độ cholesterol bình thường trong máu có thể ăn mỗi ngày một quả trứng mà không sợ béo hoặc làm tăng cao hàm lượng cholesterol. Ngoài ra, trứng là thực phẩm tập trung nhiều choline (một chất dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển não).
Phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường có thể ăn 1- 3 quả trứng mỗi tuần (tất nhiên bạn có thể ăn nhiều hơn một chút mà không cần lo ngại về điều gì cho sức khỏe của mẹ và bé).
Theo Monica C. Montag - một chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ - chia sẻ: “Không có lý do gì để kiêng trứng trong thời kỳ mang thai. Trứng là nguồn protein giá rẻ và tuyệt vời dành cho thai phụ. Trừ khi bạn có cholesterol cao, nếu không, không cần phải tránh ăn trứng. Trên thực tế, 2/3 lượng cholesterol được sản xuất bởi cơ thể đáp ứng với stress, chỉ 1/3 đến từ chế độ ăn uống. Vì vậy ngay cả thai phụ có hàm lượng cholesterol cao, kiểm soát căng thẳng là việc cần thiết để kiểm soát cholesterol. Do đó, bạn vẫn có thể ăn trứng với số lượng phù hợp”.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần ăn phối hợp thêm các loại thực phẩm khác như: tôm, cua, cá, thịt, sữa… để cung cấp thêm dưỡng chất và canxi trong quá trình phát triển của thai nhi. Bà bầu cần ăn cơm đủ no và bổ sung thêm chất đạm, chất béo để cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Gợi ý một số thực đơn với trứng gà cho mẹ bầu:
Trứng gà xào lá ngải
Tác dụng: An thai, giúp da bé trắng hồng
Nguyên liệu
- Lá ngải tươi 1 nắm to
- Trứng gà ta 2 quả
- Gia vị
- Hành khô
Chế biến
- Phi thơm hành khô bằm nhỏ, cho lá ngải đã rửa sạch và ráo nước vào xào nhanh tay, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi ngải đã tái cho thêm ½ bát ăn cơm nước vào đợi nước sôi trở lại.
- Đập trứng gà vào nồi ngải, đảo đều tay cho trứng quyện với lái ngải tầm 5 phút.
- Ăn nóng.
Trứng gà rất tốt cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
Trứng gà hấp lá mơ
Tác dụng: Nhuận tràng, ổn định men tiêu hóa trong dạ dày. Đây là món ăn dân dã nhưng tác dụng giải nhiệt rất hiệu quả.
Nguyên liệu
- Lá mơ 1 nắm vừa
- Trứng gà ta 2 quả
- Gia vị
- Lá chuối tươi 2 miếng to bằng tờ giấy A4
Chế biến
+ Lá mơ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát, trộn cùng trứng gà, thêm chút hạt nêm.
+ Cho vào bát, hấp vào nồi cơm lúc vừa nảy sang nút warm hoặc hấp cách thủy.
+ Bắc chảo lên bếp cho ráo nước, trải miếng lá chuối thứ nhất xuống chảo, dàn đều trứng trộn lá mơ lên rồi úp miếng lá chuối thứ 2 lên trên, đậy vung, đun nhỏ lửa cho trứng chín om là ăn được
Cả 2 cách chế biến này đều không dùng đến dầu ăn hay mỡ, rất tốt cho bà bầu vì bà bầu nên hạn chế bớt dầu, mỡ.
Trứng gà có thể chế biến được rất nhiều món để không bị ngán. (Ảnh minh họa)
Trứng gà xào đậu non
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc đẹp, ngon, giòn. Trứng có tác dụng bổ âm, làm tươi nhuận, bồi dưỡng máu…Củ năng có tác dụng thanh nhiệt. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn sẽ thu được chất dinh dưỡng toàn diện và có lợi cho sự hình thành, phát triển các cơ quan của bào thai.
Nguyên liệu
- 200g trứng gà
- 50g đậu Hà Lan non
- 50g củ năng
- 30g jambon chín
- 300g cánh gà
- 40g dầu thực vật
- 30g rượu gia vị
- bột năng hoặc bột bắp
- Gia vị
Cách chế biến
- Đậu Hà Lan nhặt rửa sạch, trần sơ nước sôi, để nguội
- Jambon cắt nhuyễn, củ năng bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn, muối, rượu gia vị, bột năng hoặc bột bắp, canh gà vào cùng rồi đánh đều.
- Đun dầu thật nóng, cho dung dịch trứng đã đánh vào xào nhanh.
- Khi món ăn đã có dạng hồ, thêm bột ngọt.
- Sau đó đổ tất cả ra đĩa, rải jambon, đậu Hà Lan non lên.
Trứng cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao (loại protein có chứa các acid amin gần giống và cần thiết cho cơ thể người). Ngoài ra, trứng còn có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein. Các thành phần khoáng chất vitamin, sắt, canxi, magie có thể phân giải các chất gây ung thư.
Tham khảo thêm một số sự thật về một số thực phẩm khi mang thai
1. Ăn chuối khi mang thai có thể bị dị ứng?
Đúng. Mặc dù chuối tốt cho cả mẹ và thai nhi nhưng có một vấn đề cần thận trọng. Chuối chứa chitinase (một loại enzyme) có thể gây dị ứng. Người bị dị ứng chitinase trong chuối có thể cũng bị dị ứng cao su hoặc một số loại hoa quả. Nghĩa là họ cần tránh mủ cao su, chuối, bơ và hạt dẻ. Nếu bạn có phản ứng dị ứng với cao su, quả bơ hay hạt dẻ thì bạn nên hỏi bác sĩ trước về việc ăn chuối khi mang thai.
Nhưng có một tin vui là những thai phụ bị dị ứng chuối rất hiếm.
Chuối giàu vitamin B6 - một trong 12 "thành viên" của gia đình vitamin B, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bào thai. Hệ thống thần kinh trung ương của bé cần vitamin B6 để phối hợp hoạt động, giúp bé phát triển và tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh dopamine, GABA và serotonin.
Các bác sĩ đề xuất, hàm lượng vitamin B6 dành cho phụ nữ mang thai là 1,9mg mỗi ngày, tương đương 2 quả chuối chín.
2. Ăn quá nhiều bí ngô có thể bị rối loạn tiêu hóa?
Đúng. Vì hàm lượng chất xơ của bí ngô cao. Phụ nữ mang thai nên ăn bí ngô với số lượng hợp lý (khoảng 2 bữa/tuần) gồm chè bí, canh bí, bí xào, bí ngô luộc... sẽ có lợi cho thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.
ư
Vì dồi dào chất xơ nên bí ngô giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt. Bên cạnh đó, bí ngô còn giúp điều chỉnh mức độ cholesterol; đồng thời, nó có khả năng duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ.
Không những thế, bí ngô có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho phụ nữ khi mang thai.
3. Ăn ngô khi mang thai làm cho em bé khi sinh ra sẽ bị ho?
Sai. Việc ăn ngô làm mẹ hay em bé sau này bị ho chưa có nghiên cứu nào khẳng định cả. Vì vậy các mẹ không nên loại bỏ ngô khỏi thực đơn khi mang thai vì nó có rất nhiều lợi ích với sức khỏe bà bầu.
- Bắp ngô cũng dồi dào axit folic. Ở dạng tự nhiên, axit folic là folate. Đây là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai vì nó có khả năng ngăn chặn khuyết tật ống thần kinh của bào thai như tật nứt đốt sống và dị tật thần kinh khác.
- Ngô có chứa thiamine, chất cần cho tế bào não và chức năng nhận thức ở bào thai. Thiamine còn giúp sản xuất acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh), tăng cường khả năng ghi nhớ của bé sau khi chào đời.
- Và cũng như bí đỏ, ngô rất giàu chất xơ, giúp bà bầu giảm táo bón và các vấn đề liên quan đến thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên, có một vấn đề các mẹ cần lưu ý khi ăn ngô, đó là không nên ăn ngô đóng hộp vì có nhiều muối. Điều này có thể khiến bà bầu tăng huyết áp hoặc bị phù. Bà bầu có thể chọn ăn ngô luộc, chè ngô, xôi ngô, soup gà ngô non... để thêm ngon miệng và khỏe mạnh khi mang thai.
10 kiêng kỵ ăn uống trong thời gian mang thai
TP - Danh mục những sản phẩm nguy hiểm rất ngắn. Hãy xem, thời gian mang thai nên tránh những gì!
1- Muối
- Nhất là trong nửa cuối thai kỳ sự thừa thãi muối có thể dẫn đến tình trạng giữ nước trong cơ thể, gây phù nề chân, tay và mặt. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa - nếu tình trạng phù nề không thuyên giảm sau giấc ngủ đêm; cùng lúc cần nhanh chóng loại bỏ thực đơn những món ăn mặn: cá khô, thịt hun khói, thực phẩm đóng hộp, bim-bim…
|
2- Thận trọng với trứng
- Rửa trứng kỹ trước khi luộc. Trường hợp vỏ trứng bị vỡ trong lúc luộc, cần phải chắc chắn nước luộc tiệt trùng. Trứng sống hoặc luộc “lòng đào” có thể bị nhiễm khuẩn Salmonell – không ăn! Cũng tránh xa những sản phẩm có trứng sống, thí dụ trứng đánh kem.
3- Pho-ma bị mốc và pho-ma mềm
- Ngoài hai dạng pho ma trên, cũng cần tránh các sản phẩm chế biến từ sữa chưa tiệt trùng. Cần gạt chúng ra khỏi thực đơn trong thời gian mang thai, bởi tất cả đều có thể bị nhiễm khuẩn dòng Listeria. So với người không mang thai, xác suất bị nhiễm của phụ nữ sắp có con cao gấp 20 lần. Bệnh có thể thâm nhập vào bào thai qua nhau thai, thạm chí cả trong trường hợp người mẹ không có triệu chứng khác thường, và dẫn đến tình trạng đẻ non, sảy thai hoặc những biến chứng tai hại đối với sức khỏe thai nhi.
4- Nước giải khát ngọt màu mè có ga
- Loại nước giải khát này không thích hợp đối với phụ nữ mang thai vì nhiều lý do: khí các-bo-nic tiềm ẩn trong chúng có thể gây mẫn cảm thái quá hệ tiêu hóa. Nước giải khát có mầu cũng là sản phẩm sử dụng mầu và hương liệu nhân tạo. Chúng không mang lại bất cứ thành phần khả dĩ cần thiết cho đứa trẻ, vả lại không dập tắt cơn khát và cung cấp quá nhiều đường cho cơ thể. Tốt nhất hãy né tránh, nhất là Cola, bởi sản phẩm này có chứa cofein – hợp chất làm tăng áp huyết.
5- Rượu
- Một số người cho rằng, một liều nhỏ bia hoặc rượu vang vô hại đối với thai nhi. Tất nhiên, nếu trong những tuần đầu thai kỳ vô tình phạm luật, có thể không gây tác hại nghiêm trọng, bởi tự nhiên “bảo hiểm” phôi thai trước những biến cố như thế. Tuy nhiên rất dễ gây rối loạn quá trính phát triển của thai nhi - trong những thời gian sau.
6- Gỏi sống và phở tái
- Tuyệt đối tránh xa những món ăn chế biến từ thịt chưa chín kỹ, đặc biệt các món gỏi sống, phở bò tái…Lý do: chúng thường là nguyên nhân nhiễm độc huyết tương mẹ và con. Những món khoái khẩu ấy cũng có thể chứa vi khuẩn Listeria đặc biệt nguy hiểm. Ngoài ra cần hạn chế các món thịt chế biến dạng hun khói, bởi chúng chứa các chất Nitơ gây ung thư và quá nhiều muối.
7- Lạc
- Những phụ nữ bị bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, mụn nhọt hoặc dị ứng với lạc không nên ăn dầu lạc cũng như các sản phẩm khác có chứa thành phần này. Nhờ thế có thể giảm thiểu nguy cơ xuất hiện bệnh dị ứng ở trẻ.
8- Cà phê đặc
- Chất cofein có trong cà phê xục rửa khỏi cơ thể những vitamin và nhiều thành phần vi khoáng có giá trị, nó cũng làm tăng áp huyết. Nhất là cà phê đặc. Thỉnh thoảng có thể uống một ly nhỏ cà phê pha loãng với sữa - nếu đối tượng mang thai khỏe mạnh.Tuy nhiên nên nhớ, tình trạng ngái ngủ buổi sáng thường gặp của phụ nữ mang thai phần lớn do hậu quả hoạt động của các hormone (chủ yếu vào đầu thai kỳ), hoàn toàn không phải vì lý do cơ thể cần cofein.
9- Những bánh ngọt có màu
- Nếu trong thực đơn quá nhiều đường đơn, tức các loại bánh ngọt, kem…nó sẽ loại bỏ những thành phần vi khoáng quan trọng của cơ thể và làm người béo phì. Ăn nhiều bánh ngọt trong thời gian mang thai cũng là nguyên nhân nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có tiểu đường thai nghén, viêm nhiễm âm đạo nhiều lần, nhiễm độc dạ dày. Tạm chia tay bánh ga tô, bởi thường có trứng gà tươi trong thành phần.
|
10- Một số thảo dược
- Một số thảo dược tác dụng mạnh hơn tân dược! Đặc biệt nguy hiểm đối với người mẹ tương lai là nhân sâm, hublông….bởi chúng gây nhiều tác hại với phôi thai. Cũng cần tránh xa những cây lá có tính lợi tiểu và lô hội, bởi chúng có thể gây tình trạng cơ thể mất nước và xuất huyết các cơ quan trong vùng xương chậu.
Bà bầu ăn trứng ngỗn
Đổi món với trứng gà cho bà bầu
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Món ngon giúp mẹ bầu thanh nhiệt
Bà bầu nên ăn gì để con thông minh
Bà bầu lạ miệng với cơm cuộn trứng Omura -
(st)