Khi chuẩn bị chọn mua nhẫn cưới, các cô dâu chú rể không chỉ quan tâm tới các kiểu dáng nhẫn mà còn chú ý lựa chọn những chữ cái, con số để khắc lên nhẫn, làm kỷ niệm ghi dấu về ngày cưới trọng đại. Có người chỉ khắc trong nhẫn, có người lại chọn khắc chữ lên cả mặt trong và ngoài nhẫn, tuy nhiên khi khắc lên mặt ngoài, các chữ cái dễ bị mòn đi theo năm tháng do va chạm của tay.
Các đôi uyên ương thường chọn chữ cái đầu tiên trong tên và ngày tổ chức đám cưới để khắc lên nhẫn.
Chính các cửa hiệu trang sức nơi bạn mua nhẫn cũng sẽ cung cấp dịch vụ khắc nhẫn cho bạn và sẽ bảo hành, khắc lại nếu các chữ số mờ đi. Khi chọn chữ cái để khắc lên nhẫn, bạn nên chọn những câu ngắn gọn vì diện tích khắc được trong nhẫn không nhiều. Báo Ngôi Sao sẽ gợi ý cho bạn một số ý tưởng để chọn chữ, số khắc lên nhẫn:
Tên cô dâu chú rể và ngày tháng có ý nghĩa
Đây là những chữ cái, con số phổ biến nhất khi các đôi chọn khắc lên nhẫn cưới. Thông thường, vị trí tên ở hai nhẫn có thể đảo ngược cho nhau. Ví dụ, trên nhẫn cưới của chú rể, bạn có thể khắc theo thứ tự: "Tên cô dâu - hình trái tim biểu tượng cho tình yêu - tên chú rể", ngược lại, trên nhẫn cưới của cô dâu bạn có thể chọn khắc theo thứ tự: "Tên chú rể - hình trái tim - tên cô dâu". Để ngắn gọn, bạn có thể chỉ khắc chữ cái đầu của tên.
Ngoài việc khắc tên, nhiều đôi uyên ương cũng băn khoăn đến việc khắc ngày cưới lên nhẫn. Bởi nếu hai bạn mua nhẫn trước khi quyết định chắc chắn ngày tổ chức hôn lễ, bạn sẽ chưa có ngày cưới cụ thể, thay vào đó, hai bạn nên chọn khắc ngày đầu gặp gỡ, hay ngày chính thức yêu nhau hoặc một con số có ý nghĩa đặc biệt. Bạn cũng có thể khắc tên mùa và năm hai bạn định thành hôn, ví dụ như: "Mùa xuân 2012, Mùa thu 2013"...
Biệt danh của hai người
Nếu hai bạn thường gọi nhau bằng những cái tên âu yếm thì hai bạn có thể khắc tên gọi này vào nhẫn, ví dụ như khắc tên Mèo con, Gà béo...
|
Khắc những tên gọi yêu thương vào nhẫn sẽ giúp nhẫn bạn khác biệt. Ảnh: Lan Itou. |
Biểu tượng đơn giản
Đôi khi một biểu tượng tình yêu lại có sức mạnh hơn các từ ngữ, ví dụ như hình hai trái tim lồng vào nhau hay hình đôi chim bên nhau...
Forever/True love
Một thông điệp đơn giản nhưng hàm chứa một ý nghĩa vô cùng quan trọng - ước mơ về một tình yêu bất diệt. Với ý tưởng này, hai bạn cũng có thể khắc kèm theo tên viết tắt hoặc ngày cưới tùy theo sở thích.
|
|
"AMOR VINCIT OMNIA" (Tình yêu sẽ chiến thắng tất cả)
Dòng chữ này được khắc trên cặp nhẫn chứa đựng sức mạnh huyền bí, trở thành nguồn động lực giúp hai bạn vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
Một cụm từ trong bài hát
"Trọn đời dấu yêu..." hay "All u need is love...". Cụm từ thật sự có ý nghĩa với bạn? Quan trọng là nó đủ ngắn để có thể khắc vừa với vòng tròn của chiếc nhẫn cưới bạn nhé.
Một ý niệm được sùng bái
Tình yêu là điều duy nhất có khả năng chế ngự và làm đầy thời gian vĩnh cửu. Nó chứa đựng niềm tin và cả yếu tố tâm linh huyền bí. Nếu hai bạn cùng sùng bái 1 ý niệm thì có thể khắc điều đó lên nhẫn để cùng nhau tôn thờ và lưu giữ mãi mãi.
|
|
|
|
|
Biểu tượng
Đôi khi một biểu tượng lại có sức mạnh biểu cảm hơn những ngôn từ hoa mĩ nhất trên thế gian mà hai bạn có thể diễn tả bằng lời. Một hình trái tim lồng vào nhau, một biểu tượng hòa bình hay bất kì điều gì khác thực sự có ý nghĩa đối với hai bạn cũng sẽ trở thành biểu tượng của nguyện ước mà hai bạn muốn gửi gắm.
|
|
Một cụm từ đặc biệt
Hãy chọn một cụm từ thật riêng tư mà chỉ hai bạn mới có thể hiểu được ý nghĩa của nó. Bí mật đó sẽ tạo nên một sự quyến rũ đặc biệt.
Pride: Niềm tự hào
Một cụm từ trong lời thề nguyện khi đám cưới
Trong thời gian trước hoặc khi làm đám cưới, cô dâu và chú rể thường có những lời thề nguyện thể hiện tình cảm và ý nguyện với nhau. Đó là sự tôn trọng, niềm tin, tình yêu vĩnh cửu mà hai bạn cho là thiêng liêng và muốn khắc ghi lại trên cặp nhẫn cưới.
Ý tưởng đến từ một bài thơ hoặc một câu chuyện văn học
Một cụm từ thật ngắn gọn xuất phát từ một bài thơ hay một cuốn sách mang ý nghĩ biểu trưng cho tình yêu của hai bạn cũng sẽ là một ý tưởng tuyệt vời để khắc ghi đến trọn đời.
Thma khảo thêm Một số lựa chọn của sao:
|
|
|
|
|
|
|
Hãy dành ra chút thời gian quý báu trong những ngày bận rộn "trăm thứ công việc" này để chọn cho người bạn đời mình chiếc nhẫn trăm năm hoàn hảo nhất bạn nhé. 7 mẹo chọn nhẫn cưới dưới đây sẽ giúp cho "việc trọng đại" được đơn giản hơn rất nhiều.
1. Làm khảo sát
Đừng vội vàng lao ngày vào cửa hàng đồ trang sức và quyết định chi một đống tiền chỉ cho một chiếc nhẫn, bạn nên nghiên cứu xem liệu chiếc nhẫn bạn mua có đáng giá tiền đó không. Bạn cần phải tìm ra giá trị của chiếc nhẫn và chất liệu nhãn nào sẽ hợp với sở thích của bạn hơn cả. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu chiếc nhẫn có độ vàng thật như thế nào?
2. Tìm hiểu sở thích của các cô dâu
Hãy hỏi những cô dâu khác xem học thích nhẫn vàng hay nhẫn bạc. Nhiều cô dâu thích nhẫn vàng và một số khác lại thích vàng trắng. Bạn cũng có thể đặt loại nhẫn mạ bạc. Vàng trắng chỉ là một nguyên liệu kim loại khác phủ lên giúp nhẫn sẽ không chóng hỏng.
3. Tìm trên các trang web
Bạn có thể ngắm rất nhiều loại nhẫn trên mạng bằng việc lượn qua các cửa hàng online và tìm ra chiếc nhẫn hợp sở thích. Bạn có thể lựa chọn chiếc nhẫn tốt hơn trên mạng, vì rất nhiều người kinh doanh lên mạng bán hàng. Tuy nhiên, thật khó để kiểm tra chiếc nhẫn qua máy tính và nó không ở trong tay bạn. Vì vậy, bạn cần cẩn thận hết mức với một số trang web nhất định.
4. Ngân sách
Nam giới thường chuẩn bị sẵn tiền khi đến lễ cưới hay chọn ra loại nhẫn làm bạn cảm thấy hạnh phúc. Những chiếc nhẫn cưới chính là biểu tượng sự ràng buộc giữa bạn và chồng mình. Giá của một chiếc nhẫn cưới có thể trong khỏng từ 200$ dến 900$, khá là đắt. Vì vậy, việc chuẩn bị tiền là rất cần thiết. Bạn cần biết rằng, các bạn cũng cần một tuần trăng mât nữa, vì vậy, chuẩn bị tài khoản sẽ rất hữu ích.
5. Thẩm định nhẫn
Với nhẫn cưới và phụ thuộc vào nơi bạn mua chúng, bạn luôn cần thẩm định chúng. Cửa hàng cầm đồ hay những hiệu trang sức có thể những chiếc nhẫn vượt quá giá trị vốn có. Bạn nên cố tìm một thẩm định viên tốt trước khi để chiếc nhẫn được thẩm định.
6. Mua trực tuyến
Có hàng tá những trang web onlien có rất nhiều nhẫn đẹp mà bạn không thể thấy ở những cửa hàng trang sức thông thường. Khi bạn mua một chiếc nhẫn cứoi trên mạng, hay cố gắng để nó được vận chuyển qua đêm. Bạn không muốn tổ chức đám cưới mà không có nhẫn đó chứ?
7. Khắc lên nhẫn
Khắc lên nhẫn là điều ngọt ngào nhất bạn có thể làm cho người bạn đời. Những từ ngữ đơn giản được viết bên trong hay bên ngoài nhẫn có có thể mang nhiều ý nghĩa hơn cả. Bạn có thể đặt tên 2 bạn vào bên trong nhẫn hay chỉ đơn giản là khắc chữ " I love you" lên đó.
Chọn nhẫn cưới giống như chọn chồng
Vì nhẫn cưới sẽ là vật đeo cả đời, nên dành thời gian, công sức chọn đến khi nào trái tim bạn cảm thấy đây đúng là chiếc mình mong muốn thì hãy mua.
Chiếc nhẫn cưới, theo cách nghĩ đơn giản, sẽ chỉ là một món đồ trang sức không thể thiếu cho mỗi đám cưới; nhưng hiếm ai biết rằng có cả một kho lịch sử đằng sau biểu tượng thể hiện cho sự ràng buộc của hôn nhân ấy. Ngày nay có nhiều người đo tình yêu bằng sức nặng của kim cương, cũng có những người lại nghĩ cần gì nhẫn nhiếc lằng nhằng, tấm lòng là chính, nhưng nếu bạn biết hết được ý nghĩa của chiếc nhẫn, có lẽ bạn sẽ nghĩ khác.
Từ thời La mã cổ xưa cho đến tận bây giờ, có ba chiếc nhẫn mang ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc đời một người phụ nữ (theo phương Tây): engagement ring (nhẫn đính hôn), wedding ring (nhẫn cưới) và eternity ring (nhẫn vĩnh cửu). Văn hóa này cũng đang dần dần du nhập vào các nước phương Đông, mà theo tôi nghĩ là tốt chứ không phải bắt chước học đòi, đó là "quyền lợi" người phụ nữ nên được hưởng từ phía người khác phái khi mà khái niệm trọng nam khinh nữ đã dần được xóa bỏ.
Chiếc nhẫn đính hôn là món đồ trang sức mà người con trai tặng cho người con gái mình yêu khi anh ta cảm thấy muốn gắn bó trọn đời với cô gái đó. Nếu cô gái đồng ý đeo nhẫn có nghĩa là đồng ý gắn bó cuộc đời mình với người con trai kia. Đồng thời đó cũng là một thử thách đầu tiên đối với cả hai người, vì chiếc nhẫn không đơn thuần chỉ là một món quà tặng, mà nó còn là biểu hiện của tình yêu, sự ràng buộc, lòng trung thành, sự trung thực, tin tưởng lẫn nhau và quyết tâm gắn bó.
|
Nhẫn cưới thường trơn tròn, không đính kim cương. Ảnh: IM. |
Chiếc nhẫn đính hôn hình tròn không có điểm đầu, không có điểm cuối, không có sự đứt đoạn thể hiện một mối quan hệ bền vững. Thường nhẫn đính hôn làm bằng vàng trắng hoặc platinum, với một hạt đá hoặc kim cương duy nhất để thể hiện sự vĩnh hằng và duy nhất của tình yêu mà hai người sẽ dành cho nhau. Cũng như nhẫn cưới, cô gái đeo nhẫn đính hôn ở ngón đeo nhẫn (ngón thứ tư) tay trái, vì nghe truyền rằng, ngón thứ tư tay trái có một đường mạch máu chạy thẳng lên tim.
Nếu như nhẫn đính hôn chỉ có một chiếc dành cho cô gái, thì nhẫn cưới lại là một cặp, thường là giống nhau. Ý nghĩa về sự gắn bó của cặp nhẫn cưới cũng tương tự, nhưng lên tới một mức độ nghiêm túc hơn, đó là trách nhiệm và để khẳng định chính thức họ là vợ chồng. Mỗi khi nhìn vào chiếc nhẫn, họ biết mình sẽ phải có trách nhiệm đối với người vợ hoặc chồng của mình, kể cả lúc vui hay buồn, lúc đầy đủ hay khó khăn... Cặp nhẫn cưới có thể được khắc tên, ngày cưới hoặc một thông điệp riêng tư nào đó ở mặt trong của cặp nhẫn để thể hiện những điều thầm kín mà khi nhìn vào, họ sẽ ngay lập tức nhớ đến nhau.
Một chiếc nhẫn nữa mà có lẽ ít ai để ý, đó chính là chiếc nhẫn vĩnh cửu (Eternity ring) mà người chồng sẽ tặng vợ sau một thời gian chung sống. Chiếc nhẫn vĩnh cửu có rất nhiều ý nghĩa, và có thể được trao vào nhiều dịp khác nhau (thay cho nhẫn cưới, sau khi sinh đứa con đầu tiên, kỷ niệm ngày cưới, dịp đặc biệt của hai người...) nhưng thường là được người chồng tặng cho vợ vào dịp kỷ niệm đám cưới bạc, vàng, kim cương... Nhẫn vĩnh cửu có ý nghĩa là một vòng tròn của tình yêu và cuộc sống. Cũng với cùng chất liệu như nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới, nhưng nhẫn vĩnh cửu thường có một vòng hạt đá hoặc kim cương chạy vòng quanh mặt ngoài của chiếc nhẫn. Vì với vòng hạt kim cương ở ngoài, chiếc nhẫn sẽ không bao giờ có thể bị cắt được (thường nhẫn vĩnh cửu phải làm để vừa tay chứ không thể cắt cho nhỏ lại được do vị trí hạt là cố định, nếu cắt thì sẽ mất hạt), biểu tượng cho một vòng tuần hoàn của tình yêu không gì có thể chia cắt.
Có nhiều người khá mê tín khi toàn bộ nhẫn cưới họ sẽ đặt để làm chứ không bao giờ mua nhẫn làm sẵn rồi đem đi sửa cắt lại cho vừa tay, vì họ cho rằng, cắt chiếc nhẫn nghĩa là tình yêu của họ sẽ không bao giờ được vĩnh hằng.
|
Vợ chồng tôi tốn nhiều thời gian đi chọn nhẫn cưới. Ảnh: Mai Nguyễn. |
Chọn nhẫn cưới có thể rất thú vị nhưng cũng dễ stress vì mất nhiều thời gian. Ở nước ngoài, có khi phải mất đến hai tháng mới có thể đặt được một cặp nhẫn (do họ phải cắt cho hợp với tay mình, đặc biệt nếu mua nhẫn có kim cương thì họ sẽ phải làm mới từ đầu vì thường nhẫn có hạt sẽ rất khó cắt). Nhẫn cưới thường là một cặp vàng trơn, làm bằng vàng hoặc vàng trắng, ngoài ra còn có platinum (đắt hơn vàng) và titanium (rẻ hơn vàng). Vàng đeo một thời gian rất dễ bị xước và phải bảo quản liên tục, platinum thì hầu như không bị, nhưng giá có thể đắt gấp rưỡi hoặc gấp đôi vàng trắng.
Chúng tôi theo số tiền có được thì quyết định chỉ mua vàng trắng 18k, nhưng nhẫn cô dâu thì sẽ có một vòng 9 hạt kim cương nhỏ trên mặt nhẫn (vì tôi sợ đeo nhẫn trơn trông hơi già) để thể hiện nữ tính. Còn Giò thì quyết định chỉ đeo nhẫn trơn không có hạt, thực ra trông cũng sẽ nam tính hơn rất nhiều. Chính vì quyết định đó mà chúng tôi tốn khá nhiều thời gian đi khoảng 20 cửa hàng để chọn một cặp nào đó mà vừa có một chiếc có kim cương và một chiếc trơn, nhưng lại phải thiết kế giống nhau (oái oăm thế!). Một số nơi có thì mất đến 12 tuần để làm form nhẫn (mà 4 tuần nữa là đến đám cưới rồi). Mãi về sau chúng tôi mới tìm được một cặp khá ưng ý tại Leslie Davis (Ernest Jones) trên đường Oxford, London, và cũng chỉ mất có 2 tuần để đặt nhẫn, mừng quá!
Bí quyết để chọn nhẫn cưới là "lắng nghe trái tim mình", chọn nhẫn cũng như chọn chồng vậy, vì chiếc nhẫn cưới sẽ là vật đeo cả đời, nên dành thời gian, công sức chọn đến khi nào trái tim bạn cảm thấy đây đúng là chiếc mình mong muốn thì hãy mua. Ngoài ra, nếu bạn có nhẫn đính hôn thì nên chọn nhẫn cưới hợp với nhẫn đính hôn vì sẽ đeo cả hai nhẫn cùng một ngón tay thành một cặp. Thông thường tại các cửa hàng, họ cũng sản xuất nhẫn đính hôn và nhẫn cưới thành một cặp. Ví dụ như dưới đây là một cặp nhẫn cưới và đính hôn. Cái nhẫn cưới này giống với nhẫn của tớ (9 hạt, riêng nhẫn đính hôn của tớ thì giống cái trên cùng).
Tiếp đó là nên để chú rể có tiếng nói trong việc chọn nhẫn. Cô dâu chọn cái mình thích, chú rể chọn cái chú rể thích (theo chủ đề chung) thì cả hai sẽ đều hài lòng (tất nhiên là sẽ tốn thời gian công sức hơn là một người quyết định). Ngoài ra, nếu bạn thích kim cương thì cũng nên biết qua các kiểu cắt của kim cương, vì không phải kiểu nào cũng hợp với tay mình. Ví dụ tay tôi ngón nhỏ, đeo kim cương cắt kiểu công chúa thấy rất đẹp, nhưng tay ai hơi to đeo thế trông lại buồn cười, mà có thể cắt vuông góc lại đẹp hơn. Ngoài ra kim cương xịn là kim cương nhìn trong suốt, không có màu ở bất kỳ góc ánh sáng nào, chứ nhìn mà thấy có màu cẩn thận mua phải kim cương giả.
Ý nghĩa của các loại nhẫn cưới
Vào thời đại của đế chế La Mã, chiếc nhẫn kim cương được xem là vật làm tin khi người đàn ông muốn hỏi cưới một người phụ nữ anh ta yêu. Vào thời đại ngày nay, cặp nhẫn cưới trở thành vật đính ước của hai người với sự chứng kiến của gia đình và những người thân thiết, như một lời hẹn ước trước khi tổ chức lễ cưới.
Trên thị trường trang sức cưới hiện nay có rất nhiều loại nhẫn cưới phù hợp cho điều kiện và sở thích của các cặp uyên ương. Theo như trong truyền thuyết về nhẫn cưới, chúng ta có những quan niệm về ý nghĩa của các loại nhẫn cưới như sau:
Kim cương - biểu tượng của sự vĩnh cửu
Vì sao phải chọn nhẫn cưới đính kim cương? Người ta tin rằng viên kim cương nắm giữ sức mạnh khiến cho lời thề nguyền trong lễ cưới trở nên bất tử. Là thứ đá quý cứng nhất trong thiên nhiên, kim cương đã chiếm vị trí độc tôn cao quý của mình qua nhiều thế kỷ.
Cặp nhẫn “chàng”, “nàng”
Thay vì sử dụng một cặp nhẫn giống nhau cho cả nam và nữ, các dạng nhẫn đính hôn thường được thiết kế có kiểu dáng khác nhau riêng cho “chàng” và “nàng”. Nhẫn cho “chàng” vẫn trung thành với kiểu dáng giản dị, còn nhẫn cho “nàng” thì thường cầu kỳ hơn, đặc biệt hơn và có gắn đá.
Vàng - thủy chung, son sắt
Nhẫn cưới luôn được làm bằng vàng. Lý do là vì đây là một thứ nguyên liệu quý giá và hiếm có. Ngày nay, có thể nói đa số mọi người đều đã có khả năng sắm cho người vợ hoặc chồng tương lai một chiếc nhẫn vàng. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều người coi trọng ý nghĩa hôn nhân cần được thử thách với những khó khăn trong cuộc sống, cũng như vàng được nung già trong lửa.
Nhẫn khắc chữ
Thông thường đối với nhẫn đính hôn kiểu cặp đôi, nhiều cặp cô dâu, chú rể tương lai rất ưa thích kiểu chạm khắc vào mặt sau của nhẫn với tên, tên Thánh, ngày gặp mặt đầu tiên, ngày kỷ niệm của riêng hai người... nhằm để khiến đám cưới của mình trở nên đặc biệt hơn.
Bạn có biết ý nghĩa nhẫn cưới của các nước?
Nhẫn cưới không đơn thuần chỉ là một cặp nhẫn bằng vàng mà các cặp uyên ương trao cho nhau mà chúng có những ý nghĩa khá thiêng liêng. Trước hết “cặp vòng tròn” hoàn hảo ấy luôn được coi là biểu tượng của một tình yêu bất diệt. Nhưng với mỗi kiểu cách hay chi tiết khác nhau của mỗi nền văn hóa lại mang một ý nghĩa khác biệt nhau nữa. Chẳng hạn, theo truyền thống của người Ấn Độ thì người phụ nữ có chống sẽ đeo nhẫn ở ngón chân cái chứ không đeo nhẫn ở ngón áp út.
Nhẫn chạm khắc của người Hawaii
Những đôi tân hôn người Hawaii thường trao cho nhau những cặp nhẫn được chạm khắc tên của cô dâu chú rể trên đó. Những ký tự được trạm khắc thường có kết cấu khá tinh vi, được thiết kế bằng chữ cổ và cũng thường được chạm màu tối để nổi bật trên nền bằng vàng của cặp nhẫn.
Nhẫn Claddagh của người Ai-len
Đặc điểm chi tiết của chiếc nhẫn Claddagh là một trái tim đội vương miện bên trên và có hai bàn tay đỡ hai bên sườn trái tim đó. Theo người Ai-len thì chiếc nhẫn là biêu tượng cho tình yêu, lòng trung thành và cả tình bạn. Cô dâu chú rể trao cho nhau chiếc nhẫn Claddagh trong ngày cưới và họ có thể đeo chiếc nhẫn này đảo chiều xuôi hoặc ngược đều được và tất nhiên cũng có thể đeo ở tay trái hoặc tay phải.
Nhẫn “ba ngôi” của người Nga
Những người theo đạo chính thống ở Nga thường tôn vinh những chiếc nhẫn “ba ngôi”. Những cặp nhẫn này được thiết kế với ba vòng nhẫn xoắn lại với nhau và có cùng chất liệu nhưng có ba màu khác nhau. 3 vòng của chiếc nhấn là biểu trưng cho sự trung thực, lòng trung thành và cả sự lãng mạn trong tình yêu.
Nhẫn Puzzle Thổ Nhĩ Kỳ
Chiếc nhẫn Puzzle này có lịch sử phát triển khoảng 2000 năm trước đây và nó có một truyền thuyết liên quan đến việc một anh chàng Thổ Nhĩ Kỳ nào đó muốn thử lòng trung thành của vợ mình. Chiếc nhẫn này có kết cấu mặt giống như hình của nhiều sợi dây bện lại và tạo nên một tác phẩm đầy tính sáng tạo làm minh chứng cho tình yêu.
Nhẫn Bichiya Ấn Độ
Những người phụ nữ đã có chồng người Ấn Độ thường đeo một chiếc nhẫn ở ngón chân cái của họ và chúng có tên gọi là Bichiya. Trước đây, Bichiya không nhất thiết phải được làm bằng vàng nhưng hiện nay bichiya được làm khá nhiều bằng vàng hoặc kim cương.
Đeo nhẫn cưới tay nào?
Người Hy Lạp cổ đại cho rằng nên đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên trái vì họ tin rằng ngón tay này nằm trên “đường giao” đến trái tim con người. Người La Mã gọi đó là “vena amouris” hay còn có nghĩa là nguồn mạch tình yêu. Tuy nhiên có nhiều nền văn hóa lại không coi trọng việc đeo nhẫn cưới tay trái hay tay phải. Lại có những phong tục của một số dân tộc khác lại quy định đeo nhẫn cưới tay phải vì bên phải tượng trưng cho sự ngay thẳng, đạo đức và công bằng.
Dù bạn có đeo nhẫn tay trái hay tay phải, dù chiếc nhẫn đó là vàng hay không hoặc chiếc nhấn đó như thế nào thì điều quan trọng nhất mà bạn cần biết đó là, chiếc nhẫn là biểu tượng cho tình yêu cũng như sự nhẫn nhục trong cuộc sống hôn nhân của hai người.
Những điều thú vị quanh chiếc nhẫn
Không chỉ đơn thuần là đồ trang sức, không chỉ mang ý nghĩa duy nhất là gắn kết hai tâm hồn đang yêu lại với nhau, chiếc nhẫn “ngự” trên ngón tay mang lại nhiều thông điệp hơn thế.
Thời cổ đại Trung Quốc, Phi tần của các Hoàng đế lúc bình thường đeo nhẫn bằng bạc ở tay phải, nhưng đến khi có mang lại đeo nhẫn bằng vàng ở bên tay trái. Vì chiếc nhẫn có ý nghĩa cấm kỵ, cấm giới nên nó mới có tên là “giới chỉ”.
Ở phương Tây, người ta cho rằng chiếc nhẫn có từ thời Ai Cập cổ đại. Trong thời kỳ này, trên ngón tay trái của các vương tôn quý tộc đều đeo nhẫn dát ngọc quý có hình một con bọ cánh cứng . Theo truyền thuyết thì loại nhẫn này có tác dụng trừ tà ma, yêu quái, bảo vệ cho người đeo nó.
Sau này, khi thói quen đó được truyền tới Châu Âu thì ý nghĩa đầu tiên của việc đeo nhẫn cũng đã thay đổi. Chiếc nhẫn được gán cho nhiều ý nghĩa tượng trưng khác.
Dưới thời cổ La Mã đã từng có quy định: Chỉ các nhân vật quý tộc mới được đeo nhẫn bằng vàng, còn người bình thường chỉ được đeo nhẫn bằng sắt, trên nhẫn thường khắc họ tên, thân phận, lời chúc tụng, còn nhẫn của các quý tộc thường là những con dấu để đóng trên các văn kiện. Khi chủ nhân chết, nhẫn cũng bị thiêu hủy theo.
Các Hồng y Giáo chủ thường đeo một chiếc nhẫn bằng ngọc quý ở ngón giữa của bàn tay phải tượng trưng cho “Thánh linh”, các linh mục đeo nhẫn bằng vàng trên ngón trỏ tượng trưng cho “Đức cha con”.
Ở các nước phương Tây, nhẫn còn có ý nghĩa nữa là xác định quan hệ hôn nhân. Con trai, con gái chỉ cần trao nhau những chiếc nhẫn có khắc tên, lời chúc phúc rồi đeo trên ngón tay vô danh bàn tay trái (ngón áp út), thế là hai bên gắn bó tâm linh với nhau đến tóc bạc răng long.
Bất luận đám cưới có được tổ chức theo nghi thức tôn giáo, dân tộc hay không, hành động trao nhau nhẫn của đôi tình nhân vẫn được xem là biểu tượng cho hôn nhân trên toàn thế giới.
Những kiểu tóc tết cho cô dâu 2013
Mẫu hoa cưới độc đáo
Kinh nghiệm đi đặt hoa cô dâu
Các mẫu áo dài đẹp
Tự bó hoa cưới đẹp cho ngày trọng đại thêm ý nghĩa
Váy cho cô dâu cổ gầy
(st)