Ai đi làm cũng sẽ có lúc được dự những buổi tiệc không lớn thì nhỏ do công ty tổ chức. Nếu bạn suy nghĩ tiệc là dịp để bạn trút bỏ “bộ mặt văn phòng” hàng ngày và cứ “thả dàn” thể hiện con người thật của mình thì có lẽ bạn nên xem lại. Để vẫn tuyệt vời trong mắt sếp và đồng nghiệp tại các buổi tiệc công ty như tiệc tất niên, bạn cần lưu ý các điều sau đây.
Hội hè, đình đám, tiệc tùng ở công ty giờ xảy ra như cơm bữa, đặc biệt là vào dịp lễ tết. Đây có thể được coi là một loại “hoạt động ngoại khóa”, vì thế, bạn cũng nên học cách cư xử để không làm phiền lòng sếp và đồng nghiệp.
1. Bạn có nên đi không?
Thậm chí đừng bao giờ để chữ “không” lởn vởn trong đầu, trừ khi có lí do gì thật chính đáng. Hãy coi tiệc tùng ở công ty như là một phần tất yếu của công việc, là sợi dây kết nối thân tình giữa bạn với sếp và đồng nghiệp. Đừng biến mình trở thành một “ốc đảo” vì không bao giờ “ló” mặt tới các bữa tiệc.
2. Bạn có cần biết ai sẽ có mặt ở bữa tiệc không?
Có chứ. Bạn cần phải biết ai sẽ tham gia vào bữa tiệc, chỉ có các đồng nghiệp ở công ty thôi hay có cả ban lãnh đạo? Có mời thêm các đối tác hay không? Việc tìm hiểu những thành phần tham gia giúp bạn ăn mặc phù hợp, chuẩn bị sẵn tinh thần giao lưu và có thể nên cầm theo danh thiếp để trao “kết nối” khi cần.
3. Bạn nên ở lại trong bao lâu?
Bạn không nên vừa đến, ngồi chưa ấm chỗ đã cáo lui. Hành động đến cho có mặt còn tệ hơn là không đến. Đã tham gia là phải nhiệt tình, và thời gian ở lại cần đủ lâu để hình ảnh của bạn lưu lại trong óc mọi người. Tinh thần nhiệt tình trong một bữa tiệc được sếp đánh giá rất cao đấy. Chẳng ai thích một người ngồi như phỗng giữa tiệc vui.
4. Bạn nên mặc gì?
Nhớ rằng tiệc ở công ty không giống buổi vui ở quán bar, vũ trường. Cách ăn mặc của bạn đừng quá cách xa một trang phục công sở. Tất nhiên cũng phải mặc đẹp và điệu đàng nhưng vẫn cần kín đáo, lịch sự, nhã nhặn.
5. Có nên mang theo vợ/chồng và con theo không?
Trừ khi có lời mời cụ thể hoặc được sếp gợi ý, còn không thì tốt nhất nên tách riêng gia đình và công sở. Nếu con bạn quá nhỏ thì nên để bé ở nhà, kẻo có khi bé sẽ quấy khóc, ị tè tùm lum làm hỏng cuộc vui.
6. Bạn sẽ nói gì trong bữa tiệc?
Bạn nên trò chuyện trong bữa tiệc nhưng cũng nên dành thời gian lắng nghe người khác. Dù bạn vẫn được đánh giá là hoạt náo viên của công ty thì cũng không có nghĩa bạn biến mình thành nhân vật chính của bữa tiệc. Biết cách tham gia và biết cách lắng nghe là cách giao tiếp trong bữa tiệc.
7. Bạn nên ăn, uống thế nào?
Trong một bữa tiệc công ty, ăn uống chỉ là phụ. Mục đích chính là giao lưu. Do đó nên ăn uống vừa phải, đừng quá chén mà nói năng linh tinh, mất tư cách, là hỏng mất hình ảnh chuyên nghiệp hàng ngày.
8. Bạn có nên nhảy nhót không?
Nên hòa nhịp chung vui cùng mọi người, nhưng đừng quá bốc đồng, cuồng nhiệt đến mất cả tư cách như trên sàn nhảy nhé.
Nên Và Không Nên Khi Đi Dự Tiệc Công Ty
Cần chú ý để vẫn tuyệt vời trong mắt mọi người khi dự tiệc công ty. Ảnh: internet
Không nên
Dẫn theo người không mời
Khi giấy mời dự tiệc của công ty không đề cập đến việc bạn có thể “đính kèm” bạn bè hay người thân thì bạn tuyệt đối không nên. Một phần là vì nhà hàng và công ty không chuẩn bị phần ăn đột xuất, một phần vì sếp chỉ muốn riêng nhân viên công ty tham gia để tăng sự đoàn kết gắn bó giữa nhân viên.
Nếu giấy mời không đề cập gì nhưng bạn lại muốn dẫn thêm người thì bạn nên hỏi qua người quản lý của mình.
Uống quá nhiều
Một trong những điều mà các nhà quản lý lẫn đồng nghiệp không thích là thấy ai đó uống quá nhiều tại tiệc công ty. Uống đến mức nôn thốc nôn tháo thì chẳng còn thể diện gì. Mặc dù, công ty tổ chức tiệc là để nhân viên vui chơi và thư giãn, nhưng bạn cũng nên giữ chừng mực và cư xử nhã nhặn.
Buôn chuyện hay kể chuyện cười thô thiển
Tiệc công ty là dịp để mọi người trò chuyện cởi mở và chân tình với nhau, nhưng cũng có thể vì vài ly rượu mà bạn nói ra những điều không nên. Bạn nên nhớ luôn có những quy tắc và giới hạn nhất định cho các câu chuyện phiếm như vậy. Bạn chỉ nên nói những chuyện chung chung như chuyện học hành các con, chuyện thời trang và những câu chuyện không quá riêng tư.
Nói quá nhiều về công việc trước người lạ
Thật bất lịch sự nếu bạn đi cùng bạn hoặc người thân mà bạn lại cứ trò chuyện về công việc với đồng nghiệp mà không để ý đến cảm giác của người đi cùng. Bạn chỉ nên nói vài câu về công việc như một lời chào xã giao hay bắt đầu câu chuyện. Hãy chọn những chủ đề mà hầu hết những người dự tiệc đều quan tâm và có thể tham gia.
Khi đi dự tiệc công ty, bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp và trang nhã. Ảnh: internet
Nên
Mời ai đó đi cùng nếu được cho phép
Nếu trong thư mời nói rằng bạn có thể đưa ai đó đi cùng thì bạn nên làm như vậy. Đó là một cách hay để giúp đồng nghiệp hiểu bạn hơn về một khía cạnh nào đó của cuộc sống ngoài công việc của bạn.
Khéo léo đánh bóng tên tuổi trước các nhân vật chủ chốt
Hãy dùng tiệc công ty như cách giúp bạn quảng bá bản thân với cấp quản lý. Họ là những người khá bận rộn vào ngày thường nhưng tại buổi tiệc họ sẽ cho phép mình vui chơi và trò chuyện với người khác, kể cả cấp dưới; cho dù không phải là cấp dưới trực tiếp của họ. Vì vậy, hãy tự giới thiệu và làm quen với các nhân vật này, nói đôi điều về bạn như sở thích, chuyên ngành và thế mạnh của mình.
Lựa chọn trang phục phù hợp và trang nhã
Dĩ nhiên không có quy định nào nói rằng bạn phải mặc thế nào khi dự tiệc công ty, nhưng tốt nhất bạn hãy chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh, trang nhã và lịch sự. Nên tránh ăn mặc quá gợi cảm như thể đến quán bar hoặc vũ trường. Hãy nhớ tiêu chí chọn trang phục cho các bữa tiệc công ty là lịch sự, cuốn hút và phù hợp.
Tạo không khí vui vẻ
Theo tình hình kinh tế hiện nay, tiệc cuối năm của công ty khó mà nhộn nhịp và vui vẻ như mấy năm trước. Hầu hết mọi người đều có cảm giác lo lắng vì tình hình kinh tế sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của họ. Tiệc là dịp để bạn vui chơi và chia sẻ niềm vui với mọi người, vì vậy bạn hãy bỏ lại phía sau những lo lắng và buồn chán, tận hưởng bữa tiệc hết mình với tinh thần tích cực và lạc quan nhất.
Văn hóa giao tiếp khi dự tiệc
Hãy luôn là một người lịch sự và hiểu biết đúng nghĩa khi đến tham gia dự tiệc.
- Đi đúng giờ, trang phục lịch sự hợp cảnh, hợp mùa ( không đem theo trẻ em )
- Không nên nói chuyện riêng, chuyện công việc trong suốt bữa tiệc, tránh tranh luận.
- Thực hiện phép lịch sự và nghi thức thông thường nơi bàn ăn.
* Khi vào bàn nên để chủ tiệc và người lớn tuổi ngồi trước ( nếu có sự sắp đặt chổ trước và có ghi tên thì ta tự tìm đúng chổ và ngồi xuống.)
1. Sử dụng khăn ăn :
Nên đợi người chủ tiệc mở khăn ăn xong thì bạn hãy mở khăn ăn của mình.
Bữa ăn sáng hay bữa ăn trưa thì mờ hết khổ rộng của khăn.
Khăn ăn bữa tối, đại tiệc thì mở ra một nữa và đặt lên đùi.
Không giũ khăn quá mạnh, không nhét khăn vào dưới cầm hay áo veston của bạn.
Không dùng khăn để lau mặt.
Không nên lau dao nĩa bằng khăn ăn.
2. Sử dụng muỗng nĩa
Muỗng nĩa luôn được sắp đặt theo một thứ tự từ ngoài vào trong để lần lượt sẽ phục vụ cho các món ăn sẽ dọn trong bữa ăn.
Hãy dùng những dụng cụ ăn từ ngoài vào trong theo thứ tự ( không được gom lại thành một bó hoặc lựa chọn theo ý thích )
3. Cách dùng thức uống.
Khi thức uống còn nóng không nên khuấy hay thổi cho mau nguội.
Khi cho đường vào cà phê hay trà đừng khuấy nhiều quá, ko uống cà phê hay trà bằng muỗng cà phê.
Dùng muỗng khô để lấy đường. Khi uống phải bỏ muỗng ra ngoài tách. Không uống nước khi vẫn còn thức ăn trong miệng.
4. Hút thuốc tại bàn ăn.
Nên hút thuốc sau khi bữa ăn kết thúc.
Hút thuốc trong khi dọn đổi món ăn, hoặc khách đang ăn là một cung cách thiếu tế nhị và thô lỗ.
Những kiểu tóc đi dự tiệc không bao giờ lỗi mốt
Quà cho khách dự tiệc cưới
Các mẫu áo dài đẹp
Làm đẹp nơi công sở những điều nên biết
Làm gì khi bị sếp mắng
Những điều không nên nói nơi công sở
Làm gì khi bị nói xấu sau lưng
(st)