Dinh dưỡng cho trẻ đến trường

seminoon seminoon @seminoon

Dinh dưỡng cho trẻ đến trường

18/04/2015 11:51 PM
215

Để chuẩn bị bước vào năm học mới, ngoài việc trang bị cho con những kỹ năng mềm như cách tự vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, xếp quần áo, đồ chơi..., các mẹ còn cần chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé.


Bệnh lười đến trường của các nhóc mầm non thường được cha mẹ "chuẩn đoán" là do trẻ đã quen cách sống thoải mái ở nhà, ngại bị gò bó, khuôn phép. Ít ai biết con sợ đi học phần lớn là vì chưa biết xử lý các tình huống như bị bạn bắt nạt, giành đồ chơi, không biết sử dụng trang thiết bị ở lớp học khi không có cô giáo…

Vì vậy, để con hăng hái ngay từ đầu năm học, bên cạnh việc động viên, cha mẹ nên tích cực trang bị cho con khả năng xử lý vấn đề. Khi chứng kiến trẻ nỗ lực học cách giải quyết mà xoay sở mãi không xong với các tình huống đơn giản, mẹ nên đặt ngay dấu chấm hỏi cho chế độ dinh dưỡng hiện tại của con.

Rất nhiều bà mẹ mắc sai lầm trong chăm sóc dinh dưỡng cho con khi trẻ quay lại trường. Lo bữa ăn ở trường không cung cấp đủ dưỡng chất, mẹ cố gắng "trang bị" cho con khá nhiều thức ăn kèm theo khi đi học. Điều này là không cần thiết bởi các bữa ăn ở trường thường đủ cho sự phát triển thể chất của bé, các mẹ chỉ nên tăng cường dưỡng chất tốt cho não bộ của con.

Trẻ mẫu giáo thường hay bắt chước người lớn, vì vậy khi về nhà, bạn nên cho con ăn cùng với mình càng nhiều càng tốt để có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con. Đây cũng là thời gian tốt để dạy cho con kỹ năng lựa chọn thực phẩm và chuẩn bị bữa tối.

Đây cũng là giai đoạn trẻ trưởng thành hơn, biết chú ý những gì bạn bè đang ăn và ăn thức ăn ở bên ngoài. Các nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ em ở giai đoạn này thường nạp vào nhiều lượng chất béo bão hòa, đường từ thức ăn, nước ngọt. Điều quan trọng là bạn cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất quan trọng cho trí não như omega 3 và 6.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với ở trẻ sơ sinh song trẻ em độ tuổi tiểu học vẫn có nhu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, tất cả các bữa ăn vẫn phải giàu chất dinh dưỡng và năng lượng. Sự lựa chọn thực phẩm cho trẻ em giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thói quen ăn uống sau này của bé. Ở khía cạnh dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ không chỉ bổ mà phải ngon do nhu cầu ẩm thực của trẻ đã định hình rõ ràng, đòi hỏi cách chế biến của mẹ cũng phải cầu kỳ và chăm chút hơn.

Việc lập ra kế hoạch ăn uống cho trẻ là rất quan trọng, con của bạn cần cung cấp đủ các nhóm thực phẩm chính. Một nghiên cứu cho thấy, trẻ ở độ tuổi đến trường thường không được cung cấp đủ là các vitamin E (có nhiều trong các loại hạt, hạt giống và các loại dầu thực vật), can-xi (các sản phẩm từ sữa), ma-giê (các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu), ka-li (sữa, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt) và chất xơ (đậu, ngũ cốc, trái cây và rau quả). Vì vậy, bạn cần chú ý cho con ăn những loại thực phẩm giàu những dưỡng chất này.

Một điều đang lưu ý là trẻ ăn tối cùng với gia đình thường xuyên có chế độ ăn tốt hơn và trọng lượng thấp hơn so với những trẻ khác. Bạn nên cho trẻ ăn trái cây và rau củ trong mỗi bữa ăn tối cùng với gia đình. Đa số trẻ em và người lớn không tiêu thụ đủ DHA và EPA (là acid béo thiết yếu để chuyển hóa thành các chất sinh học quan trọng), thuộc omega 3 và 6 từ các nguồn cá. Nếu bạn và con bạn không ăn cá một vài lần mỗi tuần thì nên tìm loại thực phẩm bổ sung khác


Làm thế nào để trẻ khỏe mạnh là điều các bậc cha mẹ luôn quan tâm, nhất là khi năm học mới vừa bắt đầu. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là điều kiện giúp trẻ thành công trong học tập.

Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản và những thực phẩm tốt để xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cho trẻ:

Đồ ăn cho trẻ cần phải cân bằng.

Cha mẹ cần phải biết kết hợp các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Trong bữa ăn nên có các loại thực phẩm chứa protit, chất béo, carbohydrat, các loại axit amin, vitamin, một số axit béo, khoáng chất và vi chất. Những thành phần này rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cơ thể trẻ. Sự kết hợp giữ protit, mỡ và carbohydrates cần tuân theo tỷ lện 1:1:4.

Đồ ăn cho trẻ cần phải tối ưu

Khi xây dựng chế đô ăn uống cho trẻ, cha mẹ cần phải tính đến những nhu cầu của cơ thể gắn với sự phát triển chiều cao, sự thay đổi các điều kiện môi trường bên trong cơ thể, sự phát triển thể lực và trí tuệ. Do vậy, một chế độ ăn uống tối ưu cần phải có sự cân bằng giữa tiếp nhận và tiêu hao các chất dinh dưỡng cơ bản.

Trị số calo cần cho trẻ như sau:

- Trẻ từ 7 - 10 tuổi: cần 2.400 calo/ngày

- Trẻ từ 14 - 17 tuổi: 2.600 - 3.000 calo/ngày

- Nếu trẻ hoạt động thể thao, trẻ cần phải tiếp nhận nhiều hơn 300 - 500 calo.

Những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Protit: Cá và sữa là hai thực phẩm giàu protit tốt nhất cho cơ thể trẻ. Xếp ở vị trí thứ hai là protit từ thịt, vị trí thứ 3 là các loại protit có xuất xứ từ thực vật.

Mỗi ngày, trẻ cần phải tiếp nhận 75 - 90g protit. Đối với những protit có xuất xứ từ động vật 40 - 45g.

Trong khẩu phần cùa trẻ ở lứa tuổi đến trường nhất thiết phải có một số loại thực phẩm sau: sữa hoặc sữa chua, cá, thịt, trứng.

Chất béo: Các bậc cha mẹ cần cung cấp đầy đủ lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Các chất béo có trong thịt, sữa và cá. Chất béo động vật hập thụ khó hơn các chất béo thực vật và không chứa các loại axit béo và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

Lượng chất béo cần thiết cho trẻ ở độ tuổi đi học là 80 - 90g 1 ngày, chiếm 30% khẩu phần ăn hàng ngày.

Trong khẩu phần hàng ngày của bé cũng cần phải có : dầu ooliu, dầu thực vật và thịt lợn.

Carbohydrat: Carbohydrat cần để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.

Các carbohydrat phức tạp rất có lợi cho cơ thể. Mỗi ngày, trong khẩu phần ăn của trẻ cần phải có 300 - 400g carbohydrat, trong đó lượng carbohydrat đơn giản chỉ cần dưới 100g.

Các thực phẩm cần thiết có chứa carbohydrat là: bánh mỳ, khoai tây, mật ong, hoa quả khô, đường

Vitamin và khoáng chất: Các thực phẩm có vitamin và khoáng chất cơ bản cần phải có trong khẩu phần ăn của trẻ để hình thành các chức năng

- Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, ớt đỏ, hành, rau bina, rau xanh.

- Thực phẩm giàu vitamin C: cà chua, khoai tây, rau mùi, rau thìa là, cam, quýt, quả phúc bồn tử.

- Thực phẩm chứa nhiều vitamin E: gan, trứng, gạo.

- Thực phẩm giàu vitamin B: sữa, váng sữa, gan, thịt, trứng, bắp cải, táo, cà chua, các loại cây họ đậu.

- Các loại muốn khoáng và vi chất: muối i ốt, sắt, flo, coban, đồng….

Lưu ý: Không nên ép trẻ ăn quá no. Cơ thể trẻ tự biết xác định lượng thức ăn và calo cần thiết.

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ đến trường


Làm thế nào để trẻ khỏe mạnh là điều các bậc cha mẹ luôn quan tâm, nhất là khi năm học mới vừa bắt đầu. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là điều kiện giúp trẻ thành công trong học tập.

Trong bữa ăn nên có các loại thực phẩm chứa prôtít, chất béo, carbohydrat, các loại axit amin, vitamin, một số axit béo, khoáng chất và vi chất. Những thành phần này rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cơ thể trẻ. Sự kết hợp giữ protit, mỡ và carbohydrates cần tuân theo tỷ lệ 1:1:4.

Khi xây dựng chế đô ăn uống cho trẻ, cha mẹ cần phải tính đến những nhu cầu của cơ thể gắn với sự phát triển chiều cao, sự thay đổi các điều kiện môi trường bên trong cơ thể, sự phát triển thể lực và trí tuệ. Do vậy, một chế độ ăn uống tối ưu cần phải có sự cân bằng giữa tiếp nhận và tiêu hao các chất dinh dưỡng cơ bản.

Trị số calo cần cho trẻ như sau: Trẻ từ 7 – 10 tuổi: cần 2.400 calo /ngày; trẻ từ 14 – 17 tuổi: 2.600 – 3.000 calo/ngày; nếu trẻ hoạt động thể thao, trẻ cần phải tiếp nhận nhiều hơn 300 – 500 calo/ngày.

Những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ:

Prôtít: Cá và sữa là hai thực phẩm giàu prôtít tốt nhất cho cơ thể trẻ. Xếp ở vị trí thứ hai là prôtít từ thịt, vị trí thứ 3 là các loại prôtít có xuất xứ từ thực vật.

Mỗi ngày, trẻ cần phải tiếp nhận 75 – 90g prôtít. Đối với những prôtít có xuất xứ từ động vật 40 – 45g.

Trong khẩu phần cùa trẻ ở lứa tuổi đến trường nhất thiết phải có một số loại thực phẩm sau: sữa hoặc sữa chua, cá, thịt, trứng.

Chất béo: Các bậc cha mẹ cần cung cấp đầy đủ lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Các chất béo có trong thịt, sữa và cá. Chất béo động vật hập thụ khó hơn các chất béo thực vật và không chứa các loại axit béo và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

Lượng chất béo cần thiết cho trẻ ở độ tuổi đi học là 80 – 90g/ngày, chiếm 30% khẩu phần ăn hàng ngày.

Trong khẩu phần hàng ngày của bé cũng cần phải có: dầu ôliu, dầu thực vật và thịt lợn.

Vitamin và khoáng chất: Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, ớt đỏ, hành, rau bina, rau xanh. Thực phẩm giàu vitamin C: cà chua, khoai tây, rau mùi, rau thìa là, cam, quýt… Các loại muối khoáng và vi chất: muối i ốt, sắt, flo, đồng.


Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ đến trường


Năm học mới đã bắt đầu, điều làm các bậc cha mẹ luôn quan tâm là làm thế nào để trẻ luôn khỏe mạnh để tiếp thu bài vở một cách tốt nhất, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Lứa tuổi mầm non (từ 3 – 5 tuổi)

Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh không quá dư thừa chất dẫn đến béo phì, nhưng cũng không quá thiếu hụt làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, bữa ăn của trẻ cần phải được đảm bảo đầy đủ 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.

1. Thức ăn tinh bột: Có mặt trong 3 bữa chính và một số bữa phụ của bé. gồm cơm, khoai tây, khoai lang, mỳ và những thức ăn từ bột mỳ như bánh mỳ, bánh ngọt...

2. Hoa quả và rau xanh: Trong ăn uống hàng ngày, rau có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau xanh còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza vì vậy cần ít nhất một phần rau xanh trong bữa ăn chính của bé. Hoa quả thì có thể cho bé ăn thường xuyên hơn.

3. Thức ăn giàu protein và chất sắt: Chúng có mặt trong ít nhất 2 bữa chính của bé, gồm: thịt, cá, trứng, các loại hạt.

4. Sữa, sữa chua và phô mai: Có thể cho bé ăn 3 loại trên thành 3 phần trong ngày. Thực phẩm chứa sữa giàu canxi, tốt cho xương của bé. Cũng có thể cho bé uống thêm sữa nhưng không quá 350ml mỗi ngày. uống nhiều sữa sẽ khiến bé bị no, giảm cảm giác thích thú khi ăn.

5. Đồ uống: Ở độ tuổi này, bé có thể uống tới 6 cốc (nước lọc + sữa + nước quả) mỗi ngày. Bé ở tuổi mẫu giáo cần nhiều chất lỏng hơn vào những ngày trời nóng, nhất là khi bé nô đùa, dễ bị mất nước nhanh. Sữa và nước lọc là hai đồ uống quan trọng giữa những bữa chính. Nên cẩn thận với nước hoa quả vì axit trong hoa quả có thể phá hủy men răng, nếu bé uống nhiều lần trong ngày. Đồ uống giàu đường và axit như nước ép quả, nước quả đóng hộp thường là thủ phạm gây sâu răng. Tốt nhất, cha mẹ cần pha loãng và cho bé uống ở mức vừa phải, uống xong cần dạy bé súc miệng bằng nước lọc.

Ở giai đoạn từ 2-3 tuổi, trẻ đã biết ăn theo bữa như người lớn và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều, bạn nên chuẩn bị thức ăn thêm cho bé, ví dụ như thịt vẫn cần ninh nhừ hoặc băm nhỏ, cá cần gỡ sạch xương, rau cần thái nhỏ và nấu mềm hơn. Nên duy trì cho trẻ uống ít nhất 1 bữa sữa trong ngày và 1 bữa ăn phụ vào sau giấc ngủ trưa. Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần lưu ý bữa ăn sáng cho trẻ, nhất là trong thời gian trẻ mới đi học, chưa quen với chế độ ăn uống và sinh hoạt ở trường…
Không nên cho bé ăn ngay gần giờ đi ngủ và khi bé quá mệt. Có thể cho con ăn một bữa nhỏ ngay khi vừa thức giấc.

Lứa tuổi tiểu học

Khi xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ, cha mẹ cần phải tính đến những nhu cầu của cơ thể gắn với sự phát triển chiều cao, sự thay đổi các điều kiện môi trường bên trong cơ thể, sự phát triển thể lực và trí tuệ. Do vậy, một chế độ ăn uống tối ưu cần phải có sự cân bằng giữa tiếp nhận và tiêu hao các chất dinh dưỡng cơ bản.

 Trẻ ở độ tuổi tiểu học thường nhanh đói, chính vì thế sau khi tan trường cha mẹ nên cũng cấp món ăn nhẹ cho trẻ.

Bữa sáng

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và là nền tảng để cung cấp dinh dưỡng có lợi nhất cho sức khoẻ. Nhiều nhà dinh dưỡng đã xác định được giá trị của bữa ăn nhanh vào buổi sáng, bữa ăn sáng chiếm 30 - 40% tổng năng lượng cả ngày nên cần phải là bữa ăn đầy đủ dưỡng chất nhất. Thiếu ăn sáng có thể sẽ gây hậu quả bất lợi đến các hoạt động cơ thể và tinh thần trong suốt một buổi sáng.

Đối với lứa tuổi tiểu học, bữa ăn sáng giúp cho các em khi đi học tăng khả năng hấp thụ bài giảng, suy nghĩ nhanh, tăng mức độ và thời gian tập trung vào giờ học, vì vậy cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ một bữa sáng dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ năng lượng cho trẻ đến tận bữa trưa.

Thực đơn cho bữa sáng có thể là các món phở, bún, miến… (có chứa khoảng 400-500 kcal), bánh mì thịt (khoảng 400kcal), hoặc các món xôi đậu (khoảng 500kcal), uống thêm hộp sữa tươi (khoảng 200ml) là có thể đảm bảo bữa ăn sáng cho nhu cầu phát triển cơ thể của trẻ.

Bữa trưa

Trong suốt buổi sáng trẻ học tập và vận động nhiều, bữa trưa, trẻ cần được bổ sung năng lượng để có sức khỏe học tập tiếp vào buổi chiều. Hiện nay có khá nhiều trường học phục vụ cho trẻ lứa tuổi tiểu học bữa trưa và xây dựng một chế độ ăn uống khoa học phù hợp với từng bé. Nếu bố mẹ chuẩn bị bữa trưa cho con thì nên chú ý đến nhóm thức phẩm thiếu yếu như thịt, cá, ngũ cốc, rau xanh, hoa quả… Bố mẹ cũng có thể lập danh mục các món ăn: Thứ 2 trẻ sẽ ăn cơm với cá và canh rau dền, sau bữa ăn uống thêm một cốc sữa và hoa quả tráng miệng, thứ 3 trẻ sẽ ăn cơm với thịt gà và rau muống luộc…cần đa dạng hóa bữa ăn để tránh gây nhàm chán cho trẻ.

Ăn nhẹ sau khi tan trường

Trẻ ở độ tuổi tiểu học thường nhanh đói, chính vì thế sau khi tan trường cha mẹ nên cũng cấp món ăn nhẹ cho trẻ. Có thể là một vài chiếc bánh quy, một lát bánh ngọt, một hộp sữa chua, một ít hoa quả khô… Chú ý không nên cho trẻ ăn nhiều nhất là đồ ngọt, có thể sẽ khiến trẻ ngang bụng và không muốn ăn bữa tối.

Bữa tối

Trước đây mọi người thường quan niệm cả ba bữa sáng, trưa, tối đều phải ăn nhiều nhưng khoa học đã chỉ ra rằng bữa tối không nên ăn nhiều sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như gây ra nguy cơ béo phì. Hãy để trẻ vào bếp cùng bạn, chắc chắn bé sẽ thích thú hơn khi ăn những món mà trẻ tự tay làm cùng. Bữa tối vẫn phải đủ các nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ tuy nhiên với số lượng ít hơn bữa trưa. Chú ý khi dùng bữa nên tắt ti vi để cả nhà trò chuyện và trẻ sẽ tập trung hơn vào bữa ăn.

Cụ thể, nhu cầu về nǎng lượng và chất đạm ở trẻ qua các độ tuổi như sau:

Lứa tuổi (nǎm)

Nǎng lượng(Kcalo)

Chất đạm(g)

6

 1600

 36g

7 - 9

 1800

 40g

10 - 12

 2100 - 2200

 50g

 Và một ngày nhu cầu về các loại thực phẩm ở lứa tuổi này như:

Tên thực phẩm 

Trẻ 6 - 9 tuổi

 10 - 12 tuổi

 1. Gạo 

220 - 250g

 300- 350g

2. Thịt

  50g

 70g

 3. Cá (tôm)

100g

 150g

 4. Đậu phụ

 100g

 150g

 5. Trứng

1/2 quả 

 1quả

6. Dầu(mỡ)

 20g

  25g

 7. Sữa 

400 - 500ml 

400 - 500ml

 8. Đường

10 - 15g

  15 - 20 g

 9. Rau xanh

 250 - 300g

 300 - 500g

10.Quả chín 

150 - 200g 

200 - 300g

 (Bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 2007 – Theo Để bé yêu khôn lớn – NXB Khoa học và Kỹ thuật)

Lưu ý: Không nên ép trẻ ăn quá no. Cơ thể trẻ tự biết xác định lượng thức ăn và calo cần thiết.


Dinh dưỡng và sự tăng trưởng phù hợp cho trẻ


Cân đối dinh dưỡng sao cho phù hợp với sự tăng trưởng của trẻ không phải là vấn để mà bà mẹ nào cũng biết.

Từ khi sinh ra đến khi trẻ được 2 tuổi, trẻ cần phải được cân nhắc chế độ dinh dưỡng thường xuyên để đánh giá sự tăng trưởng. Nếu chế độ dinh dưỡng cho thấy rằng trẻ có trọng lượng bình thường không tăng cân thì cha mẹ cần phải xem xét lại cách thức cho trẻ ăn uống đã phù hợp chưa.

Sữa mẹ là thức ăn duy nhất mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng rất cần thiết trong sáu tháng đầu đời. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần nhiều loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ để bảo đảm cho quá trình tăng trưởng, phát triển diễn ra thuận lợi, lành mạnh và đồng đều.

Đến khoảng từ 6 - 8 tháng tuổi, ngoài việc cho trẻ bú trẻ cần được ăn thêm từ hai đến ba bữa một ngày và ba hoặc bốn bữa một ngày khi trẻ bắt đầu được chín tháng tuổi. Tùy thuộc vào sự thèm ăn của trẻ, trong một hoặc hai bữa ăn nhẹ mẹ có thể bổ sung thêm một vài loại thực phẩm như trái cây, bánh mì, mì ống với quả óc chó. Một đứa trẻ cần được cho ăn một lượng nhỏ các loại thực phẩm đa dạng không đổi về số lượng cho nhu cầu phát triển của con.

Trong quá trình phát triển, trẻ cần vitamin A để chống lại bệnh tật, để bảo vệ tầm nhìn và giảm nguy cơ tử vong. Vitamin có trong nhiều loại trái cây và rau quả, trong sản phẩm dầu cọ đỏ, trứng, gan động vật, thịt, thực phẩm tăng cường chất và sữa. Tình trạng thiếu hụt vitamin A xảy ra phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 4 - 6 tháng tuổi cho đến trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi lúc này mẹ cần bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ.

Trẻ em cần phải được ăn những thức ăn giàu sắt để bảo vệ tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần, ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Những nguồn thực phẩm tốt nhất giàu chất sắt là từ nguồn thực phẩm động vật: như gan, thịt nạc và cá. Các nguồn khác bao gồm các loại thực phẩm tăng cường có bổ sung thêm chất sắt tốt cho sự phát triển của trẻ.

I-ốt cũng rất cần trong chế độ ăn của trẻ, nó đặc biện quan trọng cho sự phát triển não của trẻ. I-ốt ngăn ngừa tình trạng phát triển chậm, gặp khó khăn trong việc tiếp thu, nhận thức của trẻ. Việc mẹ sử dụng muối I-ốt thay cho muối thường là cần thiết cho bữa ăn của trẻ.

Ngoài ra việc lựa chọn thực phẩm an toàn cũng đóng góp rất nhiều vào quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nếu cung cấp cho trẻ những thực phẩm bị ô nhiễm bởi vi trùng sẽ là nguyên nhân chính gây tiêu chảy và các bệnh khác mà vì thế trẻ mất năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Đây cũng là nguyên nhân có khả năng khiến trẻ tử vong. Nguồn nước uống trong lành, chuẩn bị đầy đủ, chế biến và bảo quản thực phẩm tốt là rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh tật cho trẻ.

Trong thời gian bị bệnh, trẻ cần được hỗ trợ khuyến khích ăn và bú mẹ thường xuyên, cần phải được cung cấp thức ăn nhiều hơn bình thường để đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng và dưỡng chất bị mất do bệnh tật; để cơ thể trẻ có thể chống đỡ bệnh tật, nhanh chóng phục hồi.


Cách nấu ăn cho trẻ ở tuổi đến trường
Thức ăn cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Suy dinh dưỡng ở trẻ
Dinh dưỡng đầu đời cho trẻ
Meo giúp bé tăng cân nhanh và hiệu quả
Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý