Đối với người lần đầu tiên làm chức "bố, mẹ" việc tắm cho trẻ không phải là điều dễ dàng. Làm thế nào tắm cho trẻ đúng cách mà lại không làm tổn thương đến làn da của trẻ, đó là điều băn khoăn của không ít ông bố, bà mẹ.
Tắm bao nhiêu lần trong tuần?
Với bé sơ sinh, nhiều mẹ cho rằng chỉ cần tắm cho bé 2 - 3 lần/tuần là đủ. Tất nhiên mẹ vẫn phải dùng khăn ấm lau rửa cho bé ở những khe, nếp gấp của da, vệ sinh bộ phận sinh dục. Vì ở độ tuổi này, bé thường không bị bẩn, trong khi tắm lại dẫn tới hiện tượng khô da. Nhưng nước là môi trường quen thuộc với bé từ khi nằm trong bụng mẹ và rất tốt cho quá trình tự nhiên của bé. Vì vậy, mẹ nên tắm cho bé hàng ngày.
Ảnh minh họa.
Thời điểm tắm cho bé
Mẹ nên chọn tắm cho con vào lúc có ánh nắng mặt trời và thuận tiện cho bố mẹ. Vào khoảng 10 - 11 giờ sáng, hoặc 3 - 4 giờ chiều là thời điểm thích hợp.
Tốt nhất, mẹ có thể rèn cho bé một thói quen theo trình tự: tắm - bé bú mẹ - ngủ. Vì thông thường, sau khi tắm xong, bé sẽ đói, ăn sẽ ngon miệng và ngủ sâu hơn.
Mẹ chỉ nên cho bé tắm từ 4 - 5 phút/lần tắm. Khi bé được ngoài 3 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tắm đến 10 phút, để bé thỏa sức chơi đùa với nước.
Nên tắm cho trẻ từng bước một
Điều quan trọng nhất là phải giữ ấm cho trẻ. Vì vậy, hãy đảm bảo phòng tắm và nước tắm đều ấm. Lượng nước không nên quá nhiều. Kiểm tra nhiệt độ nước trước để chắc chắn rằng nước không lạnh hoặc không quá nóng.
Cởi quần áo cho bé, nhẹ nhàng lau mắt, tai, mặt và các ngấn cổ. Mỗi vùng lại dùng một vài miếng bông ướt lau sạch để tắm cho bé.
Nếu bé cần phải gội đầu thì bạn phải gội trước khi cho bé vào chậu tắm. Quấn quanh người bé bằng một chiếc khăn bông với hai tay và hai chân bé xếp lên nhau để bé cảm thấy an toàn. Dùng cánh tay để đỡ đầu và vai bé. Bế bé phía trên chậu nước một chút để tránh nước vào mắt bé. Bạn chỉ cần gội đầu cho bé bằng dầu gội 1, 2 lần một tuần. Còn lại, chỉ cần dùng nước sạch gội cho bé là đủ.
Khi bạn muốn tắm cho bé, hãy cởi khăn bông quấn quanh người và bỏ tã ra. Chuyện trò với bé bằng chất giọng nhẹ nhàng để em bé thấy an toàn. Đưa bé từ từ xuống nước, ẵm đầu và vai em bé bằng tay và cánh tay của bạn và dùng tay còn lại để hớt nước nhẹ nhàng lên người bé.
Sau vào phút nhẹ nhàng nhấc bé ra khỏi nước, cẩn thận bế bé cho chắc vì da bé có thể rất trơn! Dùng một khăn bông quấn cho bé rồi đặt bé lên một khăn bông ấm khác hoặc lên chiếu thay tã. Thấm khô cho bé, chú ý tới những chố ngấn và các kẽ trên cổ, cánh tay và chân. Đưa chiếc tã sạch vào dưới người bé, bôi kem chống hăm nếu cần, rồi quấn tã cho bé.
Việc tiếp xúc gần gũi trong khi tắm sẽ càng tăng thêm sự gắn bó tình cảm giữa mẹ và bé.
Tắm cho bé sơ sinh: 10 điều cần lưu ý
Khi lần đầu làm cha mẹ, tắm cho trẻ sơ sinh luôn khiến bạn lo lắng nhất. Nhất là khi tắm cho bé bằng xà phòng, cảm giác trơn trượt khiến bạn căng thẳng tột cùng.
Vi bé, tắm luôn là một điều cực kỳ tuyệt vời. àn tay mẹ mơn man trên người bé, giọng nói nhẹ nhàng du dương của mẹ sẽ làm bé an tâm, vui vẻ.
Còn bạn, nếu biết cách kiểm soát được tình hình, không ngừng trò chuyện với bé, giao tiếp bằng mắt với bé, chắc chắn bạn cũng sẽ mong ngóng đến giờ tắm cho con yêu.
Lưu ý chung
Trong tuần đầu tiên và sau này, bạn có thể dùng phương pháp lau người đơn giản bằng cách dùng một khăn mềm nhúng vào nước ấm và lau sạch từng phần của cơ thể bé.
Ngoài ra, bạn có thể cho bé tắm bồn. Không cần phải đợi cho đến khi dây rốn khô và tự rụng hay vết thương lành lặn hoàn toàn, bạn mới cho bé tắm ngập trong chậu nước. Thực tế, tắm không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn. Hơn thế, cách tắm này còn giúp cơ thể bé không bị mất nhiệt. Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ phòng tắm và chậu nước tắm luôn ấm.
Mặc dù một số bậc phụ huynh rất thích tắm bé hằng ngày để đảm bảo sạch sẽ tuyệt đối nhưng đối với trẻ sơ sinh, việc này lại không hoàn toàn nhất thiết. Cho đến khi bé biết trườn bò... thì việc tắm rửa mới cần nhiều hơn 1 - 2 lần/tuần. Vì thế chỉ cần làm vệ sinh thật sạch sẽ cho bé sau mỗi lần thay bỉm hay đại tiện là cơ thể bé đã hoàn toàn sạch sẽ.
Tuy nhiên, vào mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí tăng cao thì tắm nước ấm hằng ngày lại có tác dụng làm mát cơ thể và giúp bé thoải mái.
Việc lạm dụng các chất làm sạch đều có thể gây hại cho làn da mỏng mảnh của bé. Chỉ cần các loại nước tắm có độ pH dịu nhẹ hay xà phòng trung tính được chứng minh là an toàn và nên sử dụng với liều lượng “tiết kiệm” trong những tuần đầu bé vừa chào đời.
Tắm như thế nào
1. Rửa sạch tay của người tắm. Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng phục vụ cho việc tắm bé và cần có ít nhất 1 chiếc khăn lớn sạch để làm khô người bé sau khi nhấc từ chậu nước ra, tã lót và quần áo sạch.
2. Đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức hợp lý và nước đủ ấm, không quá nóng – khoảng 38oC là vừa. Không dùng nước lạnh tắm bé mà nước phải âm ấm dù là mùa hè.
3. Đối với bé mới sinh, mực nước trong chậu chỉ là khoảng 13cm hay nước ngập hết vai khi đặt bé vào.
4. Mang bé vào phòng tắm và cởi bỏ tã lót, quần áo thật nhẹ nhàng.
5. Đầu tiên, hãy thật từ từ để chân bé tiếp xúc với nước, dùng một tay giữ giữa cổ và đầu bé. Tuy nhiên, nếu bạn hay mọi người trong gia đình thích cách tắm bé truyền thống của gia đình (1 người giữ đầu và mông bé, 1 người tắm) thì cũng cần lưu ý là đầu bé phải luôn thoải mái và bé phải cảm thấy vững chãi, tin tưởng.
6. Lấy 1 chút xíu dung dịch xà phòng ra tay bạn rồi xoa lên người bé hoặc dùng khăn tắm hay bọt biển để kỳ cọ khắp thể bé, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Gội đầu cho bé bằng khăn mềm, ướt có chút nước tắm gội. Dùng các miếng bông gòn tròn để làm sạch tai và mắt bé. Lưu ý là mỗi miếng bông gòn chỉ được dùng để làm sạch 1 bên mắt nhằm tránh lây bệnh cho mắt kia.
7. Dùng khăn sạch lau lại người bé. Tuyệt đối không dội nước trực tiếp lên người trẻ vì có thể khiến trẻ cảm thấy bất an.
8. Nâng bé ra khỏi bồn tắm với 1 tay giữ giữa đầu và cổ, tay còn lại đặt ở mông, ngón trỏ và ngón cái vươn ra phía đùi (bởi các bé rất trơn khi ướt).
9. Đặt bé vào khăn tắm và lau khô người. Nếu da bé khô, hay bé thường xuyên đóng bỉm thì bạn có thể dùng dưỡng thể thoa cho bé sau tắm. Tuy nhiên, nên hỏi kỹ bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại kem dưỡng nào.
Nếu bạn dùng phấn rôm thì da bé phải hoàn toàn khô ráo trước khi sử dụng. Thoa nhẹ phần cổ và bẹn. Chú ý không để phấn rôm bay vào mũi hay miệng bé.
10. Cuối cùng, mặt quần áo và ôm bé vào lòng, cho bé bú tí mẹ trước khi bé chìm vào giấc ngủ ngon lành.
Chị em mách nhau cách tắm cho bé
Chỉ cần học cách 'khống chế' đầu và cổ thì việc tắm cho bé sẽ diễn ra đơn giản, 'ngon lành' và khiến bé thích thú.
Với những chị em lần đầu làm mẹ thì việc tắm cho trẻ sơ sinh quả là một công việc đầy mới mẻ và thách thức. Nhưng với những người đã dạn dày kinh nghiệm thì chỉ cần học cách ‘khống chế’ đầu và cổ của bé là việc tắm sẽ diễn ra đơn giản, suôn sẻ, ‘ngon lành’ và khiến trẻ thích thú.
Tắm cho bé sơ sinh, bạn cần nhớ một vài 'nguyên tắc' dưới đây:
- Không nên tắm lúc trẻ đang đói hoặc vừa ăn no. Thời gian tắm cần phải được tiến hành trước khi cho trẻ ăn từ 1-2 tiếng để tránh hiện tượng trẻ bị trớ sữa.
- Nên sử dụng bồn tắm chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh và chú ý làm sạch bồn tắm, tráng bằng nước nóng để diệt khuẩn.
- Khi tắm cho trẻ, nên dùng tay trái đỡ đầu trẻ để cố định đầu và giúp trẻ cảm thấy an toàn. Sau đó, dùng tay trái để rửa nhẹ nhàng phần đầu và vành tai. Đặc biệt chú ý tránh để nước chảy vào tai của trẻ.
Chỉ cần học cách 'khống chế' đầu và cổ thì việc tắm cho trẻ sơ sinh sẽ đơn giản. (Ảnh minh họa).
- Dùng tăm bông nhúng cồn 75% để làm sạch rốn trẻ, giữ cho rốn của trẻ luôn sạch sẽ.
- Thời gian tắm của trẻ không nên quá 5 phút, nếu tắm lâu trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh.
- Tắm cho trẻ ở những nơi ấm áp, kín đáo, tránh gió lùa.
- Nhiệt độ nước tắm cho trẻ khoảng 36,5 độ
Với các bạn gái mới lần đầu làm mẹ, việc tắm trẻ hẳn gặp không ít khó khăn, tuy nhiên tắm trẻ là công việc vô cùng quan trọng, không ít người đã lúng túng và bối rối khi không biết cách tắm cho trẻ và phải nhờ người khác đến tắm cho trẻ mỗi ngày, thật ra việc tắm trẻ cũng khá dễ dàng nếu chúng ta biết đi treo trình tự.
Trước tiên chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ và sắp xếp sẵn:
- 1 thau chứa nước ấm
-2 khăn bông to: 1 khăn dùng để quấn bé trước khi tắm, 1 khăn trải sẵn để lau bé sau khi tắm
-2 khăn bông nhỏ
-Quần áo sạch
-Xà phòng tắm
Kế tiếp để tắm trẻ, chúng ta cần đi theo trình tự:
-Pha nước ấm vào thau, thử sức nóng của nước bằng cùi chỏ, lưu ý nước vừa đủ ấm 36 - 38°C.
-Dùng khăn bông to quấn quanh người trẻ, ôm chặt trẻ, ngửa đầu
-Dùng khăn bông nhỏ nhúng nước lau mặt trẻ theo trình tự: 2 mắt, mũi, mặt, 2 tai.
-Làm ướt tóc, gội đầu trẻ bằng xà phòng, xả lại với nước ấm sạch.
-Lau khô tóc ngay sau khi xả sạch nước.
-Bỏ khăn bông đang quấn quanh người trẻ.
-Cho người trẻ vào thau nước, một tay luôn đỡ đầu trẻ, tay còn lại tắm từ cổ xuống chân.
-Xong nhẹ nhàng nhấc trẻ ra khỏi thau nước. Đặt trẻ vào khăn bông to đã trải sẵn, lau khô người trẻ.
-Mặc quần áo sạch vào cho trẻ
Lưu ý:
-Khi pha nước nên cho nước lạnh vào trước rồi từ từ đổ nước nóng vào sau.
-Chú ý bế trẻ cẩn thận vì trẻ rất trơn, dễ bị vuột khỏi tay bạn.
-Tắm trẻ nơi kín, không có gió.
-Khi gội đầu cần cẩn thận tránh để xà phòng rơi vào mắt trẻ
-Chú ý vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục.
-Nếu có thể, các bà mẹ nên có 2 thau nước: 1 thau nước tắm với xà phòng, 1 thau nước sạch.
-Vệ sinh thau sau khi tắm xong trẻ.
Có rất nhiều cha mẹ thắc mắc rằng bé có cần tắm mỗi ngày không hay cách vài ngày cũng được. Việc cho bé tắm hàng ngày hay cách bao ngày là tùy ở bạn, tuy nhiên việc tắm hàng ngày là thực sự không cần thiết.
Bạn cũng có thể chỉ cần giữ cho mặt mũi, chân tay, người bé sạch sẽ bằng cách sử dụng khăn mềm, ấm lau mỗi ngày là được.
Bạn cũng không cần chờ cho đến khi bé rụng rốn rồi mới tắm. Chỉ cần khi tắm xong bạn lau khô sạch sẽ vùng rốn của bé là ổn. Khi bạn đã sẵn sàng việc tắm cho bé, dưới đây là một số cách để cho lần tắm đầu tiên của hai mẹ con là một trải nghiệm thành công.
Chọn thời điểm thích hợp
Bạn hãy chọn thời điểm khi cả hai mẹ con đang rất thoải mái để giới thiệu bé với bồn tắm. Đó có thể là buổi sáng, chiều, miễn là thoải mái nhất. Khi đã tìm thấy thời điểm thích hợp cho việc tắm rửa, hãy biến nó thành thói quen cho bé để bạn dễ làm việc. Có bà mẹ tạo thành thói quen tắm cho bé trước khi đi ngủ.
Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết
Hãy lên danh sách những thứ cần thiết cho việc tắm của bé từ khăn tắm, sữa tắm, khăn sạch lau người, tã, kem bôi da, quần áo. Tất cả mọi thứ phải dễ lấy trong tầm tay bạn để bạn luôn có dễ dàng khi cần.
Lúc nào bạn cũng phải để ý đến bé và giữ tay chắc trên người bé. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đặt bé vào bồn, chậu mà không giữ được bé. Bạn có thể đặt một chiếc khăn ở dưới đáy chậu tắm rồi đặt bé lên đó. Điều này sẽ giúp làm giảm sự trơn trượt khi tắm. Hãy dùng khuỷu tay của bạn để kiểm tra nhiệt độ của nước tắm.
Cách tắm
Khi bạn đưa bé đến chỗ tắm, hãy cởi bỏ tã lót, quần áo của bé và nhẹ nhàng hạ bé vào nước, sử dụng cánh tay để giữ bé chắc chắn. Nếu bạn cảm thấy không thể xoay sở một mình, có thể tìm người hỗ trợ như chồng, ông bà. Bạn có thể nhờ những người đó giữ bé cho mình trong khi bạn tắm rửa cho bé cho đến khi bạn dần quen làm một mình. Sử dụng khăn mềm lau cho bé từ trên xuống bắt đầu từ khuôn mặt, tai, xung quanh mắt, sau đó di chuyển xuống thân người, chân.
Thao tác nhanh chóng và hiệu quả
Trẻ sơ sinh không có nhiều mỡ trong cơ thể, do đó rất dễ bị cảm lạnh. Nếu bé trông có vẻ lạnh, khóc không ngừng hãy cắt ngắn thời gian tắm của bé. Hãy hát cho bé nghe, dùng đồ chơi để đánh lạc hướng bé trong lúc bạn cố gắng hoàn thành việc tắm rửa.
Lau khô cẩn thận
Khi việc tắm rửa hoàn tất, hãy lau khô người cho bé. Phải đảm bảo mọi chỗ đều được lau khô một cách cẩn thận nhất là những vùng gấp của da để tránh kích ứng da của bé. Trẻ sơ sinh không cần kem dưỡng da, tuy nhiên nếu bạn sử dụng hãy chắc chắn là dùng sản phẩm ít gây dị ứng và dùng cho trẻ sơ sinh.
Tắm rửa và làm vệ sinh cho bé sơ sin
Tắm nắng cho trẻ.
Trị rôm sảy cho bé
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa?
Cách giảm sốt cho trẻ
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
(st)