Thức ăn cho người bị bệnh hen suyễn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thức ăn cho người bị bệnh hen suyễn

18/04/2015 11:51 PM
712

Hen phế quản thuộc phạm vi chứng háo xuyễn đàm ẩm, là bệnh xẩy ra ở người có tình trạng dị ứng, người bệnh thở gấp, nặng thì há mồm trợn mắt không thở được, nằm ngồi không được. Nguyên nhân gây ra bệnh, do cảm phải ngoại tà, ăn uống tình trí bất thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ do sự thay đổi của tạng phế và thận vì phế tuyên giáng, và thận nạp khí.



NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HEN PHẾ QUẢN


Hen phế quản là gì? :

  • HPQ là một bệnh dị ứng trong đó có hiện tượng viêm mãn tính của các phế quản biểu hiện bởi các cơn khó thở , ho, khò khè, nặng ngực. Các biểu hiện hô hấp này có thể tự mất đi hoặc mất đi nhờ điều trị.
  • Các yếu tố khởi phát cơn hen: Ở bệnh nhân hen, các phế quản nhạy cảm bất thường với một vài tác nhân như: gắng sức, lạnh, khói thuốc lá, tiếp xúc với một vài dị nguyên (trong đó có thể kể đến dị nguyên hô hấp, dị nguyên thức ăn …)

Dị ứng là gì ?

  • Trong đời sống hằng ngày, cơ thể chúng ta tiếp xúc với vô vàn các chất của môi trường sống mà ta không cảm nhận bất kỳ phản ứng nào của cơ thể. Hiện tượng dị ứng xảy ra khi có một chất lạ xâm nhập vào cơ thể mà cơ thể phản ứng bằng cách sinh ra một đáp ứng miễn dịch giúp cơ thể nhận biết chất lạ đó và phản ứng lại khi cơ thể lại tiếp xúc với chất đó những lần sau, chất lạ này lúc đó được gọi là kháng nguyên (antigen). Dị ứng là một quá trình gồm có hai bước, bước thứ nhất được gọi là bước mẫn cảm, trong đó cơ thể nhận biết chất lạ (thường là protein) và sinh ra kháng thể đặc hiệu mang thông tin của protein lạ này , giúp cơ thể nhận biết khi tiếp xúc những lần sau. Nếu kháng thể do cơ thể sinh ra thuộc loại IgE, lúc đó cơ thể sẽ phản ứng với sư hiện diện của kháng nguyên bằng phản ứng viêm gọi là dị ứng, đây là bước thứ hai của quá trình dị ứng. Như vậy, khi ta nói đến dị ứng là ta đã nói dến hiện tượng bệnh chứ không đơn thuần nói đến sự hiện diện của kháng thể.
  • Chúng ta cần phân biệt giữa mẫn cảm và dị ứng, cụ thể là trong việc thực hiện các test dị ứng (test da: thử nghiệm phát hiện các chất dị ứng ), vì một test da dương tính chỉ có ý nghĩa là cơ thể đã có kháng thể đặc hiệu (bước mẫn cảm) nhưng chưa đủ để kết luận là dị ứng với các chất này . Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp dị ứng với thức ăn, một người có thể có test da dương tính với nhiều loại thức ăn nhưng không có biểu hiện dị ứng khi ăn các loại thức ăn này, do đó, việc ngưng không ăn các thức ăn này là không hợp lý và không cần thiết.


VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN TRONG BỆNH LÝ HEN PHẾ QUẢN:


Thức ăn là một nguồn gây dị ứng quan trọng:

  • Thức ăn có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người: là nguồn cơ bản cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho việc duy trì cấu trúc cơ thể và các chức năng trong cơ thể con người. Tuy nhiên, thức ăn cũng có thể là một nguồn dị ứng quan trọng vì về mặt cấu trúc hóa học thức ăn là một chất lạ đối với cơ thể con người.
  • Thế nào là dị ứng thức ăn?
  • Khi ăn một thức ăn lạ, có thể có các tác dụng phụ xuất hiện dưới các dạng sau:
  • Dị ứng thức ăn : là dạng tác dụng phụ quan trọng nhất, như trong cơ chế gây dị ứng, phải có một đáp ứng miễn dịch kiểu kháng nguyên – kháng thể gây nên hiện tượng viêm có hại cho cơ thể con người( khác với các đáp ứng miễn dịch có lợi cho cơ thể con ngượi như tiêm ngừa vắc-xin)
  • Không dung nạp thức ăn: là dạng tác dụng phụ không phải dị ứng, ví dụ như phản ứng bứt rứt khi uống cà phê hoặc cảm giác nóng bừng mặt và nhức đầu sau khi dùng một số thức ăn nào đó. (Bảng 1)


Bảng 1 : Danh mục một số thức ăn có cấu trúc hóa học gây phản ứng tương tự dị ứng

Chất hóa học

Thức ăn

Tác dụng

Histamine

Caffein

Tyramine

Phenylethylamine

Serotonin

Theobromine

Phô-mai các loại (parmesan, roquefort)

Rau bi-na(Spinach)

Lòng trắng trứng

Rượu vang đỏ

Một số thức ăn Hoa

Cà phê

Cola

Phô-mai

Phô-mai

Rượu vang đỏ

Sô-cô-la

Chuối

Trái bơ

Cà chua

Sô-cô-la

Tăng thấm thành mạch, dãn mạch, ngứa

Kích thích thần kinh trung ương

Nhức đầu

Kích thích thần kinh trung ương

Kích thích thần kinh trung ương

Kích thích thần kinh trung ương

Các phản ứng phụ dạng này không gặp ở tất cả mọi người mà có người bị có người không bị và thường tưởng lầm là dị ứng.

  • Ngộ độc thức ăn : do thức ăn có chứa độc tố như cá nóc, nấm dộc…hoặc độc tố do vi trùng tiết ra (nhiễm trùng tụ cầu trùng vàng hoặc E.coli)

Như vậy, không phải tất cả các biểu hiện phản ứng với thức ăn đều là dị ứng, do đó, khi cơ thể chúng ta có biểu hiện phản ứng với một loại thức ăn nào, ta cần tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn để có kết luận đúng đắn.

  • Tần suất của các dị ứng thức ăn hiện nay trên thế giới :

Theo nhiều nghiên cứu, khoảng 20 % dân số cho là mình bị dị ứng thức ăn nhưng trong thực tế thường ít hơn. Các nghiên cứu thực hiện bài bản hơn cho thấy tần suất chính xác hơn là khoảng 1-2 % người lớn thuc sự bị dị ứng thức ăn. Hơn nữa, tần suất này thay đổi tùy theo nhóm dân số nghiên cứu có các đặc điểm khác nhau về : Độ tuổi (thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi); cơ địa dị ứng (hay bị dị ứng thức ăn hơn, đặc biệt ở bệnh nhân bị viêm da thể tạng), chế độ ăn ( có mặt nhiều loại thức ăn đặc biệt, tùy vùng địa lý và văn hóa), tập quán cho con bú mẹ và sự hiện diện của các bệnh lý khác sẵn có.

Dị ứng với các chất phụ gia chiếm khoảng 0,01% đến 0,2% dân số nói chung, ở Đan mạch là 1-2% trẻ đi học.

  • Các loại thức ăn thường gây dị ứng (bảng 2)

Dù bất kỳ thức ăn nào cũng có thể là dị nguyên, nhưng một số thức ăn dễ gây dị ứng hơn một số thức ăn khác. Trong hầu hết các trường hợp, dị nguyên thức ăn thường là protein có trọng lượng phân tử khoảng 10.000 – 60.000 dalton (10-60 kDal). Bảng 2 liệt kê một số thức ăn thường gây dị ứng nhất với phần định danh của nó.

Bảng 2 : Định danh các dị nguyên thức ăn

Thức ăn

Dị nguyên

Định danh

Sữa bò (Bos domesticus)

Đậu nành

Trứng gà

Tôm

Đậu phọng

Tôm hùm

Cá moruy (Cod)

Alpha-lactalbumin

Beta- lactoglobulin

Serum albumin

Protein mầm kỵ nước

Profilin

Ovomucoid

Ovalbumin

Lysozyme

Tropomysin

Vicilin

Conglutin

Tropomysin

Parvalbumin-beta

Bos d 4

Bos d 5

Bos d 6

Gly m 1

Gly m 3

Gal d 1

Gal d 2

Gal d 4

Met e 1

Ara h 1

Ara h 2

Pan s 1

Gad c 1

Phân tích bảng trên, ta thấy:

  • Sữa bò : chứa nhiều protein là dị nguyên, các dị nguyên này không bị hủy bởi quá trình tiệt trùng. Hầu hết bệnh nhân dị ứng với sữa bò đều không có phản ứng gì với thịt bò dù test da có thể dương tính với thịt bò. Ngược lại, có thể có dị ứng chéo giữa sữa bò với sữa dê và sữa cừu nên không thể dùng các loại sữa này thay cho sữa bò được.
  • Trứng gà : người bị dị ứng thường dị ứng với lòng trắng trứng chứ không phải lòng đỏ. Lòng trắng trứng chứa khoảng 23 glycoprotein khác nhau trong số đó có 4 dị nguyên quan trọng được liệt kê trong bảng, mà thường gặp nhất là dị ứng với ovomucoid. Dù đa số bệnh nhân dị ứng trứng gà có thể dùng được da và thịt gà nhưng một số ít vẫn có phản ứng kiểu phản vệ với thịt gà . Ngoài ra cũng thường có phản ứng chéo với trứng của các gia cầm khác như trứng vịt, trứng gà tây, trứng ngỗng
  • Rau củ: Theo các nghiên cứu tại Mỹ, rau củ cũng là nguồn thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong đó nổi bật là
    • Dị ứng dậu phọng với số lượng bài nghiên cứu nhiều nhất. Hiện đã định danh được 16 protein mà 3 trong số đó là dị nguyên chủ yếu.
    • Dị ứng đậu nành chủ yếu gặp ở nhũ nhi và trẻ em và cần phải xem xét ở những trẻ đã dị ứng với sữa bò. Đậu nành ngày nay được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thức ăn do có hàm lượng dạm cao mà giá thành lại rẻ. Các dị nguyên protein ở đậu nành được tìm thấy trong các chế phẩm công nghiệp của đậu nành như dầu đậu nành, nhũ tương lecithin, và margarine chứ không có mặt ở dầu đậu nành tinh chất.
    • Có rất nhiều phản ứng chéo với các loại rau củ khác ( các loại đậu khác, đậu Hà lan, cam thảo…) được phát hiện tại phòng xét nghiệm nhưng trong thực tế các bệnh nhân vẫn có thể dùng được các loại rau này mà không hề có biểu hiện dị ứng nào .
      • Các loại hạt (tree nuts) khác : hạt điều, hạt quả phỉ (hazelnut), hạt quả hồ đào (hickory nut; pecans), hạt quả thông (pine nut), quả hồ trăn (pistachio), và hạt quả óc chó (walnut) thường gây dị ứng ở người lớn. Phản ứng chéo thường có giữa các loại hạt này nhưng trong thực tế không hay gặp dị ứng chéo. Ngoài ra, chưa thấy báo cáo về dị ứng chéo giữa các loại hạt này và các loại hạt đậu thuộc họ rau củ kể cả đậu phọng..
  • Cá thực sự là loại thức ăn hay gây dị ứng ở người lớn. Có hàng trăm chủng loại cá có thể ăn được và phản ứng chéo rất nhiều.
  • Các loài hải sản thuộc nhóm vỏ cứng (tôm, cua) và nhóm thân mềm ( nghêu, sò, ốc,

hến… ) cũng quan trọng, mặc dù đa số gây phản ứng kiểu dị ứng đặc biệt là nổi mày đay và phù mạch nhưng các phản ứng này không là đáp ứng miễn dịch.. Đã có các phản ứng chéo giữa các động vật trong cùng nhóm vỏ cứng hoặc thân mềm với nhau nhưng không gặp phản ứng giữa hai nhóm này với nhau.

  • Các hạt ngũ cốc: là nguyên nhân gây dị ứng nhiều ở trẻ em hơn là người lớn. Đó là các loại lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch, gạo, bắp, lúa miến, hạt kê cung

cấp nguồn đạm cho 70 % dân số thế giới. Dị nguyên thay đổi tùy dạng bệnh dị ứng, ví dụ như globulin và glutenin trong dị ứng thức ăn qua trung gian IgE, albumin trong bệnh dị ứng của thợ làm bánh mì, gliadin trong bệnh xơ nang tụy. Phản ứng chéo giữa các hạt ngũ cốc cũng rất thường gặp. Dị ứng do nghề làm thúc ăn thường biểu hiện dưới dạng hen suyễn, viêm mũi dị ứng, và /hay viêm da và có trường hợp do hít phải bụi các loại bột. Trong bệnh hen suyễn của thợ làm bánh mì, test da với các loại hạt ngũ cốc dương tính trong 54 % trường hợp, trong khi trên thực tế chỉ có khoảng 20% thực sự có bệnh dị ứng. Hầu hết các người thợ bị hen suyễn đều không bị phản ứng gì khi ăn cùng loại thức ăn đã gây dị ứng.

  • Các biểu hiện của dị ứng thức ăn : thường gặp nhất từ nhẹ đến nặng
  • Da niêm: ngứa, phồng môi, lưỡi, vòm khẩu cái, phù thanh quản;
  • Đường tiêu hóa : co thắt cơ trơn dạ dày ruột gây nôn, tiêu chảy và đau.
  • Cơ địa dị ứng (atopy): viêm mũi dị ứng, hen phế quản, và viêm da thể tạng.
  • Phản ứng phản vệ: nổi mề đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc, có thể gây chết người, là dạng phản ứng hay gặp nhất trong dị ứng thức ăn

Chú ý : Không bắt buộc có tất cả các biểu hiện trên khi tíếp xúc với một dị nguyên thúc ăn. Ngược lại, trên cùng một bệnh nhân có thể có nhiều dạng biểu hiện dị ứng cùng lúc.

  • Các biểu hiện và hiện tượng không phải là dị ứng thức ăn
  • Các phản ứng không phải là dị ứng:
    • Chảy nước mũi sau ăn một số thức ăn, nhất là thức ăn có vị cay hoặc bất kỳ loại thức ăn nào cơ chế do kich thích thần kinh phó giao cảm.
    • Không dung nạp lactoza : do ruột non thíếu men lactaza tiêu hóa chất này với biểu hiện là tăng trung tiện và tiêu chảy. Sự thiếu men này hay gặp ở người Châu Á hoặc có thể thiếu men tạm thời sau các đợt nhiễm trùng đường ruột.
    • Ngộ độc các độc tố có trong một số các loài cá làm sinh ra histamine gây phản ứng dị ứng với các biểu hiện: khô rát họng, nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, đỏ bừng mặt, và đau đầu.
  • Các hiện tượng bệnh lý không liên quan đến dị ứng:
  • Chứng đau co thắt ở trẻ nhũ nhi: xảy ra ở 15- 20% trẻ nhũ nhi, gây chứng khóc không ngừng và chướng bụng. Triệu chứng xảy ra trước 6 tuần tuổi và kéo dài từ 3-6 tháng. Không có bằng chứng có giá trị khoa học về dị ứng thức ăn ở các trẻ em này và dù bú sữa mẹ tuyệt đối trẻ vẫn tiếp tục có triệu chứng.
  • Thay đổi hành vi ở trẻ em hoăc cả ở người lón sau ăn một số thức ăn hoặc phu gia thức ăn làm giảm tập trung hoặc tăng kích thích cũng không liên quan gì đến dị ứng thức ăn.
  • Hội chứng thức ăn Trung hoa biểu hiện bởi các triệu chứng nhức đầu, vã mồ hôi, khát nước, đỏ bừng mặt, nóng rát mặt, đau bụng, chảy nước mắt ràn rụa và cảm giác rần rần ở da 15-20 phút sau khi ăn và tự khỏi vài giờ sau không cần điều trị. Hiện tượng này thường bị quy kết là do bột ngọt gây ra nhưng trong thực nghiệm không tái tạo được hiện tượng này và thực tế cũng không liên quan gì đến dị ứng do bột ngọt hoặc thức ăn Hoa.

2/ Vai trò của dị ứng thức ăn và bệnh lý hen phế quản:

a/ Dị ứng thức ăn có thể gây tử vong ở bệnh nhân hen:

  • Như đã đề cập đến ở phần trên, phản ứng phản vệ là dạng dị ứng nặng nề nhất vì có thể gây chết người mà dị ứng thức ăn lại là nguyên nhân gây phản ứng phản vệ nhiều nhất
  • Theo một nghiên cứu tại Mỹ, hằng năm có khoảng 100 trường hợp tử vong vì sốc phản vệ do thức ăn và khoảng 1.000 trường hợp có biểu hiện dị ứng nặng nhưng không gây tử vong.
  • Một số đặc điểm của phản ứng phản vệ do thức ăn:
  • Phản ứng xảy ra càng nhanh sau khi ăn thì càng nặng.
  • Nhiều khi lượng thức ăn rất nhỏ cũng đủ gây sốc phản vệ .
  • Dị ứng thức ăn có thể gây tử vong ở bệnh nhân hen dù bệnh đang ở giai đoạn ổn định.
  • Mặc dù cơ địa dị ứng (atopy) với các biểu hiện viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da thể tạng không phải là điều kiện tiên quyết của dị ứng thức ăn, nhưng hầu hết bệnh nhân có phản ứng phản vệ với thức ăn đều có cơ địa dị ứng
  • Phản ứng phản vệ xảy ra ở phụ nữ nhiều gấp hai lần nam giới.
  • Ở một số trẻ nhũ nhi, biểu hiện dị ứng đã xảy ra ngay từ lần đầu ăn dặm và những ca này thực sự đã mẫn cảm với thức ăn ngay khi bú sữa mẹ. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, báo cáo của bệnh nhân không thấy nói gì về việc đã ăn các thức ăn này.

b/ Dị ứng thức ăn có thể là yếu tố khởi phát cơn hen không?

  • Như đã nói ở trên, HPQ về bản chất là một bệnh dị ứng nên có nhiều tác nhân có thể gây khởi phát cơn hen, vì thế theo lý thuyết, thức ăn cũng có thể là một trong những tác nhân gây khởi phát cơn hen. Tuy nhiên, kết quả một số nghiên cứu ở Pháp và các nước trên thế giới về mối tương quan giữa biểu hiện dị ứng thức ăn và sự khởi phát cơn hen cho thấy:
  • Ở người lớn, hen ít khi có liên quan với dị ứng thức ăn. Dị ứng thức ăn thường biểu hiện dưới dạng các triệu chứng khác như nổi mày đay, rối loạn tiêu hóa.
  • Ở trẻ em: Trẻ em hay dị ứng thức ăn hơn người lớn và biểu hiện dị ứng có thể liên quan đến các triệu chứng của bệnh hen. Cần nghĩ đến dị ứng thức ăn gây hen khi cơn hen xảy ra ngay sau bữa ăn đi kèm với ngứa môi và miệng. Đậu phọng, sữa bò, mù tạt, trứng, cá, các loại hải sản có vỏ cứng (tôm cua, …) là các loại thức ăn thường gây dị ứng nhất trong đó dị ứng đậu phọng có thể gây tử vong và cần được loại bỏ hoàn toàn trong chế độ ăn của trẻ.
  • Các chất bảo quản hoặc chất tồn trữ thức ăn :
  • Hiện nay trên thế giới có khoảng 3000 chất khác nhau được chủ ý sử dụng trong công nghệ chế biến thực phẩm để tạo màu, hương vị, vẻ ngoài, giá trị dinh dưỡng, phòng bệnh (ví dụ: kháng sinh, vitamin, muối khoáng), chất bảo quản …, thành phần các chất phụ gia này có thể được ghi trên bao bì hoặc không. Các chất phụ gia có thể có nguồn gốc từ thực phẩm (như đường, bột bắp…), muối khoáng, hợp chất vô cơ tổng hợp, hoặc các hợp chất hữu cơ tự nhiên. Ngoài ra, còn có một số phụ gia có mặt trong thực phẩm chế biến do sơ xuất khi pha trộn hoặc do lây nhiễm vi sinh từ môi trường. Điều đáng quan tâm ở đây là một trong số các chất phụ gia này có khả năng gây ra các tác dụng phụ , kể cả gây ra hiện tượng dị ứng, và nhiều người tin rằng các tác dụng phụ do các phụ gia này xảy ra thường xuyên. Trong số các chất nêu trên, các phụ gia bị than phiền về phản ứng phụ kiểu dị ứng hoặc là phản ứng dị ứng bao gồm các chất màu tổng hợp, sulfites, monosodium glutamate (bột ngọt), aspartame, và benzoates. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu có đối chứng đều cho thấy tác dụng phụ của các chất này thực sự rất hiếm khi xảy ra.
  • Sulfites trong thực phẩm có thể gây phản ứng dạng dị ứng ở một số bệnh nhân hen do niêm mạc phế quản của các bệnh nhân này nhạy cảm với một số chất kích thích và hóa chất mà trong thành phần cấu tạo có chứa sulfur mà sulfites là một ví dụ. Khi bệnh nhân hen hít phải các khí thải hoặc khói có chứa sulfur dioxide hoặc sulfur có thể bị cơn hen cấp và tử vong. Do sulfites thường được đưa vào thực phẩm để ngừa tác dụng oxy hóa làm hư thực phẩm nên khi dùng các thức ăn này có thể bị cơn co thắt phế quản cấp, hiện töôïng này chỉ xảy ra với các bệnh nhân hen. Hiện tượng phản ứng này có thể được giải thích như sau:
    • Phản ứng xảy ra do bệnh nhân hít phải khói có chứa sulfur dioxide bay ra từ việc nhai thức ăn chứa sulfites .
    • Cơ chế của phản ứng này không phải là cơ chế dị ứng nên không ghi nhận bất kỳ đáp ứng miễn dịch nào.
    • Một số bệnh nhân hen đặc biệt bị nhạy cảm do cơ thể thiếu men sulfite oxidase
    • Do vậy, bệnh nhân hen nào đã có cơn kịch phát do ăn phải thức ăn có chứa sulfites phải kiêng ăn tuyệt đối các loại thức ăn này. Thậm chí một số chuyên gia dị ứng còn khuyên nên áp dụng khuyến cáo này cho tất cả các bệnh nhân hen. Danh mục các thực phẩm có chứa sulfites được liệt kê trong bảng 3 dưới đây.

Bảng 3 : Các thực phẩm có chứa sulfites

Thực phẩm

Hàm lượng sulfites

Thức ăn chế biến

Cá khô

Thịt cá hồi trắng

Thực phẩm trắng khác: nấm, bắp cải

Trái cây khô, đồ hộp, nho tươi

Mứt

Rau quả (có khoai tây mất nuớc)

Tôm cua

Mù - tạt

Thức uống

Rượu vang đỏ

Rượu vang trắng

Dấm rượu (wine vinegar)

Bia

Rượu táo

Nước trái cây và rau quả

1000 mg/kg

1000 mg/kg

1000 mg/kg

20mg/kg

20mg/kg

1000 mg/kg

30 mg/kg

500 mg/kg

150 mg/kg

200 mg/kg

100 mg/kg

400 mg/kg

200 mg/kg

100 mg/kg

- Một số các chất phụ gia khác như : tartrazine (chất màu vàng #5), chất cao su tổng hợp, chất chống oxy hoá (butilated hydroxyanisol, butylated hydroxytoluene, nitrates, nitrites, citric acid, benzoates) đều có báo cáo gây mề đay mạn tính nhưngđều không phải là hiện tượng dị ứng.

3/ Vai trò của thức ăn trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh hen:

Theo kết quả của một số nghiên cứu:

  • Dùng dầu cá giúp giảm hiện tượng quá mẫn phế quản và cải thiện triệu chứng bệnh hen đáng kể ở trẻ em
  • Chế độ ăn ít muối đi kèm giảm quá mẫn phế quản, giúp cải thiện triệu chứng bệnh hen và lưu lượng thở ra đỉnh ở một số bênh nhân hen
  • Dùng vitamin C đi kèm hiện tượng giảm phản ứng với thử nghiệm metacholine ở một số bệnh nhân
  • Ăn nhìều rau và trái cây giúp giảm khoảng 25% bệnh lý tắc nghẽn đường dẫn khí (bao gồm hen, khí phế thủng và viêm phế quản mạn). Một số nghiên cứu cho thấy ăn ít rau và trái cây hoặc nồng độ vitamin C thấp trong máu đi kèm vói chỉ số FEV1 thấp ở một số bệnh nhân. Đặc biệt, có nghiên cứu cho thấy lượng vitamin C ăn vào dưới – 1 độ lệch chuẩn thì có FEV1 tương đương với người hút thuốc lá 5 gói-năm.

III/ MỘT SỐ LỜI KHUYÊN VỀ DINH DƯỠNG TRONG BỆNH HPQ

1/ Trong cơn hen cấp:

  • Bệnh nhân khó thở do hiện tượng co thắt phế quản và tăng tiết đàm . Chế độ ăn phải nhằm vào mục đích :
    Không làm tăng thêm tình trạng khó thở : chia thành nhiều bữa ăn nhỏ không nên ăn quá no hoặc với lượng thức ăn trong các bữa ăn như thường lệ vì như vậy hiện tượng căng dạ dày sẽ làm đẩy cơ hoành lên làm hẹp thêm phế trường vốn đã hẹp do tắc nghẽn. Đặc biệt là ở trẻ nhũ nhi cần giảm lượng sữa cho mỗi cử bú khi trẻ bú bình.
  • Tạo điều kiện cho thải đàm
  • Bù lại lượng nước mất vì do bệnh nhân mệt không uống được hoặc nước mất qua đường hô hấp cũng rất nhiều

Cụ thể là bệnh nhân phải được cung cấp đủ nước dưới dạng nước uống đủ loại, các loại thức ăn lỏng như nước canh, súp…

  • Cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể : chọn các loại thức ăn dễ tiêu và đủ năng lượng cần thiết giúp bệnh nhân mau hồi phục.

2/ Lời khuyên về dinh d ư ỡng hợp lý:

  • Cho mọi đối tượng:
  • Ăn đủ chất theo tháp dinh dưỡng được khuyến cáo để cung cấp đủ năng lượng cần thiết ưu tiên cho các thức ăn càng tự nhiên càng tốt: thức ăn tươi sống, hợp vệ sinh.
  • Không nên ăn quá mặn, lượng muối ăn hợp lý là không quá 6g muối ăn mỗi ngày tính cho tất cả các thức ăn ăn vào.
  • Tăng cường rau quả và trái cây tươi trong bữa ăn hằng ngày để làm tăng thêm lượng vitamin C cần thiết có lợi cho tình trạng hô hấp của bệnh nhân.
  • Hạn chế ăn các thức ăn tồn trữ vì có thể có các chất phụ gia gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh hen, đặc biệt đối với các chất sulfites
  • Tuyệt đối tránh các thức ăn ăn vào mà đã có biểu hiện dị ứng, có thể tham khảo ý kiến chuyên gia nếu cần.
  • Khi đi du lịch xa, cần hạn chế nếm thử các thức ăn lạ có khả năng gây dị ứng như đã bàn luận ở trên.
  • Cho bệnh nhi ở lứa tuổi ăn dặm , đặc biệt ở các trẻ em mà mẹ bị bệnh hen suyễn hoăc có cơ địa dị ứng gia đình: Dị ứng thức ăn thường gặp ở trẻ em hơn người lớn và đặc biệt nhiều nhất ở trẻ dưới 2 tuổi với độ nặng không thể lường trước được vì thế sau đây là một số lời khuyên dành cho lứa tuổi nhũ nhi
  • Ưu tiên cho con bú sữa mẹ để tránh các dị ứng với protein sữa bò.
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 4 tháng tuổi. Tuổi bắt đầu ăn dặm hợp lý là tròn 4 tháng tuổi.
  • Nên bắt đầu từ các thức ăn ít dị ứng nhất, từng thứ một, mỗi thứ cho ăn riêng lẻ vài ba ngày với lượng ăn tăng dần lên
  • Đối với trẻ em mà mẹ hoặc gia đình có cơ địa dị ứng thì nên dời thời điểm cho ăn các thức ăn có khả năng dị ứng cao như : tôm cua, cá biển… vào 8-9 tháng tuổi và tránhcho ăn các thức ăn có chất bảo quản quá sớm: xúc xích, các loại bánh snack…

IV/ KẾT LUẬN:

1/ Dinh dưỡng có vai trò nhất định trong bệnh lý hen phế quản :

  • Dinh dưỡng đúng cách có vai trò hỗ trợ trong điều trị cơn hen cấp.
  • Tránh dùng các thức ăn dị ứng giúp tránh các tai biến cấp cho bệnh nhân hen
  • Việc tăng cường các rau quả tươi giúp ích phần nào trong việc cải thiện tình trạng hô hấp

2/Điều mà tất cả các nhà lâm sàng đều đồng ý về mặt dinh dưỡng là những biến cố xảy ra trong thập niên đầu tiên của đời sống là quan trọng nhất trong việc gây bệnh hen và dị ứng nên cần nghiên cứu hết sức cẩn thận về chế độ ăn của trẻ nhỏ.

3/Điều quan trọng trong diều trị bệnh hen là bệnh nhân cần dược chẩn đoán và điều trị đúng bậc để có thể sinh hoạt, học tập và làm việc như mọi ngừoi bình thường.


MÓN ĂN CHO NGƯỜI HEN SUYỄN

Đông y chia hen suyễn thành 3 thể: phong nhiệt, phong hàn và phong đàm. Có nhiều món ăn có ích cho người bị hen suyễn ở mỗi thể

Hen suyễn là một loại bệnh dị ứng đường hô hấp. Khi dị ứng, lớp niêm mạc phế quản sưng phồng lên, thu hẹp đường hô hấp làm bệnh nhân khó thở. Các cơ bao quanh đường hô hấp cũng có thể co thắt khiến bệnh nhân cảm thấy ngực như bị bít lại, thở ra rất khó kèm theo tiếng khò khè, ho.
Cơn hen thường phát vào ban đêm lúc trời trở lạnh, thời tiết thay đổi hoặc phát theo chu kỳ và kéo dài 10-15 phút hay dài hơn, sau đó giảm dần. Đông y chia hen suyễn thành 3 thể: phong nhiệt, phong hàn và phong đàm.

Hen suyễn thể phong nhiệt

Ở thể phong nhiệt, bệnh nhân ho, khó thở, trong họng có tiếng khò khè, ngực đầy tức, đàm vàng dính đặc khó khạc, miệng đắng, khát nước, người nóng, ra mồ hôi... Món ăn có ích cho người hen suyễn thể phong nhiệt gồm:

- 50 g hoa đu đủ đực, 30 g lá dâu tằm tươi giã nát hòa với
300 ml nước lọc, lọc lấy nước đem đun sôi. Cho 100 g hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn. Ăn liên tục 3 ngày, sau đó cách 1-2 ngày ăn lại với 2-3 lần/ngày.

Khói, bụi rất có hại cho sức khỏe của người bệnh hen suyễn (Ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: XUÂN THẢO

- Dùng 30-50 g lá dâu tằm rửa sạch, nấu với 750 ml nước cho đến khi còn 300 ml, dùng uống thay nước trà.

- Lấy 200 g củ mài luộc chín, giã nhỏ. Nấu sôi 200 ml nước mía và 30 ml nước ép quả lựu rồi cho củ mài vào đảo đều thành cháo, đến khi sôi lại là được. Ăn liên tục 5 ngày, sau đó cách 2-3 ngày ăn lại với 2-3 lần/ngày.

Hen suyễn thể phong hàn

Bệnh thường phát lúc trời trở lạnh, về đêm. Bệnh nhân thấy khó thở, tức ngực, ho có đàm màu trắng, đau đầu, sợ lạnh, người mát, không ra mồ hôi, không khát nước, nước tiểu trong... Món ăn hợp với người hen suyễn thể phong hàn gồm:

- Dùng 50 g hoa đu đủ đực cùng 3 lát gừng tươi rửa sạch, giã nát rồi thêm vào 300 ml nước; lọc lấy nước, đun sôi rồi cho 100 g hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn. Ăn liên tục 3 ngày, sau đó cách 1-2 ngày ăn lại với 2-3 lần/ngày.

- Dùng 50 g bèo cái (nhiều nơi gọi là bèo ván, bèo tai tượng) tươi bỏ rễ, lấy lá rửa sạch, phơi khô, tán bột mịn. Lấy 300 g gạo nếp đồ thành xôi, trước khi bắc nồi xuống thì rắc bột bèo cái vào đảo thật đều; đậy kín vung 5-10 phút. Mỗi ngày ăn 3 lần, dùng liên tục một tuần, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần.

Hen suyễn thể phong đàm

Ở thể phong đàm, người bệnh thấy tức ngực, khó thở, ho ra nhiều đàm nhớt, khò khè liên tục, nếu nôn ói ra nhiều đàm dãi thì thấy dễ chịu, miệng nhạt... Món ăn hợp với người hen suyễn thể phong đàm gồm:

- Lấy 1 quả trứng gà, dùng kim dùi 2 lỗ nhỏ ở 2 đầu. 50 g nghệ vàng rửa sạch, giã nhỏ và thêm 100 ml nước vào rồi lọc lấy nước, hòa với 1 muỗng cà phê muối. Ngâm trứng gà vào nước nghệ 3 ngày, sau đó bỏ vỏ lấy ruột ăn. Ba ngày ăn một quả, dùng liên tục 10 quả.

- Lấy 10 g gừng tươi giã nát với 1/2 muỗng cà phê muối ăn rồi cho vào ruột 1 quả chanh. Sau đó, nướng quả chanh trên lửa than đến khi vỏ có màu vàng đều là được. Ép lấy nước chanh để uống 2-3 lần trong ngày, dùng liên tục 5 ngày.


BỆNH HEN CẦN KIÊNG THỨC ĂN GÌ?

Cơ chế gây ra bệnh hen suyễn cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ và rất phức tạp, không phải bất cứ trường hợp hen suyễn nào cũng do nguyên nhân từ bên ngoài gây ra, tức nguyên nhân ngoại sinh như thời tiết, phấn hoa, bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường…; mà còn có những cơn hen do chính yếu tố bên trong cơ thể gây ra như stress, bệnh dạ dày, ruột,…

Tuy nhiên, phần lớn hen suyễn thường khởi phát do các yếu tố dị ứng với chất lạ như dị ứng theo mùa, bụi bặm, nấm mốc và phấn hoa... Nếu bạn chắc chắn biết được yếu tố nào gây bất lợi làm bùng phát những cơn suyễn của mình thì càng hạn chế tiếp xúc với yếu tố đó càng tốt. Ví dụ như khói thuốc lá, mùi nồng từ thuốc trừ sâu, mùi keo xịt tóc, mùi sơn, các loại dầu thơm...

Các loại thực phẩm không nên dùng thường xuyên là những thức ăn có nhiều gia vị thường thấy ở các món salad, các loại uống giải khát và thực phẩm đóng hộp, thức uống lên men, rau cải ngâm dấm hoặc làm dưa chua, các loại trái cây khô đóng gói, chế biến sẵn hay một số đồ ăn biển (tôm, cua, ghẹ, mắm nêm). Tất nhiên không phải mọi thực phẩm trên đều cần phải kiêng mà bạn nên theo dõi xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn suyễn để phòng ngừa và cách ly. Ngoài ra cần cảnh giác ngay với chính một số thuốc chữa bệnh như kháng sinh, thuốc Aspirin…

Dị ứng do nguyên nhân thời tiết hay khi thay đổi thời tiết cũng là những điều kiện thuận lợi dễ bùng phát cơn khó thở. Với loại này, nếu không có điều kiện tránh khỏi nơi cư trú vào những mùa này thì cách tốt nhất là tập sống chung với thời tiết theo cách mỗi khi thay đổi thời tiết thì cần lưu ý giữ gìn sức khỏe. Nên thường xuyên tập thể dục, tự nâng cao sức đề kháng, chế độ dinh dưỡng tốt để được cung cấp đủ các loại Vitamin cần thiết nhất là Vitamin C, E... Ngoài ra có thể uống các thuốc dự phòng trước để tránh bùng phát những cơn khó thở.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em
Bệnh suyễn nên ăn gì?
Chữa bệnh bằng mật ong
Mẹ làm việc, thai nhi dễ bị hen suyễn
Cách chữa bệnh ho lâu ngày
Mẹ bầu ăn sữa chua ít béo, con dễ bị hen suyễn

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý