Bệnh sốt xuất huyết hiện đang xảy ra trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp giúp cơ thể tăng sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết.
Thực đơn cho người bị sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch, đe dọa sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng.
Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao. Do vậy, khi bị sốt xuất huyết cần phải kiểm tra và được chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số món ăn có công dụng hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết, ngoài việc điều trị bằng thuốc (Tây y hay Đông y), người bệnh cần có chế độ, thực đơn ăn uống sao cho giảm sốt (thanh nhiệt), giảm đau (chỉ thống), nâng cao sức đề kháng, chống nôn... là điều rất quan trọng để phục hồi sức khỏe.
Các món canh dưới đây có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và phòng chống xuất huyết. Chủ vị là hạt lạc xay nát hoặc giã nhỏ, gọi là “nhuyễn lạc”, kết hợp với một số loại rau.
Đối với trường hợp chưa xuất huyết
- Rau ngót rửa sạch, vò nát 60-100g, nhuyễn lạc 30-50g, nấu thành canh ăn.
- Gan lợn tươi ép cho ra hết máu, rửa sạch, băm nhỏ 20-30g; rau ngót rửa sạch, vò nát 60-100g; nhuyễn lạc 30-50g. Nấu rau ngót với lạc thật chín rồi cho gan lợn vào đảo đều, đun sôi 5 phút là được.
- Đậu xanh cả vỏ, vỡ đôi 50-60g, nhuyễn lạc 30-50g, nấu canh ăn.
- Rau dền (xanh hay đỏ, hoặc dền cơm) rửa sạch thái nhỏ 60-100g, nhuyễn lạc 30-50g. Nấu chín lạc rồi mới cho rau dền vào, đun sôi 10 phút là được.
- Rau mồng tơi rửa sạch, thái nhỏ 60-100g, nhuyễn lạc 30-50g. Nấu chín lạc rồi mới cho rau mồng tơi vào, đun sôi 10 phút.
- Rau sam tươi rửa sạch, thái nhỏ 60-100g, nhuyễn lạc 30-50g. Nấu chín lạc rồi mới cho rau sam vào, đun sôi 10 phút.
- Hoa thiên lý rửa sạch 30-50g, nhuyễn lạc 30-50g. Nấu chín lạc rồi mới cho hoa thiên lý vào, đun sôi 5 phút.
- Lá non thiên lý 60-100g rửa sạch thái nhỏ, nấu canh cùng nhuyễn lạc.
Với bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết:
- Quả mướp ngọt già gọt vỏ 100-150g, xắt khúc 2cm, nhuyễn lạc 30-50g. Nấu 2 thứ với nhau, đến khi lạc thật chín thì vớt mướp ra nghiền, bỏ xơ, lấy nước và hạt. Cho nước, mướp và hạt mướp vào nồi canh đun sôi, đập 1 quả trứng gà vào, quấy cho sôi đều 5 phút là được.
- Ngó sen tươi tước vỏ, rửa sạch, thái mỏng 20-30g, nhuyễn lạc 30-50g, nấu canh ăn.
Chú ý: Cho nước, mắm muối vừa miệng người ăn (hơi nhạt một chút) và đủ ăn một bữa. Kiểm tra kỹ để loại bỏ lạc mốc hoặc chớm mốc trước khi làm nhuyễn lạc. Người có tiền sử dị ứng với lạc thì không dùng các bài thuốc trên.
Bệnh nhân sốt xuất huyết
Dùng nước đậu xanh, bạc hà (vị thuốc bạc hà trong Đông y)
Đậu xanh 50gr, đãi loại bỏ vỏ,
Lá bạc hà 30gr,
Đường trắng 30gr.
Cho đậu xanh, bạc hà vào nồi, đổ 1 lít nước, đun sôi trong 30 phút, lọc bỏ bã lấy nước hòa 30gr đường. Dùng uống nhiều lần trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, chỉ khát (làm mất khát);
Nước ngân hoa dưa hấu
Lấy 200gr vỏ dưa hấu, bỏ vỏ xanh, giữ lại cùi, thái miếng
30gr kim ngân hoa
Rửa sạch nguyên liệu cho vào nồi, đun sôi cùng 1 lít nước trong 30 phút, gạn bỏ bã, lấy nước hòa cùng 30gr đường kính, uống làm nhiều lần trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt (làm mát) và chỉ huyết (cầm máu);
Nước rau muống cúc hoa
Rau muống 150gr, nhặt bỏ cuộng già, rửa sạch.
Cúc hoa 20gr, rửa sạch
Cho rau muống, cúc hoa vào nồi đun sôi với 1,5 lít nước trong 20 phút. Vớt bỏ bã, gạn lấy nước trong. Cho thêm 50gr đường trắng vào nước rau muống, cúc hoa, đun lại cho tan hết đường. Dùng uống nhiều lần trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chống xuất huyết;
Cháo rau cần đại táo
Rau cần 150gr rửa sạch, cắt khúc ngắn,
Đại táo 5 quả rửa sạch,
Gạo tẻ 100gr vo sạch,
Đường 50gr.
Cho gạo và đại táo vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm kỹ thành cháo, cho rau cần vào đun thêm 5 phút bắc ra, cho đường vào khuấy đều dùng ăn bữa sáng, bữa tối. Cháo này có tác dụng thanh nhiệt, bình can, lương huyết, chỉ huyết, rất tốt với người mắc bệnh sốt xuất huyết.
Cháo bí đao
Bí đao 150gr, gọt bỏ vỏ xanh, thái khúc.
Gạo tẻ 100gr vo sạch,
Cho gạo vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm kỹ thành cháo rồi cho bí đao đã thái khúc vào đun thêm 10 phút, rồi cho ít muối đủ ăn hoặc 50gr đường trắng tùy theo khẩu vị. Bắc ra để nguội ăn vào 2 bữa sáng và tối. Cháo này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân rất tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Đối với trẻ em bị sốt xuất huyết
Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, trẻ thường chán ăn, mệt mỏi, hay ói, đau bụng. Ta nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu, không có màu đen hay đỏ (vì trong trường hợp nếu cháu ói sẽ không phân biệt chất ói là máu hay thức ăn có màu). Không nhất thiết bắt trẻ chỉ ăn cháo, có thể ăn súp, nui, mì… theo ý thích của cháu.
Cho trẻ uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết vì bệnh sốt xuất huyết thường làm máu bị cô đặc lại, rất khó lưu thông. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc. Để phòng tránh, nên cho trẻ uống Oresol (chất thường dùng để bù nước trong bệnh tiêu chảy) hoặc nước cam, nước chanh, nước khoáng hay nước lọc đun sôi. Cho trẻ uống từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng.
Về ăn, cần chọn các chất dễ tiêu như cháo, súp và không bao giờ được ăn no quá.
THAM KHẢO: Một số món ăn đơn giản mà hiệu quả cho người bị bênh sốt xuất huyết
Canh mướp, nhuyễn lạc: Quả mướp ngọt già gọt vỏ, xắt khúc, nhuyễn lạc 30 - 50g. Nấu 2 thứ với nhau, đến khi lạc thật chín thì vớt mướp ra nghiền, bỏ xơ, lấy nước và hạt. Cho nước, mướp và hạt mướp vào nồi canh đun sôi, đập 1 quả trứng gà vào, quấy cho sôi đều 5 phút hoặc canh ngó sen tươi tước vỏ, rửa sạch, thái mỏng 20 - 30g, nhuyễn lạc 30 - 50g, nấu canh ăn, ngày 3 lần.
Trà rau muống hoa cúc: Rau muống 150g, nhặt bỏ cọng già rửa sạch. Cúc hoa 20g rửa sạch, cho rau muống và cúc hoa vào nồi đun sôi với 1,5 lít nước trong 20 phút. Vớt bỏ bã, gạn lấy nước trong. Cho thêm 50g đường trắng vào nước rau muống, cúc hoa, đun lại cho tan hết đường. Dùng uống nhiều lần trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chống xuất huyết.
Cháo bí đao: Bí đao 150g, gọt bỏ vỏ xanh, thái khúc. Gạo tẻ 100g vo sạch, cho gạo vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm kỹ thành cháo rồi cho bí đao đã thái khúc vào đun thêm 10 phút, cho ít muối đủ ăn hoặc 50g đường trắng tùy theo khẩu vị. Nhắc xuống để nguội ăn bữa sáng và tối. Món cháo này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân rất tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Canh rau mồng tơi: Thái nhỏ 60 - 100g, nhuyễn lạc 30 - 50g. Nấu chín lạc rồi mới cho rau mồng tơi vào, đun sôi 10 phút, ăn nóng giúp thanh nhiệt.
Trà đậu xanh bạc hà: Đậu xanh 50g, bỏ vỏ, lá bạc hà 30g, đường trắng 30g. Cho đậu xanh, bạc hà vào nồi, đổ 1 lít nước, đun sôi trong 30 phút, lọc bỏ bã lấy nước hòa với đường. Dùng nhiều lần trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, chỉ khát (làm mất khát).
Trà cùi dưa hấu kim ngân hoa: 200g vỏ dưa hấu, bỏ vỏ xanh bên ngoài, giữ lại cùi, thái miếng cho vào cùng 30g kim ngân hoa đã rửa sạch vào nồi, đun sôi cùng 1 lít nước trong 30 phút, gạn bỏ bã lấy nước hòa cùng 30g đường kính, uống làm nhiều lần trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt (làm mát) và chỉ huyết (cầm máu).
Cháo rau cần đại táo: Rau cần 150g rửa sạch, cắt khúc ngắn, đại táo 5 quả rửa sạch, gạo tẻ 100g vo sạch, đường 50g. Cho gạo và đại táo vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm kỹ thành cháo, cho rau cần vào đun thêm 5 phút bắc ra, cho đường vào khuấy đều, dùng vào bữa sáng và chiều tối. Món cháo này có tác dụng thanh nhiệt, bình can, lương huyết, chỉ huyết, rất tốt với người mắc bệnh sốt xuất huyết.
Chú ý: Bệnh nhân cần được ăn các loại thức ăn nhẹ, chủ yếu là cháo và kết hợp với uống sữa, hoa quả. Bệnh nhân sốt cao sẽ bị mất nước nhiều, hay chóng mặt cần hạn chế đi lại kẻo ngã.
THAM KHẢO: NGUY CƠ DẪN ĐẾN TỬ VONG DO BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Có 60%-70% bệnh nhân sốt xuất huyết ở thành thị. Đặc biệt, người lớn bị sốt xuất huyết dễ tử vong hơn trẻ em do chảy máu nhiều, xuất huyết não, suy đa tạng.
Lâu nay, không ít người nghĩ rằng bệnh sốt xuất huyết (SXH) chỉ tấn công trẻ nhỏ, còn ở người lớn gần như miễn nhiễm, ít bị mắc bệnh. Các chuyên gia y tế cảnh báo chính vì sự chủ quan này mà nhiều người chết oan do trở tay không kịp.
Nguy kịch mới chịu nhập viện
Trường hợp người lớn tử vong do SXH mới nhất vừa xảy ra tại tỉnh Đắk Lắk. Một người đàn ông 42 tuổi có biểu hiện sốt, đau đầu và được đưa đến bệnh viện với chẩn đoán SXH độ 1-2. Sau một tuần, bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, mạch và huyết áp đều bằng không, không có dấu hiệu hồi phục. Dù được chuyển lên tuyến trên nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi.
Trường hợp khác là anh L.V.G (32 tuổi, ngụ quận 4 - TPHCM), một kỹ sư xây dựng. Anh G. đi làm về nhà, bỗng dưng cảm thấy uể oải, đau đầu, nóng rưng rức nhưng anh cứ tưởng do làm việc quá sức hoặc bị cảm vì nhiễm mưa. Anh G. mua thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường về uống. Đến ngày thứ 5, bệnh tình vẫn không khỏi mà cơ thể càng uể oải, rùng mình ớn lạnh, ăn uống không trôi, bụng đau dữ dội. Được người nhà đưa đến bệnh viện (BV) cấp cứu, các bác sĩ xác định G. mắc SXH ngày thứ 5, lượng tiểu cầu trong người đang xuống rất thấp, kèm xuất huyết tiêu hóa ào ạt, nếu nhập viện muộn là không thể cứu chữa.
Tại các BV ở TPHCM, số bệnh nhân người lớn bị SXH đến khám, điều trị không ngừng tăng. Chỉ riêng BV Bệnh nhiệt đới TPHCM từ đầu năm nay đã tiếp nhận khám, điều trị cho trên 4.000 trường hợp. Hiện gần 50% trong hơn 100 bệnh nhân SXH đang điều trị nội trú cũng như trong khoảng 40-50 bệnh nhân SXH được BV này tiếp nhận điều trị hằng ngày là người lớn, nhiều ca nặng phải thở máy. Đã có nhiều trường hợp thai phụ mắc SXH vào viện muộn do chủ quan dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, sinh non.
Theo TS-BS Trần Tịnh Hiền (nguyên phó giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TPHCM), nghiên cứu dịch tễ học những năm gần đây đã cho thấy số ca người lớn mắc SXH ngày càng tăng. Cụ thể, năm 1991, tỉ lệ người lớn mắc SXH chỉ chiếm 14% nhưng đến năm 2004, tỉ lệ này tăng 30% và đến nay, con số này tăng lên 75%.
Theo các chuyên gia, môi trường và sự thay đổi mật độ dân cư ở đô thị khiến cho tỉ lệ người lớn mắc SXH thay đổi. Dịch bệnh này không chỉ hiện diện nhiều ở nông thôn mà đã lan nhanh đến thành thị. Thống kê số bệnh nhân SXH đang điều trị tại các BV ở TPHCM, có đến 60%-70% ngụ tại các TP.
Những ngộ nhận chết người
TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, cho biết SXH là bệnh xảy ra ở các nước vùng nhiệt đới, do muỗi trung gian truyền bệnh là Aedes agypti sống trong nhà và quanh các vũng nước. Đây là yếu tố truyền bệnh có trong tự nhiên và rất khó tiêu diệt vì muỗi sinh sôi nảy nở quanh năm và ở khắp nơi.
Theo TS-BS Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, các tỉnh phía Nam là điểm nóng của SXH, chiếm 90% số ca mắc trong cả nước và 80% số ca tử vong. Hiện nay, có cả 4 type SXH đang lưu hành. Các chuyên gia y tế cũng cho rằng trong cộng đồng đang tồn tại một sự ngộ nhận trong việc nhận thức phòng ngừa, điều trị loại dịch bệnh nguy hiểm này.
Theo TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, nhiều người nghĩ rằng bệnh SXH chỉ xảy ra đối trẻ nhỏ, còn ở người lớn thì gần như miễn nhiễm hoặc mắc SXH mà không biết, cứ nghĩ bị cảm cúm, sốt thông thường nên tự uống thuốc, làm bệnh tiến triển nặng hơn. Đây là sự chủ quan, quan niệm sai lầm, bởi người lớn mắc SXH sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn trẻ em do chảy máu nhiều, xuất huyết não, suy đa tạng (suy gan, thận; trụy tim mạch)…
Bác sĩ Châu cũng cho rằng các cơ sở y tế địa phương cần chú ý tăng cường việc phát hiện, điều trị SXH người lớn vì dễ bị biến chứng phức tạp, nguy cơ tử vong nhanh nhưng ít được chẩn đoán sớm.
Nguy cơ cao
SXH ở người lớn rất khác SXH ở trẻ em. Trẻ em bị SXH có biểu hiện sốc nhiều hơn xuất huyết. Ở người lớn thì ngược lại, xuất huyết nhiều hơn sốc và sốt cao hơn trẻ em. Khi sốt thường kèm lạnh run, nhức đầu, thời gian sốt kéo dài từ 7-10 ngày (trẻ em thường từ 5-7 ngày). Xuất huyết thường xuất hiện sau 2-3 ngày sốt cao, những chấm xuất huyết dưới da xuất hiện tự nhiên sau khi đụng chạm nhẹ, chảy máu răng, chảy máu mũi.
Ở nữ giới, xuất huyết âm đạo không trùng với chu kỳ kinh nguyệt, điều này khiến nhiều người nhầm tưởng mắc bệnh phụ khoa. SXH ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc huyết áp bị tụt, gây biến chứng như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi tiêu ra máu, ra phân đen); suy gan, đông máu. Do đó, nguy cơ tử vong ở người lớn cũng cao hơn trẻ em.
GIẢI PHÁP AN TOÀN CHO TRẺ KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT, SỐT DO VIRUS
Có nhiều thể sốt như sốt do viêm nhiễm, sốt do nhiễm khuẩn, nhiễu virus… trong đó đặc biệt nguy hiểm là bệnh sốt xuất huyết, đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue gây ra.
Sốt là tình trạng thân nhiệt vượt quá giới hạn bình thường do biến đổi chức năng của trung tâm điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi của não gây nên, khi bị sốt, đặc biệt là sốt cao trẻ có thể bị co giật nếu khống chế được, cơn co giật sẽ khiến não của trẻ thiếu ôxy, làm suy giảm trí tuệ và có thể lên cơn động kinh, hoặc để lại di chứng suốt đời như bại liệt...
Bênh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi-rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Sốt xuất huyết được đặc trưng bởi hiện tượng thất thoát huyết tương dẫn đến sốc giảm thể tích và rối loạn đông máu. Giảm thể tích và xuất huyết là nguyên nhân chính gây tử vong khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Ở nước ta do đặc điểm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều do vậy bệnh thường bùng phát thành những ổ dịch lớn vào mùa mưa.
Một số biểu hiện của sốt xuất huyết: ở thể bệnh nhẹ sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt; Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu; Có thể có nổi mẩn, phát ban. Thể bệnh nặng thường là thể sốt xuất huyết Dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30-40%).
Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím, chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Khi bị sốt xuất huyết, nên cho bệnh nhân uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa. Dùng thuốc hạ sốt Paracetamol. Tuyệt đối không được dùng các thuốc hạ sốt nhóm aspirine vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, tổn hại chức năng gan và một số tai biến khác. Không tự ý dùng kháng sinh, vì các thuốc kháng sinh không có tác dụng với bệnh sốt xuất huyết mà chỉ làm triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.
Hiện nay với tiến bộ của kỹ thuật sản xuất hiện đại. Sản phẩm chức năng Contrafev có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên vừa an toàn, hiệu quả và tiện lợi đã được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Được biết các thành phần có trong “Contrafev” như: Gaba, Taurin, Magnesi, Nhọ nồi, Mạch môn, Sài hồ bắc có tác dụng hạ sốt rất tốt, bên cạnh đó còn có tác dụng làm bền thành mạch hạn chế xuất huyết, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng co giật ở trẻ nhỏ khi bị sốt cao.. Vì vậy Contrafev có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết, sốt do virus, sốt do nhiễm khuẩn, ngăn ngừa hiện tượng co giật ở trẻ em, tăng cường sức đề kháng.
Bên cạnh dùng “Contrafev” để hỗ trợ điều trị khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên có ý thức phòng ngừa dịch bệnh bằng cách mắc màn khi ngủ để chống muỗi đốt, nuôi cá để diệt bọ gậy, lăng quăng, phun thuốc trừ muỗi định kỳ, ngâm tẩm màn chống muỗi...
(st)