Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận biết vì bệnh thường không có triệu chứng nào rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh vẫn ó các dấu hiệu thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác.
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là tình trạng bất thường của hồng huyết cầu (hay còn gọi là hồng cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu). Hồng cầu đóng vai trò như “chiếc xe tải”, dùng để chở oxy trong máu. Khi ta thở vào, không khí có chứa oxy đi vào phổi, oxy được khuyếch tán từ phổi vào trong máu, tại đây oxy được gắn lên bề mặt của hồng cầu và hồng cầu chở oxy đến các cơ quan khắp nơi trong cơ thể. Các dấu hiệu thiếu máu mà cha mẹ bé khó nhận thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác. Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu, bởi vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn, hay được hiểu như là tăng tốc độ của “xe” chuyên chở oxy lên để chở đủ oxy giao cho mô.
Cho trẻ khám bệnh khi có biểu hiện da xanh, hay mệt... |
Tại sao trẻ bị thiếu máu?
Hồng cầu được sinh ra từ tủy xương. Đời sống hồng cầu trung bình 120 ngày. Do đó, tủy xương liên tục sinh ra hồng cầu để bù đắp số hồng cầu già bị chết. Vì vậy, các nguyên nhân gây thiếu máu bao gồm:
Hồng cầu sinh ra không đủ: có nhiều lý do tạo không đủ hồng cầu nhưng thường gặp nhất là do thiếu sắt. Khi không có sắt, cơ thể không tạo được hemoglobin, nên cũng không tạo được hồng cầu. Acid folic và vitamin B12 cũng là nguyên liệu cần thiết để tạo hồng cầu. Có thể bổ sung vitamin B12 từ trong thức ăn (thịt, sữa, trứng) và acid folic có nhiều trong các loại thịt cá, rau đậu, ngũ cốc. Những người ăn chay (không ăn thịt) sẽ bị thiếu vitamin B12, bởi loại vitamin này không có trong rau xanh. Thiếu máu có thể do tủy xương sản sinh hồng cầu không phù hợp. Những trẻ thường bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, có bệnh lý mãn tính tủy xương sản sinh hồng cầu ít hơn bình thường. Những trường hợp rất hiếm gặp, tủy xương không có khả năng sản sinh hồng cầu. Một số thuốc như: thuốc chống ung thư, cũng ức chế tủy xương tạo hồng cầu.
Hồng cầu chết quá nhiều: một trong những lý do đó là bệnh lý làm thay đổi hình dạng hồng cầu. Nếu chúng ta nhìn qua kính hiển vi, hồng cầu bình thường có hình tròn và dẹt. Đó là hình dạng tốt nhất để hồng cầu có thể di chuyển qua những nơi hẹp như là các mạch máu nhỏ để đi khắp cơ thể.
Một bệnh lý di truyền làm biến đổi hình dạng hồng cầu thường gặp là bệnh hồng cầu hình liềm. Hồng cầu hình liềm khi đi qua những mạch máu nhỏ, hẹp sẽ bị vỡ gây thiếu máu. Đây là bệnh lý thường gặp nhất trong những bệnh lý thay đổi hình dạng hồng cầu.
Mất máu do chảy máu: khi chúng ta bị mất một ít máu như bị đứt tay, chảy máu mũi thì tủy xương có thể tạo máu để bù lại. Nhưng nếu chúng ta mất nhiều máu như ói ra máu, bị tai nạn nặng thì tủy xương không thể tạo ra đủ hồng cầu để bù lượng máu mất một cách nhanh chóng. Nếu một người nào đó bị chảy máu kéo dài, cũng dẫn đến thiếu máu. Một số trường hợp thường gặp là kinh nguyệt nhiều ở nữ, bị giun sán hút máu trong ruột, các bệnh lý viêm nhiễm mạn tính đường tiêu hóa.
Thiếu máu là một tình trạng trong đó có sự thay đổi xuống mức thấp bất thường của tế bào hồng cầu và sắc tố trong cơ thể. Hồng cầu là tế bào mang oxy, vì vậy khi chúng ít đi về số lượng, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tạo ra đủ oxy. Để xác định bệnh thiếu máu ở người lớn không phải là một công việc khó khăn, vì chúng thể hiện dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, theo dõi các triệu chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh không dễ buộc cha mẹ phải để tâm quan sát các biểu hiện cơ thể của trẻ.
Các dấu hiệu điển hình nhất của bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh là mệt mỏi, suy nhược, biếng ăn, hay hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái. Điều quan trọng là phải biết nguyên nhân gây ra thiếu máu ở trẻ để điều trị sớm nhất.
Nguyên nhân chính gây thiếu máu:
Sự bất thường trong huyết cầu tố
Cấu trúc và chức năng của tế bào hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng huyết cầu tố có trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố. Điều này làm cho hồng cầu giảm. Khi tủy xương không thể bắt kịp với các tế bào chết, thiếu máu xảy ra. Một trong những ví dụ là thiếu máu hồng cầu hình liềm. Tuy nhiên, vấn đề này không quá phổ biến với các em bé.
Hình dạng của tế bào hồng cầu bất thường
Huyết mạch là những ống nhỏ chạy khắp cơ thể. Thông thường, các tế bào máu đỏ có hình dạng của một chiếc bánh rán, tạo cho chúng sự linh hoạt, đủ để đi qua những đoạn nhỏ của ống. Tuy nhiên, nếu các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường, chúng có thể bị kẹt trong ống lưu thông dẫn đến thiếu máu.
Biến dạng trong tủy xương
Tủy xương đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Nên ung thư bạch cầu hay ung thư tủy xương sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất hồng cầu bình thường.
Thiếu dinh dưỡng thích hợp
Để tạo hồng cầu, cơ thể cần đủ lượng sắt B12, và vitamin. Một khi cơ thể thiếu sắt và vitamin dẫn đến sản xuất không đủ hồng cầu trong cơ thể nên dẫn đến thiếu máu. Tuy nhiên, điều này thường xảy ra ở trẻ trên một tuổi và trẻ sơ sinh thiếu tháng. Trẻ bú sữa mẹ hầu như không gặp phải vấn đề này.
Nguyên nhân khác
- Nhiều bệnh mãn tính khác cũng có thể làm chậm quá trình hình thành tế bào và giảm số lượng của tế bào hồng cầu.
Nhiễm độc chì có thể gây ra thiếu máu ở trẻ em.
Giải pháp:
- Cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân thiếu máu và điều trị.
- Nếu trẻ thiếu máu do thiếu sắt thì cần cho trẻ uống nhiều sữa và ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm giàu sắt như: gan, thịt nạc, trứng, thịt gà, cá, các loại đậu, trái cây sấy khô, khoai lang, rau xanh, bơ đậu phộng...
Ngoài ra có thể cho trẻ uống thêm vitamin bổ máu theo liều lượng kê đơn của bác sỹ.
Điều trị thiếu máu như thế nào?
Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau màu xanh đậm. Một số trẻ cần phải bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu. Trẻ bị thiếu máu có thể dễ dàng lấy lại sức khỏe nếu điều trị đúng. Khi hồng cầu được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại.
Gần 30% trẻ em và phụ nữ bị thiếu máu
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam là 29,2%, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ 28,8%. Nguyên nhân chính do bữa ăn chưa được bổ sung chất sắt.
Tại mít tinh hưởng ứng "Ngày vi chất 1/6" tổ chức sáng 31/5 tại TP HCM, Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Thị Hợp, Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, dù 15 năm nay các hoạt động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng đã được thực hiện, song tình trạng thiếu vitamin A, thiếu sắt và thiếu iốt vẫn còn tiếp tục là mối đe dọa tiềm ẩn đối với tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của người dân.
“Tình trạng thiếu hụt iốt rất đáng quan tâm khi tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối iốt trong cả nước còn thấp chỉ 69,5%, hậu quả là có khoảng một nửa phụ nữ có thai và trẻ em bị thiếu tiền lâm sàng. Tỷ lệ thiếu vitamine A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 14,2%”, bà Hợp nói.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, các cuộc khảo sát mới đây tại thành phố cũng cho thấy, có khoảng 4% trẻ em và phụ nữ mang thai thiếu vitamin A. Nguyên nhân khiến tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng xuất phát từ việc vẫn còn một số người chưa quan tâm đến khẩu phần ăn trong ngày.
“Rất nhiều phụ huynh không cho con trẻ ăn đủ chất hoặc không cho con bú sữa mẹ. Một số phụ nữ trong tuổi sinh sản cũng chưa thật sự quan tâm hoặc chưa có đủ kiến thức để thiết kế khẩu phần ăn có đầy đủ vi chất dinh dưỡng”, bác sĩ Diệp cho biết.
Theo bác sĩ Diệp, việc thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A có thể gây mù do khô loét giác mạc, tăng nguy cơ tử vong, kìm hãm sự phát triển thể lực, trí tuệ. Thiếu sắt gây thiếu máu dinh dưỡng, làm giảm khả năng lao động, khả năng học tập và tăng bệnh tật. Còn thiếu iốt có thể gây bệnh đần độn, kém phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến bào thai.
Viện trưởng Viện Dinh dưỡng khuyên, để chống thiếu vi chất dinh dưỡng một cách bền vững, người dân cần ý thức chọn lựa thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng; thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ nhỏ ăn bổ sung đúng cách, đầu tư sản xuất các mặt hàng thực phẩm có bổ sung vi chất.
Còn theo bác sĩ Diệp, bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó cần cho trẻ ăn đầy đủ các loại thực phẩm có chứa vi chất dinh dưỡng như rau củ quả, trứng, thịt, cá… “Không bắt trẻ ăn kiêng khi bị bệnh, là điều thực sự cần thiết”, bác sĩ Diệp nói.
Riêng phụ nữ mới kết hôn, bà mẹ trước và trong khi mang thai cần ăn uống đầy đủ và uống thêm viên sắt, acid folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn của bác sĩ. Với người nội trợ, nên sử dụng muối iốt trong chế biến thức ăn.
Tại TP HCM, nhân "Ngày vi chất", phụ huynh có nhu cầu cho trẻ uống vitamin A có thể đến trạm y tế phường xã, các bệnh viện có khoa nhi, Trung tâm Dinh dưỡng thành phố để được uống miễn phí. Riêng phụ nữ sau sinh có thể đến các bệnh viên chuyên khoa sản hoặc những bệnh viện đa khoa có khoa sản.
Món ăn cho trẻ thiếu máu
Thiếu máu làm cho trẻ chậm lớn, sức đề kháng kém, dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp.
Bác sĩ Thúy Hòa (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết, qua điều tra, có tới 50% trẻ em dưới 2 tuổi bị thiếu máu, thiếu sắt.
Trẻ bị thiếu máu thường có các dấu hiệu như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mỏi mệt... Thiếu máu làm cho trẻ chậm lớn, sức đề kháng kém, dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp. Trẻ lớn bị ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, hay mệt mỏi, chậm tiếp thu, sức học giảm sút.
Các món ăn cho trẻ thiếu máu:
- Cháo gan gà: Gan gà 2 bộ, gạo 50g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Gan gà băm nhỏ, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật cho chín. Gạo xay thành bột cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, quấy đều đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho gan gà vào đảo đều, cháo sôi lại cho bột ngọt vào là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 10 ngày, nghỉ 5 ngày lại cho ăn tiếp 10 ngày.
- Cháo tiết gà: Tiết của 1 con gà, gạo 50g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Tiết gà cắt thành miếng nhỏ, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật cho chín. Gạo xay thành bột, đổ nước vừa đủ, khuấy đều trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho tiết gà, bột ngọt vào là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Ăn liền 10 ngày, nghỉ 5 ngày lại ăn tiếp 10 ngày.
- Gan heo nấu mộc nhĩ: Mộc nhĩ đen 10g, gan heo 50g, muối, dầu vừa đủ. Mộc nhĩ rửa sạch, xắt miếng nhỏ rồi cho vào nước nấu. Sau đó, cho gan heo vào nấu cho đến chín, thêm hành, nêm nếm vừa ăn.
Món cháo lươn giàu dinh dưỡng cho bé. (Ảnh minh họa).
- Cháo lươn: Lươn 200g, gạo 50g, gừng 5g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Lươn làm sạch bỏ nội tạng, bỏ đầu từ mắt trở lên, bỏ đuôi từ hậu môn xuống. Cho lươn vào bát to, hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc. Gừng giã nhỏ lọc lấy 1 thìa canh nước cùng bột gia vị cho vào thịt lươn trộn đều, dùng dầu thực vật xào cho khô. Xương lợn giã nhỏ lọc lấy nước ngọt. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc xương lươn đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho thịt lươn, bột ngọt vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn khoảng 15 – 20 ngày.
- Chim bồ câu hấp: Chim bồ câu 1 con, phòng đảng sâm 15g, đương quy 20g, bột gia vị vừa đủ. (Nếu không có phòng đảng sâm, đương quy có thể thay bằng hạt sen, long nhãn). Chim bồ câu chọn con mới biết bay, làm sạch, bỏ nội tạng, cho phòng đảng sâm, đương quy, bột gia vị vào bụng chim khâu kín, đem hầm cách thủy, chim chín cho trẻ ăn làm 2 lần trong ngày. Cách 2 ngày ăn 1 ngày. Cho trẻ ăn khoảng từ 5 – 10 con.
- Chim cút hầm: Chim cút 2 con, hoàng kỳ 50g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g. Chim cút làm sạch lông, bỏ ruột, cho vào nồi cùng hoàng kỳ, đảng sâm, hoài sơn đổ vừa nước, hầm nhừ, gia vị vừa ăn.
Lá hẹ là gia vị cần tránh cho trẻ thiếu máu. (Ảnh minh họa).
Bệnh thiếu máu hay gặp ở trẻ em, trong đó có nguyên nhân do chế độ ăn uống, thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tạo máu. Trẻ bị thiếu sắt lâu ngày có nguy cơ dẫn đến thiếu máu.
Một số món ăn dưới đây theo lương y Bàng Cẩm (TP.HCM) sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ.
Cháo long nhãn - hạt sen
Nguyên liệu: Long nhãn (50 gr), hạt sen (50 gr), gạo (100 gr).
Cách chế biến: Ba thứ trên cho chung vào nồi để nấu cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Công dụng: Kiện tỳ bổ khí, dưỡng huyết.
Thịt bò xào với lá tỏi và mộc nhĩ
Nguyên liệu: Mộc nhĩ (nấm mèo) 25 gr, lá tỏi (200 gr), thịt bò (300 gr), gừng (2 lát), cà rốt xắt thành sợi (một ít), rượu (một ít), nước tương, đường cát, bột năng (mỗi thứ nửa muỗng cà phê) và dầu mè, tiêu bột (mỗi thứ một ít).
Cách chế biến: Nấm mèo đem ngâm, rửa sạch và xắt thành sợi, cho vào nước sôi luộc sơ qua; lá tỏi bỏ phần cứng, rửa sạch xắt thành từng đoạn, rồi dùng dầu và muối xào sơ; thịt bò xắt thành từng sợi lớn, ướp gia vị khoảng 15 phút; bắt chảo lên bếp, cho dầu vào, khi dầu nóng thì lần lượt cho gừng lát, nấm mèo, cà rốt, thịt bò, lá tỏi và gia vị vào, xào sơ qua, sau cùng cho bột năng vào cho sền sệt thì được.
Công dụng: Bổ máu, dinh dưỡng dồi dào.
Gan heo xào trứng gà và bó xôi
Nguyên liệu: Gan heo (từ 50 - 100 gr), bó xôi (từ 30 - 50 gr), trứng gà (1 - 2 trứng), gốc hành (1 cái), gia vị lượng vừa đủ.
Cách chế biến: Cho gan heo vào nước sôi luộc chín, vớt ra xắt thành dạng hạt lựu, sau đó cho trở lại vào chảo để xào lại, cho trứng, bó xôi, gốc hành, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Công dụng: Dưỡng huyết.
Gan heo nấu với đậu nành
Nguyên liệu: Gan heo (50 gr), đậu nành (50 gr), muối vừa đủ.
Cách chế biến: Cho đậu nành vào nước lạnh ngâm cho mềm, rồi vớt ra cho vào nước nấu, nấu đến sôi thì cho gan heo vào, nêm nếm vừa ăn.
Công dụng: Ngoài việc bổ dưỡng, món này còn chứa nhiều chất sắt.
Gan heo nấu nấm mèo đen
Nguyên liệu: Nấm mèo đen (10 gr), gan heo (50 gr), muối, dầu vừa đủ.
Cách chế biến: Bẻ nấm mèo ra, rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ rồi cho vào nước nấu, sau đó cho gan heo vào nấu cho đến chín, thêm hành, nêm nếm vừa ăn.
Công dụng: Món này giúp dưỡng máu.ư
Những món không nên dùng cho trẻ bị thiếu máu
- Thức ăn có tính chất kiềm: Thức ăn kiềm tính (như các loại mì...) tạo môi trường kiềm trong cơ thể, gây bất lợi cho sự hấp thụ chất sắt.
- Thức ăn chiên: Quá trình chiên phần nào phá huỷ dinh dưỡng trong thức ăn, ảnh hưởng đến sự hấp thụ.
- Cản trở tiêu hoá: Không nên dùng các loại như lá hẹ, củ hành tây, bơ sữa...
Cách chữa nấc cho trẻ các mẹ nên biết
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt
Bệnh táo bón ở trẻ em
Bệnh hen suyễn ở trẻ em
Các bệnh hay gặp ở trẻ em trong mùa mưa lạnh
Bệnh viêm phổi ở trẻ em
(st)