Thiếu máu là một tình trạng trong đó có sự thay đổi xuống mức thấp bất thường của tế bào hồng cầu và sắc tố trong cơ thể. Hồng cầu là tế bào mang oxy, vì vậy khi chúng ít đi về số lượng, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tạo ra đủ oxy. Để xác định bệnh thiếu máu ở người lớn không phải là một công việc khó khăn, vì chúng thể hiện dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, theo dõi các triệu chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh không dễ buộc cha mẹ phải để tâm quan sát các biểu hiện cơ thể của trẻ.
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (Hb) trong một đơn vị thể tích máu. Theo tổ chức Y tế thế giới, được coi là thiếu máu khi:
-Hb dưới 100g/l ở trẻ 6 tháng đến 6 tuổi.
-Hb dưới 120g/l ở trẻ từ 7 – 14 tuổi.
- Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân.
-Bệnh của cơ quan tạo máu: Giảm sản, bất sản tủy, suy tủy bẩm sinh hoặc mắc phải, thâm nhiễm tủy: Bạch cầu cấp kinh (bệnh máu trắng), các di căn vào tủy.
-Do mất máu: Chấn thương, chảy máu cam…
-Rối loạn về chức năng đông máu: Giảm tiểu cầu, Hemophili.
-Do tan máu: Các bệnh tan máu do bệnh huyết cầu tố, bệnh của màng hồng cầu, tan máu tự miễn...
-Thiếu máu dinh dưỡng
- Thiếu máu dinh dưỡng.
Là loại thiếu máu hay gặp nhất ở trẻ em, thiếu máu dinh dưỡng có thể do thiếu: sắt, vitamin B12, đồng, axit Folic… trong đó thiếu sắt là phổ biến.
- Các nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt:
-Chế độ ăn cung cấp thiếu máu: Thiếu sữa mẹ, ăn sam không đủ thành phần, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, sinh đôi.
-Do hấp thu sắt kém: ỉa chảy kéo dài, nhiễm kí sinh trùng đường ruột (nhiễm giun đũa, giun móc).
-Do nhu cầu tăng: mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Những dấu hiệu thể hiện thiếu máu, thiếu sắt:
-Da xanh niêm mạc nhợt nhạt từ từ.
-Trẻ mệt mỏi, ít hoạt động, ăn kém, lên cân chậm.
-Xét nghiệm: Huyết sắc tố giảm, sắt huyết thanh giảm.
- Các bà mẹ phải làm gì khi trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng.
-Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: Gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.
-Cho trẻ ăn bổ sung đúng tuổi, đủ thành phần các chất dinh dưỡng (xem phần ăn bổ sung). Trong thực đơn hàng ngày tăng cường các loại thực phẩm giầu sắt.
-Tăng cường các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống, để hỗ trợ hấp thu sắt.
-Khi trẻ đã bị thiếu máu chế độ ăn chỉ có tính chất hỗ trợ bên cạnh chế độ ăn phải cho trẻ uống các chế phẩm có chứa sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là một số thực đơn có thể áp dụng cho trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng:
Chế độ ăn cho trẻ 6 - 9 tháng tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng
Giờ |
Thứ 2, 4 |
Thứ 3, 5 |
Thứ 6, CN |
Thứ 7 |
6h |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
8h |
Bột trứng |
Bột bầu dục |
Bột gan |
Bột thịt bò |
10h |
Chuối tiêu 1/3 quả - ½ quả |
Đu đủ: 100g |
Hồng xiêm: 1 quả |
Xoài: 100g |
11h |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
14h |
Bột tim |
Bột thịt bò |
Bột cá quả |
Bột tôm |
16h |
Nước cam |
Chuối tiêu |
Đu đủ |
Nước cam |
17h đến sáng hôm sau |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Thực đơn cho trẻ từ 10 -12 tháng tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng.
Giờ |
Thứ 2, 4 |
Thứ 3, 5 |
Thứ 6, CN |
Thứ 7 |
6h |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
8h |
Bột bầu dục |
Bột thịt gà |
Bột thịt bò |
Bột trứng |
10h |
Chuối tiêu 1/2 quả - 1 quả |
Đu đủ: 200g |
Hồng xiêm: 1 quả |
Xoài: 200g |
11h |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
14h |
Bột trứng |
Bột cua |
Bột tôm |
Bột gan |
16h |
Nước cam |
Nước cam |
Nước cam |
Nước cam |
18h |
Bột cá |
Bột tim (gà, lợn) |
Bột bầu dục |
Bột thịt nạc |
19h đến sáng hôm sau |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Thực đơn cho trẻ từ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng.
Thay các bữa bột bằng các bữa cháo nấu với các loại thực phẩm giàu sắt.
Đối với trẻ lớn: Cho ăn cơm với các loại thức ăn chứa nhiều chất sắt. Thực đơn (xem phần ăn bổ sung). Cho trẻ ăn thêm sữa chua 1 – 2 cốc/ngày, ăn các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.
Giờ |
Thứ 2, 4 |
Thứ 3, 5 |
Thứ 6, CN |
Thứ 7 |
6h |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
8h |
Cháo bầu dục |
Cháo thịt gà |
Cháo thịt bò |
Cháo trứng |
10h |
Sữa chua: 200ml |
Đu đủ: 200g |
Sữa chua: 200ml |
Xoài: 200g |
11h |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
14h |
Súp thịt bò khoai tây |
Súp đậu xanh bí đỏ |
Cháo tim (lợn, gà) |
Cháo cá |
16h |
Nước cam |
Sữa chua: 200ml |
Nước cam |
Sữa chua: 200ml |
18h |
Cháo cá |
Cháo lươn |
Cháo gan (gà, lợn) |
Cháo gà |
21h |
Cháo trứng |
Cháo tôm |
Cháo bầu dục |
Cháo thịt bò |
22h đến sáng hôm sau |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
- Muốn phòng thiếu máu dinh dưỡng các bà mẹ cần phải làm gì?
- Bà mẹ phải ăn uống tốt, đầy đủ khi có thai và cho con bú.
- Uống viên sắt khi biết mình có thai cho đến 1 tháng sau đẻ
- Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, cho ăn bổ sung theo đúng tháng tuổi, chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (cũng là những thực phẩm giàu sắt)
- Vệ sinh ăn uống để tránh các bệnh giun sán và tiêu chảy
- Cho trẻ tẩy giun theo định kì 6 tháng/lần khi trẻ được 2 tuổi trở lên theo chỉ định của bác sĩ.
Một số món ăn dưới đây theo lương y Bàng Cẩm (TP.HCM) sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ.
Cháo long nhãn - hạt sen
Nguyên liệu: Long nhãn (50 gr), hạt sen (50 gr), gạo (100 gr).
Cách chế biến: Ba thứ trên cho chung vào nồi để nấu cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Công dụng: Kiện tỳ bổ khí, dưỡng huyết.
Thịt bò xào với lá tỏi và mộc nhĩ
Nguyên liệu: Mộc nhĩ (nấm mèo) 25 gr, lá tỏi (200 gr), thịt bò (300 gr), gừng (2 lát), cà rốt xắt thành sợi (một ít), rượu (một ít), nước tương, đường cát, bột năng (mỗi thứ nửa muỗng cà phê) và dầu mè, tiêu bột (mỗi thứ một ít).
Cách chế biến: Nấm mèo đem ngâm, rửa sạch và xắt thành sợi, cho vào nước sôi luộc sơ qua; lá tỏi bỏ phần cứng, rửa sạch xắt thành từng đoạn, rồi dùng dầu và muối xào sơ; thịt bò xắt thành từng sợi lớn, ướp gia vị khoảng 15 phút; bắt chảo lên bếp, cho dầu vào, khi dầu nóng thì lần lượt cho gừng lát, nấm mèo, cà rốt, thịt bò, lá tỏi và gia vị vào, xào sơ qua, sau cùng cho bột năng vào cho sền sệt thì được.
Công dụng: Bổ máu, dinh dưỡng dồi dào.
Gan heo xào trứng gà và bó xôi
Nguyên liệu: Gan heo (từ 50 - 100 gr), bó xôi (từ 30 - 50 gr), trứng gà (1 - 2 trứng), gốc hành (1 cái), gia vị lượng vừa đủ.
Cách chế biến: Cho gan heo vào nước sôi luộc chín, vớt ra xắt thành dạng hạt lựu, sau đó cho trở lại vào chảo để xào lại, cho trứng, bó xôi, gốc hành, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Công dụng: Dưỡng huyết.
Gan heo nấu với đậu nành
Nguyên liệu: Gan heo (50 gr), đậu nành (50 gr), muối vừa đủ.
Cách chế biến: Cho đậu nành vào nước lạnh ngâm cho mềm, rồi vớt ra cho vào nước nấu, nấu đến sôi thì cho gan heo vào, nêm nếm vừa ăn.
Công dụng: Ngoài việc bổ dưỡng, món này còn chứa nhiều chất sắt.
Gan heo nấu nấm mèo đen
Nguyên liệu: Nấm mèo đen (10 gr), gan heo (50 gr), muối, dầu vừa đủ.
Cách chế biến: Bẻ nấm mèo ra, rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ rồi cho vào nước nấu, sau đó cho gan heo vào nấu cho đến chín, thêm hành, nêm nếm vừa ăn.
Công dụng: Món này giúp dưỡng máu.
Món ăn cho trẻ thiếu máu
Bác sĩ Thúy Hòa (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết, qua điều tra, có tới 50% trẻ em dưới 2 tuổi bị thiếu máu, thiếu sắt.
Trẻ bị thiếu máu thường có các dấu hiệu như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mỏi mệt... Thiếu máu làm cho trẻ chậm lớn, sức đề kháng kém, dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp. Trẻ lớn bị ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, hay mệt mỏi, chậm tiếp thu, sức học giảm sút.
Món cháo gan gà thơm ngon. (Ảnh minh họa).
- Cháo gan gà: Gan gà 2 bộ, gạo 50g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Gan gà băm nhỏ, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật cho chín. Gạo xay thành bột cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, quấy đều đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho gan gà vào đảo đều, cháo sôi lại cho bột ngọt vào là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 10 ngày, nghỉ 5 ngày lại cho ăn tiếp 10 ngày.
- Cháo tiết gà: Tiết của 1 con gà, gạo 50g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Tiết gà cắt thành miếng nhỏ, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật cho chín. Gạo xay thành bột, đổ nước vừa đủ, khuấy đều trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho tiết gà, bột ngọt vào là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Ăn liền 10 ngày, nghỉ 5 ngày lại ăn tiếp 10 ngày.
- Gan heo nấu mộc nhĩ: Mộc nhĩ đen 10g, gan heo 50g, muối, dầu vừa đủ. Mộc nhĩ rửa sạch, xắt miếng nhỏ rồi cho vào nước nấu. Sau đó, cho gan heo vào nấu cho đến chín, thêm hành, nêm nếm vừa ăn.
Món cháo lươn giàu dinh dưỡng cho bé. (Ảnh minh họa).
- Cháo lươn: Lươn 200g, gạo 50g, gừng 5g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Lươn làm sạch bỏ nội tạng, bỏ đầu từ mắt trở lên, bỏ đuôi từ hậu môn xuống. Cho lươn vào bát to, hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc. Gừng giã nhỏ lọc lấy 1 thìa canh nước cùng bột gia vị cho vào thịt lươn trộn đều, dùng dầu thực vật xào cho khô. Xương lợn giã nhỏ lọc lấy nước ngọt. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc xương lươn đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho thịt lươn, bột ngọt vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn khoảng 15 – 20 ngày.
- Chim bồ câu hấp: Chim bồ câu 1 con, phòng đảng sâm 15g, đương quy 20g, bột gia vị vừa đủ. (Nếu không có phòng đảng sâm, đương quy có thể thay bằng hạt sen, long nhãn). Chim bồ câu chọn con mới biết bay, làm sạch, bỏ nội tạng, cho phòng đảng sâm, đương quy, bột gia vị vào bụng chim khâu kín, đem hầm cách thủy, chim chín cho trẻ ăn làm 2 lần trong ngày. Cách 2 ngày ăn 1 ngày. Cho trẻ ăn khoảng từ 5 – 10 con.
- Chim cút hầm: Chim cút 2 con, hoàng kỳ 50g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g. Chim cút làm sạch lông, bỏ ruột, cho vào nồi cùng hoàng kỳ, đảng sâm, hoài sơn đổ vừa nước, hầm nhừ, gia vị vừa ăn.
Lá hẹ là gia vị cần tránh cho trẻ thiếu máu. (Ảnh minh họa).
Những món không nên dùng cho trẻ bị thiếu máu
- Thức ăn có tính chất kiềm: Thức ăn kiềm tính (như các loại mì...) tạo môi trường kiềm trong cơ thể, gây bất lợi cho sự hấp thụ chất sắt.
- Thức ăn chiên: Quá trình chiên phần nào phá huỷ dinh dưỡng trong thức ăn, ảnh hưởng đến sự hấp thụ.
- Cản trở tiêu hoá: Không nên dùng các loại như lá hẹ, củ hành tây, bơ sữa...
Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng
Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng huyết cầu tố (Hb) trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu.
Theo số liệu điều tra trong nước và trên thế giới thì thiếu máu dinh dưỡng rất phổ biến, trung bình có khoảng 30% dân số thế giới (khoảng 700-800 triệu người) bị thiếu máu. Những đối tượng hay bị thiếu máu nhất là trẻ em và phụ nữ có thai. Ở VIỆT NAM CÓ ÐẾN 60% SỐ TRẺ EM Ở ÐỘ TUỔI 6-24 THÁNG VÀ 30-50% SỐ CHỊ EM CÓ THAI bị thiếu máu.
TÁC HẠI CỦA THIẾU MÁU DINH D¦ỠNG
1- Làm giảm khả năng lao động: khi thiếu máu, khả năng vận chuyển khí oxy CỦA HỒNG CẦU BỊ GIẢM, LÀM THIẾU O XY Ở CÁC TỔ chức, đặc biệt là tim, cơ bắp, não, gây nên các hiện tượng tim đập mạnh, hoa mắt chóng mặt, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể nhanh chóng mỏi mệt, giảm khả năng lao động chân tay và trí óc.
2- Khả năng học tập, phát triển trí tuệ của học sinh bị kém. Thiếu máu làm giảm lượng oxy của tổ chức não và tim, làm trẻ nhanh bị mỏi mệt., hay ngủ gật, khó tập trung tư tưởng dẫn đến kém tiếp thu bài giảng. Những dấu hiệu này thường được khắc phục sau khi bổ xung viên sắt.
3 - Làm tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của của mẹ và con khi sinh nở, dễ bị chảy máu và bị mắc các bệnh nhiễm trùng ở THỜI KỲ HẬU SẢN.
NGUY£N NHÂN CủA THIếU MáU DINH DƯỡNG
Thiếu máu có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: do nhiễm ký sinh trùng (giun sán sốt rét), do mất máu, do bệnh lý về huyết sắc tố (Hb), hay do thiếu dinh dưỡng. Về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng thì thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt, thiếu axit folic thiếu vitamin B12 là phổ biến hơn cả.
Nguyên nhân thường gặp nhất là do lượng sắt cung cấp từ ăn uống không đủ nhu cầu hàng ngày.
Lượng sắt thực tế hiện nay của bữa ăn người Việt Nam chỉ đạt khoảng 30 ÐẾN 50% NHU CẦU NHẤT LÀ Ở CÁC vùng nông thôn, do vậy tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở CÁC VÙNG NÀY THƯỜNG RẤT CAO.
Nhóm trẻ em và phụ nữ có nhu cầu rất lớn về sắt nên dù ăn uống tốt cũng không thể cung cấp đủ; mặt khác ở nhiều vùng nông thôn do bữa ăn còn nghèo nàn, lượng thức ăn động vật còn ít, trẻ em ăn sam chưa đúng cách, ... DO ÐÓ RẤT CÓ NGUY CƠ BỊ THIẾU MÁU.
NHữNG NGUồN SắT TRONG THứC ¡N
CÓ THỂ CHIA NGUỒN SẮT trong thức ăn ra làm 2 loại chính:
- Những thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá trứng ... có nhiều sắt và sắt có chất lượng cao, dễ được cơ thể hấp thu và sử dụng. Vì vậy một chế độ ăn có ít thức ăn động vật thường hay bị thiếu máu.
- Những thức ăn nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, gạo, ngô, một số loại rau CÓ NHIỀU CHẤT XƠ (BỮA ĂN PHỔ BIẾN Ở nông thôn hiện nay) ,... thường có lượng sắt thấp và sắt chất lượng kém, làm cơ thể khó hấp thu và sử dụng.
- CÓ MỘT SỐ RAU QUẢ NHIỀU vitamin C, lại có tác dụng hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn
NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THIẾU MÁU DINH D¦ỠNG
Với trẻ em: thường có các dấu hiệu da xanh xao, niêm mạc môi, lưỡi, mắt nhợt nhạt. Trẻ thường kém hoạt bát, nếu đã đi học thường học kém, hay buồn ngủ. Dễ bị các bệnh nhiễm trùng.
Ở PHỤ NỮ CÓ THAI: THƯỜNG gặp là da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, khi thiếu nặng thường có dấu hiệu chóng mặt, tim đập mạnh.
Xét nghiệm máu sẽ cho chẩn đoán chính xác, xét nghiệm đơn giản nhất là định lượng Huyết cầu tố (Hb), lượng Hb giảm thấp hơn mức quy định là bị THIẾU MÁU.
PHòNG CHốNG THIếU MáU DINH DƯỡNG
Phòng chống thiếu máu bao gồm một số biện pháp sau:
1- Biện pháp cải thiện chế độ ăn, đa dạng hoá bữa ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhất là nguồn thức ăn động vật có nhiều sắt như thịt, GAN, TRỨNG, TIẾT, THỨC ĂN GIÀU VITAMIN C NHƯ RAU QUẢ.
2- BỔ SUNG VIÊN SẮT CHO các đối tượng có nguy cơ cao
- Phụ nữ lứa tuổi từ 13 trở lên, cần được uống viên sắt dự phòng, mỗi tuần uống một viên để tạo nguồn sắt dự trữ đầy đủ cho cơ thể. Khi có thai cần kết hợp ăn uống tốt với uống viên sắt đều đặn, mỗi ngày một viên (60mg sắt) trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh 1 tháng.
- BỔ SUNG SẮT CHO TRẺ EM LÀ rất cần thiết, nhưng cần có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.
3- Tăng cường sắt vào thực phẩm: Hiện nay nước ta đang nghiên cứu tăng cường sắt vào thức ăn như bánh bích qui, nước mắm, nhằm đưa một lượng sắt đủ cho nhu cầu qua những thức ăn này .
4- Phối hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường, phòng chống nhiễm giun.
Cách chữa nấc cho trẻ các mẹ nên biết
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt
Bệnh táo bón ở trẻ em
Bệnh hen suyễn ở trẻ em
Các bệnh hay gặp ở trẻ em trong mùa mưa lạnh
Bệnh viêm phổi ở trẻ em
(st)